Mục lục
I . GIỚI THIỆU VỀCÁ MÚ . 3
I.1. LỜI GIỚI THIỆU .3
I.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC . 3
I.3. PHÂN LOẠI .4
I.4. MÔI TRƯỜNG SỐNG . 6
II. KĨTHUẬT NUÔI CÁ MÚ BẰNG LỒNG . 7
II.1. CHỌN VỊTRÍ ĐẶT LỒNG NUÔI 7
II.2. LÀM LỒNG . 7
III. CÁ GIỐNG VÀ THẢGIỐNG . 9
III.2 THẢGIỐNG . 9
III.1.CÁ GIỐNG 11
IV.CHĂM SÓC CÁ VÀ BẢO QUẢN LỒNG . 12
IV.1.CHĂM SÓC CÁ .12
IV.2.BẢO QUẢN LỒNG . 13
IV.3.THU HOẠCH 13
V.CÁC LOẠI BỆNH 14
V.1.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH . 14
V.2.HẬU QUẢCỦA BỆNH . 14
V.3.SỰTRUYỀN BỆNH . 15
V.4.CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH . 15
V.5.CÁC LOẠI BỆNH THÔNG THƯỜNG ỞCÁ . 17
VI.TÌNH HÌNH NUÔI HIỆN NAY . 17
VII. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 18
VII.1. THUẬN LỢI . 18
VII.2.KHÓ KHĂN .18
VIII.GIẢI PHÁP 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 20
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3198 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nuôi cá mú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong đó khoảng 80% là những lồng nuôi cá mú và khoảng 500 ha vùng ven
bờ được sử dụng để nuôi cá mú đìa. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn
sản phẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ) trong
năm 2003.Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người
dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards
và ctv, 2004), khi các doanh nhân Trung Quốc đến Nha Trang đặt vấn đề mua bán cá mú
sống. Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng
Ninh - Hải Phòng, và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Nghề nuôi cá mú
đã trải qua nhiều bước thăng trầm, khi có dịch bệnh trên tôm sú, tôm hùm, người nuôi
chuyển sang nuôi cá mú, khi gặp đại dịch SARD, nghề này lại lao đao.
Nghề nuôi cá mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nước ta. Trong tương lai khi Việt Nam
chủ động trong việc cung cấp con giống cá mú nhân tạo thì nghề nuôi cá mú càng có cơ
hội để phát triển hơn nữa.
I.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC :
Tuổi thành thục lần đầu của cá mú lúc 3 tuổi. Trọng lượng thành thục lần đầu thay đổi tùy
theo, kích thước nhỏ nhất là cá mú chuột (1kg), lớn nhất là cá mú nghệ (50-60kg). Mùa
vụ sinh sản thay đổi theo từng loài và vùng địa lý, ở Đài Loan mùa sinh sản từ tháng 3
đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, ở Philippine và các tỉnh Nam Bộ cá
có thể đẻ quanh năm.
Cá mú là loài cá tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái khi lớn
chuyển thành cá đực. Thời điểm chuyển giới tính thay đổi theo từng loài, loài cá mú đỏ
(E. akaara) chuyển giới tính lúc có chiều dài 27-30cm, với trọng lượng 0,7-1kg, loài cá
mú ruồi (E. tauvina) lúc có chiều dài 65-75cm, loài cá mú chuột lúc có trọng lượng trên
3kg.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 4
I.3. PHÂN LOẠI :
Lớp cá xương:Osteichthyes
Tổng bộ cá dạng vược:Percomorpha
Bộ cá vuợc: Perciformes
Họ cá mú: Serranidae
Trên thế giới, cá mú có 159 loài thuộc 15 giống
Một số loài được nuôi:
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 5
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 6
I.4. MÔI TRƯỜNG SỐNG
Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có rạn san hô, đá ngầm, ở vùng biển nước
ấm. Mùa hè sống ở ven bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Chúng có tập tính dinh dưỡng
ăn thịt, thức ăn gồm cá con, mực, giáp xác, thường ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Ở
Việt Nam, chúng phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều ở ven biển
miền Trung.
- Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo.
- Vùng biển miền Trung có cá song đỏ.
- Vùng biển Đông và Tây Nam bộ có song đỏ, song mỡ.
