MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
Phần II :Một số kết quả nghiên cứu chính
I.Cơ sở lý luận
1.Xác định được khái niệm cơ bản để nghiên cứu 5
đó là khái niệm “khó khăn, rào cản tâm lý”.
2.Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý của học 5
sinh lớp 12 và hoàn cảnh môi trường sống của các em.
II.Kết quả về mặt thực tiễn
1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập 6
2.Nhóm khó khăn, rào cản từ gia đình và môi trường xung 9
quanh đối với học sinh lớp 12.
3. Những khó khăn, rào cản tâm lý trong việc định hướng 12
và rèn luyện nghề nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra 17
những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12.
5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục 18
Phần III: Kết Luận 20
Phần IV: Tài liệu tham khảo 22
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5877 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện nay trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông việc và bè bạn. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm , căm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu: con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội nên đã bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những điều trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua các kỳ thi, mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp.
Trong nhà trường: Mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá nhiều và căng thẳng. Các em vừa phải lo học chính, học phụ đạo, học thêm... Nên không còn nhiều quỹ thời gian cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh.
Về môi trường xã hội, xã hội phát triển kéo theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các bạn học sinh dù đang trên ghế nhà trường THPT cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả.
II) Kết quả về mặt thực tiễn
1.Nhóm các khó khăn, rào cản,tâm lý trong học tập
Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó vào thực tiễn một cách hiệu quả. Bên cạnh những khó khăn, rào cản tâm lý đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh… Những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa nhưng khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp phải khó khăn trong học tập.
Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiên những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.
Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức độ cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu” là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới chạy”, “làm việc riêng” và “không tuân theo kế hoạch”.
Theo một số chuyên gia nghiên cứu: với cường độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng nhiều đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất :
+Môi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do các môn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả năng học tập của các em...
+ Có nhiều kỳ thi quan trọng mà các em cần phải trải qua, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học sắp tới.
1.1.Áp lực thi đại học
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy,trong số các nhóm rào cản thì nhóm rào cản liên quan đến học tập là những khó khăn chính mà hầu hết các học sinh lớp 12 gặp phải.Qua số liệu bảng 1 ta thấy có tới 36.64% số học sinh được hỏi cảm thấy lo lắng nhất về việc “phải thi đỗ đại học”.
Dấu hiệu
THPT chuyên
tự nhiên
N1=81
THPT
Hermann
N2=57
THPT Lương Văn Can;
Đào Duy Từ
N3=94
Kết quả
chung
N=232
n1
%
n2
%
n3
%
n
%
A
12
14.81
22
38.6
34
36.17
68
29.31
B
3
3.71
18
31.58
20
21.28
41
17.67
C
18
22.22
6
10.53
14
14.89
38
16.38
D
48
59.26
11
19.29
26
27.66
85
36.64
Bảng 1: Tỷ lệ học sinh chịu áp lực vì thi đại học
Chú thích:
A: Kiến thức lớp 12 khá nặng so với lực học của học sinh
B: Thiếu tự tin vào lượng kiến thức của mình
C: Nhà trường quá kỳ vọng vào khẩ năng thi đỗ đại học của học sinh
D: Phải thi đỗ đại học N: Tổng số học sinh n: Tần suất
Có rất nhiều nguyên nhân tạo ra áp lực thi đại học cho các em như: do gia đình, bạn bè, thầy cô hay do mục tiêu đề ra cho chính bản thân mình…Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát được nguyên nhân chính là từ phía gia đình: có 36.64% cha mẹ học sinh thường xuyên yêu cầu các con phải thi đỗ đại học.Điều này chứng tỏ áp lực thi đỗ đại học của các em này phần lớn là do cha mẹ quá kỳ vọng vào con.
