Đề tài Phân biệt những điểm chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế và quản ký kinh doanh của doanh nghiệp

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I. Lý luận chung 2

1. Quản lý Nhà nước về kinh tế 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đặc điểm 2

1.3. Phương pháp 3

1.4. Đối tượng 3

1.5. Nguyên tắc 4

2. Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 4

2.1. Khái niệm 4

2.2. Nhà quản lý 5

2.3. Mục tiêu quản lý 5

2.4. Môi trường quản lý 5

3. So sánh 6

II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 8

1. Về phía Nhà nước 8

1.1. Vấn đề đặt ra 8

1.2. Những giải pháp cơ bản 9

2. Về phía doanh nghiệp 9

2.1. Vấn đề đặt ra 9

2.2. Giải pháp cơ bản 10

Kết luận 11

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân biệt những điểm chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế và quản ký kinh doanh của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói dầu Có lẽ không một lĩnh vực hoạt động nào của con người lại quan trọng hơn là công việc quản lý bởi vì một nhà quản lý mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có những nhiệm vụ cơ bản là thiết kế, xây dựng và duy trì một môi trường mà trong đó có các cấp cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định. Nói cách khác, các nhà quản lý có nhiệm vụ duy trì hoạt động làm sao cho các cá nhân có thể có những đóng góp tốt nhất vào mục tiêu của nhóm. Mặc dù chúng ta cần nhấn tới các nhiệm vụ của người quản lý trong công việc thiết kế một môi trường bên trong để thực hiện nhiệm vụ, song không bao giờ có thể quên rằng họ phải hoạt động cả ở môi trường bên ngoài của một cơ sở lẫn môi trường bên trong của các bộ phận khác nhau nằm trong một cơ sở. Đối với các quan hệ qua lại với môi trường bên ngoài, rõ ràng các nhà quản lý không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình nếu không có được sự am hiểu và nhạy bén với nhiều yếu tố của môi trường bên ngoài - như các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, xã hội, chính trị và địa lý - ảnh hưởng tới các lĩnh vực lao động của họ. Nhận thức được vấn đề trên và được sự phân công của các thầy(cô) trong khoa Quản lý doanh nghiệp. Đề tài của em là: ”Phân biệt những điểm chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế và quản ký kinh doanh của doanh nghiệp”.Do thời gian và khả năng có hạn bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy (cô) để bài viết của em được hoàn thiện hơn. nội dung I. Lý Luận Chung Quản lý nhà nước về kinh tế(QLNN) Khái niệm Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với tư cách là tổng thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đặc điểm QLNN về kinh tế là quản lý vĩ mô nền kinh tế Nhiệm vụ chủ yếu quản lý vĩ mô nền kinh tế là đảm bảo cân đối cơ bản trên bình diện tổng thể nền kinh tế tạo ra môi trường tôa cho các chủ thể kinh tế trên thị trường đặc biệt là doanh nghiệp,dẫn dắt nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục với tốc độ cao và lành mạnh.Chức năng chủ yếu của quản lý vĩ mô là vạch ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và các chính sách kinh tế đồng bộ. Trên bình diện tổng thể, Nhà nước vừa phải điều tiết vĩ mô đối với các doanh nghiệp, vừa phải phục vụ các doanh nghiệp trên nhiều mặt, thực hiện sự thống nhất hưu cơ giữa vi mô và vĩ mô. QLNN về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước QLNN về kinh tế là quản lý của Nhà nước đối với hệ thống kinh tế quốc dân, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, của chính quyền đối với nền kinh tế quốc dân. Quản lý Nhà nước về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước có nghĩa là một mặt, quản lý này lệ thuộc vào chính trị, xuất phát từ chỗ, Nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thống chính trị xã hội, là công cụ đặc biệt để thực hiện quyền lực chính trị(lập pháp, hành pháp và tư pháp) của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác và xã hội. Mặt khác, quản lý này mang tính pháp quyền và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế. QLNN về KT nhằm mục tiêu phát triển lấy hiệu quả KT-XH là chính. Xuất phát từ hai đặc điểm trên, mục tiêu đặt ra trong QLNN về kinh tế là mục tiêu kinh tế-xã hội, mục tiêu này được thể hiện ở mục tiêu tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế-xã hội được xem như là tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu trên. Phương pháp Các phương pháp quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng và cơ hội của đất nước, đạt mục tiêu quản lý đề ra. Quản lý kinh tế có hiệu nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý. Đó chính là tài nghệ quản lý của nhà nước nói riêng, của các viên chức quản lý nói chung. Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm: Các phương pháp hành chính Các phương pháp kinh tế Các phương pháp giáo dục Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản ký kinh tế của Nhà nước Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước Đối tượng Với ý nghĩa là một khoa học,QLNN về kinh tế có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý.Khác với quan hệ quản trị, các quan hệ trong phạm vi một đơn vị cơ sở, kể cả phân hệ quản trị cũng như phân hệ sản xuất và giữa hai phân hệ đó với nhau. Quan hệ quản lý là những quan hệ diễn ra trong hệ thống quản lý của nền kinh tế quốc dân (hệ điều tiết) và giữa các cơ quan nhà nước với các đơn vị cơ sở trong quá trình tái sản xuất xã hội. Nếu quan hệ quản trị là một nội dung của quan hệ săn xuất thì quan hệ quản lý mang tính quyền lực nhà nước, thuộc kiến trúc thượng tầng. Nguyên tắc Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế: Bảo đảm quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị, tạo được động lực cùng chiều cho mọi người dân trong xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý kinh tế có căn cứ khoa học và trong phạm vi quốc gia. Tập trung dân chủ (phân cấp): Điều 6, hiến pháp 1992 quy định”Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ ”. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích xã hội: Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn; Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác; Thực hiện đầy đủ kế hoạch hạch toán kinh tế và vận dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế để quản lý một cách có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội. Tiết kiệm và hiệu quả: Rút từ luận điểm của C.Mác. Mọi thứ tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian; Tiết kiệm là quy luật của nền sản xuất xã hội dựa trên cơ sở phải sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội; Quy luật tiết kiệm gắn liền với quy luật phải phải tận dụng các thành quả của khoa học và công nghệ. Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (QLKD) Khái niệm Quản lý kinh doanh là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp. Sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Nhà quản lý Ngày nay, trong môi trường sống cạnh trang gay gắt, không có một ai có thể làm việc một mình, khôngcó một ai làm việc mà không chịu sự tác động từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Người quản lý cấp cao – Giám đốc là người tập hợp những nỗ lực cá nhân, thúc đẩy họ cùng phát triển để tạo ra các giá trị thặng dư. Những hoạt động dựa trên kinh nghiệm cá nhân sẽ được thay thế bởi những nhóm làm việc mà sự thành công của cá nhân nằm trong sự thành công của nhóm. Mục tiêu quản lý Mục tiêu hợp lý và công