1. Mục lục
* Cơ sở tính các chỉ số trung bình ngành
1. Tỷ số thanh toán
1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành
1.2. Tỳ số thanh toán nhanh
2. Tỷ số hoạt động
2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho + Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
2.2. Vòng quay khoản phải thu + Kỳ thu tiền bình quân
2.3. Vòng quay tổng tài sản
2.4. Vòng quay tổng tài sản ngắn hạn
2.5. Vòng quay tổng tài sản dài hạn
3. Tỷ số đòn bẩy tài chính
3.1. Tỷ số nợ / tài sản
3.2. Tỷ số nợ / Vốn cổ phần
3.3. Tỷ số tổng Tài sản / vốn cổ phần
3.4. Khả năng thanh toán lãi vay
4. Tỷ suất sinh lời
4.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
4.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
4.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE)
4.4. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC)
5. Tỷ số giá thị trường
5.1. Thu nhập mỗi cổ phần
5.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức
5.3. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập
5.4. Tốc độ tăng trưởng
6. Phân tích Dupont
* Kết luận
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5095 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31,12
721,47
624,98
III. Vòng quay các khoản phải thu
1. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật
1,42
0,79
0,39
2. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
0,11
0,72
1,04
3. Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
0,08
15,03
20,97
4. Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo
0,97
0,67
0,87
5. Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
3,46
5,02
1,62
6.SJS
1,42
7,92
4,34
Trung bình ngành bất động sản
1,24
5,03
4,87
IV. Kỳ thu tiền bình quân
1. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật
257,09
460,36
947,23
2. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
3411,89
504,94
349,83
3. Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
4308,27
24,28
17,41
4. Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo
378,14
546,28
419,67
5. Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
105,42
72,71
225,94
6.SJS
257,86
46,08
84,19
Trung bình ngành bất động sản
1453,11
275,78
340,71
V. Vòng quay tổng tài sản
1. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật
0,26
0,23
0,14
2. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
0,04
0,14
0,18
3. Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
0,01
0,14
0,42
4. Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo
0,19
0,19
0,31
5. Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
0,33
0,52
0,31
6.SJS
0,20
0,49
0,27
Trung bình ngành bất động sản
0,17
0,28
0,27
VI. Vòng quay tài sản ngắn hạn
1. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật
0,76
0,60
0,21
2. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
0,07
0,23
0,26
3. Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
0,03
0,24
0,47
4. Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo
0,54
0,45
0,71
5. Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
0,51
0,83
0,47
6.SJS
0,95
1,84
1,21
Trung bình ngành bất động sản
0,48
0,70
0,55
VII. Vòng quay tài sản dài hạn
1. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật
0,39
0,37
0,44
2. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai
0,08
0,35
0,67
3. Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
0,03
0,33
3,62
4. Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo
0,20
0,30
0,55
5. Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
0,98
1,40
0,21
6.SJS
0,25
0,66
0,35
Trung bình ngành bất động sản
0,32
0,57
0,97
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho + Số ngày bình quân vòng quay HTK
Công ty SUDICO có vòng quay hàng tồn kho cao hơn hẳn so với trung bình ngành nên số ngày tồn kho bình quân của công ty thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành, năm 2010 số ngày tồn kho bình quân của ngành là 625 ngày, của công ty là 36 ngày. Sở dĩ có điều này không phải do doanh thu thuần của công ty cao hơn so với các công ty khác mà là do hàng tồn kho của công ty thấp hơn. Trong số 5 công ty nhóm xét thì có công ty SUDICO là công ty nhà nước chiếm 51% cổ phần và công ty đầu tư phát triển xây dựng nhà nước chiếm 65% cổ phần thì 2 công ty này đều có số ngày tồn kho bình quân thấp hơn trung bình ngành. Do đó, các công trình, dự án mà công ty thực hiện chủ yếu là các khu công nghiệp, phát triển đô thị, khu trung cư do nhà nước đề xuất xây dựng nên hầu hết các sản phẩm tạo ra đều được tiêu thụ trong thời gian ngắn. Vì vậy, hàng tồn kho của công ty thấp hơn so với các công ty tương đồng số vốn khác. Đây là một lợi thế mà công ty có được.