Mặc dù áp lực thi đại học chiếm tỉ lệ cao trong tổng số học sinh được hỏi, song tỉ lệ này lại không đồng đều ở các trường.Tỉ lệ này ở trường THPT chuyên Tự Nhiên là 59.26%, ở trường THPT Hermann Gmeiner là 19.29%,ở trường THPTdân lập Lương Văn Can và THPT Đào Duy Từ là 27.66%. Tại sao tỷ lệ này ở trường THPT chuyên Tự Nhiên lại cao nhất?Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy có hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ lệ này: do áp lực trường chuyên quá lớn, đầu vào và kết quả trong quá trình học tập của HS THPT chuyên Tự Nhiên khá cao so với các trường THPT khác.
1.2.Áp lực học thêm
Ngoài các giờ học trên lớp,thời gian học thêm quá nhiều cũng là một nguyên nhân khiến nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi gây những khó khăn tâm lý cho học sinh.
Thời gian đi
học thêm
THPT chuyên
tự nhiên
N1=81
THPT
Hermann
N2=57
THPT Lương Văn Can;
Đào Duy Từ
N3=94
Kết quả
chung
N=232
n1
%
n2
%
n3
%
n
%
5 buổi/1 tuần trở lên
57
70.37
28
49.12
37
39.36
122
52.59
3-4 buổi /tuần
13
16.1
21
36.84
27
28.72
61
26.29
1-2 buổi / tuần
7
8.64
5
8.77
23
24.46
35
15.08
Không
4
4.89
3
5.27
7
7.44
14
6.04
Bảng 2: Thời gian học thêm của học sinh
Số liệu bảng 2 cho thấy có 100% học sinh phải đi học thêm nhưng mức độ học thêm là khác nhau, trong đó có 26.29% học sinh phải đi học thêm 3-4 buổi/tuần và có tới 52.59% học sinh phải học thêm 5 buổi/1 tuần trở lên.Đặc biệt là trường THPT chuyên tự nhiên thì có tới 70,37% học sinh học thêm 5 buổi/1 tuần trở lên.Chính vì thế thời gian để các em tự học là rất ít do đó các em khó có thể hấp thụ được khối kiến thức mà nhà trường cung cấp.
2.Nhóm khó khăn, rào cản từ gia đình và môi trường xung quanh đối với học sinh lớp 12.
2.1.Khó khăn, rào cản tâm lý từ thầy cô và nhà trường đối với các em:
Mặc dù 3 bảng số liệu dới đây có sự khác nhau với từng trường THPT, tuy nhiên điều mà rất dễ nhận thấy thông qua bảng số liệu thu được là: khoảng cách giữa các giáo viên và học sinh còn khá lớn. Mỗi khi gặp vấn đề trong học tập hay tâm lý, việc trao đổi giữa các học sinh với thầy cô là không nhiều. Các em rất ít khi trao đổi (khoảng hơn 40%) hoặc cũng có em chưa bao giờ trao đổi với giáo viên về những vấn đề vướng mắc của bản thân.
THPT Chuyên Tự Nhiên
Luôn luôn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thầy cô quan tâm đến các em
13.3%
28.4%
55.8%
2.5%
Các em cảm thấy hài lòng về thầy cô
35.5%
30.7%
32.4%
1.4%
Thầy cô công bằng khi đối xử với các em
28.4%
51.8%
13.6%
6.2%
Thầy cô cởi mở lắng nghe ý kiến của các em
18.5%
23%
49.8%
8.7%
Tổ chức nói chuyện giữa gia đình và nhà trường về tâm lý học sinh
8.6%
63%
28.4%
0%
Em có đi nghe những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức
23.4%
0%
0%
76.6%
Là một trường THPT chuyên nên ý thức tự học và tự tìm hiểu của các bạn học sinh ở đây là khá cao. Sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường là khá đều đặn.Tuy nhiên sự tiếp xúc của các thầy cô với các em là không nhiều so với các nhóm trường khác.
