Đề tài Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến sự phát triển của ngành dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Á Châu.

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

Chương 1. KHUNG LÝ THUYẾT CHO VIỆC PHÂN TÍCH 4

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 4

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 4

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 4

1.2. HƯỚNG PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 7

Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TÉ 8

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - ACB 8

2.1.1. Lịch sử hình thành 8

2.1.2. Quá trình phát triển 8

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI HOẠT ĐỘNG TTQT 11

2.2.1. Những nhân tố mang tính cơ hội 11

2.2.2. Những nhân tố đem đến thách thức. 15

2.3. NHẬN XÉT 16

Chương 3. GIẢI PHÁP CHO NGÂN HÀNG 17

Chương 4. KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến sự phát triển của ngành dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Á Châu., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0936695275 Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế B Khóa : 49 Hệ : Chính quy Hà nội, tháng 4 năm 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Để có thể phát triển,việc hội nhập quốc tế trở thành một vấn đề tất yếu và cấp bách của mỗi quốc gia. Kéo theo đó là xu hướng tự do hóa thương mại. Việt Nam cũng không năm ngoài quy luật đó , việc gia nhập những khối liên kết kinh tế và khu vực mậu dịch tự do như ASEAN, AFTA, APEC,đặc biệt là WTO đã thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc từng bước tiến tới tự do hóa thương mại. Bất cứ một quốc gia nào cũng nhìn thấy rõ được lợi ích của tự do hóa thương mại, nó đem đến cơ hội rõ rệt cho toàn bộ nền kinh tế nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức cho năng lực của mỗi ngành nghề trong nước.. Tự do hóa thương mại là yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, đi kèm nó là những cơ hội phát triển cho các dịch vụ đi kèm như giao nhận quốc tế, vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế. Tuy nhiên nó cũng đem đến những thách thức lớn cho những ngân hàng kinh doanh trong các lĩnh vực này.Đề tài này xin được phân tích những tác động của quá trình tự do hóa thương mại tới một trong những lĩnh vực dịch vụ trên đó là thanh toán quốc tế. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế , đề tài sẽ đưa đến một cái nhìn rõ nét về những tác đông của tự do hóa thương mại tới hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng cụ thể. Nhiệm vụ của đề tài chính là chỉ ra những cơ hội và thách thức mà tự do hóa thương mại đem đến dựa trên thực trạng, kết quả kinh doanh thanh toán quốc tế của ngân hàng đó trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, dấu mốc đánh dấu quyết tâm hội nhập quốc tế của Việt Nam, và cũng là khi quá trình tự do hóa thương mại có ảnh hưởng rõ nét tới những ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế thuộc dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại một cách sâu rộng với nhiều hiệp định song phương, đa phương cùng với các cam kết với WTO. Nhưng hàng rào thuế quan và hạn ngạch của Việt Nam bắt đầu được rỡ bỏ với quy mô lớn. Để thấy được quá trình này tác động tới dịch vụ thanh toán quốc tế như thế nào, em xin chọn đối tượng nghiên cứu là hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ACB trong các năm từ 2005 tới 2009 và xin nếu kiến nghị tới năm 2020. 3. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT Nôi dung của bài biết gồm 3 chương: Chương 1. KHUNG LÝ THUYẾT CHO VIỆC PHÂN TÍCH 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1.2. HƯỚNG PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TÉ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – ACB 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI HOẠT ĐỘNG TTQT 2.3. NHẬN XÉT Chương 3. GIẢI PHÁP CHO NGÂN HÀNG Chương 4. KẾT LUẬN NỘI DUNG Chương 1. KHUNG LÝ THUYẾT CHO VIỆC PHÂN TÍCH 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư...Trong đó, quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế ( TTQT ). Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ. Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mối quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động TTQT cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt hơn. 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các ngân hàng thương mại ( NHTM ). Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây truyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng. - Đối với khách hàng Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của NHTM giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu chứng từ xuất khẩu. Qua việc thực hiện thanh toán ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. - Đối với nền kinh tế TTQT là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh doanh đối ngoại. Hoạt động thanh toán tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu ( XNK ), thanh toán quốc tế không những tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá XNK, làm cho hợp đồng ngoại thương được thực hiện an toàn mà còn tạo uy tín thanh toán giữa các bên tham gia. Có thể nói rằng, thương mại quốc tế có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không. Chính vì vậy, với việc nâng cao chất lượng TTQT sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động XNK, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý các bạn hàng xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua là hết sức khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác TTQT thì sẽ giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. - Đối với bản thân ngân hàng Hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân NHTM. Trước hết, nó tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào khoản lợi nhuận chung của ngân hàng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu TTQT, trên cơ sở đó ngân hàng tăng được quy mô hoạt động của mình. Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Đồng thời ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời giúp cho ngân hàng vượt khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với các ngân hàng thế giới. Như vậy, trong xu thế phát triển hiện nay, TTQT có một vị trí rất quan trọng đối với khách hàng, với nền kinh tế và đối với bản thân ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán quốc tế là một đòi hỏi cấp thiết. 1.2. HƯỚNG PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ Những tác động của tự do hóa thương mại rất đa dạng,vì thế đề tài xin tiếp cận theo hai hướng chủ yếu là những nhân tố cơ hội và nhân tố thách thức.Với mỗi nhân tố lại có thể được nhìn nhận theo khía cạnh chủ quan và khách quan. Trước hết là sự tác động lên dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung rồi đến dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ACB.Với những thực trạng của ngân hàng sẽ làm rõ những tác động đó. Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TÉ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - ACB 2.1.1. Lịch sử hình thành - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993, va Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp ngày 13/5/1993 với vốn điều lệ 7,779,753,250,000VND. - ACB được Trung tam Giao dịch Chứng khoan Ha Nội chấp thuận cho niem yết kể từ ngay 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN. Loại chứng khoan: Cổ phiếu phổ thong Ma chứng khoan: ACB Mệnh gia: 10.000 đồng/cổ phiếu Số lượng chứng khoan niem yết hiện nay: 777.975.325 cổ phiếu. 2.1.2. Quá trình phát triển - Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức va kinh nghiệm thương trường, cung chia sẻ một nguyen tắc kinh doanh la “quản ly sự phat triển của doanh nghiệp an toan, hiệu quả” va đo la chất kết dinh tạo sự đoan kết bấy lau nay. Giai đoạn nay, xuất phat từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khach hang cá nhân va doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tin dụng, đi vao sản phẩm dịch vụ mới ma thị trường chưa co (cho vay tieu dung, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tin dụng). - Giai đoạn 1996 - 2000: ACB la ngan hang thương mại cổ phần đầu tien của Việt Nam phat hanh thẻ tin dụng quốc tế MasterCard va Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngan hang hiện đại theo một chương trinh đao tạo toan diện keo dai hai năm, do cac giảng vien nước ngoai trong lĩnh vực ngan hang thực hiện. Thong qua chương trinh nay, ACB đa nắm bắt một cach hệ thống cac nguyen tắc vận hanh của một ngan hang hiện đại, cac chuẩn mực va thong lệ trong quản ly rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngan hang ban lẻ, va nghien cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trinh hiện đại hoa cong nghệ thong tin ngan hang, xay dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hoa va tin học hoa hoạt động giao dịch; va cuối năm 2001, ACB chinh thức vận hanh hệ thống cong nghệ ngan hang loi la TCBS (The Complete Banking Solution: Giải phap ngan hang toan diện), cho phep tất cả chi nhanh va phong giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dung chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đa thực hiện tai cấu truc như la một bộ phận của chiến lược phat triển trong nửa đầu thập nien 