Vòng quay khoản phải thu + Kỳ thu tiền bình quân
Công ty có xu hướng tương tự với ngành, kỳ thu tiền bình quân giảm năm 2009 và tăng lại năm 2010. Tuy nhiên kỳ thu tiền của công ty thấp hơn so với trung bình ngành khoảng cách khá xa, năm 2010 kỳ thu tiền bình quân của ngành là 341 ngày, của công ty là 84 ngày. Điều này có thể do công ty bán chịu, gối đầu cho các đại lý ít, nhưng nó cũng có thể được lý giải là do khách hàng chủ yếu của công ty là nhà nước nên việc bán thiếu, bán chịu ít xảy ra. Công ty có vòng quay các khoản phải thu lớn, kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn so với các công ty nhóm chọn tính trung bình ngành không có nghĩa là công ty đang thiếu tính cạnh tranh hơn so với các công ty khác. Vì vậy, chỉ số này của công ty có khoảng cách xa đối với trung bình ngành không phải là vấn đề đáng lo ngại
Vòng quay tổng tài sản
Xu hướng của ngành hiện nay là tăng qua các năm, mặc dù xu hướng của công ty lên xuống không giống như trung bình ngành nhưng năm 2010 thì các chỉ số này của công ty gần bằng với trung bình ngành ( vòng quay tổng tài sản: ngành 0.27, công ty 0.27). Điều này chứng tỏ công ty có khả năng tạo doanh thu từ tài sản tương đương trung bình ngành
Vòng quay tổng tài sản ngắn hạn
Như đã phân tích ở trên, công ty SJS có giá trị Hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn so với trung bình ngành, điều đó dẫn đến tài sản ngắn hạn của công ty SJS cũng thấp hơn so với trung bình ngành nên vòng quay tổng tài sản ngắn hạn của SJS sẽ cao hơn so với trung bình ngành
Vòng quay tổng tài sản dài hạn
So sánh trong bảng cân đối kế toán của công ty SUDICO với các công ty trong ngành thì tài sản dài hạn của công ty cao hơn nhiều so với các công ty khác, phần tài sản dài hạn của công ty nằm trong khoảng hơn 3000 tỷ đồng, nhưng ở các công ty khác thì chỉ trong khoảng 500 tỷ đồng ( năm 2010). Điều này dẫn tới vòng quay tài sản dài hạn của công ty nhỏ hơn trung bình ngành khá nhiều. Tài sản dài hạn của công ty cao hơn không có nghĩa là công ty sử dụng vốn không hiệu quả so với các công ty khác, hay không có danh mục đầu tư ngắn hạn có lợi nhuận. Việc tài sản cố định cố định của công ty cao là do các nhà cửa vật kiến trúc của công ty được đầu tư rất công phu, thời gian sử dụng và khấu hao dài nên giá trị rất lớn, hàng năm công ty bỏ ra lượng tiền khá lớn để đầu tư vào mua sắm tài sản cố định ( năm 2010 là 1838 tỷ đồng) và mua các thiết bị truyền dẫn, công cụ quản lý, phương tiện vận chuyển với mục đích cải tiến kỹ thuật, hoạt động chuyên môn hóa cao hơn, chất lượng cao hơn bắt kịp sự phát triển của các nước trên thế giới. Vòng quay tài sản dài hạn của công ty nhỏ hơn không nói lên được là công ty sử dụng tiền không hiệu quả so với các công ty cùng ngành.