Trường Phổ thông Trung học Dân lập Hermann Gmeiner - Hà Nội
Luôn luôn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thầy cô quan tâm đến các em
12.3%
38.6%
35%
14.1%
Các em cảm thấy hài lòng về thầy cô
3.5%
43.8%
49.1%
3.5%
Thầy cô công bằng khi đối xử với các em
35%
31.6%
26.3%
7.1%
Thầy cô cởi mở lắng nghe ý kiến của các em
17.5%
28%
29.8%
24.7%
Tổ chức nói chuyện giữa gia đình và nhà trường về tâm lý học sinh
5.2%
40.4%
10.5%
43.9%
Em có đi nghe những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức
22.8%
0%
0%
77.2%
Đây là một trường khá đặc biệt, tại đây có một bộ phận học sinh SOS nằm ở cả 3 cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông). Có khá nhiều khó khăn trong việc trao đổi và lắng nghe những ý kiến giữa giáo viên và học sinh . hầu hết các em đều không bao giời tới những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức (77.2%).
THPT Lương Văn Can và THPT Đào Duy Từ
Luôn luôn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thầy cô quan tâm đến các em
15.4%
47.8%
27.6%
9.2%
Các em cảm thấy hài lòng về thầy cô
10.6%
41.5%
42.6%
5.3%
Thầy cô công bằng khi đối xử với các em
28.7%
36.2%
27.6%
7.5%
Thầy cô cởi mở lắng nghe ý kiến của các em
19%
29.8%
36.1%
15.1%
Tổ chức nói chuyện giữa gia đình và nhà trường về tâm lý học sinh
6.4%
27%
27.7%
18.9%
Em có đi nghe những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh do nhà trường tổ chức
34%
66%
Việc tổ chức những buổi nói chuyện về tâm lý học sinh còn quá ít và cũng chưa nhận được nhiều sự tham gia của các bạn học sinh. Nếu có thể triển khai được những buổi nói chuyện này sẽ giúp ích được rất nhiều học sinh có thể bước qua rào cản tâm lý của mình.
2.2. Khó khăn, rào cản tâm lý từ gia đình
Do quá kỳ vọng vào con cái mình phải đỗ vào đại học các bậc cha mẹ đã vô tình tạo ra rất nhiều áp lực cho con cái trong việc học tập và hướng nghiệp. Tuy vậy, nhiều phụ huynh đã không dành nhiều thời gian để quan tâm tới con, có tới gần 60% cha mẹ chỉ thỉnh thoảng dành thời gian trò chuyện với các em.
THPT Chuyên Tự Nhiên
Luôn luôn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trò chuyện về việc học tập của em
23%
14.8%
59.2%
4.2%
Cha mẹ yêu cầu em phải đỗ đại học
88%
9.9%
2.1%
0%
Cha mẹ nghĩ em phải đi học thêm
13.6%
30.7%
48.1%
7.6%
Bắt con phải học suốt ngày
27.4%
56%
14.3%
2.3%
Luôn kiểm soát mọi việc
7.4%
26.8%
59.7%
6.1%
Các em học tập trong 1 trường chuyên nên kỳ vọng của gia đình đặt vào các em là quá lớn(88%). Điều này gây ra không ít những căng thẳng và áp lực trong năm học cuối cấp.
Trường Phổ thông Trung học Dân lập Hermann Gmeiner - Hà Nội
Luôn luôn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trò chuyện về việc học tập của em
19.3%
15.8%
61.4%
3.5%
Cha mẹ yêu cầu em phải đỗ đại học
56.1%
14%
17.5%
3.5%
Cha mẹ nghĩ em phải đi học thêm
17.5%
3.5%
75.4%
3.5%
Bắt con phải học suốt ngày
9.2%
62.8%
19.3%
8.7%
Luôn kiểm soát mọi việc
10.6%
47.2%
18.7%
23.5%
Sự quan tâm của cha mẹ với các em là thực sự cần thiết, tuy vậy lại có một số cha mẹ quá thắt chặt con cái trong suy nghĩ cũng như trong học tập sẽ khiến các em luôn mang tâm lý nặng nề, căng thẳng.