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh va hỗ trợ. Ngoai cac khối, con co một số phong ban do Tổng giam đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tai cấu truc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyen suốt toan hệ thống; sản phẩm được quản ly theo định hướng khach hang va được thiết kế phu hợp với từng phan đoạn khach hang; quan tam đung mức việc phat triển kinh doanh va quản ly rủi ro. - Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xay dựng hệ thống quản ly chất lượng theo tieu chuẩn ISO 9001:2000 va được cong nhận đạt tieu chuẩn trong cac lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn va trung dai hạn, (iii) thanh toan quốc tế va (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB va Ngan hang Standard Charterd (SCB) ky kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toan diện; va SCB trở thanh cổ đong chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trinh hiện đại hoa cong nghệ ngan hang, bao gồm cac cấu phần (i) nang cấp may chủ, (ii) thay thế phần mềm xử ly giao dịch thẻ ngan hang bằng một phần mềm mới co khả năng tich hợp với nền cong nghệ lõi hiện co, va (iii) lắp đặt hệ thống may ATM. - Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niem yết tại Trung tam Giao dịch Chứng khoan Ha Nội vao thang11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thanh lập mới 31 chi nhanh va phong giao dịch, thanh lập Cong ty Cho thue tai chinh ACB, hợp tac với cac đối tac như Open Solutions (OSI) – Thien Nam để nang cấp hệ ngan hang cốt loi, hợp tac với Microsoft về ap dụng cong nghệ thong tin vao vận hanh va quản ly, hợp tac với SCB về phat hanh trai phiếu. ACB phat hanh 10 triệu cổ phiếu mệnh gia 100 tỷ đồng, với số tiền thu được la hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thanh lập mới 75 chi nhanh va phong giao dịch, hợp tac với American Express về sec du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toan thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ len 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngan hang tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chi Euromoney trao tặng tại Hong Kong. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI HOẠT ĐỘNG TTQT 2.2.1. Những nhân tố mang tính cơ hội - Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên, đem lạo lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau.Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc có lợi ích lớn nhất.Tự do hóa thương mại chính là yếu tố thúc đẩy cho các quốc gia thể hiên được lợi thế so sánh của mình.Với việc gia nhập WTO, bắt tay vào quá trình tự do hóa thương mại, những hàng hóa xuất khẩu chủ lực trong nước bắt đầu vượt qua được những rào cản và hạn ngạch để thể hiện thế mạng của mình,khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó với những cam kết với WTO, thị trường hàng hóa trong nước của Việt Nam cũng mở rộng cửa đón những lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn. Hoạt động xuât nhập khẩu phát triển kéo theo sự cần thiết của hoạt động thanh toán, thị trường cho hoạt động TTQT trong nước với khách hàng là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu và thị trường nước ngoài là những doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh với Việt Nam đều được mở rộng KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU QUA CÁC NĂM ( đơn vị: triệu USD) ( Theo thống kê của Bộ Công thương năm 2010) - Tiếp cận thêm nhiều đối tác.Học hỏi được những kinh nghiệm Với đặc thù của hoạt động Thanh toán quốc tế, những ngân hàng kinh doanh dịch vụ này cần rất nhiều chi nhánh ở mỗi quốc gia trên thế giới. Tự do hóa thương mại đem đến cơ hội kinh doanh trên nhiều quốc gia, và nhiều ngân hàng nước ngoài kinh doanh vào Việt Nam muốn tìm kiếm đối tác. Từ đó ngân hàng sẽ có điều kiện tiếp cận và hợp tác với những đối tác tiềm năng, nhằm học hỏi, rút kinh nghiêm, kinh nghiệm quản lý, và các kỹ thuật nghiệp vụ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.Hiện nay cổ đông của ACB là : Connaught Investors Ltd. (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard Chartered APR Ltd., Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và J.P.Morgan Whitefriars Inc. - Huy động được nhiều nguồn vốn và ngoại tệ để thực hiện TTQT Quá trình tự do hóa thương mại làm phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, những doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có nhiều nguồn thu ngoại tệ hơn. Và theo pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, những khoản ngoại tệ trên muốn sử dụng để tiếp tục kinh doanh thì cần phải quy đổi tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được