MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch: 1
1.2. Mục tiêu: 1
1.3. Thành quả của quy hoạch: 2
CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 3
1.1. Phạm vi nghiên cứu: 3
1.2. Điều kiện tự nhiên: 3
1.2.1. Địa hình: 3
1.2.2. Khí hậu: 3
1.2.3. Địa chất công trình: 4
1.2.4. Đánh giá khái quát các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu: 5
a. Những yếu tố thuận lợi: 5
b. Những yếu tố tự nhiên bất lợi tác động đến sự phát triển đô thị: 5
1.3 Hiện trạng dân số và lao động: 5
1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội: 5
1.5. Hiện trạng sử dụng đất: 6
a. Đánh giá tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 6
b. Quỹ đất hình thành và phát triển đô thị: 6
1.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 6
1.6.1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: 6
a. Hiện trạng nền xây dựng: 6
b. Hiện trạng thoát nước: 7
1.6.2. Hiện trạng giao thông: 7
1.6.3. Hiện trạng hệ thống cấp nước: 8
1.6.4. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: 8
1.6.5. Hiện trạng cấp điện: 8
a. Nguồn điện: 8
b. Lưới điện: 8
1.7. Đánh giá tổng hợp hiện trạng và tự nhiên: 9
1.7.1. Đánh giá chung: 9
1.7.2. Ưu điểm: 9
1.7.3. Nhược điểm: 9
CHƯƠNG II: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM 10
2.1. Những yếu tố tiền đề hình thành và phát triển đô thị của vùng: 10
2.2. Tính chất đô thị: 10
2.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được áp dụng: 11
2.3.1. Các chỉ tiêu về đất đai: 11
2.3.2. Chỉ tiêu cây xanh: 11
2.3.3. Chỉ tiêu kho tàng phục vụ đô thị: 11
2.3.4. Giao thông: 11
2.3.5. Chuẩn bị kỹ thuật đô thị: 12
2.3.6. Cấp nước: 12
2.3.7. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: 12
2.3.8. Cấp điện: 12
2.3.9. Thông tin liên lạc: 12
2.3.10. Xác định quy mô dân số đô thị: 12
CHƯƠNG III: NỘI DUNG QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ BẮC SÔNG CẤM. 14
3.1. Những quan niệm và nguyên tắc phát triển: 14
3.1.1. Quan niệm phát triển: 14
3.1.2. Nguyên tắc phát triển: 14
3.1.3. Những ý tưởng phát triển: 14
3.2. Cơ cấu tổ chức quy hoạch phát triển không gian: 15
3.2.1. Các khu chức năng đô thị: 15
3.2.2. Các phương án cơ cấu quy hoạch: 15
a. Định hướng chung. 15
b. Tóm lược phương án quy hoạch: 15
c. Những nét điều chỉnh mới ở phương án chọn so với phương án quy hoạch trước đây: 17
d. Kết luận: 17
3.2.3. Nội dung cơ cấu tổ chức quy hoạch các khu chức năng: 17
a. Vùng trung tâm cấp thành phố: 17
b. Vùng đô thị: 18
c. Khu du lịch dịch vụ tổng hợp: 20
3.3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất theo phương án đã chọn: 21
3.3.1. Khu 1: Khu trung tâm thành phố. 21
a. Nội dung: 21
b. Quy mô đất đai: 22
3.3.2. Khu 2: Khu ở đô thị. 22
a. Tính chất: 22
b. Quy mô đất đai: 22
3.3.3. Khu 3: Khu đảo du lịch dịch vụ tổng hợp Vũ Yên. 23
3.5. Bố cục quy hoạch kiến trúc và cảnh quan đô thị: 26
3.5.1. Khu trung tâm đô thị: 26
a. Nguyên tắc bố cục không gian trung tâm: 26
b. Nội dung bố cục không gian trung tâm: 26
3.5.2. Các công trình kiến trúc: 27
3.5.3. Các không gian phụ trợ. 27
3.6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 28
3.6.1. Quy hoạch giao thông: 28
a. Giao thông đối ngoại. 28
b. Giao thông đô thị: 28
c) Ngoài hệ thống hướng tâm là các hệ thống đường nội bộ đô thị thuộc mạng lưới đường ô vuông 30
d) Nút giao thông: 30
e) Hệ thống giao thông tĩnh: 31
f) Hệ thống giao thông công cộng: 31
g. Đánh giá chung: 31
3.6.2 Quy hoạch san nền: 32
a. Giải pháp thiết kế: 32
b. Giải pháp san lấp: 32
3.6.3 Hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải: 32
a. Hệ thống cấp nước: 32
b. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa: 33
c. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa: 33
d. Vệ sinh môi trường: 34
3.6.4 Hệ thống cấp điện cao, trung, hạ thế, chiếu sáng đường phố: 34
a. Hiện trạng: 34
b. Quy hoạch: 34
3.6.5 Hệ thống thông tin liên lạc: 35
a. Hiện trạng: 35
b. Quy hoạch: 35
3.6.6 Hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến: 35