NHẬN XÉT CHUNG :
Công ty SUDICO là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trong đó nhà nước chiếm 51% tổng vốn cổ phần. Vì vậy, phần lớn các khu công nghiệp, dự án đô thị mà công ty thực hiện đều thuộc dự án đầu tư của nhà nước nên sản phẩm công ty tạo ra được tiêu thụ trong thời gian ngắn, hàng tồn kho ít, bán chịu ít, điều này làm cho vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu của công ty nhỏ hơn và vòng quay tài sản ngắn hạn lớn hơn ( do hàng tồn kho ít ) so với các công ty cùng ngành. Mỗi công ty có các chiến lược đầu tư phát triển khác nhau, đối với công ty SUDICO thì chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, chú trọng xây dựng các kiến trúc nhà cửa mẫu, trong khi các khoản mục đầu tư tài chính của công ty vào các công ty liên kết không hề nhỏ (534 tỷ năm 2010) nên tài sản dài hạn của công ty lớn hơn nhiều so với các công ty cùng ngành, điều này dẫn tới vòng quay tài sản dài hạn của công ty nhỏ hơn các công ty cùng ngành. Các tỷ số hoạt động của công ty có sự khác biệt so với trung bình ngành nhưng đều được lý giải hợp lý chứ không phải do công ty hoạt động kém hiệu quả hơn các công ty trong ngành.
Tỷ số đòn bẩy tài chính
2007
2008
2009
2010
2 quý đầu 11
1
Tỷ số nợ/tài sản =
27,09842%
22,99940%
36,59218%
47,08165%
54,84034%
2
Tỷ số nợ/Vốn cổ phần =
37,17124%
29,86911%
57,70926%
89,15980%
122,47163%
3
Tỷ số tổng Tài sản/Vốn cổ phần =
137,17124%
129,86911%
157,70926%
189,37270%
223,32399%
4
Khả năng thanh toán lãi vay =
Ko có chi phí lãi vay
57,77892018
125,4612477
333,1003
-8,9126191
Số liệu bình quân ngành (tính cho 6 công ty):
BÌNH QUÂN
2008
2009
2010
2011
tỉ số nợ/ tài sản
0.484194364
0.4385999
0.49854458
0.43154951
tỉ số nợ/vốn vổ phần
0.94745801
0.7858348
1.0117049
0.7783484
tỉ số tổng tài sản/vốn cổ phần
1.95677206
1.7916896
2.0293169
1.8036133
khả năng thanh toán lãi vay
7.60708022
12.526553
7.2271632
2.3608239
Tỷ số nợ / tài sản
Tỉ số nợ trên tài sản cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, hay chính sách sử dụng nợ của ban điều hành công ty. Tỷ số này của SJS tăng dần qua các năm. Năm 2008 là 23%, đến 2009 là 36.6%, năm 2010 là 47.08%. SUDICO đang sử dụng đòn bẩy tài chính vào trong kinh doanh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, so với tỷ suất nợ trên tài sản bình quân 48.42%(2008), 43.86%(2009), 49.85%(2010) của công ty cùng quy mô thì SJS vẫn thấp hơn. Đến 2 quý đầu năm 2011 thì tỷ số này có tăng thêm và cao hơn so với các công ty cùng quy mô. Lý do có sự tăng như vậy là do SUDICO nợ phải trả của SUDICO tăng lên nhiều qua các năm, đặc biệt là từ 2010 trở về đây. Tuy nhiên ngoài việc tăng nợ lên tài trợ tài sản thì tăng nguồn vốn bằng cácch phát hành cổ phần ưu đãi cũng khiến cho tỷ lệ nợ phải trả không chiếm tỷ trong quá cao. Thêm vào đó, khi mà chính phủ đã quy đinh về tn dụng cho vay đối với các công ty bất động sản thì con số này cũng không thể lên quá cao vì tiền vay chủ yếu là từ các ngân hàng.
Theo các nhà nghiên cứu, các công ty bất động sản với đặc điểm là sử dụng nợ để thực hiện đầu tư dự án, tỷ lệ nợ này có thể đạt đến mức cao nhất 80% (theo hình thức vay cao nhất mà NHNN cho phép đó là cho vay dự án 80-20). Do đó tỷ lệ nợ của các công ty bất động sản rất lớn. Đây là một thực tế trong ngành này. Vậy với tỷ lệ nợ bình quân hiện nay so với các ngành khác là nguy hiểm nhưng thực tế vẫn còn nằm trong ngưỡng an toàn.
