Xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, là cơ sở cho hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng như cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để Việt Nam tiếp tục hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Nói đến tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu, có thể coi vai trũ của tài trợ ngân hàng và dịch vụ thanh toỏn là chất “bôi trơn” cho hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy việc đề xuất “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ XNK" đang là nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong khuôn khổ của chuyên đề, tuy chưa có thời gian công tác thực tế nhưng với đã nhiều nỗ lực nghiên cứu và đặc biệt trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch NHNT em đã có được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tận tình của các cô chú lãnh đạo và cán bộ hướng dẫn để hoàn thành đề tài này. Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận khoa học, tư duy lý thuyết và thực tiễn, chuyên đề đó:
1. Nêu nên lý luận cơ bản làm nổi bật tớnh tất yếu của xu thế hội nhập và giao lưu với bên ngoài, xác định rừ vai trũ tài trợ của ngân hàng hoạt động XNK trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế của một quốc gia và những hỡnh thức tài trợ XNK cú liờn hệ tới thực trạng của hoạt động XNK của Việt Nam trong 10 năm đổi mới.
2. Dùng số liệu và thực tiễn của hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Hội Sở chính NHNT từ 2000-2002 phõn tớch những thực trạng tài trợ trong thời gian này đồng thời chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong hoạt động tài trợ XNK cũng như trong công tác tổ chức quản lý, công tác đào tạo cỏn bộ và ứng dụng cụng nghệ ngõn hàng tại Sở. Luận văn cũn phõn tớch làm rừ nguyờn nhõn, cả về chủ quan lẫn khỏch quan của những tồn tại và yếu kộm đó.
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Hội Sở chính - Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại cho hoạt động ngân hàng trong những năm đầu của kỷ nguyên mới.
+ Thay đổi tư duy kinh doanh trong cơ chế thị trường
Ngân hàng đã lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của mình. Phương châm chính được ban lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng quán triệt trong những năm qua là "Luôn vì sự thành công của khách hàng".
Các lợi thế trên của NHNT là nền tảng quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, NHNT vẫn còn một số tồn tại và bất cấp cần được khắc phục để tiếp tục đi lên phù hợp với tình hình quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. NHNT Việt Nam đang thực hiện chương trình đổi mới toàn diện trong đó có các nội dung sau:
.Cơ cấu lại mô hình tổ chức, phân định phòng ban theo đối tượng khách hàng kết hợp theo sản phẩm.
Mô hình tổ chức hiện đang được áp dụng tại NHNT vốn được coi là mô hình truyền thống của các NHTM Việt Nam với việc tổ chức các phòng ban dựa trên cơ sở nghiệp vụ. Trong điều kiện NHTM hoạt động với quy mô nhỏ tính chất đơn giản thì mô hình trên tỏ ra là phù hợp với mức độ tập trung quản lý cao. Song khi NH phát triển với quy mô ngày càng lớn và khối lượng và tính chất công việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mô hình này bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý:
- Có sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng: cùng một khách hàng là đối tượng phục vụ của nhiều phòng khác nhau hoặc khách hàng đặt ra các yêu cầu đòi hỏi phải được Ngân hàng xử lý một cách tổng thể mà công việc của một phòng không thể giaỉ quyết được (nói cách khác ngân hàng mới chỉ cung ứng sản phẩm chứ chưa đưa ra các giải pháp cho khách hàng).
- Mối quan hệ công tác giữa các phòng còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết giữa các phòng trong giải quyết công việc.
- Các phòng hiện nay được phân quyền và độc lập ra quyết định liên quan tới hoạt động của mình, không có bộ phận quản lý, liên kết giữa các hoạt động và các quyết định, chưa có sự kết nối, điều phối giữa các bộ phận (thể hiện rõ ở các phòng trung ương và Hội sở chính).
Chính vì vậy, việc cơ cấu lại mô hình tổ chức trước hết nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng bằng cách thay đổi lại tiêu thức phân định phòng ban từ theo loại hình nghiệp vụ thuần tuý sang theo đối tượng khách hàng kết hợp với sản phẩm nhằm phục vụ tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Theo đó hoạt động ngân hàng sẽ được phân theo các loại đối tượng phục vụ: là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp hay các định chế tài chính. Tiếp đó việc tổ chức các hoạt động ngân hàng sẽ dược phân định theo đặc thù từng loại khách hàng kết hợp với các sản phẩm cung ứng như: các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng là doanh nghiệp sẽ tuỳ theo doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa hay nhỏ; sản phẩm có các dịch vụ thanh toán, hối đoái, tín dụng...