3.6.7 Hệ thống tuynel kỹ thuật: 36
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37
4.1 Yêu cầu, phương pháp nghiên cứu: 37
4.1.1. Yêu cầu: 37
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu: 37
4.2. Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu: 37
4.2.1. Các công trình được nghiên cứu trong đồ án quy hoạch: 37
4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực: 37
a. Chất lượng môi trường nước mặt: 37
b. Chất lượng không khí: 38
Thông số 38
c. Chất lượng đất: 39
d) Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của khu vực dự án: 39
4.3. Đánh giá tác động đối với môi trường trong quá trình quy hoạch: 40
4.3.1. Các nguồn tác động môi trường trong việc quy hoạch khu dân cư: 40
4.3.2. Trung tâm công cộng, dịch vụ: 41
4.3.3. Du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí: 41
4.4. Dự báo chất thải sau qui hoạch: 42
4.4.1. Khí thải: 42
4.4.3. Chất thải rắn: 44
4.4.4. Tiếng ồn: 44
4.5. Kiến nghị: 44
a) Đối với khai thác tiềm năng du lịch của đảo Vũ Yên: 44
b) Bảo vệ rừng ngập mặn ven sông Cấm: 45
4.6. Kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường : 45
4.6.1. Kế hoạch quản lý môi trường: 45
4.6.2. Kế hoạch quan trắc môi trường: 45
4.6.3. Các chính sách môi trường: 46
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết luận: 47
5.2 Kiến nghị: 47
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung quy hoạch chi tiết khu đô thị bắc Sông Cấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược chọn ở vị trí trung tâm chủ đạo, trang nghiêm, phía trước là quảng trường chính và ở vị trí chế ngự, điểm nhấn trong bố cục không gian trung tâm.
(iii) Khu văn hoá nên được chọn ở vị trí thuận tiện giao thông có khả năng khai thác giá trị của địa hình, cảnh quan tự nhiên.
(iv) Khu thương mại, dịch vụ nên chọn ở vị trí có luồng người qua lại lớn và thuận tiện về giao thông.
(v) Hệ thống giao thông trong trung tâm là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với bố cục không gian trung tâm thành phố. Các khu vực đi bộ trong trung tâm cần có quan hệ chặt chẽ với hệ thống giao thông cơ giới của trung tâm và các tuyến đi bộ trong đô thị Bắc sông Cấm, cần bố trí kết hợp với các công trình kiến trúc nhỏ, nơi nghỉ chân…
b. Vùng đô thị:
1. Nội dung vùng đô thị:
- Các công trình tiện ích công cộng khu ở, các công trình hành chính cấp phường, các tổ chức quần chúng, xã hội cấp phường. Theo quy hoạch chung được lập bởi Viện quy hoạch Hải Phòng, trung tâm hành chính chính trị cấp quận đã được bố trí bên phía Tây của đường 10, không nằm trong khuôn khổ của dự án.
- Các công trình giáo dục: Trường học, trường dạy nghề, nhà trẻ, mẫu giáo…
- Các công trình đào tạo đại học quốc tế, đại học từ xa, các việc nghiên cứu, khu nghiên cứu công nghệ cao: Vì Hải Phòng có hệ thống các trường đại học nên tại khu vực này ngoài chức năng giáo dục đào tạo quốc tế còn là quỹ đất dự trữ phát triển cho đô thị Bắc sông Cấm và sau này có thể chuyển đổi sang chức năng ở hỗn hợp cho những cán bộ công tác tại khu quốc tế này.
- Các nhà văn hoá, các công trình thương mại.
- Y tế, trung tâm TDTT, khu vui chơi giải trí, các công trình dịch vụ.
- Các công trình chăm sóc sức khoẻ quốc tế, bệnh viện quốc tế.
- Các khu nhà ở.
- Các công trình giao thông và hệ thống kỹ thuật hạ tầng…
2. Các quan điểm và nguyên tắc bố cục quy hoạch vùng đô thị:
- Mô hình tổ chức quy hoạch sử dụng đất và khai thác không gian trong vùng được cấu trúc theo dạng tuyến tính với hai trục không gian chính theo hai hướng Bắc - Nam và Đông - Tây.
- Theo trục trung tâm chính lần lượt từ phía Bắc xuống phía Nam đô thị các lớp không gian như sau:
+ Khu ngoại ô (vùng nông nghiệp, nông thôn hiện có).
+ Đường sắt và ga đường sắt.
+ Khoảng cách ly cây xanh.
+ Đường bộ (vành đai phía Bắc của đô thị) và ga đường bộ.
+ Trung tâm thành phố.
+ Trung tâm thành phố đi kèm khu dân cư.
+ Trung tâm thương mại và dịch vụ.
+ Cây xanh công viên, khu thể thao ven sông Cấm.
+ Sông Cửa Cấm.