Cá song thường sống ở các hốc đá, các áng, vùng ven bờ quanh các đảo có
rạn đá san hô, thường ở độ sâu từ 10 - 30m.
pH: 7,5 - 8,3
Nhiệt độ: 25 – 320C.Phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-280C, ở nhiệt độ
180C cá bắt đầu ít ăn, ở nhiệt độ 150C, cá gần như ngưng hoạt động.
Độ mặn: 20 - 32 ppt
Oxy hoà tan (D.O): 4 - 8 ppm
NO2-N (Nitrite nitrogen): 0 - 0,05 ppm
NH3-N (Ammonia không ion hoá): < 0,02 ppm
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 7
II. KĨ THUẬT NUÔI CÁ MÚ BẰNG LỒNG :
II.1. CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG NUÔI :
Chọn vị trí để xây dựng trại nuôi cá mú là bước đầu hết sức quan trọng. Nếu chọn vị trí
không đúng sẽ dẫn đến thất bại.
Vậy chúng ta nên chọn các vùng eo, vịnh, đầm, phá, ít gió bão, sóng êm nhẹ. Nhiệt độ
nước từ 200C trở lên, độ mặn bảo đảm dao động từ 20-32%o (phần ngàn). Nguồn nước
trong sạch, tránh vùng bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, nhiễm dầu... Mực nước duy trì
tối thiểu phải đạt từ 1-2m (khi triều xuống thấp). Ngoài ra, còn phải chú ý chọn điểm nuôi
dễ quan sát, theo dõi, bảo vệ và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Độ sâu tối đa từ 2,5-
3m, lưu tốc từ 0,2-0,4 m/giây.
II.2. LÀM LỒNG :
II.2.1. Lồng nổi nuôi cá mú :
Lồng nổi hoặc lồng cố định được sử dụng chính ở Đông Nam Á . Loại lồng cố định được
neo cố định ở đáy biển và đáy có lưới hoặc không . Vật liệu làm lồng phải cứng chịu
đựng được mưa nắng.
Khung làm lồng nồi hoặc cố định , ở bên lồng trở thành chỗ đi lại và làm việc , cho cá ăn
hoặc theo dõi cá . Khung có thể làm bằng tre , gỗ , sắt xi , ống nhựa PVC . Vật liệu phải
chịu đựng được độ mặn cao và hàu hà bám , đục phá .
Vật liệu: Lồng được làm bằng gỗ liên kết thành khung và dùng lưới bao bên trong như
sau: Gỗ cây tròn khoảng 48 cây, mỗi cây dài từ 4-4,5m. Lưới nilon khoảng 5kg, kích
thước mắt lưới 2a = 2,5cm. Các loại dây giềng lưới, dây cước sươn và dây thép cột lưới,
phao nổi , neo.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 8
II.2.2.Tiến hành ráp lồng:
Ráp lồng cố định : Mang cây ra địa điểm chọn nuôi, cắm các cọc có vót nhọn một đầu
xuống đất để định kích thước lồng, cây cách cây từ 1-2m. Sau khi đóng cọc xong, tiến
hành các cột cây ngang làm thành khung lồng (dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật)
vững chắc.
Tiếp theo, tiến hành giáp lưới theo kiểu sươn ghép, thành hình hộp chữ nhật, đáy gồm 2
lớp lưới (giống như một cái mùng).
Đem lưới ráp và định vị phía trong khung gỗ bởi các dây chằng ngang dọc, tạo thành một
khung lưới. Phía trên có ghép một lớp lưới bảo vệ, kích thước mắt lưới lớn hơn, có một
cửa ra vào để kiểm tra.
Ngoài ra khi ráp lồng lổi thì phải gắn thêm phao nổi vào neo .
Có thể làm nhiều loại lồng khác nhau như :
Lồng tròn
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 9
Lồng vuông và lồng chữ nhật
III. CÁ GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG :
III.1.CÁ GIỐNG :
III.1.1.Nhân tạo :
Thu thập và thuần dưỡng cá bố mẹ:
Cá bố mẹ được đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc thu gôm từ ao, lồng nuôi thịt. Cá
bố mẹ từ ao hay lồng nuôi dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Không sử dụng cá đánh
bắt bằng chất cyanide, nên dùng những cá bắt bằng bẫy tre để làm cá bố mẹ.