khai của các nhà quản lý đều là thặng dư tức là các nhà quản lý cần phải tạo dựng nên một môi trường mà trong đó mỗi người phải hoàn thành các mục tiêu theo nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự không thoả mãn cá nhân ít nhất hoặc ở đó họ có thể đạt được mục tiêu mong muốn có thể được với các nguồn lực có sẵn. như vậy trong quá trình quản lý, người giám đốc phải tạo dựng được môi trường để quản lý thành công. Quá trình đó được chi phối bởi bên trong như con người, mục tiêu chung và riêng của tổ chức nhóm và cá nhân, sự phối hợp hài hoà giữa các mục tiêu đơn lẻ hướng tới những mục tiêu xác định. Đồng thời nhà quản lý cấp cao phải chịu những tác động chi phối của các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, đạo đức xã hội. Môi trường quản lý Môi trường kinh tế Ngoài vốn, nguồn lao động,..một yêu cầu đầu vào quan trọng khác về mặt kinh tế nữa là khả năng và chất lượng cao của các nhà quản lý. Chúng ta thường nghĩ về những nhà quản như một đối tượng chỉ tồn tại trong kinh doanh – như là một người nhìn thấy cơ hội kinh doanh, thu nhận được nguồn vốn và nhân lực cần thiết, biết cách làm thế nào để kết hợp chúng lại với nhau một cách thành công, dám sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân về các rủi ro khi thất bại. Nhưng trên thực tế, chúng ta coi khả năng như yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp và khả năng của các nhà quản lý là yếu tố quyết định cho thành công đó. Nếu thiếu thốn về tài năng quản lý là hạn chế chính kìm hãm sự phát triển của một doanh nghiệp bất kì. 2.4.2 Môi trường xã hội Môi trường xã hội được cấu thành từ cách cư xử, những mong muốn, hy vọng, cấp bậc về tri thức và giáo dục, sự tin tưởng, và những thói quen của dân cư thuộc một nhóm hoặc của toàn xã hội. Sự khác nhau về tuổi tác, về trình độ..gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho nhà quản lý trong việc thiết kế nên một môi trường có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và thoải mãn của mọi nguời. Tuy vậy các nhà quản lý không còn cách nào khác ngoài cách tính tới những điều đó trong việc dưa ra quyết định của mình. 2.4.3 Môi trường chính trị – pháp luật Môi trường chính trị – pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Nhiều điều luật và quy chế ban bố điều chỉnh hành vi của các nhà quản lý và các bộ phận của họ trong kinh doanh. Có tương đối ít những điều mà một nhà quản lý có thể làm trong một tổ chức mà chúng ta lại không có liên quan đến một điều luật hoặc một qui tắc, theo một cách nào đó và chúng thường bị khống chế một cách đặc biệt bởi luật lệ và qui tắc. Sự lỗi thời và cảm thấy bị chìm ngập làm cho các nhà quản lý bị rối bời, và vấn đề thật không dễ nếu các nhà quản lý không có đủ sự nhạy cảm cần thiết đáp ứng áp lực xã hội mà còn phải lường trước và xử lý đối với các áp lực về mặt chính trị cũng như những luật lệ đã có. 3. So Sánh Việc phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể minh hoạ bằng một số đặc tính sau: Quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp - Sử dụng quan hệ một chiều ra những văn bản mang tính bắt buộc - Sử dụng quan hệ hai chiều cam kết theo hợp đồng đã được đề ra - Lãnh đạo, quản lý về mặt kinh tế trên toàn bộ đất nước - Bị lãnh đạo, bị quản lý, là đối tượng bị quản lý - Xử lý tin để quản lý - Xử lý các yếu tố vật chất để quản lý kinh doanh - Hiệu năng chung, hiệu quả trên toàn nền kinh tế quốc dân - Lỗ lãi cụ thể, hiệu quả chỉ mang tính đem lại lợi nhuận cho doanh nghiêp - Bộ máy làm việc quản lý kinh tế của nhà nước dựa vào ngân sách - Bộ máy làm việc quản lý kinh doanh tự cấp phát, tự tích luỹ và phải nộp thuế - Tìm tòi các giải pháp, phương án thúc đẩy sản xuất và dịch vụ phát triển trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân - Tự tìm khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để làm ra của cải hoặc làm dịch vụ thoả mãn nhu cầu xã hội để thu lợi cho doanh nghiệp - Điều chỉnh các quan hệ lãnh đạo, quản lý bằng luật hành chính thông qua các văn bản - Điều chỉnh các quan hệ trong kinh doanh bằng luật dân sự, luật lao động thông qua các hợp đồng giữa hai bên Như vậy, qua xem xét việc phân biệt trên ta nhận thấy, quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chỉ là tương đối mà thôi. Nhiều khi hai chức năng này bị chồng chéo lên nhau không hỗ trợ cho nhau trong sự phát triển. II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Về phía nhà nước 1.1 Vấn đề đặt ra Không ít các nhà lý luận kinh tế trong và ngoài nước cho rằng: Hiệu tực quản lý vĩ mô của nhà nước được đánh giá bởi mức độ hoàn thiện của công thức: Nhà nước mạnh + Pháp luật hoàn chỉnh + Thực lực kinh tế đủ mức.Quan điểm trên hoàn toàn có cơ sở. Trong kinh doanh thị trường, nhà nước mạnh thể hiện ở cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của nó, nhưng sức mạnh kinh tế của nhà nước còn được thể hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô trong đó thực lực kinh tế của nhà nước giữ vai trò quan trọng. Cách hiểu về sức mạnh kinh tế của nhà nước có hai khuynh hướng trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất lập luận rằng CNXH dựa trên chế độ công hữu mà nhà nước là người đại diện. Vì vậy khu vực kinh tế quốc doanh phải chiếm tỷ trọng lớn, có như vậy định hướng CNXH mới được bảo đảm. Ngược lại quan điểm thứ hai cho rằng nhà nước làm kinh tế thường kém hiệu quả, hơn nữa nó là môi trường cho sự tham nhũng. Vì vậy phải giảm mạnh tỷ trọng kinh tế của nhà nước. Cả hai quan điểm trên đều có những mặt tích cực và tiêu cực, nó nắm vững mối quan hệ giữa thực lực kinh tế của nhà nước về kinh tế.Thực lực kinh tế của nhà nước có thể được thực hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như các chính sách tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, thuế, tỷ giá.Trong các mục tiêu mà nhà nước cần tập trung ngoài một số lĩnh vực cần phải hỗ trợ để tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển thì yêu cầu của việc hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường cũng cần phải quan tâm một cách thích đáng. Những giải pháp cơ bản Thể chế hoá đường lối, chính sách chủ trương phát triển kinh tế của Đảng thành pháp luật nhà nước. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể và định ra các chương trình mục tiêu xây dựng kế hoạch. Đặt ra hệ thống thu đối với tất cả các tổ chức, các doanh nghiệp một cách hợp lý. Tận thu các loại thuế, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật. Định ra cơ chế quản lý chung và cơ chế quản lý mới, điều hành các hoạt động kinh tế trong toàn xã hội. Đảm bảo cho sự phát triển đúng quỹ đạo, không chồng chéo trong công tác quản lý, gây ách tắc trong kinh doanh. Giữ vững kỷ cương và kỷ luật nhà nước, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, tăng cường trật tự quản lý. Tiến hành hoạt động kiểm tra kiểm soát trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm trong sạch bộ máy Nhà nước, lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội. Về phía doanh nghiệp 2.1 Vấn đề đặt ra Vấn đề đặt ra ở đây là tình huống thực tế đã xảy ra ở Công ty Kinh đô - Xây dựng và phát triển đội ngũ những nhà quản lý. Tuy là một đơn vị nhỏ nhưng Công ty Kinh đô luôn sống trong những pha biến động phức tạp như bất kì một đơn vị kinh doanh nào khác. Trong quá trình đặt nền móng xây dựng Toà nhà Kinh đô 292 Tây Sơn, có một kĩ sư phụ trách kĩ thuật đã thực sự trở thành “cánh tay phải” đắc lực cho Giám đốc công ty. Và tất nhiên