Đề tài Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghệ thông tin Ấn Độ

MỤC LỤC:

Trang

 

Danh mục các từ viết tắt 4

Tóm tắt nội dung chính 5

Giới thiệu chung 6

Những thành tựu về CNTT của Ấn Độ 8

Những nguyên nhân dẫn đến thành công của ngành CNTT Ấn Độ 11

Những mặt còn tồn tại 15

Bài học đối với Việt Nam 17

Tài liệu tham khảo 20

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghệ thông tin Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m này? Muốn vậy ta cần khắc phục một số hạn chế trong hệ thống giáo dục, cơ chế thu hút đầu tư trong và ngoài nước sao cho hiệu quả, rút gọn một số thủ tục hành chính rườm rà gây trở ngại cho họat động đầu tư của doanh nghiệp, chính phủ cũng cần có các chính sách phù hợp và kịp thời với điều kiện thực tế. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1/ Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội và thời điểm ra đời ngành CNTT ở Ấn Độ Ấn Độ là nước có dân số lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, nên đã phải đương đầu với nhiều khó khăn về mặt kinh tế - xã hội. Từ những năm 40 đến những năm 80, Ấn Độ chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung, hướng nội. GDP tăng trung bình 3,5%. Lạm phát gia tăng, các khoản trợ cấp nhà nước tăng nhanh, lượng tiền từ nước ngoài chuyển về giảm mạnh. Trong khi đó, ngân sách dành cho các ngành đầu tư không sinh lợi lại tăng lên một cách nhanh chóng. Ngân sách dành cho quốc phòng từ 15,9% tổng ngân sách (năm tài khoá 1980 - 1981) đã tăng lên 16,9% (năm tài khoá 1987 - 1988). Các khoản trợ cấp nhà nước tăng từ 8,5% (năm tài khoá 1980 - 1981) lên 11,4% (năm 1989 - 1990). Những điều này đã khiến nền kinh tế Ấn Độ sa sút trầm trọng. Trong đa phần lịch sử độc lập của mình Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội, với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đầu thập kỷ 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư. Tư nhân hoá các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong những cuộc tranh luận chính trị. Ấn Độ cũng đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ, đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mới đòi hỏi kĩ thuật cao và các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ấn Độ đã bắt đầu chú trọng phát triển công nghiệp. Nhưng khác với nền kinh tế Trung Quốc – vốn được xem như “ công xưởng sản xuất của thế giới”, Ấn Độ đã chọn cho mình một chiến lược phát triển kinh tế khác. Quốc gia Nam Á này không sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay sức lao động tay chân, mà sử dụng sức mạnh trí tuệ làm “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm sở trường cho nền kinh tế. Hiện Ấn Độ đang tập trung vào CNTT ( IT ), dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tạo dược phẩm – những lĩnh vực năng động nhất của thế giới. Năm 1996, mốc thời điểm Ấn Độ thực thi kế hoạch phát triển toàn diện ngành IT, đặc biệt là phần mềm máy tính. Tiêu chí đưa ra là:”Công nghiệp phần mềm Ấn Độ là biểu mẫu cho sức mạnh và thành công”. Ngành công nghiệp điện tử hiện đang là lá cờ đầu trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ. Đến nay, Ấn Độ có hơn 3,500 hãng sản xuất các sản phẩm điện tử khác nhau, trong đó có hơn 350 hãng lớn, chiếm 70% tổng sản phẩm toàn ngành. 