Cá bắt được nên vận chuyển ngay đến trại giống hay lồng nuôi. Không cần
gây mê cá nếu vận chuyển trong các bồn chứa hay trong các dụng cụ có máy sục khí. Khi
đến trại giống cá được xử lý bằng formol 25ppm và kháng sinh Oxytetracyline với nồng
độ 2mg/l tắm cá trong 24 giờ, hoặc tiên 20mg/kg cá phòngchống nhiễm do vi khuẩn. Bể
nuôi vỗ hình tròn có thể tích 100-150 m3. Sử dụng nguồn nước biển sạch có độ mặn 30-
33 ‰ , nhiệt độ nước 28 - 30 độ C. Trước khi cấp vào bể nuôi, nên được lọc qua cát.
Mật độ nuôi vỗ 1kg cá / m3. Tỉ lệ đực cái từ 1/1 đến 1/2. Chế độ thay nước từ
50-100% mỗi ngày.
Nuôi vỗ:
Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu quan trọng, kỹ thuật nuôi hợp lý ảnh hưởng lớn đến
tỷ lệ thành thục, tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, và tỷ lệ sống của cá con. Sự thành thục
có quan hệ chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào khối lượng thức ăn
mà còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn.
Thức ăn nuôi vỗ là cá nục, cá bạc má, cá thu... khẩu phẩn 1-2% thể
trọng/ngày. Thức ăn có hàm lượng prôtêin trên 40%, lipid 6-10%, bổ sung thêm vitamin
E, C và dầu cá. Việc bổ sung nguồn chất béo giàu các acid béo không no (Hufa) có ảnh
hưởng đến sự thành thục cá bố mẹ.
Kích thích thành thục
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 10
Tuổi thành thục của cá mú là 3-5 năm, cá rất dễ thành thục trong điều kiện
nuôi nhốt. Ngoài ra có thể áp dụng kỹ thuật cấy hỗn hợp Cholestrerol, LHRH và 17 - a
Methyltestosterone kích thích cá thành thục sớm và đồng loạt.
Thông thường cá mú lúc còn nhỏ là cái, khi lớn chuyển thành đực. Trong thực
tế sản xuất thường rất khan hiếm cá đực, phương pháp tiêm hoặc cấy 17 - a
Methyltestosterone được áp dụng để tăng số lượng cá đực.
Chọn cá cho đẻ:
Tiêuchuẩn chọn cá thành thục sinh dục như sau: một cá cái thành thục khi
đường kính trứng đạt 0,4-0,5mm, đối với cá đực khi vuốt nhẹ vùng gần lỗ sinh dục xuất
hiện sẹ (tinh dịch) màu trắng đục. Các đặc điểm trên chứng tỏ cá đã sẵn sàng tham gia
sinh sản.
Sinh sản:
Chu kỳ trăng ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của cá, cá thường đẻ vào thời điểm
vài ngày trước hoặc sau kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Cá có thể đẻ tự nhiên không cần
tiêm thuốc kích thích. Vài ngày trước hoặc sau trăng tròn hoặc trăng non, thay nườc, tạo
dòng chảy liên tục. Nguồn nước mới, thay đổi nhiệt độ và dòng chảy là những tác nhân
kích thích cá đẻ trứng và phóng tinh.
Ấp trứng:
Sau khi cá đẻ, trứng thụ tinh có đường kính 0,8-0,9mm, nổi lơ lửng gần mặt
nước. Nước biển được bơm vào bể đẻ liên tục tạo thành dòng chảy tràn vào bể thu trứng
bên trong đặt một giai thu trứng mắt lưới 0,2-0,3mm. Trứng thụ tinh được chuyển vào bể
ấp ngay trong bể ương. Trứng nở sau 17-18 giờ ở nhiệt độ 28-30 độ C và độ mặn 30-
33‰ .
Cá thường đẻ trứng vào ban đêm, trứng được thu gom vào sáng sớm ngày
hôm sau. Trứng thu từ bể đẻ về thường có tảo và các chất bẩn, vì thế trước khi đưa vào
ấp, trứng phải được lọc qua lưới có đường kính mắt lướt 1mm. Mật độ trứng ấp 4000 -
5000 trứng/ m3 . Sục khí vừa đủ tạo sự tuần hoàn nước trong bể ấp trong thời gian ấp. Ở
nhiệt độ 28-30 độ C, trứng sẽ nở trong vòng 16-19 giờ.
Ương cá bột thành cá giống
Chuẩn bị để ương:
Cá bột có thể ương trong bể ximăng, bể composit, giai đặt trong bè hay ao đất.