Hoạt động tín dụng thời gian tới sẽ được chọn làm thí điểm để triển khai mô hình tổ chức phân loaị theo khách hàng - sản phẩm. Nếu theo tiêu thức phân loại như trên thì mô hình phòng tín dụng hiện nay trước hết sẽ được tổ chức lại thành các bộ phận tín dụng phục vụ cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp hay các định chế tài chính. Trong từng loại đối tượng phục vụ, tuỳ theo tính chất khách hàng - sản phẩm mà tổ chức, phân loại các bộ phận nghiệp vụ .Nếu hình dung hoạt động tín dụng của NH theo mô hình Khối (sẽ trình bày ở phần sau) thì hoạt động tín dụng hiện tại sẽ được tổ chức lại và nằm trong 3 khối hoạt động ngân hàng là Khối NH bán lẻ, Khối NH phục vụ doanh nghiệp và Khối các định chế tài chính.
Việc tổ chức lại hoạt động của các phòng theo hướng rõ ràng và khoa học hơn cũng sẽ được thực hiện ở tất cả các phòng/bộ phận khác của ngân hàng. Công việc này được thực hiện bằng việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các phòng hiện có, rà soát tính chất, mức độ cũng như ảnh hưởng của các hoạt động tới kết quả chung của Ngân hàng để có một Chương trình hành động theo 2 bước: sắp xếp lại và cơ cấu tổ chức một cách toàn diện.
Việc cơ cấu lại tổ chức theo khách hàng- sản phẩm sẽ đạt được các lợi ích sau đây:
a/ Đối với khách hàng: do tập trung được vào một đầu mối với mức độ chuyên môn hoá cao nên khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn, nhanh và hiệu quả hơn.
b/ Đối với Ngân hàng:
- Tiêu thức phân loại khoa học và rõ ràng hơn, tránh được sự chồng chéo trong hoạt động giữa các bộ phận;
- Ngân hàng có điều kiện chủ động nắm bắt yêu cầu của khách hàng và có có các chính sách Marketing thích hợp cho từng đối tượng khách hàng; có khả năng phân tích tài chính (lãi/lỗ trong quan hệ với khách hàng); là một bước tiếp cận phương thức quản lý tiên tiến: quản lý theo ngân sách;
- Tăng cường quản trị điều hành và nâng cao hiệu quả quản lý;
- Cán bộ ngân hàng có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời nắm bắt và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu của khách hàng;
2.2.2 Hoạt động kinh doanh tại Vietcombank:
* Về huy động vốn
Nguồn vốn của VCB 3 từ 2000- 2002 được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 1: Nguồn vốn của Vietcombank 3năm gần đây; Đơn vị Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số dư
Tỷ trọng %
%
TT
Số dư
Tỷ
trọng %
%
TT
Số dư
Tỷ
trọng
%
%
TT
Tổngnguồnvốn
65.633
100
44.9
77.594
100
18,2
82.094
100
5,8
Vốn ĐL & các quỹ
1.873
2,8
17,5
1.906
2,4
1,7
1.966
2,4
3,1
Vốn huy động
Từ TT I
Từ TT II
60.223
48.709
10.274
91,7
74,2
15,7
50,5
46,6
51,3
71.100
58.566
12.533
91,6
75,5
16,1
18,1
20,2
22,0
75.226
61.570
13.656
91,6
75
16,6
5,8
5,2
9,0
Vốn khác
3.537
5,4
-3,7
4.588
5,9
29,7
4902
6.0
6,8
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2000, 2001 của VCB).
Ngân hàng coi huy động vốn là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để mở rộng hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế. Nhìn bảng ta thấy: 2 năm 2000 và 2001 tổng nguồn vốn của VCB tăng khá cao: năm 2000: 44,9% và năm 2001:18,2% riêng năm 2002 tốc độ tăng giảm rất nhiều nhưng phù hợp với tình hình chung của toàn ngành.
Năm 2002 Ban lãnh đạo dự tính tình hình thị trường và khó khăn trong công tác huy động vốn nên đưa ra chỉ tiêu kế hoạch về vốn ở mức khiêm tốn với mức tăng trưởng là 10%, cụ thể từ thị trường I là 11%, thực tế đạt được vào ngày 31/12/2002:
Tổng nguồn vốn: 82.094 tỷ VNĐ chỉ tăng 5,8% so với năm 2001 thấp xa so với năm ngoái, trong đó từ thị trường I (từ nền kinh tế) là 61.570 tỷ VNĐ tăng 5,2% so với năm 2001 và nguồn vốn ngoại tệ là 2,8 tỷ $ giảm 5,7%.
Giảm vốn ngoại tệ do các nguyên nhân sau:
+ Lãi suất huy động ngoại tệ ở mức thấp (kéo dài từ năm 2001) và tiếp tục giảm trong năm 2002, tỷ giá VNĐ/USD ổn định, luật đầu tư trong nước thông thoáng cùng với các hình thức đầu tư hấp dẫn khác như: vàng, bất động sản dẫn đến sự dịch chuyển từ vốn ngoại tệ sang nội tệ.
+ Tỷ lệ kết hối giảm từ 40% xuống còn 30% trong khi tỷ giá ổn định làm giảm tâm lý giữ ngoại tệ.
+ Nhập siêu đạt 2,8 tỷ USD ( tăng 2 lần so với năm ngoái) làm giảm tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
+ Khoản rút 235 triệu USD của Nga vào 31/12/2002 do dừng liên doanh nhà máy lọc dầu Dung Quất tác động tới tổng nguồn vốn của VCB.
Về cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển dịch đáng khích lệ khi tỷ trọng vốn trung và dài hạn ( trên 12 tháng) trong tổng vốn huy động từ nền kinh tế đạt 28,5% (10093 tỷ VNĐ) do phát hành nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu.
Ngoài ra cơ cấu vốn VNĐ trong tổng nguồn vốn đã tăng từ 26.9% năm 2001 lên 34% năm 2002.
* Về hoạt động tín dụng:
Hiện nay, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng.
Đến 31/12/2002 tổng dư nợ tín dụng chung cho toàn hệ thống là 24.387 tỷ VNĐ, tăng 32%, doanh số cho vay: 71116 tỷ VNĐ (tăng >60%), doanh số thu nợ: 60338 (tăng 39%).
Cơ cấu đầu tư:
+ Cho vay ngắn hạn: 16054 tỷ VNĐ, tăng 58% và chiếm 60%dư nợ cho vay.
+ Cho vay trung và dài han: 10556 tỷ VNĐ, tăng 132% và và chiếm 40% tổng dư nợ cho vay.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo khách hàng do thực hiện 3 công tác tín dụng do ban lãnh đạo khởi xướng: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay doanh nghhiệp có vốn đầu tư nước ngoài; công tác định mức tín dụng cho tư nhân.
* Công tác thanh toán xuất nhập khẩu:
Năm 2002 là năm có nhiều khó khăn trong thanh toán xuất khẩu do các ngân hàng trong nước trưởng thành còn các ngân hàng nước ngoài hoạt động mạnh. Song việc thực hiện các chương trình do ban lãnh đạo đề ra với thái độ nhiệt tình, cởi mở và văn minh, lịch sự nên kim ngạch thanh toán đã tăng lên đáng kể, lần đầu tiên vượt qua con số 10 tỷ $ đạt 10,2 tỷ tăng 10,2% chiếm 28,4% tổng kim ngạch thanh toán XNK hàng hoá của Việt Nam, trong đó:
+ Thanh toán nhập khẩu: 5,5 tỷ $, tăng 14,3% chiếm 26,6 tổng doanh số thanh toán nhập khẩu của cả nước.
+ Thanh toán xuất khẩu:4,7 tỷ $, tăng 5,7% chiếm 28,3% tổng doanh số thanh toán xuất khẩu của cả nước. Trong đó thanh toán bằng L/C và nhờ thu tăng 23% so với năm 2001và chuyển tiền tăng 17% so với năm 2001.
* Kết quả kinh doanh:
Chỉ tiêu ROE ( TNSST/ VCSH) đạt 7,34% giảm 29,45%
Chỉ tiêu ROA ( TNST/ Tài sản) đạt 0,28% giảm 5,29%
Lợi nhuận sau thuế tăng 5,16%.