Tỷ số nợ / Vốn cổ phần
Tương tự, tỉ số nợ trên vốn cổ phần đo lương đòn cân nợ trong công ty, tức là 1 đồng vốn cổ phần có thể đảm bảo cho bao nhiêu đồng nợ của công ty. So với bình quân các công ty cùng quy mô từ 2008 đến 2010 thì SUDICO vẫn trong mức khá thấp, điều đó cho thấy hoạt động các dự án của công ty đều sử dung vốn tự có (vốn cổ phần) rất lớn, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro tài chính, phù hợp với các nhà đầu tư lâu bền và thận trọng. tuy từ đầu năm 2011, tỷ số này có tăng lên cao hơn các công ty cùng quy mô nhưng với hiệu quả hoạt độngcủa SUDICO và thực tế vẫn thấp hơn nhiều so với các công ty BĐS khác, SUDICO vẫn nằm trong những công ty an toàn và hiệu quả
Tỷ số tổng Tài sản / vốn cổ phần
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần của SUDICO tăng dần qua các năm. Từ 1,3% năm 2008 tăng lên 1,577% năm 2009 và 1,89% năm 2010; trong hai quý đầu năm 2011 thì đã đạt 2,44%. Lý do của sự gităng này là do tổng tì sản của SUDICO tăng lên nhiều theo năm.
2008
2009
2010
quý 1,2/2011
TÀI SẢN NGẮN HẠN
219,143,841,353
992,172,324,042
693,529,811,199
665,831,487,524
TÀI SẢN DÀI HẠN
1,372,006,264,462
2,006,329,974,727
3,773,864,211,029
4,050,622,071,861
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,591,150,105,815
2,998,502,298,769
4,467,394,022,228
4,716,453,559,385
Năm 2009, đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể, tuy nhiên đã giảm xuống trong gần đây.tài sản dài hạn tăng đều từ năm 2008 trở lại đây. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu tuy cũng tăng đều nhưng không bằng mức tăng của tài sản, đặc biệt là hai quý đầu năm 2011, vốn chủ sở hữu lại giảm từ 2178 tỷ đồng (2010) còn 1934 tỷ đồng, khiến cho tỷ lệ này tăng đáng kể, vượt qua trung bình các công ty cùng quy mô. Điều này cho thấy 1 đồng vốn cổ phần phải tài trợ cho số đồng tài sản nhiều hơn so với những năm trước. Đó là vì trong việc tài trợ tài sản năm nay, việc đi vay nợ để tài trợ đã tăng lên nhiều hơn. Tuy nhiên, với thời gian này thì chưa thể nói là SUDICO đang có tình trang rủi ro cao, vì các công ty bất động sản thường chi mua tài sản vào đầu năm, trong khi đó lại thu doanh thu vảo cuối năm.
Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán của SUDICO cũng rất cao, gấp nhiều lần so với các công ty cùng quy mô, điều đó cho thấy việc an toàn trong hoạt động kinh doanh, vì bởi với doanh thu khá lớn trong hoạt động kinh doanh khá hiệu quả nhưng lại trả tiền vay khá nhỏ (vì đi vay ít). Đặc biệt là tỷ số này tăng nhiều qua các năm từ 2008 đến 2010, lý do là doanh thu của công ty tăng lên đáng kể trong khi lãi vay trả lại giảm dần theo năm, khiến cho các cổ đông cũng như các chủ nợ, các nhà đầu tư dài hạn tương đồi hài lòng. Song, đến 2 quý đầu năm 2011, tỷ số này là 0, lý do vì EBIT nửa năm 2011 của công ty đang bị âm (12,928,496,788 đồng). Có thể nhận định là đây là thời kỳ khó khăn của bất động sản, khi mà toàn thị trường đang bị ảnh hưởng bởi quy định tín dụng của ngân hàng nhà nước. Đây cũng là xu hướng của các công ty bất động sản, khi mà doanh thu thường tập trung vào cuối năm. Vậy nên khả năng tăng doanh thu từ đó cải thiện khả năng thanh toán của SUDICO là có khả năng, đặc biệt lả lãi vay công ty phải trả cũng có xu hướng giảm đi.