Bể ương có dạng hình chữ nhật hoặc tròn, thể tích từ 4 - 10m3 , sâu 1-1,5m. Nước biển
dùng để ương cá bột cần phải lọc sạch, xử lý Chlorin 30ppm. Nước biển có độ mặn 30-
34‰ , nhiệt độ nước 28-30 độ C.
Ương cá bột:
Có thể ấp trứng ngay trong bể ương hoặc ấp trứng trong bể khác sau khi nở cá
bột được chuyển vào bể ương. Mật độ cá bột ương tùy thuộc hệ thống từ 4-5con/L hoặc ở
mật độ cao 20-30con/L. Sau khi nở 60 giở, cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn thích
hợp là luân trùng - SS, mật độ 5-10 cá thể/ml. Tảo Chlorella được đưa vào bể ương duy
trì ở mật độ 3x105/ml để giữ chất lượng nước tốt đồng thời cũng làm thức ăn cho luân
trùng. Luân trùng trước khi cho cá bột ăn cần phải được làm giàu acid béo không no
(Hufa).
Từ ngày tuổi thứ 6, đưa luân trùng L vào bể ương thay thế cho luân trùng SS.
Từ ngày tuổi thứ 15-20, bổ sung ấu trùng Artemia 1-3 cá thể/ml. Từ ngày tuổi thứ 30-35,
cá bột có thể ăn được Artemia trưởng thành, Moina hoặc các động vật phù du lớn hơn.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 11
Chế độ thay nước: Từ ngày đầu đến ngày tuổi thứ 10 chỉ bổ sung thêm nước
mới, không thay nước. Từ ngày tuổi thứ 10-20, thay nước 10-20% ngày và tăng lên 30%.
Từ ngày tuổi thứ 30-45, thay nước 40%/ngày và tăng lên 50% cho đến giai đoạn cá
giống.
III.1.2.Tự nhiên :
Thông thường thì nuôi cá mú bằng lồng thường lấy giống từ tự nhiên vì trại sản xuất
giống không ổn định, bệnh , cá ăn nhau , cá bố mẹ không sẵn sàng. Ngoài ra giống tự
nhiên có giá thành thấp hơn cá giống nhân tạo. Nhưng cá tự nhiên cũng có nhiều vi sinh
có hại cho con giống nên tắm nước ngọt tại nơi tập trung.
Tắm cá bằng nước ngọt tứ 15-30 phút có sục khí . Quan sát trong khi tắm cá .
Trong trường hợp cá bị thương , tách riêng chúng ra và để trong lồng hoặc bể , đặt những
ống để cá trú ẩn cho đến khi chúng phuc hồi.
III.2 THẢ GIỐNG :
Mật độ nuôi: Thường từng địa phương nuôi có điều kiện nguồn nước, nhiệt độ khác nhau,
ngoài ra, có nơi nuôi cá mú ghép với một số loại cá khác thì mật độ cũng khác.Ở vùng
nước tốt, đủ thức ăn, nguồn nước có nhiệt độ thấp, mật độ thả dày hơn từ 40-50 con/m3,
còn thường các nơi nuôi, trung bình mật độ thả từ 15-35 con/m3. Có thể thả nuôi thêm
các loại cá khác chung lồng như cá dìa, cá hồng...
Cần chú ý là thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cần xử lý các giống bằng dung dịch
thuốc xanh Malachite với liều lượng 5-10 gr/m3 nước, tắm trong 20-25 phút trước khi thả
cá vào lồng nuôi.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 12
Không nên thả với mật độ cao hơn vì cá sẽ dễ bị bệnh . Ngoài ra lượng chất thải nhiều sẽ
làm giảm lượng oxygen và làm cá bị strees.
IV. CHĂM SÓC CÁ VÀ BẢO QUẢN LỒNG :
IV.1.CHĂM SÓC CÁ :
Thức ăn của cá mú là các loại thủy, hải sản sống. Ta có thể dùng các loại thức ăn sau đây:
nhuyễn thể tươi, cua, ghẹ, cá vụn các loại, thịt các loại này còn tươi, đem băm nhỏ vừa đủ
miệng cá táp.