Tổng tài sản bình quân tăng 11,03%
II. Thực trạng tín dụng tài trợ XNK tại SGD- NHNT Việt Nam:
2.1 Quan niệm về hiệu quả của tín dụng tài trợ XNK của NHNT Việt Nam:
Đường lối Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng từ lần thứ 4 đã có chủ trương xây dựng một nền kinh tế"hướng mạnh về xuất khẩu". Bằng một loạt các chính sách khuyến khích xuất khẩu đã đem lại sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước, thực hiện thành công chiến lược CNH hướng về xuất khẩu.
Hoạt động tín dụng tài trợ XNK giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế. XNK phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật tiên tiến, những thành tựu khoa học kỹ thuật phát minh sáng chế... phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất với năng suất cao. Thông qua xuất khẩu giúp tiêu thụ hàng hoá trong nước sản xuất để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Xét đến lợi ích quốc gia thì XNK giúp ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; góp phần làm tăng thu ngoại tệ và tăng tích luỹ. .
Với phương châm đổi mới là: An toàn - Hiệu quả - Phát triển, SGD- NHNT là một hạt nhân quan trọng nhất của VCB, Sở đã không ngừng hoàn thiện các mặt công tác và một trong những hoạt động có thế mạnh nhất hiện nay của Sở và đem lại lợi nhuận cao là tín dụng tài trợ XNK. Tuy nhiên đây cũng là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Chính vì vậy, để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động này, Sở đã luôn chú trọng xem xét và đề ra các quy chế cụ thể sát thực trong công tác tín dụng, thực hiện quy trình cho vay hợp lý và linh hoạt đối với từng khách hàng.
Để phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Sở chúng ta cùng xem xét những vấn đề liên quan dưới đây trong hoạt động này:
2.2 Các văn bản hiện hành quy định về cho vay tài trợ XNK:
Những quy định chung:
Vai trò quan trọng của quản lý ngoại hối trong việc ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế được thể hiện thông qua các quy định, chính sách quản lý ngoại hối và thể lệ tín dụng của Nhà nước rất chặt chẽ nhằm tập trung thống nhất nguồn thu ngoại tệ vào một mối tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng tối đa nguồn ngoại tệ trong nước vào phát triển kinh tế. Tất cả các đơn vị có nguồn thu ngoại tệ phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ của mình vào ngân hàng hưởng lãi bằng ngoại tệ khi có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc hàng hoá theo giấy phép của Bộ thương mại, trả nợ vay ngân hàng, trả dịch vụ cho nước ngoài hay góp vốn liên doanh thì ngân hàng có trách nhiệm bán ngoại tệ cho đơn vị và các tổ chức kinh tế có ngoại tệ muốn bán thì phải bán tại ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Việc thắt chặt quản lý ngoại hối có ảnh hưởng trực tiếp đến thể lệ cho vay ngoại tệ của ngân hàng thương mại.
Các quy định về cho vay
- Luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/10/1995.
- Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997.
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ -NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
- Hướng dẫn của NHNT Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1627/QĐ -NHNN ngày 31/12/2001.
* Về đối tượng áp dụng:
SGD áp dụng cho vay đối với các khách hàng theo văn bản hướng dẫn của NHNT - Quyết định sô 132. SGD phân nhóm khách hàng theo tiêu thức: doanh nghiệp quốc doanh (DNNN) thực hiện cho vay tín chấp; doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay và phải có thế chấp (trừ cá nhân là cán bộ Nhà nước).
* Về đối tượng cho vay:
+ Cho vay bằng ngoại tệ:
- Cho vay để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hoặc thanh toán với nước ngoài; thanh toán tiền nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.
- Cho vay bắt buộc để thanh toán bảo lãnh, thanh toán trả nợ nước ngoài do NHNT bảo lãnh.
- Cho vay góp vốn bổ sung liên doanh; chi trả chi phí vận tải, bảo hiểm.
- Cho vay các đối tượng khác phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối và được Thống đốc NHNN duyệt.