2/ Lợi thế ban đầu cho sự phát triển CNTT ở Ấn Độ Ấn Độ được đánh giá cao về độ thích ứng với nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Những thuận lợi của Ấn Độ như lĩnh vực kinh tế tư nhân phát triển, tính dân chủ của hệ thống quốc gia, kế toán theo chuẩn mực phương Tây, thị trường chứng khoán khởi sắc, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi …Ngoài ra phải kể đến đội ngũ đông đảo trên 1,8 triệu Ấn Kiều, mà phần lớn trong số họ là những tài năng về kinh doanh và tư duy khoa học. Trong những năm gần đây, có rất nhiều doanh nhân gốc Ấn về nước tìm cơ hội đầu tư. Một xu thế dễ nhận thấy là cùng với sự trở mình của nền kinh tế, đa số các kĩ sư tài năng của Ấn Độ chọn làm việc trong nước, thay vì phải sang các quốc gia Tây Âu hay Hoa Kỳ như những thập niên trước đây. Một số cựu sinh viên của các trường nổi tiếng về CNTT cho biết:” Ngay ở Ấn Độ, chúng tôi đã được làm việc tại những công ty đa quốc gia, những tập đoàn hàng đầu thế giới. Đất nước đang tăng tốc và sẽ có nhiều cơ hội nữa cho những người trẻ” hay “CNTT đã thúc đẩy sự phát triển của Ấn Độ, thế hệ chúng tôi có thể đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu”. Thực tế cho thấy, quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ mang dấu ấn khá ấn tượng của lĩnh vực công nghệ. Một số chuyên gia nhìn nhận, chính đội ngũ lao động kỹ thuật số của Ấn Độ đóng góp khá nhiều cho sự khởi sắc của nền kinh tế và sự thịnh vượng của xã hội. Người dân Ấn Độ đang rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế. Cùng với sự bùng nổ xuất cảng các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực CNTT, Ấn Độ ngày càng có đội ngũ lao động kỹ thuật cao đông đảo hơn. II.NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CNTT CỦA ẤN ĐỘ Ngày nay trên thế giới người ta nhắc tới Ấn Độ như là một “cường quốc về CNTT”. Bằng việc thực hiện các cuộc “cách mạng xám” ngay sau cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã nhanh chóng làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước mình, trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới, và là nước luôn giữ vị trí thứ hai trên thế giới về tốc độ tăng trưởng, trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu của lục địa Á - Âu Khoa học công nghệ phát triển đã tác động một cách mạnh mẽ đến tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ từ ngành nông nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiêp và dịch vụ. Ngành dịch vụ của Ấn Độ có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn ngành chế tạo, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nước này với mức đóng góp vào tăng trưởng từ 40.6% GDP ( 1990 ) tới hơn 50% GDP ( 2006 ), và đang tăng 20% mỗi năm. Ngành công nghiệp dịch vụ và phần mềm Ấn Độ tăng 31% và đạt 29.5 tỉ USD ( 2006 ). Năm 2004, Ấn Độ xuất khẩu được 10 tỉ Euro phần mềm tin học, trở thành trung tâm của cả thế giới về dịch vụ CNTT. Tốc độ tăng trưởng phần mềm nhanh, từ 3.6% năm 2001 lên 12.6% năm 2006 và dự tính tăng 29.6% năm 2009. Do đó doanh thu xuất khẩu phần mềm tăng rất nhanh. Trong giai đoạn 1991 – 2000, xuất khẩu phần mềm máy tính tăng từ 164 triệu USD lên 6.2 tỉ USD. Năm 2001 đạt 9.3 tỉ USD, chiếm 35% giá trị xuất khẩu của Ấn Độ và 15% GDP. Năm 2002 đạt hơn 13.5 tỉ USD. Xuất khẩu phần mềm từ Bangalore – trung tâm công nghệ hàng đầu của Ấn Độ - tăng tới 34% trong 6 tháng đầu năm 2004và vẫn giữ mức tăng trung bình 32% năm 2006. Bảng 1: Doanh thu của khu vực IT Ấn Độ (Tỷ Đôla) 2004 2005 2006 2007 Ngành dịch vụ IT 10.4 13.5 17.8 23.7 Dịch vụ kinh doanh thuê ngoài BPO (Business)Process Outsourcing 3.4 5.2 7.2 9.5 Dịch vụ công cộng và R&D, các sản phẩm phần mềm 2.9 3.9 5.3 6.5 Doanh thu phần mềm và dịch vụ IT: Doanh thu phần cứng 16.7 5.0 22.6 5.9 30.3 7.0 39.7 8.2 Tổng số doanh thu ngành IT (bao gồm phần cứng) 21.7 28.5 37.3 47.9 Nguồn: NASSCOM, New Delhi Từ bảng doanh thu của khu vực CNTT Ấn Độ cho thấy việc phát triển khoa học – công nghệ đã tạo ra sức bật cho tăng trưởng kinh tế, cho phép GDP thực tế của Ấn Độ tăng trung bình 6.2% và đạt chỉ số ngoạn mục 8.1% trong năm tài khóa 2004. Ấn Độ luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng, chỉ sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng đạt 7.5% ( 2005 ) và 8.0% ( 2006 ). Sức mua của người dân cũng tăng lên. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Cop Germini, năm 2006 có ít nhất 40,000 hộ gia đình Ấn Độ sở hữu từ 1 triệu USD trở lên. Cơ quan thống kê và nghiên cứu kinh tế ( NCAER ) của Ấn Độ khẳng định: sẽ có 80 triệu hộ gia đình với sức mua khá với mức thu nhập hàng năm lên tới hơn 1,500 Euro ( 2007 ), cao gấp 2.5 lần năm 1996. Hiện mỗi thông số điện thoại di động bán ra tăng thêm 2 triệu chiếc. Số xe hơi được tiêu thụ cũng tăng thêm 900,000 chiếc mỗi năm. Quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ mang dấu ấn khá ấn tượng của lĩnh vực công nghệ. Tại thành phố Bangalore – thung lũng Silicon thứ hai trên thế giới, đang là trụ sở của hơn 1,500 công ty đa quốc gia, nhiều công ty đến đây xây dựng các trung tâm nghiên cứu và triển khai ( R&D ) lớn. Chính ở đấy, tập đoàn Microsoft đã đặt một trong 5 trung tâm nghiên cứu khoa học máy tính lớn nhất thế giới Bên cạnh đó, CNTT phát triển đã góp phần làm giảm thất nghiệp, tạo ra công ăn việc làm. Năm 1998, số việc làm tạo ra chỉ trong riêng ngành công nghiệp phần mềm đã lên tới 180,000. Riêng công ty xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của Ấn Độ - Infosy Technologies, đã bổ sung thêm được 5,010 việc làm, nâng tổng số đội ngũ cán bộ nhân viên hùng hậu lên 32,949 người trong vòng 3 tháng đầu năm 2004. Năm 2008, số việc làm trong ngành công nghiệp phần mềm ước tính sẽ đạt tới 2.2 triệu người, chiếm khoảng 8% số nhân dụng chính thức của Ấn Độ. Theo NASSCOM, chỉ riêng qua quí III năm 2004, 5 trung tâm CNTT hàng đầu của Ấn Độ đã tạo ra 18,000 việc làm, gần bằng số việc làm được tạo ra của cả năm 2002. Số nhân công Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và phần mềm năm 2006 là hơn 1,8 triệu người, trong đó 922,000 người làm trong lĩnh vực xuất khẩu. Doanh thu của ngành CNTT Ấn Độ sẽ đạt khoảng 87 tỉ USD và giải quyết được gần 4 triệu việc làm vào năm 2008. Tốc độ phát triển này sẽ là lực hút mạnh mẽ nhất để thu hút nhân tài vủa đất nước, và thu hút đông đảo tài năng chất xám của người Ấn Độ trên toàn cầu. Quá trình phát triển kinh tế Ấn Độ mang dấu ấn khá ấn tượng của lĩnh vực công nghệ và đã đưa đất nước Ấn Độ lên vị trí đáng kính như ngày nay. Nếu như các công ty Trung Quốc rất giỏi trong việc bắt chước sản phẩm của các hãng khác thì các công ty Ấn Độ lại tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình. S.S. Pathania, 1 doanh nhân Ấn Độ lạc quan nói:”ở Ấn Độ, biểu tượng quốc gia đã từng một lần chuyển từ quan chức hành chính ngồi bàn giấy sang nhân viên tổng đài viễn thông. Biểu tượng tiếp theo của đất nước này rất có thể là hình ảnh kĩ sư đang sử dụng laptop trong nhà máy”. III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA NGÀNH CNTT ẤN ĐỘ Hiện nay CNTT là ngành giúp nền kinh tế phát triển nhanh nhất. CNTT là không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Rất nhiều đất nước đã lựa chọn con đường phát triển CNTT là ngành mũi nhọn. Nhưng không phải nước nào cũng thành công. Vậy tại sao Ấn Độ lại đạt được những thành công rực rỡ đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự thành công này. 1/ Lợi thế nguồn nhân lực Để phát triển bất cứ một ngành nào, con người bao giờ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu khai thác hét được các lợi thế của mình về yếu tố này thì sẽ dẫn tới thành công. Ấn Độ đã khai thác triệt để lợi thế về nguồn nhân lực có tay nghề nhưng giá rẻ ở trong nước, giúp các công ty sản xuất phần mềm của Ấn Độ có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo Prakash Bhalerao, nhà đầu tư sống tại San Jose ( Mỹ ), lợi thế chi phí của Ấn Độ sơ với Mỹ là 1 : 3.5. Lương của các kỹ sư tại Ấn Độ chỉ ở mức 9,000 USD/năm, tương đương khỏang 1/7 mức tương ứng ở Mỹ. Tại Mỹ, các giám đốc có kinh nghiệm 10 – 15 năm nhận được mức lương 100,000 đến 150,000 USD/năm, trong khi con số này ở Ấn Độ chỉ là 10 triệu rupee ( 23,000 USD ). Hơn nữa, các kỹ sư ở Ấn Độ đều là có tay nghề cao. Nhờ vào khả năng toán và tiếng Anh của họ, cộng thêm được đào tạo rất bài bản. Ở Ấn Độ có hệ thống các trường đại học tuyệt vời với 5 học viện công nghệ quốc gia ( IT ), được trang bị hiện đại cùng với mạng lưới 1,200 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật nằm rải rác khắp toàn quốc. Hàng năm Ấn Độ đào tạo trên 55,000 kỹ sư, trong đó có nhiều kỹ sư thuộc lĩnh vực CNTT. Nhiều nhà khoa học về máy tính của Ấn Độ giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty hàng đầu thế giới. Đến nay, Ấn Độ có khoảng 4 triệu cán bộ khoa học. Ấn Độ được coi là kho dự trữ chuyên viên CNTT, nhà khoa học đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Các kỹ sư IT ở Ấn Độ được đào tạo tại những trường viện có tầm cỡ trên thế giới, không thua gì việc Massachusetts ( MIT ) của Mỹ. Chính vì vậy, các kỹ sư Ấn Độ thích nghi nhanh với những biến đổi kỹ thuật trong CNTT. Họ nhanh chóng chuyên môn hóa các loại dịch vụ, đặc biệt như: bảo trì từ xa và sửa chữa kịp thời các mạng thông tin trên thế giới, tham gia trực tiếp vào các mạng thông tin của khách hàng lớn như Citibank, Dautschebank, British Airway, American Express, Reebok, France… Các chuyên gia Ấn Độ có khả năng sáng tạo, sản xuất phần mềm. Hàng trăm ngàn kỹ sư Ấn Độ đang làm việc cho những trung tâm nghiên cứu và triển khai ( R & D ) của những tập đoàn toàn cầu lớn. Như chỉ riêng tại trung tâm công nghệ của General Electric ( GE ) ở Bangalore đã qui tự 1,800 kỹ sư, mà 1 phần tư trong số đó có học vị tiến sĩ. 2/ Mở cửa nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Thời đại ngày nay, để phát triển đất nước thì không thể không hội nhập. Mở cửa nền kinh tế là 1 yếu tố quan trọng cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và vốn đầu tư. Ấn Độ thực hiện chính sách mở cửa nhằm thu hút các công ty CNTT lớn trên thế giới vào xây dựng sơ cở vật chất tại 7 khu công nghệ cao được phân bố trên khắp cả nước với những ưu đãi đặc biệt như: cung cấp đầy đủ hạ tầng cơ sở, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có quyền chuyển lợi nhuận về nước. Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực IT, đặc biệt vào ngành công nghệ phần mềm. Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng IT đạt tiêu chuẩn với mạng lưới cáp quang vệ tinh và thông tin di động trên toàn quốc, bảo đảm sự kết nối thông suốt giữa cơ sở hạ tầng thông tin địa phương với cơ sở hạ tầng quốc gia và cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu, giúp việc truy cập mạng Internet cũng như các mạng ngoại vi và mạng nội bộ tốc độ cao. Muốn thu hút được đầu tư nước ngoài thì trong nước phải có cơ sở hạ thầng tốt. Nhờ vậy, Ấn Độ đã thu hút được lượng vốn rất lớn của Tata Consultancy Services ( TCS ), Infosys và Wipro. Chi phí đầu tư của Infosys trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm 2007 lên tới 400 – 450 triệu USD. Trong khi đó, TCS có ý định đầu tư 5 tỷ rupee vào trung tâm mới ở Pune. Ngoài ra chính phủ Ấn Độ còn có nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu phần cứng thuộc lĩnh vực IT. Chính phủ Ấn Độ sẽ qui hoạch các khu công nghiệp phần cứng, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty sản xuất phần cứng hoạt động hiệu quả. Các ngân hàng nhà nước Ấn Độ sẽ tạo điều kiện thuân lợi để các công ty này được vay vống một cách dễ dàng. Mọi sản phẩm IT và linh kiện nhập khẩu phục vụ sản xuất phần cứng sẽ được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, không áp dụng