Tập cho cá ăn: Những ngày đầu ta để cá đói, sau đó, thả thức ăn từ từ vào, giả như thức
ăn là sinh vật sống hoạt động và cá sẽ táp mồi, và cứ làm như thế sau một thời gian ngắn,
khi thấy cá quen vị mồi rồi, có thể làm thao tác nhanh hơn, tuy nhiên, cần tránh thức ăn
bỏ vào nhiều và nhanh quá, cá ăn không kịp sẽ rơi xuống đáy lồng là cá mú sẽ không ăn.
Một ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, khi cho cá ăn nên rải đều thức ăn ra,
tránh tụ tập một chỗ.
Lượng thức ăn thường chiếm từ 5-10% trọng lượng cá nuôi trong lồng.
Thường thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước và dòng chảy thay đổi nhiều, cá ít ăn
lại, thành thử, những ngày mưa bão, chỉ cho cá ăn 1 lần và giảm trọng lượng thức ăn lại
từ 1/4 - 1/2 lượng thức ăn ngày thường.
Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, khoảng 3-5 ngày cọ rửa, vệ sinh các nan tre, hoặc lưới
một lần, tháo gỡ các vật cản, rác rưởi bám vào lồng, làm cho lồng thông thoáng, cá ít bị
bệnh vặt, mặc dù cá mú rất ít khi bệnh.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 13
Theo dõi thức ăn hàng ngày dư thừa ra sao, để điều chỉnh liều lượng lại cho thích hợp,
dọn dẹp thức ăn rơi xuống đáy và vệ sinh đáy lồng.
IV.2.BẢO VỆ LỒNG :
Hàng tháng phải kiểm tra, theo dõi để kịp thời lựa cá lớn trội tách ra nuôi riêng, để tránh
trường hợp cá lớn ăn cá bé hoặc cá lớn cắn cá nhỏ hơn, làm sây sát và có thể chết. Ngoài
ra, nếu có điều kiện ta dùng mái chèo khuấy nước trong lồng vào những ngày khí áp thấp
để cá có đầy đủ không khí mà không bị ngộp, sinh ra kém ăn hoặc chết.
Thường xuyên lặn kiểm tra lưới để phát hiện những hư hỏng kịp thời sủa chữa.
Làm giảm sinh vật bám trên lưới lồng bằng cách dùng bàn chải có cán dài để vệ sinh
lồng.
Ngoài ra có thể thả 15-30 con cá dìa ( số lượng phụ thuộc vào kích thước của lồng) vào
lồng nuôi cá mú. Mục đích là để cá ăn các loại rong , tảo bám vào lưới lồng.
Dọn dẹp vật trôi nổi trong lồng.Bảo đảm có đủ lượng nước trong lồng bằng cách thay
nước có định kỳ. lưới lồng thường bị các loại sò , vẹm bám vào gân cản trở dòng chảy.
IV.3.THU HOẠCH :
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 14
Nuôi trong lồng thì thu hoạch rất dễ dàng. Nuôi 6-8 tháng, cá đạt trung bình từ 0,5 - 0,8
kg/con là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là canh thời gian nuôi sao cho trước mùa
lạnh là thu hoạch xong, vì khi nhiệt độ xuống tới 180C cá ngừng ăn, không lớn, đối với
các vùng nuôi ở phía Bắc và miền Trung bộ, còn các nơi khác, ít lạnh, thì không quan
trọng.
Không cho cá ăn 1-2 ngày trước khi bán . Cá thu hoạch trong ao hay tạm giữ trong lồng
cũng vậy .
Kiểm tra lưới của lồng trước khi nâng lên để thu hoạch xem có bị rách hoặc hư hại hay
không , phòng cá thoát ra ngoài.
Nâng lưới chầm chậm lên để dồn cá về một gò. Dùng vợt có lưới mềm để bắt cá .
Tránh làm trầy vảy hoặc tổn thương vì sẽ khó bán và giá thành thì không cao.
Hiện nay, nghề nuôi cá mú đang là nghề đạt hiệu quả cao và có xu hướng được ngư dân
quan tâm nhiều. Hộ anh Lê Văn Thành ở Long Phước, thị xã Sông Cầu - Phú Yên, vừa
qua nuôi 600 con, đầu tư tất cả 13.400.000đ bán 420kg x 75.000 đ/kg = 31.500.000đ, lãi
18.100.000đ.
V.CÁC LOẠI BỆNH :
V.1.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH :
Bệnh có thể do nhiễm virus , vi khuẩn , kí sinh trùng , nấm …
Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như :
- Sống với mật độ cao .