* Quy trình nghiệp vụ
+ Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu khái quát những vấn đề khách hàng trình bày để biết: Doanh số mua, năng lực sản xuất, khả năng xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm … Điều này giúp cán bộ tín dụng khái quát được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng: Cán bộ tín dụng cần đánh giá bộ máy điều hành, quản lý và năng lực của người điều hành và uy tín của họ trong việc hoàn trả nợ vay. Tìm hiểu khái quát năng lực tài chính của khách hàng: vốn pháp định, vốn tự có, nguồn tài trợ chủ yếu, điểm hoà vốn, khả năng sinh lời…từ đó phân tích rủi ro cho vay. Trong quá trình đánh giá tình hình tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng sẽ tính toán các tỷ số tài chính:
(1) Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng, nó chỉ ra quy mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thanh toán trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ .
(2) Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng băng tài sản lưu động không gồm hàng tồn kho mà chỉ tính những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt.
(3) Tỷ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản.
Chỉ số này càng thấp càng tốt vì món nợ được đảm bảo hơn trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
* Các chỉ số này được so sánh với mức trung bình của cả ngành để có quyết định chính xác.
Đối với khách hàng vay lần đầu, khi xin vay phải gửi đến ngân hàng các hỗ sơ cần thiết:
- Hồ sơ pháp nhân: + Quyết định thành lập
+ Giấy phép đăng kí kinh doanh
+ Điều lệ công ty (nếu có)
+ Giấy phép kinh doanh XNK hoặc uỷ thác đầu tư
- Báo cáo tài chính 2 năm gần đây nhất;
- Hồ sơ vay vốn: tuỳ theo từng loại vay ngắn hạn hay dài hạn, vay VNĐ hay ngoại tệ, tuỳ từng đối tượng và mục đích vay... mà hỗ sơ vay vốn từng phương án sản xuất kinh doanh, dự án sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản gồm:
. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay ngân hàng theo nmẫu của NHNT.
. Giấy tờ liên quan đến mục đích, đối tượng sử dụng vốn vay, tính khả thi và hiệu quả của dự án vay vốn, một số chứng từ cần thiết: HĐ kinh tế về mua, bán hàng hóa dịch vụ, bao tiêu sản phẩm, HĐ XNK, uỷ thác...
+ Sau khi nhận được đơn xin vay của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập một tờ trình gửi ban giám đốc kèm theo đơn xin vay, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định hỗ sơ và khảo sát thực tế.
+ Tiếp theo là lập tờ trình thẩm định gửi đên phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay để kiểm tra, bộ phận này tiếp tục gửi đến người được uỷ quyền quyết định cho vay
Nếu chấp nhận cho vay cán bộ tín dụng chuẩn bị nội dung HĐ và hoàn thiện thủ tục cho vay, gửi đến người được uỷ quyền quyết định cho vay ký kết.
+ Khi thực hiện cho vay, cán bộ tín dụng luôn phải bám sát quy trình nghiệp vụ trong khi cho vay và sau khi cho vay để theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, hạn chế và tránh những rủi ro có thể có... đây được coi là khâu hết sức quan trọng và cần thiết để khoản tín dụng mang lại hiệu quả cao.
* Phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHNT làm thủ tụ vay vốn cần thiết, áp dụng cho khách hàng không vay vốn thường xuyên và chưa đủ độ tin cậy để cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHNT và khách hàng thoả thuận một mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và được áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên có tín nhiệm đối với Ngân hàng. đây là phương thức cho vay đang và sẽ được áp dụng rộng rãi phổ biến ở SGD.
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay hợp vốn
- Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
- Phương thức cho vay khác
Đối với hoạt động XNK SGD áp dụng hai phương thức chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.
Với truyền thống và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tài trợ XNK và thanh toán quốc tế, sở giao dịch đã phát huy tốt lợi thế của mình thực hiện tốt công tác tín dụng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động tín dụng của sở. Để đánh giá những kết quả và một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại hội sở, dưới đây là những phân tích, nhận xét của em về hoạt động này sau quá trình thực tập tại Sở.
* Hiện nay Sở đang áp dụng hình thức tài trợ hoạt động XNK chủ yếu là cho vay thông thường đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn ngắn hạn và một phần vốn TDH cho hoạt động XNK.