phép,và ACB là một trong số đó. - Giảm phí dịch vụ, tạo tính cạnh tranh. Những hàng rào của Việt Nam cũng như trên thế giới được rỡ bỏ, những hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ sẽ được giảm bớt những thủ tục và chi phí. Hơn thế nữa, hệ thống liên kết các ngân hàng đại lý trên thế giới được mở rộng,những công nghệ mới được áp dụng sẽ làm cho phí dịch vụ giảm xuống đáng kể,tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. - Tiếp cận và áp dụng những công nghệ mới cho hoạt động cung cấp dịch vụ Những ngân hàng, tổ chức tín dụng trên thế giới đã và đang áp dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, rút ngắn những quãng thời gian không cần thiết, giúp cho quá trình giao dịch trở nên dễ dàng và đảm bảo tính an toàn.Nhờ tự do hóa thương mại, quá trình chuyển giao những công nghệ đó sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn, các ngân hàng trong nước nói chung và ACB nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận và áp dụng được công nghệ thích hợp nhất với điều kiện của mình. ACB là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, ACB cũng sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, gồm có Reuteurs Monitor, dùng để xem thông tin tài chính, và Reuteurs Dealing System, dùng để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tài chính. Với việc tận dụng được phần nào những cơ hội trên, hoạt đông TTQT của ACB đã có những bước phát triển liên tục. 2.2.2. Những nhân tố đem đến thách thức. - Môi trường kinh doanh thay đổi. Nếu như trước đây hoạt động TTQT hoạt động chủ yếu theo những quy định của Nhà nước với những bảo hộ có lợi thì khi bắt tay vào quá trình tự do thương mại hóa , ngân hàng lại phải hoạt động theo những thông lệ và một số tập quán thương mại riêng của các nước trên thế giới. Nếu không thông thạo những thông lệ và tập quán trên, ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro khi cung cấp dịch vụ thanh toán. - Đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có những cam két về hoạt động của dịch vụ ngân hàng. Trong đó có cam kết cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài thành lập hiện diện tại Việt Nam dưới một số hình thức bao gồm văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh với mức vốn góp tối đa là 50%, các công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và từ ngày 1/4/2007 sẽ cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Là một thị trường TTQT hấp dẫn với kim ngạch xuất nhập khẩu cao,Việt Nam sẽ thu hút rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng lớn tham gia vào cung cấp dịch vụ. Bằng những hình thức được nhà nước cho phép, những tổ chức tín dụng và ngân hàng quốc tê đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam như: Woori Bank (Hàn Quốc)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh năm 2005, Mizuho Corporate Bank-Chi nhánh TP.HCM năm 2006, Ngân hàng Bangkok năm 2009,Hong Leong Bank năm 2009...Bên cạnh đó với 5 ngân hàng Nhà nước,1 quỹ tín dụng nhân dân và 39 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị đều được phép tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một thách thức lớn đối với ACB trong cạnh tranh thị phần của dịch vụ này. 2.3. NHẬN XÉT Có thể nói,tự do hóa thương mại là điều kiện, là nhân tố thúc đấy cho sự phát triển cho cả quốc gia, và cho các doanh nghiệp ở mọi loai ngành nghề. Các doanh nghiệp càng ngày càng ý thức được tính tất yếu của kinh doanh quốc tế, và dịch vụ thanh toán quốc tế nhờ đó cũng có cơ hội phát triển.Những cơ hội mà tự do hóa đem lại thì bất cứ ngân hàng nào cũng nhìn nhận thấy,nhưng vấn đề là phải làm những gì để tận dụng tối đa những cơ hội đó.Bên cạnh đó còn có những nhân tố đem đến thách thức, doanh nghiệp còn phải có những biện pháp để hạn chế những nhân tố bất lợi đó. Chúng ta có thể nhìn thấy doanh số thanh toán quốc tế của ACB là rất nhỏ so với kinh ngạch xuất nhập khẩu, vì thế những chiến lược hiện nay của doanh nghiệp vẫn chưa được hiệu quả.Sau đây là những kiến nghị giải pháp cho ngân hàng nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế. Chương 3. GIẢI PHÁP CHO NGÂN HÀNG Trước hết mỗi ngân hàng kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng cần xây dựng một chiến lược kinh doanh bám sát vào thị trường với những biến đổi do tự do hóa thương mại mang lại. Xác định những doanh nghiệp đối tác làm ăn chiến lược, từng bước xây dựng úy tín với khách hàng trong nước và làm cơ sở để tìm kiếm những thị trường mới trên thế giới. Tiếp đến cần thiết lập một quy trình cung cấp dịch vụ hợp với môi trường và tập quán kinh doanh của những doanh nghiệp Việt Nam. Đem đến những tiện ích nhất cho các