- Có sự hiện diện của các hóa chất.
- Rối loạn dinh dưỡng vì thức ăn kém hoặc có chất độc trong thức ăn.
- Các yếu tố môi trường bị biến động độ mặn , nhiệt độ thay đổi đột ngột, tảo nở
hoa do lượng oxy hòa tan thấp.
V.2.HẬU QUẢ CỦA BỆNH :
Bệnh xảy ra gây tốn kém cho người nuôi.
Ảnh hưởng của bệnh cho cá là :
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 15
- Chậm lớn hoặc còi.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn cao.
- Hình dáng không bình thường .
- Thời gian tăng trưởng dài.
Nếu bệnh bùng phát mà không kiểm soát được thì sẽ làm cá chết hàng loại và mất đi
nguồn cá giống , đặc biệt cá mú là loài hiếm chỉ có trong mùa vụ nhất định.
V.3.SỰ TRUYỀN BỆNH:
Truyền bệnh theo hàng dọc:
Bệnh có thể truyền qua các thế hệ từ con bố mẹ xuống con cháu qua trứng và tinh trùng.
Truyền bệnh theo hàng ngang:
Bệnh cũng có thể được truyền theo hàng ngang qua:
- Nước trong môi trường nuôi.
- Thức ăn.
- Các loài sinh vật khác trong nước .
Dầu cá trong thức ăn của cá bảo quản kém sẽ bị hư , bị oxy hóa gây bệnh cho cá.
V.4.CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH:
Khi cá bị bệnh có nhiều dấu hiệu bên ngoài sau:
- Thay đổi màu sắc bất thường ( thông thường cá bị sốc có màu đậm)
- Cá ăn kém .
- Bơi một cách bất bình thường .
- Chậm lớn .
- Tổn thương hoặc bị xuất huyết trên thân.
- Có những bất thường trong giải phẫu.
V.5.CÁC LOẠI BỆNH THÔNG THƯỜNG Ở CÁ:
V.5.1.Các bệnh do virus.
Virus là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ thông thường chỉ bằng 1/20 kích thước của
vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong kí chủ, gây bệnh bằng
cách phá hoại cá mô của kí chủ .Có 2 loại gây hại nguy hiểm : virus gây hoại tử thần
kinh(VNN), và irido virus.
Cơ quan bị nhiễm Dấu hiệu Hậu quả
Não bộ Màu của thân tối Bị chết nhiều
Mắt Bơi kiểu xoay
Mang Bơi yếu gần mặt nước
Lách và các cơ quan nội
tạng
Thỉnh thoảng đớp không
khí ỏ mặt nước
Mang có màu lợt
Có thể bị nhiễm virus khi:
- Tác nhân truyền bệnh là cá bố mẹ và cá con.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 16
- Do sốc độ mặn và nhiệt độ.
- Trong môi trường nước có kim loại nặng.
- Cá bị sốc do dinh dưỡng.
Ngăn ngừa bệnh virus bằng cách:
- Chọn cá không có virus bằng cách nhờ phòng thí nghiệm.
- Tiệt trùng dụng cụ trước khi sử dụng.
- Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống.
- Thực hiện nuôi cá tốt bằng cách cho đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cá , loại trừ
các con yếu.
- Kiểm dích có giấy chứng nhận cá nhập khẩu.
V.5.2.Các bệnh do vi khuẩn:
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ gây bệnh cho cá khi cá có sức khỏe kém , điều
kiện chăm sóc và thay đổi của môi trường.
Cá tạp nếu bảo quản kém có thể mang vi khuẩn có hại cho hệ thống nuôi .
Hầu hết các loài vi khuẩn gây hại cho cá mú thuộc nhóm vibrio.
Cơ quan bị nhiễm Dấu hiệu Hậu quả
Vây và đuôi Vây bị rữa Cá chết ở đáy
Thân Xuất huyết dưới da
Mắt Có khối u
Màu sắc đậm
Mắt đục , lồi có xuất huyết
hoặc không.
Có thể nhiễm vi khuẩn khi:
- Mật độ quá cao , chất lượng dinh dưỡng và nước kém.
- Nhiễm kí sinh trùng chúng tạo vết thương đó chính la 2 lối vào cho vi khuẩn xâm
nhập.