thành quả anh ta nhận được phải là chức Giám đốc điều hành toà nhà? Người lãnh đạo cao nhất của Công ty phải quyết định ra sao? Có thể nói toà nhà là sức sống mới, là nơi thử nghiệm phương thức quản lý mới của lãnh đạo Công ty; gánh nặng trả nợ đè lên vai khi toà nhà đi vào hoạt động. Đây có phải là sự “mạo hiểm” để xây dựng đội ngũ quản lý của Giám đốc Công ty khi đang gặp những vấn đề khó khăn về nhân sự? 2.2 Giải pháp cơ bản Qua đặc điểm và những sự kiện cho thấy, công ty đang gặp khó khăn rất lớn về nhân sự, thiếu trầm trọng những nhà quản lý. Chế độ thủ trưởng trực tiếp chỉ huy phát huy nhiều ưu diển nhưng khi toà nhà đi vào hoạt động ổn định thì vấn đề lại nổi lên. Không thể để Ban lãnh đạo Công ty chỉ có một người và Giám đốc kiêm luôn vị trí Trưởng phòng Tổ chức. Trung thành Phát triển Bảo vệ Just in time (Kịp thời, đúng lúc) Phát triển và bảo vệ hai nguyên tắc đảm bảo nguồn lực. Thay vì phương pháp đào tạo tập trung dài hạn, trường lớp chính quy, phương pháp này sẽ hợp lý và hiệu quả hơn đối với công ty – về những thay đổi trong vấn đề nhân sự. Phát triển và bảo vệ nhằm xây dựng lên đội ngũ quản lý và đặt nền tảng cho sự trung thànhtrong công ty.Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhà quản lý không chỉ là năng lực mà còn là công tác huấn luyện, đào tạo và phát triển những người dưới quyền có đủ khả năng thay thế mình. Việc kĩ sư trở thành giám đốc điều hành là điều tất yếu vì đó là phần thưởng xứng đáng cho những đống góp với công ty. Cái thiếu ở đây là năng lực quản lý một đơn vị thành viên phải chăng sẽ được ban lãnh đạo công ty bù đắp bởi sự theo sát, kèm cặp. Công ty đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động và tỏ ra có rất nhiều tiềm năng. Chính vì vậy, sự bổ sung cán bộ quản lý trẻ, những ngừơi có bằng cấp chuyên môn là điều cần làm ngay. kết luận Thực tiễn nước ta chỉ ra rằng, năng lực của người quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp, có khi còn mang tính chất quyết định. Chính nhờ họ mà các yếu tố sản xuất được tổ chức hợp lý và phát huy tác dụng, trí tuệ và khả năng của các nhân viên được phát huy triệt để. Khoa học kỹ thuật được ứng dụng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Họ chính là lực lượng xung kích trong sự nghiệp đổi mới về vấn đề kinh tế, khắc phục nguy cơ nước ta tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác trong khu vực. Chính vì vậy việc nghiên cứu đánh giá và nhận xét về họ trong môi trường khách quan là một vấn đề đáng được quan tâm. Qua họ ta có thể thấy được vị trí, tính chiến lược và “Văn hóa Kinh doanh”. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) trong khoa Quản lý Doanh nghiệp – Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội đã giúp em phần nhiều kiến thức và phương pháp luận để em hoàn thành bài viết của mình. Tài liệu tham khảo Giáo trình khoa học quản lý Báo Nhà nước và pháp luật Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế Tạp chí nhà quản lý số 4/2003 Tạp chí nhà quản lý số 7/2004 Sự phát triển của công ty Kinh đô mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung 2 I. Lý luận chung 2 1. Quản lý Nhà nước về kinh tế 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Đặc điểm 2 1.3. Phương pháp 3 1.4. Đối tượng 3 1.5. Nguyên tắc 4 2. Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 4 2.1. Khái niệm 4 2.2. Nhà quản lý 5 2.3. Mục tiêu quản lý 5 2.4. Môi trường quản lý 5 3. So sánh 6 II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp 8 1. Về phía Nhà nước 8 1.1. Vấn đề đặt ra 8 1.2. Những giải pháp cơ bản 9 2. Về phía doanh nghiệp 9 2.1. Vấn đề đặt ra 9 2.2. Giải pháp cơ bản 10 Kết luận 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0664.doc
Tài liệu liên quan