- Theo trục chính hướng Đông - Tây lần lượt từ phía Tây sang phía Đông đô thị, các lớp không gian như sau:
+ Khu ngoại ô (vùng nông nghiệp, nông thôn hiện có).
+ Đường giao thông đối ngoại thành phố.
+ Khoảng cách ly cây xanh.
+ Khu dân cư cũ kèm với khu tái định cư.
+ Trục trung tâm hành chính chính trị và không gian trung tâm thương mại dịch vụ, khu ở và công viên cây xanh.
+ Khu ở và khu tái định cư kèm khu trung tâm thương mại.
+ Sông Ruột Lợn.
+ Khu quốc tế, khu đô thị đại học và nghiên cứu có kèm chức năng ở.
+ Khu nhà ở dịch vụ sân Golf và thể thao.
c. Khu du lịch dịch vụ tổng hợp:
1. Mục tiêu:
- Đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí lành mạnh hoạt động thể thao văn nghệ thông qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật có nội dung hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tạo lập một khu du lịch dịch vụ đặc biệt với không gian thiên nhiên, thu hút khách du lịch trong thành phố nói riêng và khách du lịch trong nước, quốc tế và khách du lịch trong tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà - Hạ long, các đối tượng phục vụ bao gồm từ các tầng lớp dân cư giàu nghèo, các lứa tuổi trẻ già tìm về từ mọi miền đất nước, quy tụ về dưới chân tượng đài thống nhất bên cạnh các làng văn hoá Việt Nam thu nhỏ.
- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư đô thị: Một vấn đề cần đề cập đến là nguồn sống và công việc của các cư dân mới trong khu đô thị này. Các đối tượng trong độ tuổi lao động ở khu vực này tham gia lao động trong các khu dịch vụ du lịch của đảo Vũ Yên, các khu thương mại dịch vụ trong khu đô thị, các trung tâm tiện ích công cộng của khu ở và trong các khu công nghiệp lân cận của Hải Phòng. Riêng khu du lịch đảo Vũ Yên, đón một năm khoảng 1 triệu du khách, trung bình 2500 du khách 1 ngày, sản sinh ra khoảng 10.000 công việc làm cho dân cư khu vực, vốn là những người rất thông thạo về địa lý và lịch sử của khu vực.
- Nhằm giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân thiện mỹ đồng thời góp phần đem lại nguồn thu cho thành phố.
2. Những nguyên tắc trong thiết kế.
- Tạo ra một nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho nhân dân thành phố và thoả mãn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước…
- Đảm bảo bố cục hài hoà và phù hợp với khung cảnh thiên nhiên đồng thời đáp ứng được mục tiêu là tạo nên một khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí ngang tầm trong nước và quốc tế.
- Đáp ứng nhu cầu của mọi người ở mọi lứa tuổi và nhu cầu của các gia đình.
- Việc quy hoạch và thiết kế phải phù hợp với việc phân đợt xây dựng và việc đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
3. Nội dung khu du lịch dịch vụ tổng hợp:
- Trung tâm hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí.
- Trung tâm dịch vụ du lịch bao gồm các khách sạn nhà hàng, cơ sở dịch vụ, khu hành chính và cảnh quan.
- Công viên trên mặt nước bao gồm các bến thuyền, các công trình văn hoá gắn với mặt nước và cảnh quan.
- Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới…
- Các khu bảo tồn thuỷ hải sản vùng bãi ven biển, sinh vật cảnh…
- Các khu nhà nghỉ dưỡng kết hợp TDTT giải trí…
- Khu vui chơi phục hồi chức năng.
- Khu làng văn hoá Việt Nam với tâm điểm là tượng đài Thống Nhất.
d. Các chức năng khác của đô thị:
Ngoài các khu chức năng nêu trên khu đô thị còn có các công trình chức năng sau:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ.
- Hệ thống kho tàng đô thị.
- Các vùng cây xanh cách ly, cây xanh phòng hộ ven sông.
- Hệ thống các công trình tưởng niệm: Tượng đài Thống Nhất.
3.3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất theo phương án đã chọn:
Quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng sau:
- Khu đô thị mới: 153959 ha.
- Khu đảo du lịch dịch vụ tổng hợp Vũ Yên: 876.3 ha.
- Khu bảo tồn tự nhiên: 648.62 ha.
- Khu mặt nước và các đất khác: 423.1 ha.
3.3.1. Khu 1: Khu trung tâm thành phố.
a. Nội dung:
Việc hình thành và phát triển trung tâm thành phố được phân chia thành 3 nhóm chức năng sau:
(1). Các công trình tạo lập trung tâm:
Bao gồm các cơ quan hành chính chính trị, quản lý, các tổ chức quần chúng xã hội, các công trình tiêu biểu về văn hoá, giáo dục, đào tạo, thương nghiệp, dịch vụ, y tế và nghỉ ngơi du lịch…
(2). Các công trình phục vụ trung tâm:
Bao gồm các công trình bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của trung tâm đô thị (các bãi để xe, các công trình kỹ thuật và các công trình phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người ở và làm việc trong trung tâm).