SGD được coi là đơn vị trực tiếp kinh doanh của NHNT nên đã chủ động sử dụng vốn để đẩy mạnh việc mở rộng tín dụng phục vụ trực tiếp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh XNK thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh các khách hàng truyền thống là các DNNN lớn thì hiện nay Sở còn mở rộng cho vay sang các ngoài quốc doanh như: công ty TNHH, DN tư nhân, Công ty cổ phần, liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên khách hàng truyền thống vẫn là những khách hàng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Sở và tập trung vào các ngành, các mặt hàng mũi nhọn trong nền kinh tế, cụ thể:
- Về XK: Sở đã tập trung cho vay đối với các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, các mặt hàng được Nhà nước khuyến khích và có chủ trương, chiến lược lâu dài trong định hướn chiến lược XK: thu mua XK gạo, cà phê, lạc, hạt điều, chè, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, dày dép...
- Về nhập khẩu: Sở cho vay chủ yếu bằng ngoại tệ đối với các lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế: nhập khẩu xăng dầu, phân bón, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hàng thay thế nhập khẩu và một số mặt hàng tiêu dùng.
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Hội sở chính NHNT
2.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu năm 2002 tại SGD- NHNT
*Về huy động vốn:
Tổng nguồn vốn quy VNĐ đến 31/12/2002 đạt 63.736 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2001. Thành công trong việc mở rộng hoạt động tín dụng có được do nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng tuy tốc độ tăng của năm 2002 có thấp hơn so với năm 2001. Trong năm qua, SGD- NHNT vẫn tiếp tục là một trong những ngân hàng đi đầu đối với công tác đa dạng hoá các hình thức huy động vốn kèm theo việc áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt cạnh tranh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng trọn gói với chất lượng ngày càng được cải thiện khiến nguồn vốn tiếp tục được mở rộng:
Biểu2: Tổng nguồn vốn huy động tại sở từ 1998 - 2002
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
Tổng NV theo tỷ giá thông kế năm báo cáo
Tổng nguồn vốn
Tăng trưởng (%)
1998
24.466
26,1
1999
33.894
38,5
2000
52.083
53,7
2001
60.128
15,4
2002
65.540
9,0
Biểu 3: Cơ cấu vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ từ 1998 -2002
Đơn vị: tỷ VNĐ và triệu USD
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
VNĐ
%/ tổng nguồn
6.485
26,5
7.501
22,1
10.105
19,4
11.319
18,8
14.545
22,2
Ngoại tệ: USD
NT quy VNĐ
%/ tổng nguồn
1.194,8
17.981
73,5
17536,8
26,393
77,87
2.789
41.978
80,0
3.256
48.809
81,2
3.070
50.995
77,8
Tổng nguồn vốn
24.466
33.894
52.083
60.128
65.540
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD - NHNT)
Nhìn số liệu trong biểu ta thấy vốn ngoại tệ vẫn luôn chiếm tỷ trọng áp đảo, tuy năm 2002 tỷ trọng có giảm hơn so với năm 2001 nhưng vẫn ở mức rất cao (81,2% so với 77,8% tổng nguồn). Với tỷ trọng vốn này Sở sẽ gặp thuận lợi hơn trong đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và đặc biệt là đáp ứng tốt nhu cầu tài trợ XNK của các doanh nghiệp.
Biểu 4: Cơ cấu vốn huy động tại Sở. Đơn vị: tỷ USD
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
% Tăng
trưởng
so với 2001
Số dư
Tỷ
trọng %
Số dư
Tỷ
trọng %
Tổng nguồn vốn
60.128
100
65.540
100
9,0
I. Vốn ĐL và quỹ
1.929
3,2
1.962
3,0
1,7
II. Vốn huy động
36.344
60,4
41.946
64,0
15,4
1. Từ thị trường I
27.536
45,8
31.984
48,8
16,2
- Tiền gửi của KH
15.026
25,0
18.782
28,7
25,0
- Tiết kiệm, kỳ phiếu
12.510
20,8
13.202
20,1
5,5
2. Từ thị trường II
8.808
14,6
9.962
15,2
13,1
III. Vốn khác
21.855
36.3
21.632
33,0
-1,1
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGD- NHNT Việt Nam)
Nhìn vào số liệu trên biểu đồ cơ cấu huy động vốn của Sở ta thấy:
Vốn huy động từ thị trường I đạt 31.984 tỷ VNĐ, tăng 16,2% so với năm 2001 trong đó:
- Huy động của các tổ chức kinh tế quy VNĐ đến 31/12/2002 đạt 18.782 tỷ đồng, tỷ trọng này tăng so với năm ngoái và đã góp phần đáng kể vào việc giảm tương đối chi phí vốn.
- Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu:
Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu quy VNĐ đến cuối năm 2002 đạt 13.202 tỷ đồng tiếp tục tăng so với năm 2001 một phần là do từ 29/7/2002 Vietcombank bắt đầu huy động kỳ phiếu với các mức lãi suất được coi là hấp dẫn nhất trên thị trường: 0,67/tháng cho kỳ hạn 3 tháng; 0,69%/tháng cho kỳ hạn 9 tháng và 0,7%/tháng cho kỳ hạn 12 tháng. Bề ngoài, đợt phát hành kỳ phiếu này là hình thức tăng lãi suất huy động ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn tức thời nhưng thực chất lại giống như một đợt tăng lãi suất tiết kiệm lần thứ 2 trong tháng 7/2002.
*Về sử dụng vốn
Biểu 5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Hội Sở năm 2002
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số dư
Tỷ
trọng
%
TT
Số dư
Tỷ
trọng
%
TT
Số dư
Tỷ
trọng
%
TT
I. Tổng DN
3.900
100
18
4.877
100
25
6.437
100
32
II.DNthờihạn
1. Ngắn hạn
1.789
45,8
21,6
1.943
39,8
8,6
2.844
44,2
46,4
-VNĐ
950
24,3
23,2
1.357
27,8
42,8
1.979
30,7
45,8
-Ngtệquyđổi
830
21,5
19,2
546
11,2
-34,2
798
12,4
46,1
2. TDHạn
1.256
32,2
20,3
2.043
41,8
62,6
2.690
41,8
31,7
-VNĐ
285
7,3
-30,9
393
8,0
41,8
495
7,7
25,9
-Ngtệquyđổi
970
24,8
53,7
1.820
37,3
87,6
2.368
36,8
30,1
3.DNCXL,NK,
CVDBL
855
21,9
8,2
891
18,2
4,2
903
14,0
1,4
III. DN VNĐ,
Ngoại tệ
-VNĐ
1.245
31,9
4,8
1.969
40,4
58,1
2.779
43,2
41,1
-Ngoại tệ
2.655
68,1
25,4
2.908
59,6
9,5
3.658
56,8
25,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 của SGD-NHNT Việt Nam)
- Cho vay trực tiếp nền kinh tế đến 31/12/2002 có số dư là 6.437 tỷ đồng, chiếm 7,8% trong tổng sử dụng vốn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2001. Tỷ trọng này trong tổng sử dụng vốn chứng tỏ hoạt động cho vay trực tiếp ra nền kinh tế còn quá thấp, trong khi tiềm năng vốn là khá mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay thì mức tăng trưởng này là có thể chấp nhận được.
Xét dư nợ theo thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: tính đến 31/12/2002 thì tổng dư nợ đạt 2.844 tỷ đồng, chiếm 46,2 %tổng dư nợ và tăng 46,4% so với năm 2001, trong đó dư nợ nội tệ là 1.979 tỷ đồng tăng 45.8%; dư nợ ngoại tệ quy VNĐ đạt 798 tỷ đồng là một bước phát triển mạnh so với năm 2001( đạt 546 tỷ đồng). Như vậy, dư nợ ngoại tệ đã tăng mạnh chứng do nhu cầu vay ngoại tệ là rất lớn trong khi tỷ giá năm 2002 lại tương đối ổn định và khách hàng giảm tâm lý rủi ro tỷ giá.
- Cho vay trung và dài hạn: đạt 2.690 tỷ đồng, tăng 31,7% là mức tăng khá cao chứng tỏ SGD đã có những thành công đáng kể trong việc đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, trong đó dư nợ nội tệ đạt 495 tỷ đồng tăng 25,9%, dư nợ ngoại tệ quy đồng đạt 2368 tỷ tăng 30,1%. Như vậy đối với cho vay trung và dài hạn tại SGD thì dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều là do SGD tài trợ cho nhiều dự án lớn liên quan đến việc tài trợ cho XNK của đất nước và thường cho các TCT lớn như TCT Dầu khí, TCT Bưu chính Viễn thông, TCT điện lực, TCT chè, Công ty Vinafood I...
*Về hoạt động thanh toán XNK
Doanh số thanh toán năm 2002 đạt 3.758 triệu USD, tăng 21% so với năm 2001 và chiếm 35% doanh số thanh toán của toàn hệ thống VCB. So với mức tăng của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0372.doc