NHẬN XÉT :
Tuy nhiên, các chỉ số trên ta thấy bắt đầu tăng dần trong thời gian gần đây, cho thấy SUDICO đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và sử dung nợ nhu một công cụ đầu tư ngày càng lớn, tuy nhiên mức % chưa cao và tăng rất chậm. SUDICO vẫn đang hoạt động với kế hoạch tăng trưởng ổn định, lâu dài và vững bền.
Tóm lại, SUDICO nằm vào các công ty an toàn về nợ vay. Ít phụ thuộc vào nợ vay, điều này cũng làm tăng tính khả quan của SUDICO trong thời gian khó khăn này_thời gian các công ty BĐS đang bị siết chặt tín dụng, lãi suất cho vay cao và thị trường tạm thời đang gặp khó khăn, quá tải cung.
Tỷ suất sinh lời
2007
2008
2009
2010
2 quý đầu 11
1
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
50,74%
37,84%
63,25%
44,95%
14,24%
2
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =
28,93%
7,58%
30,73%
12,24%
0,28%
3
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần =
39,69%
9,84%
48,46%
23,18%
0,62%
4
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư =
27,59%
9,88%
35,66%
21,97%
-0,37%
SO SÁNH TRUNG BÌNH NGÀNH
Đơn vị: %
Các chỉ số tài chính
TÊN CÔNG TY
năm 2010
1
ROIC
CT cổ phần phát triển kỹ thuật IJC
14.55
CT Cổ phần Quốc Cường Gia Lai QCG
9.60
Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt PDR
14.17
Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo ITA
4.67
Công ty cổ phần phát triển xây dựng DIG
16.17
SJS
12.97
TB NGANH
12.02
2
Tỷ suất sinh lợi / tổng tài sản
CT cổ phần phát triển kỹ thuật IJC
8.43
CT Cổ phần Quốc Cường Gia Lai QCG
6.91
Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt PDR
8.69
Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo ITA
0.13
Công ty cổ phần phát triển xây dựng DIG
11.47
SJS
12.24
TB NGANH
7.98
3
Tỷ suât sinh lợi / vốn cổ phần
CT cổ phần phát triển kỹ thuật IJC
28.95
CT Cổ phần Quốc Cường Gia Lai QCG
17.68
Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt PDR
21.69
Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo ITA
0.20
Công ty cổ phần phát triển xây dựng DIG
19.20
SJS
23.18
TB NGANH
18.48
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Cách tính: ROS =
Ý nghĩa của ROS: chỉ số này cho biết trong 1 đồng lợi nhuận kiếm được thì sẽ có bao nhiêu đồng dành cho cổ đông của công ty.
Biểu đồ biểu hiện tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của
công ty SUDICO qua các năm
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Biểu đồ biểu hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi
trên tài sản của công ty SUDICO qua các năm.
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty, hay nói khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ở đây công ty có ROA là 12.24% có nghĩa là cứ bình quân 1 đồng tài sản tạo ra 0.1224 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn hẳn so với trung bình ngành là 7.98%. Như vậy công ty có hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE)
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty) ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
ROE trong công ty bằng 23.18% có nghĩa cứ 1 đồng vốn cổ phần tạo ra được 0.2318 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn nhiều so với trung bình ngành( 18.48% )
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC)
ROIC: là một chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời từ nguồn vốn đầu tư của công ty. So sánh lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) với chi phí để biết vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hay không.