(3). Các công trình bổ sung trung tâm:
Bao gồm các công trình không có ý nghĩa đến sự hình thành và phát triển của trung tâm hay phục vụ trung tâm, không gây ảnh hưởng xấu đến chức năng phục vụ hoạt động của trung tâm (nhà ở, nhà làm việc…).
b. Quy mô đất đai:
Diện tích 259.11 ha bao gồm:
- Các công trình hành chính chính trị cấp thành phố được bố trí dọc trục trung tâm Bắc Nam của đô thị đón trục chính từ sông Cấm vào.
- Trung tâm dịch vụ thương mại cấp thành phố và quận, ngân hàng tài chính.
- Trung tâm văn hoá, trường đại học quốc tế, khu nghiên cứu công nghệ cao.
- Cây xanh quảng trường.
- Đất giao thông, các công trình đầu mối kỹ thuật.
3.3.2. Khu 2: Khu ở đô thị.
a. Tính chất:
Là khu đô thị mới với chức năng là khu ở cùng với các công trình hành chính chính trị cấp phường, các công trình tiện ích công cộng phục vụ cho khu ở, các đơn vị ở và các nhóm nhà ở, các trung thương mại dịch vụ tổng hợp…
b. Quy mô đất đai:
Diện tích khoảng 594 ha bao gồm:
- 6 đơn vị ở với tổng diện tích khoảng 360 ha với đầy đủ các công trình trung tâm tiện ích công cộng như trường học, trường mẫu giáo, nhà trẻ, trạm y tế, bãi đỗ xe, cây xanh công viên đơn vị ở…
- Dân số trung bình mỗi đơn vị ở khoảng 10.000 - 18.000 dân.
- Hệ thống giao thông bao gồm giao thông động và giao thông tĩnh trong khu ở đô thị có diện tích khoảng 100 ha.
- Các khu đất tiện ích công cộng khu ở và các trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp cho khu với tổng diện tích khoảng 74 ha bao gồm các công trình nằm tại vị trí trung tâm của các đơn vị ở.
- Hệ thống cây xanh trong khu ở có diện tích khoảng 60 ha.
3.3.3. Khu 3: Khu đảo du lịch dịch vụ tổng hợp Vũ Yên.
Toàn bộ khu vực đảo Vũ Yên diện tích 876.30 ha được chia ra làm 8 đơn vị phát triển:
(1). Khu nhà ở thương mại - giao lưu quốc tế (B01):
Diện tích 70.18 ha, nằm ở bờ Nam cầu nối khu đô thị và đảo Vũ Yên. Chức năng của đơn vị phát triển này là khu nhà ở thương mại - giao lưu quốc tế. Khu vực này được phân chia thành 2 khu đất chính (B01.1 và B01.2), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất nhà ở thương mại - giao lưu quốc tế: 56.26 ha.
- Đất giao thông đô thị: 9.25 ha.
- Đất giao thông khu vực: 4.67ha.
(2). Khu dịch vụ du lịch khách sạn (B02):
Diện tích 27.03 ha, nằm ở vị trí cảng Vũ Yên và quảng trường trung tâm. Chức năng chủ yếu của đơn vị phát triển này là dịch vụ du lịch khách sạn. Khu đất này được phân chia thành 2 khu đất chính (B02.1 và B02.2), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 11.42 ha.
- Đất cây xanh khu vực và quảng trường: 6.42 ha.
- Đất giao thông tĩnh: 7.53 ha.
- Đất giao thông khu vực: 0.39 ha
- Đất giao thông đô thị: 1.27 ha.
(3). Khu dịch vụ du lịch khách sạn (B03):
Diện tích 37.70 ha, chức năng chủ yếu của đơn vị phát triển này là dịch vụ du lịch khách sạn và cây xanh cảnh quan. Khu đất này được phân chia thành 3 khu đất chính (B03.1,B03.2, và B03.3), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 4.84 ha.
- Đất cây xanh khu vực: 17.46 ha.
- Đất giao thông khu vực: 2.58 ha.
- Đất giao thông tĩnh: 3.68 ha.
- Đất giao thông đô thị: 1.44 ha.
(4) Khu làng văn hoá Việt Nam (B04):
Diện tích 107.75 ha, chức năng chủ yếu là đất làng văn hoá Việt Nam thu nhỏ. Tại đây dự kiến bố trí một ga cáp treo tại vị trí giáp với đơn vị B01, và tượng đài Thống Nhất tại vị trí trung tâm khu làng Việt Nam thu nhỏ. Khu đất này được phân chia thành 10 khu đất chính (được đánh số từ B04.1 đến B04.10), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất làng Việt Nam thu nhỏ: 76.95 ha.
- Đất cây xanh khu vực và tượng đài: 6.03 ha.
- Đất ga cáp treo: 2.13 ha.
- Đất nhà mặt phố: 4.47 ha.