thuế dịch vụ đối với các sản phẩm và dịch vụ IT. Cho phép các công ty sản xuất phần cứng trong nước mua lại các công ty nước ngoài. Nhờ những chính sách này mà năm 1992 – 1993, Ấn Độ mới có 8 công ty xuất khẩu CNTT thì đến năm 1999 – 2000, con số này đã lên tới 37 và đến năm 2000 – 2001 thì nhảy vọt lên 1,600 công ty. Có nhiều công ty sản xuất rồi thì phải có được thị trường tiêu thụ. Chính phủ Ấn Độ tích cực hỗ trợ cho công tác vận động hành lang để tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường lớn hơn cho các chuyên gia phần mềm của Ấn Độ thông qua các cuộc đàm phán song phương với các nước: Mỹ, Canada, EU, và các cuộc thảo luận tiếp cận thị trường theo phương thức Mode4. Để đẩy mạnh sự thâm nhập của Ấn Độ vào các thị trường lớn, hội đồng thúc đẩy xuất khẩu hàng điện tử và phần mềm máy tính ( ESC ) của Ấn Độ đã liên kết với Bộ Điện tử và Đại sứ quán Ấn Độ tại các nước đó, hoàn thành công trình nghiên cứu chi tiết về thị trường cho các nhà sản xuất Ấn Độ trong việc sử dụng phần mềm máy tính và các dịch vụ. Nhờ đó mà các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ đã có mặt tại gần 100 nước, trong đó, 62% xuất sang Mỹ và Canada. Vì vậy, tổng giá trị xuất khẩu của ngành IT Ấn Độ chiếm khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu của nền kinh tế, chiếm 75% GDP. 3/ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực IT trong việc tạo ra công ăn việc làm và thu nhập từ xuất khẩu, và vai trò quan trọng của việc lưu chuyển xuyên biên giới, các chuyên gia IT, chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực IT tới những thị trường lớn trên thế giới. Đến nay, Ấn Độ có hơn 3,500 hãng sản xuất các sản phẩm điện tử khác nhau, trong đó có 350 hãng lớn, chiếm 70% tổng sản phẩm toàn ngành. Ấn Độ đã thực hiện chính sách mở cửa nhằm thu hút các công ty CNTT lớn trên thế giới vào xây dựng cơ sở vật chất tại 7 khu công nghệ cao, được phân bố trên khắp cả nước với những ưu đãi đặc biệt như sau: cung cấp đầy đủ hạ tầng cơ sở, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm. Ấn Độ có hệ thống các trường đại học tuyệt vời với 5 học viện công nghệ quốc gia (IIT), được trang bị hiện đại cùng với mạng lưới 1,200 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật nằm rải rác khắp toàn quốc, hàng năm Ấn Độ đào tạo trên 55,000 kỹ sư, trong đó có nhiều kỹ sư thuộc lĩnh vực CNTT. Khu vực giáo dục được sử dụng với vai trò là công cụ để giữ lại người tài, và với sự hỗ trợ của NASSCOM, trong việc thành lập các khóa học và các trường đại học, tập trung vào lĩnh vực IT để tạo điều kiện phát triển kỹ năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nhân lực IT ở Ấn Độ. Các viện CNTT ở Ấn Độ (IIT) đã được thành lập ở một số thành phố ở Ấn Độ hoặc với vai trò là các sáng kiến chung giữa chính phủ và ngành CNTT, hoặc với vai trò là sáng kiến riêng của chính phủ. Các IIT cấp bằng kỹ thuật phần mềm máy tính và đồng thời tổ chức các khóa học ngắn hạn. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là miền nam, chính quyền các bang đã hỗ trợ cho việc thành lập các cơ quan đào tạo tư thục, thông qua việc cung cấp các cơ sở vật chất. Sự hỗ trợ của chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục đào tạo ở lĩnh vực IT phần lớn là nhằm đáp ứng nhu cầu về một lực lượng nhân công CNTT chi phí thấp có chất lượng cao của đất nước vì nước này đang đặt mục tiêu cạnh tranh về chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Hiện Ấn Độ đã và đang xây dựng các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu và các khu công nghệ cao. Viện công nghệ thông tin quốc gia (NIIT) là trung tâm đào tạo CNTT hàng đầu của Ấn Độ. Bang Bangalore là nơi tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu được sự trợ giúp về