doanh nghiệp khi lựa chon dịch vụ của mình. Bên cạnh đó cần tìm hiểu những thông lệ và tập quán của những quốc gia tiềm năng sử dụng dịch vụ, từ đó phát triển kinh doanh, trở thành một nhà cung cấp uy tín tại nước sở tại. Những hoạt động kinh doanh quốc tế luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn so với kinh doanh trong nước, và mỗi bên tham gia luôn cố gắng né tránh tối đa những rủi ro mà mình có thể gặp. Thanh toán quốc tế cũng là một hoạt động chịu nhiều rủi ro, có nhiều phương thức mà ngân hàng kiếm lợi từ việc nhận lại rủi ro của khách hàng mà với bản thân thì bớt rủi ro hơn. Chính vì thế các ngân hàng cũng cần xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro từ từng khâu trong chuỗi cung ứng dịch vụ, nhẳm hạn chế tối đa hậu quả có thể nhận phải từ hoạt động thanh toán quốc tế. Chương 4. KẾT LUẬN Lý thuyết về tự do thương mại đã được các nhà kinh tế học cổ điển đề cập từ rất lâu và được nghiên cứu bời nhiều nhà kinh tế họ ủng hộ tự do hóa thương mại. Và trong những năm trở lại đây, nó trở thành một xu hướng tất yếu cho mỗi nền kinh tế. Tự do hóa thương mại đang dần biến thế giớ thành một sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp tham gia kinh doanh,phá tan đi rào cản giữa các nước với nhau.Cùng với xu hướng trên, những hoạt động của nền kinh tế mỗi quốc gia cũng chuyển biến sâu sắc, mỗi doanh nghiệp trở nên chủ động hơn trong kinh doanh, không còn được Nhà nước bảo hộ, không còn nhiều lợi thế ngay cả thị trường trong nước. Muốn tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị thật tốt trước xu hướng trên, trang bị cho mình những “ vũ khí” chiến lược, để tạo cho mình thế mạnh cạnh tranh riêng. Từ khi gia nhập WTO, chính thức bắt tay vào quá trình tự do hóa thương mại, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến đổi. Những chính sách phát triển của Nhà nước liên tục được đổi mới theo như cam kết với WTO và để phù hợp hơn với xu hướng hiện nay,nhưng việc rỡ bỏ những rào cản, tham gia vào sân chơi chung được diễn ra từng bước, những chính sách bảo hộ được cắt giảm theo một lộ trình nhất định tạo điều kiện cho những doanh nghiệp trong nước làm quen với môi trường mới. Tự do hóa thương mại đem đến những lợi ích, cơ hội mới cho tất cả mọi ngành nghề, nhưng nó cũng đem lại không ít bất lợi,thách thức mà nếu mỗi doanh nghiệp không tự điều chỉnh định hướng, không thay đổi thì sẽ có khả năng thua ngay trên “sân nhà” của mình. Việt Nam là một nước có nhiều lợi thế về xuất khẩu như nông sản, dệt may, nguyên liệu thô...Việc tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại là một yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, và cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đi kèm, trong đó có thanh toán quốc tế. Có nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này và đang từng bước phát triển.Và quá trình tự do hóa thương mại đang đem đến những cơ hội phát triển rõ rệt, nếu mỗi ngân hàng chuẩn bị tốt thì những cơ hội đó có thể được chuyển hóa tối đa thành lợi ích của mình. Tuy nhiên ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít thách thức mang tính sống còn, nếu không có những chiến lược đúng đắn có thể không cạnh tranh và tồn tại trên chính nước mình. Mặc dù đã cố gằng nhưng do gặp khó khăn vì chưa hoàn thiện được kỹ năng phân tích vấn đề và tìm kiếm tài liệu nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em mong cô xem xét và nhận xét để em có thể làm tốt hơn ở những bài làm sau. Và em xin cảm ơn cô vì những kiến thức, kỹ năng cô đã truyền đạt cho chúng em, với em đó là những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà lâu nay em chưa nhận thức được và rèn luyện. Em sẽ cố gắng hoàn thiện những kỹ năng mà cô yêu cầu ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu, Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008, 2009; Bản công bố thông tin 2005, 2006, 2007. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com, “NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – THƯƠNG MẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA” ngày 07/01/2009. Trường đại học kinh tế quốc dân, Luận án tiến sĩ : “ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM KHI LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)”_ Dương Huy Hoàng,2009. Trường đại học kinh tế quốc dân, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp : “ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐÔNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH HOÀN KIẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến sự phát triển của ngành dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua sự phát triển của dị.DOC
Tài liệu liên quan