- Đất giao thông khu vực: 3.28 ha.
- Đất giao thông đô thị: 14.89 ha.
(5). Khu nhà nghỉ cuối tuần (B05):
Diện tích 53.50 ha, nằm đối diện với khu trung tâm thành phố Hải Phòng hiện nay bởi sông Cấm. Chức năng chủ yếu là khu nhà nghỉ cuối tuần, tại đây có bố trí một sân bay trực thăng và một trạm y tế ở vị trí giáp với đơn vị B02. Khu vực này được phân chia thành 13 khu đất (được đánh số từ B05.1 đến B05.13), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất nhà nghỉ cuối tuần: 38.59 ha.
- Đất cây xanh khu vực: 2.35 ha.
- Đất sân bay trực thăng: 2.56 ha.
- Đất y tế: 1.51 ha.
- Đất giao thông tĩnh: 6.11 ha.
- Đất giao thông khu vực: 2.38 ha.
(6). Khu đất (B06):
Diện tích 90.43 ha, tại khu vực này bố trí nhà khách quốc tế và trung tâm hội thảo quốc tế kết hợp với các không gian cây xanh. Khu đất có nhiều chức năng được phân chia thành 16 khu đất ( được đánh số từ B06.1 đến B06.16), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 7.28 ha.
- Đất nhà khách quốc tế: 6.76 ha.
- Đất trung tâm hội thảo quốc tế: 3.16 ha.
- Đất nghỉ dưỡng du lịch: 26.77 ha.
- Đất nghỉ dưỡng cho người già: 18.75 ha.
- Đất cây xanh khu vực: 19.70 ha.
- Đất giao thông tĩnh: 3.10 ha.
- Đất giao thông khu vực: 4.91 ha.
(7). Khu du lịch sinh thái (B07):
Diện tích 184.08 ha, nằm cạnh tuyến đường quốc gia chạy qua tuynel đi Đình Vũ, đây là khu vực có diện tích lớn nhất với chức năng chính là du lịch sinh thái, một khu bảo tàng sinh thái được bố trí tại vị trí gần cầu nối đảo Vũ Yên với khu vực rừng bảo tồn. Khu vực này được chia thành 6 khu đất chính (được đánh số từ B07.1 đến B07.6), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất du lịch sinh thái: 103.23 ha.
- Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 4.81 ha.
- Mặt nước: 69.56 ha.
- Đất giao thông khu vực: 6.48 ha.
(8). Khu bảo tồn sinh thái (C04):
Diện tích 121.66 ha, nằm đối diện với khu du lịch sinh thái bởi tuyến đường quốc gia chạy qua tuynel đi Đình Vũ. Chức năng chính là bảo tồn sinh thái, một trạm xử lý nước thải được bố trí phía gần chân cầu nối vào đảo Vũ Yên với khu rừng bảo tồn. Khu vực này được phân chia thành 2 khu đất chính (C04.1 và C04.2), có cơ cấu sử dụng đất như sau:
- Đất bảo tồn sinh thái: 95.68 ha.
- Đất lâu đài cổ: 3.40 ha.
- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 6.00 ha.
- Đất cây xanh cách ly: 13.03 ha.
- Đất giao thông đô thị: 3.55 ha.
Hệ thống giao thông đô thị bên ngoài ô đất bao gồm cả tuyến đường quốc gia là 86.52 ha. Ngoài ra khu vực đảo Vũ Yên còn các khu đất cây xanh ven sông (C01, C02, C03, và C06) với tổng diện tích 54.76 ha, đất bảo tồn sinh thái (C05) có diện tích 16.48 ha.
3.5. Bố cục quy hoạch kiến trúc và cảnh quan đô thị:
3.5.1. Khu trung tâm đô thị:
a. Nguyên tắc bố cục không gian trung tâm:
- Thể hiện nổi bật nhiệm vụ chính trị kinh tế, xã hội của thành phố.
- Kết hợp khai thác các giá trị tích cực của địa hình, cảnh quan tự nhiên nhằm tạo được nhiều điểm nhấn có giá trị.
- Khai thác các giá trị lịch sử kiến trúc và văn hoá đặc trưng Hải Phòng vào bố cục không gian trung tâm thành phố.
- Thuận tiện và an toàn cho người sử dụng.
b. Nội dung bố cục không gian trung tâm:
Cơ cấu tổng quát là bố cục trung tâm tuyến tính với các công trình chức năng được tổ chức trên một vùng đất cụ thể là:
- Khu trung tâm đô thị được bố trí ở vị trí trung tâm vùng đô thị nằm trên trục phố chính theo hướng Bắc - Nam với mặt cắt ngang đường kính 140m và hai trục đường đôi song song cách nhau 300m với mặt cắt ngang 70m và một trục dọc theo hướng Đông - Tây với mặt cắt ngang 120m.