THPT Lương Văn Can và THPT Đào Duy Từ
Luôn luôn
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Trò chuyện về việc học tập của em
16%
14.8%
54.2%
4.2%
Cha mẹ yêu cầu em phải đỗ đại học
68%
29.9%
2.1%
0%
Cha mẹ nghĩ em phải đi học thêm
43.6%
30.7%
23.1%
2.6%
Bắt con phải học suốt ngày
11.6%
70.2%
12%
6.2%
Luôn kiểm soát mọi việc
2.3%
63.5%
17.3%
16.9%
Có tới 97.4% cha mẹ nghĩ rằng con cần phải học thêm, và 92.8% nghĩ con họ cần phải học thật nhiều. Nếu các em phải dành toàn bộ thời gian của mình chỉ để học hết ở trường rồi đến lớp học thêm thì thời gian tự học ở nhà là quá ít. Lượng kiến thức các em nhận vào quá nhiều mà không đủ thời gian cho các em tiếp thu và tự ôn tập, dẫn đến kết quả học tập đạt được chưa thực sự tốt.
3. Những khó khăn, rào cản tâm lý trong việc định hướng và rèn luyện nghề nghiệp.
Năm lớp 12 là năm các em phải trải qua các kì thi rất khó khăn:tốt nghiệp,đại học.Các em sẽ phải chọn cho mình những trường đại học hoặc các nghề mà mình yêu thích,phù hợp với sức học của các em.Đó không phải là một vấn đề đơn giản.Các em không những phải cân nhắc,suy nghĩ xem mình thích ngành gì,ngành đó sẽ đào tạo như thế nào hoặc nghề mà các em chọn học nó sẽ ra sao?
Việc lựa chọn một trường học phù hợp để đăng ký dự thi đang là trăn trở của rất nhiều người, từ học sinh đến các bậc phụ huynh trên khắp miền đất nước. Khi đắn đo để có một quyết định nào đó, cân nhắc để lựa chọn trường thi, ngành thi, những vấn đề tâm lý có tác động rất lớn đến mỗi người. Vì vậy khi đăng kí dự thi hoặc dự định nghề mình sẽ học các bạn sẽ gặp phải một số khó khăn sau:
+Khi đối diện với việc đăng ký nguyện vọng dự thi, các bạn trẻ thường bộc lộ những vấn đề tâm lý như lo lắng về việc chọn lựa của mình, hoang mang khi có quá nhiều thông tin về các trường, nhiều thông tin về việc thực hiện các hình thức thi tuyển, xét tuyển...
+Một số các bạn tỏ ra ngập ngừng, thiếu quyết đoán. Sự ngập ngừng này có thể tạo nên tâm trạng bất an, thiếu tự tin và có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và chọn ngành của các bạn.
+Sự thiếu quyết đoán trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định rõ ràng cũng có thể có từ hiện tượng "đứng núi này trông núi nọ”. Nhiều bạn muốn "bắt cá hai tay" nên cuối cùng... chẳng tay nào bắt được cá. Mặt khác, nhiều bạn lại tỏ ra quá cứng nhắc, có lúc trở thành cực đoan trong việc lựa chọn của mình. Thời gian không quá gấp gáp để phải có các quyết định "đóng đinh", đôi khi những định kiến về một loại hình trường nào đó, về một loại hình nghề nghiệp nào đó, hoặc về một sự cố nào đó trong quá khứ có thể làm các bạn đánh mất cơ hội của mình.Sự cực đoan đến gàn bướng, không chịu tham khảo ý kiến của người khác, không chia sẻ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có thể làm bạn trở nên lạc hậu với thời cuộc trường thi.
Một số các bạn không gàn bướng cực đoan nhưng lại có khuynh hướng xu thời, chạy theo một xu thế "hàng hiệu" nào đó nên sẽ có những quyết định theo thiên hạ. Những quyết định như vậy có thể làm bạn tạm thời an tâm trong một giai đoạn, nhưng rồi có khi lại thấy mình sao "ngốc thế, ngờ nghệch đến thế"...Nghe bạn, có khi theo bạn, là điều cần thiết nhưng cần biết chọn lọc và có cơ sở để quyết định. Liên quan đến hiện tượng này là tâm lý tìm trường "hot", những trường "em mơ ước được đặt chân vào đó một lần" dù chỉ là một lần dự thi rồi... thôi. Ở một số bạn, tên ngành, tên trường cũng có những tác động nhất định, do vậy trước một "rừng" trường nếu quá lý tưởng, thậm chí ảo tưởng về cơ hội của mình, về giấc mơ đẹp của mình thì có thể bạn sẽ lại lạc vào mê hồn trận của mênh mông tên trường rất chi là ấn tượng.Một số bạn khác tìm đến các trường "hot" không phải để cố gắng trở thành thí sinh "hot" mà đơn giản chỉ để... phòng vệ từ xa, khi cho rằng, nếu có thi rớt thì cũng đã thi rớt ở một trường "bậc cao" chứ có... thấp kém hơn ai đâu.