tài chính của chính phủ Ấn Độ. Trung tâm công nghệ của General Electric (GE) ở bang Bangalore đã qui tụ đến 1,800 kỹ sư, mà ¼ trong số đó có học vị tiến sĩ. IV.NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI. Ấn Độ được coi là một cường quốc về CNTT, nhưng họ cũng có những khó khăn nhất định trong việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này Hiện nay, rất nhiều công ty IT lớn trên thế giới như IBM, Accenture, Affiliated Computer Services… đang đầu tư vào Ấn Độ để tận dụng nguồn nhân lực có tay nghề nhưng giá rẻ cường quốc CNTT này. Thực trạng này, một mặt thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng mặt trái của nó là thu hút rất nhiều lao động, nhu cầu về chuyên gia CNTT ngày càng tăng cao, gây nên tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng, cho dù Ấn Độ đã rất chú trọng đào tạo nhân lực nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu. Có thể thấy rõ qua bảng biểu sau: Bảng 4: Nhu cầu về chuyên gia công nghệ thông tin của Ấn Độ (Đơn vị: nghìn người) Nguồn: Năm 1986, khi ngành CNTT mới bắt đầu phát triển, nhu cầu về chuyên gia CNTT chỉ là 2,000 người, thì đến năm 2002 đã tăng lên 115,000 người, và 195,000 người vào năm 2004. Hiện nay, tức là năm 2008, con số này đã là 340,000 người, tăng gần 200% sau 4 năm, và dự kiến sẽ còn tăng lên 370,000 người vào năm 2010. Do nguồn cung lao động ngày càng giảm, trong khi cầu thì lại tăng, đã đẩy tiền lương tăng cao ( trung bình 15% mỗi năm ). Lương công nhân tăng đã làm cho chi phí sản xuất leo thang, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với đó, lợi thế về chi phí của Ấn Độ đã giảm. Số liệu cho thấy, lợi thế chi phí của Ấn Độ so với Mỹ đã giảm từ mức 1 : 6 xuống còn 1 : 4 rồi 1 : 3.5 trong thời gian gần đây. Ngoài ra, mức lương ở Mỹ giảm và sự tăng giá đồng rupee so với đồng đô la Mỹ cũng làm trầm trọng hóa vấn đề. Thực tế là một số công ty nước ngoài đã rút hoạt động khỏi nưới này do chi phí ngày càng leo thang, như Apple Computer, Pervasive ( Mỹ ), Power Gen ( Anh ). Không những vậy, chi phí tăng cao đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của Ấn Độ, thêm vào đó, sự cạnh tranh từ những đối thủ có nguồn lực chi phí thấp hơn như Trung Quốc, Phillipines cũng gây thêm trở ngại cho sự phát triển ngành CNTT ở Ấn Độ. Một vấn đề nữa là, trong khi CNTT bùng nổ thì các ngành khác vẫn còn kém phát triển, khu vực IT thiếu sự hậu thuẫn vững chắc, sự bùng nổ của CNTT khó có thể duy trì lâu dài. Nền kinh tế nếu phát triển chỉ dựa trên CNTT là không bền vững và hiệu suất không cao. Sự bùng nổ của CNTT khong khi các ngành khác chưa phát triển còn dẫn tới thực trạng phát triển không đồng đều giữa các khu vực: các khu vực, thành phố có CNTT phát triển mạnh với các khu vực phát triển các ngành khác. Thậm chí, ngay trong ngành CNTT cũng có sự phát triển không đồng đều: các trung tâm công nghệ chỉ tập trung ở những bang lớn như Bangalore, Hyderabad, Mumbai, Pune… Điều này tất yếu dẫn tới việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rông. Ở Ấn Độ, người ta rất dễ bắt gặp những người đàn ông, đàn bà phải ngủ ngoài công viên giữa trời lạnh giá, và rấ nhiều gia đình còn phải sống trong những túp lều ổ chuột, bên cạnh những khu đô thị mới hoành tráng mọc lên. Khoảng cách giàu nghèo là 1 vấn đề nhức nhối của bất kì quốc gia nào, và ở Ấn Độ, vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn. Nếu như năm 1970, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn mới chỉ là 2, thì nay đã là 8 lần. Trong khi tầng lớp trung lưu lên đến hơn 300 triệu người, thì xã hội vẫi còn tới hơn 30% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Riêng bang Bihar ở vùng Đông Bắc, tỷ lệ người nghèo chiếm tới hơn 42%. V.BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ấn