- Phía trước toà thị chính thành phố là quảng trường trung tâm, xung quanh là các công trình hành chính chính trị như Thành uỷ, UBND Thành phố, các cơ quan của Đảng, đoàn thể, xã hội, an ninh, tư pháp, các cơ quan cấp sở và trung ương…
- Khu trung tâm dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, các siêu thị nhà hàng, khách sạn với các công trình cao tầng dọc trục chính Bắc - Nam và trục chính Đông - Tây.
- Khu vực giáp sông Cấm là các công trình văn hoá, TDTT kết hợp với cây xanh hồ nước công viên. Ven sông là bến tàu du lịch và các công trình văn hoá, tạo cảnh quan ven sông.
- Hai tháp đôi cao tầng nằm trên trục chính tạo một cổng không gian ảo hướng vào khu trung tâm và hình thành nên hai điểm nhấn trên trục này.
- Các khu ở chung cư cao tầng được bố trí kết hợp với khu trung tâm tạo thành những điểm nhấn về không gian với các dạng nhà ở tháp > 15 tầng hợp khối.
- Hệ thống trung tâm các đơn vị ở được bố trí theo dạng tuyến trải dọc trục đường liên khu ở từ Tây sang Đông nối liền với khu du lịch dịch vụ tổng hợp. Hai bên là những khu ở xây dựng mới và các làng dân cư hiện có được đô thị hoá.
- Đại lộ trung tâm đô thị được tổ chức có dải phân cách giao thông kết hợp cây xanh, hồ nước nối liền quảng trường trung tâm cấp thành phố và cấp quận.
- Nối giữa khu Nam sông Cấm và Bắc sông Cấm sẽ hình thành 2 cầu qua sông Cấm: Cầu Bính 1, cầu Bính 2 và một tuynel đi Đình Vũ - Vũ Yên.
- Nhà ga hành khách (đường sắt) được bố trí phía bắc khu đô thị kết hợp với khu bến xe ô tô đối ngoại và khu kho tàng của đô thị tạo nên đầu mối giao thông sắt bộ hoàn chỉnh.
- Tổ chức giao thông đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây xanh, hồ nước, đài phun nước… tạo thành một tổng thể mang tính nghệ thuật cho cảnh quan môi trường thành phố.
- Đường thuỷ: Tạo các bến du thuyền tàu du lịch loại nhỏ kết hợp cảng khách du lịch Bến Bính tạo điều kiện du lịch đường thuỷ thuận tiện. Có thể phát triển loại hình du lịch bằng thuyền buồm (kết hợp xuồng máy tạo cảnh quan sông Cấm…)
3.5.2. Các công trình kiến trúc:
- Trụ sở cơ quan hành chính, văn phòng đại diện, nhà ga, bến xe… nên hợp khối mái dốc, hành lang thoáng tạo bộ mặt phố chính. Không gian tầng trệt thoáng rộng có cây xanh hài hoà với không gian đường phố…
- Các công trình dịch vụ công cộng, thương mại, văn hoá, thể thao… xây dựng quy mô lớn tạo khối nhấn cho quần thể, tỷ lệ đất cho giao thông tĩnh cao.
- Đặc biệt giải pháp kiến trúc cho các nút giao thông; giải cây xanh cách ly; các điểm nhìn; bề nhìn trên tuyến phố trung tâm cần xử lý nghiên cứu kỹ qua một dự án đặc thù về không gian kiến trúc.
3.5.3. Các không gian phụ trợ.
Bao gồm:
+ Hệ thống chiếu sáng đường, quảng trường sân bãi.
+ Các sân bãi để xe, đón khách, đi bộ, nghỉ dạo… hài hoà với kiến trúc phong cảnh của cây xanh bể nước thảm cỏ, vườn hoa, đài phun…
+ Các kiến trúc tượng đài, quảng cáo tại các điểm nhấn.
+ Sau khi hoạch định lộ giới xây dựng cho trồng ngay cây bóng mát trên trục đường, cây xanh trong các công viên.
Mô hình đô thị vườn, sinh thái du lịch là không gian đô thị của một môi trường sống bền vững, hiện đại kết hợp với sắc thái riêng của Hải phòng.
3.6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
3.6.1. Quy hoạch giao thông:
a. Giao thông đối ngoại.
a.1. Giao thông đường sắt:
Tuyến đường sắt cụt được dẫn từ ga Cam Lộ vượt sông Cấm qua ga khách Tân Dương tới ga cụt Minh Đức.
- Chiều dài: L = 9000m.
- Lộ giới: B = 20 m (trong đó có 1600m đi trên cao).
a.2. Giao thông đường thuỷ:
Các tuyến chính:
- Hải Phòng - Hà Nội.
- Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Hải Phòng - Cát Bà.
b. Giao thông đô thị:
Mạng lưới giao thông đô thị được bố trí theo sơ đồ hỗn hợp gồm các đường hướng tâm và các đường vành đai đô thị:
- Tuyến hướng tâm số 1: Từ Cầu Bính 1 qua Tân Dương và hướng đi đường quốc lộ 10 có chiều dài L = 3180m; lộ giới B = 50.5m. Gồm 2 làn đường, mỗi làn 11.25m chứa 3 làn xe cơ giới, vỉa hè 2 bên 7,5 mx 2, 2 làn đi bộ rộng 3m, giải phân cách giữa 3m. Trong định hướng tuyến đường này thiết kế đi trên cao, song trong thời gian khoảng gần 10 năm trước mắt, ban quản lý các dự án cầu Hải phòng có cung cấp thông tin về tuyến này được thực hiện cùng cốt giao thông đô thị, do đó chúng tôi kiến nghị với thành phố thực hiện tuyến này trước mắt là giao thông cùng cốt, sau này dự án đường trên cao thực hiện sẽ trùng với tuyến này, nút giao với trục trung tâm Đông - Tây 120m sẽ thực hiện làm giao khác cốt.
- Tuyến hướng tâm số 3: Từ khu trung tâm qua cầu Bính 2 hướng tới sân bay Cát Bi với chiều dài L = 3360m, lộ giới B = 45m gồm 2 làn đường, mỗi làn 7,5m, 4 làn xe cơ giới, giải phân cách 10m vỉa hè 2 bên rộng 10m x 2.
- Trục trung tâm Bắc Nam nhịp 1 từ sông Cấm hướng thẳng tới nút giao vòng cung không gian mở của trung tâm hành chính chính trị, với một tuyến chính rộng 140m, chiều dài L = 180m, lộ giới B = 140m, hai làn đường rộng 16,5m, có 4 làn xe cơ giới, vỉa hè 15mx2, giải phân cách 70m.
- Hai trục Bắc Nam tạo lập lõi trung tâm, song song cách nhau 300m, mặt cắt ngang 70m, giao thoa bằng hai nút vùng cung, chiều dài mỗi tuyến L = 3350m, lộ giới B = 70m, hai làn đường mỗi làn 12,25m, mỗi làn chứa 6 làn xe cơ giới, vỉa hè 2 bên 10 m x 2, giải phân cách 25,5m.
- Trục trung tâm Bắc Nam nhịp 2 từ cánh cung không gian đóng của khu hành chính chính trị đi ra quảng trường ga Minh Đức, chiều dài L = 700m, lộ giới 180m, hai làn đường rộng 16,5m, có 4 làn xe cơ giới, vỉa hè 15m x 2, giải phân cách 110m.
- Đường vành đai Bắc đô thị song song với tuyến đường sắt, cách ly với đường sắt 120m, chạy giới hạn đô thị hướng từ Tây sang Đông với tổng chiều dài L = 7500m, lộ giới B = 45m, gồm 2 làn đường rộng 7,5m, có 4 làn xe cơ giới, xe thô sơ, giải phân cách 10m và 2 bên vỉa hè rộng 10m x 2.
- Đường vành đai bờ sông Cấm 1 chạy theo cận dưới của đô thị, tiếp giáp với bờ sông Cấm từ đoạn đầu cầu Bính 1 đến ngã 3 sông Ruột Lợn thì chạy cánh cung dọc lên nối với đường vành đai Bắc, tổng chiều dài L = 6600m, lộ giới B = 45m, gồm 2 làn đường rộng 7,5m, có 4 làn xe cơ giới, xe thô sơ, giải phân cách 10m và 2 bên vỉa hè rộng 10m x 2.
- Đường vành đai bờ sông Cấm nói 2 từ 2 điểm giao của trục trung tâm Bắc - Nam nhịp 1, men theo bờ sông Cấm đến vùng tâm của khu đất ngã ba sông, chia làm hai nhánh, một đi về điểm nhấn của trung tâm thương mại quốc tế, một đi về đại lộ trung tâm Đông - Tây, tổng chiều dài L = 2300, lộ giới 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m, với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5mx2, giải phân cách 7m.
Giao nhau giữa tuyến đường vành đai và các đường hướng tâm là hệ thống giao khác mức với hệ thống cầu dây văng, cầu cảng, tuynel… làm tăng thêm vẻ đẹp đô thị và đảm bảo giao thông.
Đề xuất thành phố cho xây dựng một tuyến giao thông tuynen nối với khu vực quảng trường chính của Đảo Vũ Yên đi vào khu làng văn hoá Việt Nam. Tuyến Tuynen này sẽ nối sang khu đô thị Hải Phòng và nối về đường Quốc lộ 5 đi các tỉnh. Tuyến này sẽ nâng cao khả năng đối ngoại cho giao thông của khu đảo du lịch Vũ Yên nói riêng và khu đô thị Bắc sông Cấm nói chung.
c) Ngoài hệ thống hướng tâm là các hệ thống đường nội bộ đô thị thuộc mạng lưới đường ô vuông
- Tuyến nội bộ trung tâm bờ Bắc của đại lộ trung tâm gồm hai trục đường xuyên suốt khu đô thị đi theo hướng Tây sang Đông từ đầy đường 10 tới gặp nhau tại nút cầu Vũ Yên 2, có tổng chiều dài L = 13.000m với mặt cắt lộ giới B = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5 m x 2, giải phân cách 7m.