+ Các em thiếu thông tin nguồn gốc về các ngành,nghề mình chọn.Rất nhiều em chỉ biết tên gọi của nghề mà không hình dung được nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu... của lao động trong nghề.
+ Các em thiếu thông tin về thị trường lao động,về những ngành nghề các em học sau này sẽ làm gì và làm như thế nào?
+Có một số em gặp khó khăn về hoàn cảnh gia đình như vấn đề về tài chính… Nhiều em đã chọn được nghề phù hợp nhưng thiếu điều kiện tài chính theo học như không đủ tiền đóng học phí, không có điều kiện để trọ học.Vì vậy có nhiều em đã chọn được trường,ngành mà mình yêu thích nhưng đành phải từ bỏ ước mơ.
+ Các em sẽ gặp phải khó khăn từ phía gia đình.
Hiện tượng bị cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc chọn nghề của các em cũng khá phổ biến. Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của các em thường do động cơ muốn con em mình chọn những nghề mà theo chủ quan của họ thì đó là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích thiết thực. Ví dụ: cha mẹ không cho con cái theo học nghề địa chất, nông nghiệp vì không có cơ hội ở thành phố... Trong những trường hợp như thế mà thiếu bản lĩnh thì các em sẽ không thể chọn được nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân.
Do áp lực quá lớn từ phía gia đình, từ yêu cầu và mong đợi quá cao của người thân nên có thể tỏ ra lúng túng khi chẳng biết lựa chọn trường nào, chọn lựa cách thức nào để thể hiện giá trị đích thực của mình và có thể trở nên hết sức căng thẳng, cá biệt có bạn bị stress dữ dội vì cứ phải lo lắng mỗi ngày.Vì vậy một số bạn vì có sự chuẩn bị chưa thật tốt nên có thể cứ tần ngần, đến lúc phải quyết định chọn lựa một trường nào đó thì lại tỏ ra hoài nghi, hoài nghi về độ tin cậy của sự lựa chọn và hoài nghi cả về cơ hội của mình. Một khi đã có sự bất an về tâm trạng từ lúc chọn ngành thi và trường thi, sự ức chế tâm lý có thể kéo dài và do đó khi dự thi, bạn có thể dễ dàng mất bình tĩnh và trở nên thiếu sáng suốt, có thể quên mất những kiến thức tích lũy được trong kỳ ôn tập...
+ Các em sẽ gặp phải khó khăn từ phía xã hội:
Trên thị trường ngày nay các sản phẩm luôn đổi mới. Trước đây có sản phẩm tồn tại trên thị trường hàng chục năm nhưng ngày nay nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn. Vòng đời của công nghệ đang được rút ngắn nên sản phẩm sẽ thay thế nhau, kế tiếp nhau rất nhanh. Sáng tạo là theo nghề. Thiếu sáng tạo sẽ bị nghề từ chối. Ở những vùng núi cao hẻo lánh không có đường ô tô, sống biệt lập với khu đô thị, thiếu sách báo, truyền hình, internet nên rất khó trong việc tích lũy tri thức, trau dồi học vấn.
Những khó khăn đó cũng là trở ngại khi chọn nghề.