Độ đã thực sự khẳng định là một nước lớn trong khu vực và là 1 trong 12 nền kinh tế phát triển nhất thế giới với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành khoa học nghiên cứu vũ trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học…cùng với sự đóng góp vô cùng quan trọng của CNTT ( đặc biệt là về công nghệ phần mềm và xuất khẩu phần mềm ). Ấn Độ được coi là kho dự trữ nguồn vốn Khoa học CNTT thứ 2 thế giới ( sau Mỹ ). Nguyên nhân chính là do: Thứ nhất, Ấn Độ đã thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư, các công ty CNTT lớn trên thế giới với những ưu đãi: miến thuế nhập khẩu và thuế doanh thu trong vòng 5 năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, có quyền chuyển lợi nhuận về nước. Thứ hai, Ấn Độ có một kho nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn cao ( thích nghi nhanh với những biến đổi kỹ thuật trong CNTT ) Thứ ba, Ấn Độ là một quốc gia sử dụng tiếng Anh rộng rãi, có hệ thống giáo dục cao và điều kiện cơ sở hạ tầng tiện lợi. Thực tế cho thấy, Việt Nam cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển CNTT. Về vốn nhân lực, Việt Nam có 75% ( của 85 triệu dân ) dân số trẻ, có trình độ học vấn ( giỏi về toán và kỹ thuật ), vì vậy dễ dàng nắm bắt CNTT một cách nhanh chóng. Việt Nam cũng có nguồn nhân công giá rẻ. Mức lương của một kỹ sư IT ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Tại Việt Nam, lương trung bình cả năm cho một người mới tốt nghiệp vào nghề là 3,276 USD, trong khi đó, mức lương khởi điểm ấy ở Ấn Độ là 5,443 USD, cao hơn 66%. Mức lương cho hàng ba, loại nhân viên điều hành có từ 5 – 8 năm kinh nghiệm ở Việt Nam là 8,571 USD một năm, tại Ấn Độ mức lương đó là 13,124 USD. Nhà nước cũng đã có những chính sách đầu tư cho CNTT từ vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Tổng đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông hàng năm khoảng 2.5% GDP, trong đó vống ngân sách chiếm 1%. Cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) và hiện nay đang hấp dẫn các công ty lớn về CNTT như Intel, IBM và Microsoft đầu tư vào. Vậy Việt Nam có thể trở thành một cường quốc CNTT như Ấn Độ không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu như Việt Nam khắc phục được những hạn chế sau: Với giá nhân công rẻ, Việt Nam là nơi hấp dẫn cho các nước có nhu cầu về dịch vụ làm thuê bên ngoài (out sourcing) (Ấn Độ đã rất thành công trong lĩnh vực này). Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn thiếu người có đủ khả năng và tay nghề để giải quyết loại nghiệp vu phức tạp nên đặt làm gia công tại đây mới chỉ dừng ở những công việc có trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cảu các cơ sở cần khai thác loại công việc có trình đọ cao và khối lượng lớn CNTT. Việt Nam hiện vẫn còn là một nước đang phát triển. Thế giới đã vượt trước chúng ta hai, ba thế hệ công nghệ. Nước ta đang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng phát triển CNTT để bắt kịp với thế giới. Muốn vậy, việc đẩy mạnh hệ thống giáo dục là vô cùng cần thiết. Tuy Việt Nam cũng có rất nhiều người giỏi về toán và kỹ thuật, nhưng lại chưa được đào tạo bài bản, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên dẫn tới tình trạng, các sinh viên giỏi lý thuyết nhưng thực hành thì còn yếu, sinh viên ra trường khó thích nghi với điều kiện làm việc, và các doanh nghiệp phải “đào tạo lại”, gây tốn kém tiền của và chất lượng không cao. Việt Nam là một nước đang phát triển, tài chính còn chưa đủ mạnh. Mà để phát triển CNTT cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Tất yếu chúng ta không thể tự lực, vì vậy cần huy động vốn đầu tư của các doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghệ thông tin Ấn Độ.DOC