- Ô nhiễm chất hữu cơ vì thúc ăn thừa và nước kém lưu chuyển.
- Cá bị thương.
Phòng ngừa:
- Duy trì mật độ cá và sinh khối bên trong lông thích hợp.
- Duy trì sự lưu thông nước bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật
bám.
- Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản.
Xử lý:
- Tắm trong nước ngọt không kéo dài quá 15 phút.
- Tắm cá nhanh bằng dung dịch formalin và iodine.
V.5.3.Các bệnh do nấm:
Nấm là sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo năng lượng bằng
cách tiêu thụ chất hữu cơ. lchthyophonus sp. Là loại nấm gây bệnh cho cá mú.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 17
Cơ quan bị nhiễm Dấu hiệu Hậu quả
Cơ Đám màu trắng có đường
kính 2 mm ở các cơ quan
nhiễm.
Ăn mòn sâu vào mô của ký
chủ.
Các cơ quan bên trong Ảnh hưởng giá trị của cá
Phòng ngừa:
- Tránh làm cá bị thương.
- Chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm ra khỏi hệ thống nuôi.
- Không cho cá ăn thức ăn bẩn và hư .
- Bảo quản tốt thức ăn nhân tạo.
V.5.4.Bệnh do ký sinh trùng :
Ký sinh trùng là những loài sống bám trên ký chủ sống, ký sinh trùng được xem là tác
nhân gây hại nhiều nhất cho cá mú.
Có các loại ký sinh trùng thường gặp sau:
- Protozoa
- Giun dẹp
- Giun tròn
- Giáp xác
- Đỉa
- Dinoflagellata
Cơ quan bị ảnh hưởng Dấu hiệu Hậu quả
Mang Cá tập trung gần mặt nước
hoặc tai nơi sục khí.
Da và mang bị hoại tử
Thân Mang có màu nhợt Cá chết nhiều nếu không
điều trị.
Màu sắc thân đậm hơn trên
thân xuất hiện những đốm
như nhung.
VI.TÌNH HÌNH NUÔI HIỆN NAY.
Hiện nay, cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển (Bộ Thủy Sản, 2003),
trong đó đến 80% là lồng nuôi cá mú (Quảng, B.H; Thọ, T.V; Điệp, N.V; trao đổi riêng)
và khoảng 500 ha ao đìa nuôi cá mú với sản lượng ước tính khoảng 3000 tấn, trong đó
nuôi lồng chiếm 2/3 sản lượng. Các đối tượng nuôi bao gồm cá Mú Chấm Đen
Epinephelus malabaricus, cá Mú Sông E. coioides, cá Mú Chấm Đỏ E. akaara, cá Mú
Sỏi E. bleekeri, cá Mú Sáu Vạch sexfasciatus, cá Mú Chấm Tổ Ong E. merra, cá Mú Mỡ
E. tauvina, ngoài ra còn có cá Mú Đỏ Cephalopholis miniata và cá Mú Chấm Xanh
Plectropomus leopardus thường được lưu tạm để xuất khẩu. Gần đây cá Mú Hoa Nâu,
còn gọi là cá Mú Cọp E. fuscoguttatus đã được nuôi tại các tỉnh phía Nam. Các lồng và
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 18
đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sản phẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300
tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ) trong năm 2003.
Sự kiện này đang gây “chấn động” không chỉ riêng ở nước ta, mà cả nhiều nước trong
khu vực. Cho tới nay, phần lớn các nước nuôi loại cá có giá trị kinh tế rất cao này đều
phải lấy giống bằng cách đánh bắt cá con ngoài biển, hoặc nhập từ Đài Loan.
Cá song là loài cá quý (giá thị trường thế giới khoảng 10-15 USD/kg đối với loại cá song
chấm đỏ - chúng nuôi phổ biến ở châu Á. Riêng cá song chuột giá tới 90 USD/kg vì hiếm
và thịt rất ngon).
Một số vùng hiện nay đang nuôi cá mú như : vùng biển bán đảo Nghi Sơn, Bạc Liêu ,
Bình Thuận , BRVT , Quảng Nam , Nha Trang…
VII. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
VII.1. THUẬN LỢI :
Nước ta có vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi.