3.1.Vấn đề tổ chức các buổi hướng nghiệp tại các trường THPT hiện nay:
Các buổi hướng nghiệp ở trường THPT
THPT chuyên tự nhiên
THPT Đào Duy Từ và Lương Văn Can
THPT Hermann
Kết quả chung
N1=81
N2=94
N3=57
N=232
n1
%
n2
%
n3
%
n
%
Rất nhiều
1
1.23
14
14.89
9
15.79
24
10.34
Rất ít
72
88.89
43
45.74
32
56.14
147
63.36
Thỉnh thoảng
7
8.65
26
27.66
10
17.54
43
18.53
Khôngbaogiờ
1
1.23
11
11.71
8
10.53
20
7.77
Những buổi hướng nghiệp phần nào giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về những trường mình sẽ thi và giúp các em có những lựa chọn đúng đắn hơn.Ở một số trường THPT hiện nay cũng đã quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp,và tổ chức nhiều hoạt động tư vấn cho học sinh.Nhưng tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa rộng khắp.
Từ bảng số liệu trên đây chúng ta thấy các trường cũng chưa tổ chức nhiều buổi hướng nghệp cho các em. Nhiều trường vẫn còn 63.36% các em không được tham gia các buổi hướng nghiệp.cụ thể ở trương THPT chuyên có tới 88.89% các em cho là có rất ít các buổi hướng nghiệp.
Điều này cũng có thể lý giải trong một nghiên cứu của Phạm Mạnh Hà,có tới gần 100% các trường THPT ở Hà Nội không có phòng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và không có cán bộ làm công tác hướng nghiệp được đào tạo chuyên môn.
3.2.Chọn trường theo xu hướng thời đại
Bên cạnh đó khi chọn ngành các em có thể bị thu hút bởi một số tên trường “hot”.Ở các trường trung học phổ thông hiện nay,thường xảy ra tình trạng học sinh chọn ngành theo những trường “hot”.Có thể là do các trường đó đào tạo những ngành đang cần hiện nay.Hoặc do quan niệm cứ thi trường cao trượt thì cũng được tiếng là thi trường cao.
THPT chuyên tự nhiên
THPT Đào Duy Từ và Lương
Văn Can
THPT Hermann
Kết quả chung
N1=81
N2=94
N3=57
N=232
n1
%
n2
%
n3
%
n
%
Hoàn toàn
59
72.84
9
20.21
14
24.56
82
35.34
Rất ít
6
7.4
37
39.36
32
56.14
75
32.33
Đôi lúc
12
14.81
26
27.66
4
7.02
42
18.10
Không bao giờ
4
4.95
12
12.77
7
12.28
23
14.23
Qua nghiên cứu điều tra cho thấy có tới 35.34% các em chọn các trường thi do tên “hot”.Đặc biệt là trường THPT chuyên là 72.84% một lượng lớn học sinh chọn ngành theo tên “hot” của trường đó.
Có thể thấy được rằng tỉ lệ chọn theo tên trường "hot" của học sinh trường THPT chuyên là cao là do các em là trường có tỷ lệ đầu vào cao và kết quả học tập của các em cũng rất cao.Những trường "hot" là trường có điểm đầu vào rất cao nên các em trường THPT chuyên có thể tự tin chon thi.
3.3.Khoảng thời gian dành cho việc tìm hiểu về các ngành đào tạo của các trường đại học của học sinh trường THPT
Tuy nhiên các em cũng đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về các trường mà mình sẽ thi.
Sự quan tâm của các em đến trường mình sẽ thi
THPT chuyên tự nhiên
N1=81
THPT Đào Duy Từ và Lương Văn Can
N2=94
THPT Hermann
N3=57
Kết quả chung
N=232
n1
%
n2
%
n3
%
n
%
Rất nhiều
63
77.78
38
40.43
24
42.11
125
53.88
Rất ít
2
2.47
34
36.17
28
49.12
64
27.59
Thỉnh thoảng
15
18.52
17
18.09
2
3.51
34
14.66
Không baogiờ
1
1.23
5
5.31
2
5.26
8
3.87
Trên thực tế khảo sát cho chúng ta thấy 1 số lượng lớn các em đã dành thời gian để tìm hiểu về các trường mình đã thi,các ngành đào tạo của trường đó.Có tới 53.88% các em quan tâm rất nhiều đến trường mà các em có dự định thi.Đặc biệt tại trường THPT chuyên có tới 77.88% các em quan tâm đến vấn đề đó.