- Tuyến nội bộ trung tâm bờ Nam của đại lộ trung tâm gồm hai trục ngang và hai trục chéo cắt qua đường vành đai bờ sông Cấm 1, tổng chiều dài L = 5500m, với mặt cắt lộ giới B = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5m x 2, giải phân cách 7m.
- Tuyến giao thông chính đảo Vũ Yên tương đối dày về mật độ, với các tuyến vành đai chạy bao bọc khu đảo, khu phố chợ thương mại và khu làng văn hoá Việt Nam, thông thẳng ra đường vành đai đô thị đi khu Công nghiệp Bến Rừng và đi tuynel Đình Vũ, tổng chiều dài L = 20.200m, lộ giới b = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5m x 2, giải phân cách 7m.
- Các đường nhánh hướng tâm trên đảo Vũ Yên tập trung về hai nút quảng trường giao thông của khu Việt Nam "Nhân sinh bách nghệ" và khu "Làng văn hoá Việt Nam", có lộ giới B = 13,5m với 2 làn xe cơ giới, vỉa hè hai bên 3m x 2.
d) Nút giao thông:
Hệ thống nút giao thông gồm các nút giao thông cưỡng bức, các nút giao thông khác cốt:
- Nút cầu Bính
- Nút cầu Bính với 1 đường sắt
- Nút cầu Bính 2
- Nút giao thông đường sắt
- Nút tự điều khiển
Với diện tích S = 25ha
e) Hệ thống giao thông tĩnh:
* Gồm: 1 bến xe liên tỉnh, 8 bãi đỗ xe, với diện tích S = 27ha
f) Hệ thống giao thông công cộng:
Hệ thống giao thông công cộng áp dụng cho đô thị là hệ thống xe Buyt nội đô bao gồm những tuyến chính liên kết các khu chức năng chính của đô thị như:
- Tuyến 1: Nối khu trung tâm hành chính chính trị với khu đô thị Hải Phòng bên bờ Nam sông Cấm, hướng chạy chủ yếu qua hai cầu Bính 1 và 2, tới gặp đại lộ trung tâm thì toả lên theo hai đường trục Bắc - Nam về ga đường sắt và đi tới bến xe khách liên tỉnh thì tuần hoàn quay về khu đô thị cũ.
- Tuyến 2: Nối khu đô thị cũ với dải thương mại dịch vụ tổng hợp, nút giao qua cầu Vũ Yên, theo đường trục Bắc Nam tại nút này đi qua khu công nghệ cao, khu đại học quốc tế tới đường vành đai trên cùng, về bến xe khách liên tỉnh, sau đó tuần hoàn quay về đô thị cũ.
- Tuyến 3: Đi từ bến xe khách liên tỉnh về khu trung tâm gặp đại lộ Đông - Tây 120m, đi về cầu Vũ Yên, qua khu phố chợ và khu quảng trưởng, rẽ lên theo đường bao của làng Việt Nam thu nhỏ, hướng ra đường vành đai đi tuynel Đình Vũ và đi sang khu đô thị cũ, sau đó quay lại lộ trình về bến xe liên tỉnh.
- Tuyến 4: Đi từ bến xe khách liên tỉnh về khu trung tâm gặp đại lộ Đông - Tây 120m, đi về cầu Vũ Yên, qua khu phố chợ và khu quảng trường, rẽ theo đường bao ven sông đi về khu lâu đài cổ, quay xe lại theo lộ trình cũ về bến xe liên tỉnh.
- Tuyến 5: Từ bến xe liên tỉnh đi theo đường Bắc Nam nội đô cắt qua đại lộ trung tâm Đông Tây đi về khu Thương mại quốc tế, sau đó quay xe đi theo vành đai ven sông Cấm, đi theo trục trung tâm Bắc Nam về ga đường sắt và đi về bến xe khách liên tỉnh. Tổng toàn khu đô thị và khu du lịch nghỉ dưỡng đảo Vũ Yên có 263 điểm dừng đỗ xe buýt.
g. Đánh giá chung:
Trong tương lai, khi toàn bộ khu đô thị mới được hình thành sẽ tận dụng khai thác được toàn bộ lợi thế của các tuyến giao thông đường sắt, đường thuỷ cùng với các tuyến giao thông đối ngoại nối liền với khu vực và với cảng hàng không Cát Bi, đặc biệt đối với việc vận chuyển hành khách du lịch và lưu thông hàng hoá tới đảo du lịch Vũ Yên và các khu trung tâm thương mại tập trung tại khu đô thị mới.
3.6.2 Quy hoạch san nền:
a. Giải pháp thiết kế:
Thiết kế san nền theo nguyen tắc san tạo mặt bằng để xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm theo đường giao thông như: cấp thoát nước, cấp điện, bãi đỗ xe… Đối với các lô đất, san sơ bộ để lấy mặt bằ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA328(diachinh).doc