Bước đầu, đàn cá giống mới tạo ra tại Cát Bà là 105.000 con, tại Vũng Tàu là 3.000 con,
và Cửa Lò 2.000 con. Toàn bộ số giống đã trên dưới tháng tuổi (dài 3-5 cm), nghĩa là
vượt xa được “ngưỡng chết” 3 ngày tuổi. Như vậy là thành công, vì thực tế với cá giống
dài 3-5 cm, người ta đã nuôi được và dễ dàng cho ra thương phẩm.
Hiện trại giống của Viện có 40 con cá mẹ. Nếu chúng cùng đẻ đều trong một năm thì
được khoảng 3 triệu con, tương đương 3 triệu USD (cá song giống nhập từ Đài Loan về
rẻ nhất cũng 1 USD/con). Nghĩa là chỉ cần 40 con cá mẹ đã có thể làm lợi cho đất nước 3
triệu USD/năm từ việc tạo giống. Nhưng điều quan trọng hơn là tạo được giống cá song
có thể sẽ làm bùng nổ nghề nuôi cá song trên biển, một nghề có lợi nhuận rất lớn mà hiện
nay còn hạn chế ở khâu giống.
Có lợi nhuận cao : cá mú là loài cá có giá trị kinh tế rất cao , giá thị trường từ 10-15
đôla/1kg ( tùy theo loài), riêng cá mú chuột có giá là 90 dola/ 1kg vì thịt rất ngon và rất
hiếm.
Hiện nay ở châu Á thường nuôi loài cá mú đỏ rất phổ biến .
Thị trường tiêu thụ lớn ( Trung Quốc, Đài Loan ,…)
VII.2.KHÓ KHĂN :
Nuôi thuỷ sản ven biển hiện phụ thuộc rất nhiều yếu tốt như thị trường, chi phí và
giá trị của đầu vào (inputs) và đầu ra (outputs), giá và diện tích đất có được
kỹ thuật mới, quảng bá kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và tín dụng,…
− Vấn đề thị trường: thị trường cho các sản phẩm thủy sản, nhất là hải sản
được dự báo là sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, và điều này là do giá trị của sản
phẩm hải sản và sự suy giảm sản lượng từ khai thác biển.
− Vấn đề sở hữu và khai thác: có lẽ khai thác vùng ven biển thì phức tạp hơn
nhiều so với vùng nội địa. Đây là vùng mà tài nguyên chung, lấn chiếm, phát triển phức
tạp, .. Tất cả những vấn đề này làm cho sự phát triển của nuôi ven biển trở nên phức tạp
đặc biệt là những tác động đến vấn đề xã hội và môi trường.
Đại học Nông Lâm Thủy sản đại cương
Nhóm 9 19
− Vấn đề kinh tế và xã hội: nuôi ven biển thông thường được hiểu là nghề tạo
ra ngoại tệ và nuôi đối tượng có giá trị, trong khí đó thì nuôi nước ngọt được xem là
nuôi có mức thâm canh thấp (low inputs) và phục vụ xóa đói giảm nghèo.
− Vấn đề giống cho nuôi ven biển: trong những năm trước đây khi nguồn
giống tự nhiên còn phong phú thì nhiều đối tượng nuôi còn sử dụng nguồn giống này.
Hiện nay, nguồn giốn tự nhiên giảm đáng kể (do đánh bắt, bãi đẻ và sinh trưởng bị tàn
phá, ô nhiễm,…) do vậy nguồn giống sản xuất từ cá trại giống trở nên quan trọng và kỹ
thuật sản xuất giống từ đấy cũng phát triển nhanh và trở thành điều kiện tiên quyết cho
phát triển các hệ thống nuôi ven biển.
VIII.GIẢI PHÁP:
-Cần có sự phối hợp giữa người nuôi và các nhà nghiên cứu.
-Cần có sự quan tâm của các cơ quan chức năng để hạn chế các rủi ro:ô nhiễm
môi trường, dịch bệnh, phát triển không có quy hoạch, tình trạng ăn cắp, giá cả thị trường
biến động khiến người nuôi không có lãi thậm chí là thua lỗ.
- Đa dạng hoá đối tượng nuôi: Nuôi tập trung một vài đối tượng, đặc biệt là
nuôi ở mức thâm canh cao hiện luôn gắng liền với rũi ro. Việc nhiều quốc gia quá tập
trung phát triển nuôi tôm ven biển trong nhiều năm qua đã giúp làm tăng sản lượng tôm
nuôi trên th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ki_thuat_nuoi_ca_mu_9133.pdf