4. Kết quả nghiên cứu về một số nguyên nhân chính gây ra những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12.
Bước vào năm học lớp 12-năm học cuối cấp, các em sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn, rào cản tâm lý trong quá trình học tập. Vì vậy việc xác định các nguyên nhân gây ra khó khăn, rào cản tâm lý là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Qua tìm hiểu có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong học tập của các em. Có thể sắp xếp các nguyên nhân đó theo 2 nhóm sau:
+Nguyên nhân chủ quan:
Bản thân chưa tích cực chủ động
Không tự tin vào bản thân.
Chưa có phương pháp học hợp lý.
Kiến thức bị hạn chế.
Nhận thức kém phát triển.
Không có hứng thú học tập.
Do tính cách học sinh.…
+Nguyên nhân khách quan:
Do lượng kiến thức lớn.
Do lượng kiến thức khó hơn.
Do bố trí thời gian cho các môn học chưa hợp lý.
Do phương pháp dạy học của giáo viên.
Do chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
Do hoàn cảnh gia đình.
Do gia đình chưa có sự quan tâm đúng mực.
Do đò hỏi, yêu cầu xã hội đặt ra với các môn học phục vụ các nghề nghiệp khác nhau.…
Từ những điều trên cho thấy, khó khăn, rào cản tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 so cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, với mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Nhưng cũng cho thấy khó khăn, rào cản tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 là một hiện tượng tâm lý có thực. Vấn đề đặt ra là cần nhận thức đầy đủ những nguyên nhân trên , để từ đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản tâm lý giúp các em thích ứng và đạt kết quả cao trong học tập.
Qua xử lý số liệu thống kê qua bảng hỏi mà chúng tôi đã thu thập được ở bốn trường THPT trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã xác định được một số rào cản tâm lý chính mà học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội hiện đang gặp phải như sau:
5.Đề xuất một số biện pháp giáo dục
Từ những nghiên cứu trên, nhằm giảm bớt khó khăn cho học sinh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục sau:
5.1 Tác động vào nhận thức
Trước hết cần tác động vào học sinh, phụ huynh và giáo viên để định hướng rõ rằng “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”.Thi đại học không phải là lựa chọn duy nhất của tất cả các em học sinh.
Cha mẹ nên thường xuyên chia sẻ những khó khăn mà con mình đang vấp phải. Kịp thời điều chỉnh về thời gian cũng như khối lượng kiến thức, cùng với nhà trường tạo điều kiện để các em học sinh có thể củng cố lại những kiến thức đã học, khắc phục lại tình trạng rỗng kiến thức. Đừng tạo cho các em những áp lực mà hãy giúp các em niềm tin vào khả năng của mình.
5.2 Không tạo áp lực cho học sinh
Tránh ép buộc các em học quá nhiều, dẫn đến quá tải, nên kết hợp các hình thức giải trí, vui chơi để có thể tạo hứng thú học tập.Bên cạnh đó luôn quan tâm giúp đỡ, theo dõi và điều chỉnh cường độ học tập làm sao phù hợp nhất, không nên học quá khuya, quên ăn, quên ngủ...
5.3 Giáo dục hướng nghiệp
Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động nhằm định hướng và phân luồng cho học sinh, giúp học sinh tự nhìn ra năng lực, sức học của mình.Từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp nhất: thi cao đẳng, thi đại học,học trung cấp, học nghề…
Trong việc chọn trường, cha mẹ hãy cùng các em học sinh chia sẻ để tìm hiểu về ngành nghề mà con mình sẽ học. Căn cứ vào năng khiếu, năng lực thực tế của học sinh để có thể lựa chọn một trường phù hợp. Không nên áp đặt tư duy “phải thi đỗ đại học”, có thể giúp con lựa chọn các trường cao đẳng, trung học chuyên n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_kho_khan_rao_can_tam_ly_cua_hoc_sinh_lop_12_3962.docx