ROIC= EBIT*(1-T)/( Vốn đầu tư)
Vốn đầu tư= tổng tài sản-nợ ngắn hạn- tiền.
Biểu đồ biểu hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
của công ty SUDICO qua các năm.
Ý nghĩa của ROIC: đây là chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời từ nguồn vốn đầu tư của công ty. So sánh lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) với chi phí để biết vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hay không.
ROIC của công ty bằng 12.97% nghĩa là cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0.1297 đồng lợi nhuận, so với trung bình ngành 12.02% thì ROIC của công ty có cao hơn nhưng không nhiều, ví như Công ty cổ phần phát triển xây dựng DIG chì số này lên tới 16.17%.
NHẬN XÉT :
Đối với công ty SUDICO, các tỷ suất sinh lợi trong giai đoạn trước năm 2008 đã gia tăng qua từng năm (ngoại trừ ROIC năm 2007 có sự sụt giảm). Kết quả kinh doanh của SUDICO trong những năm này rất tốt tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lại không đồng đều do chịu rủi ro từ đặc thù kinh doanh của ngành. Năm 2008, ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu làm nền kinh tế đất nước suy giảm, lĩnh vực bất động sản lại nhiều rủi ro do đó hoạt động của công ty đã bị giảm sút xuống rõ rệt, biểu hiện ở các tỷ suất sinh lợi đã giảm xuống. Cùng với đà phục hồi nền kinh tế cũng như ngành bất động sản, năm 2009 hoạt động của công ty đã phần nào đi theo đà tăng trưởng trước đó thậm chí nếu căn cứ vào 3 tỷ số trên có thể nhận thấy tốc độ tăng còn vượt mặt thời kỳ trước khủng hoảng.
Để đạt được kết quả ấn tượng này là do SUDICO có nhiều dự án lớn và nguồn quỹ đất dồi dào. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế của SUDICO đạt 866,5 tỷ VNĐ tăng 400,12% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 thị trường BĐS trầm lắng song sang năm 2009 thị trường bắt đầu hồi phục nhất là khu vực Hà Nội và miền Bắc, nơi mà SUDICO có rất nhiều dự án lớn. Có bốn nhân tố góp phần tạo nên con số ấn tượng về lợi nhuận, đó là:
Công ty SUDICO đã linh hoạt chuyển nhượng một phần dự án Nam An Khánh để tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục cho dự án then chốt này của công ty.
Doanh thu chính từ bán dự án Nam An Khánh – dự án có lực hút nhà đầu tư do vị trí thuận lợi giao thông
Thu nhập tăng đột biến từ nguồn thu đầu tư tài chính do thị trường chứng khoán năm 2009 đã hồi phục mạnh từ giữa năm 2009.
Khoản ưu đãi giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho SUDICO - theo thông tư 03/2009/TT – BTC.
Năm 2010, công ty đã gia tăng lượng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, đồng thời gia tăng nợ theo cấu trúc vốn lên gấp 1,85 lần; từ đó tăng đầu tư lên tài sản gấp gần 1,5 lần so với năm 2009, thế nhưng doanh thu hoạt động không tăng tương ứng thậm chí còn giảm, hơn thế nữa chi phí lại gia tăng _ có sự gia tăng rất lớn ở chi phí bán hàng, năm 2010 phải chịu phí lên đến 3.409.604.159 đồng tăng hơn 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2009_ dẫn đến có sự sụt giảm mạnh trong lợi nhuận từ hoạt động của công ty. Điều này đã làm cho ROA, ROE và ROIC sụt giảm đáng kể trong năm 2010. Để giải thích rõ việc sụt giảm từ lợi nhuận phải chăng chỉ xảy ra riêng đối với công ty SUDICO hay đối với toàn ngành bất động sản do chu kỳ kinh tế của ngành cần phải đánh giá các chỉ số này của công ty với ngành.
* So sánh với trung bình ngành :
Biểu đồ biểu hiện các tỷ suất sinh lợi ngành bất động sản năm 2010.
¯ Nhận xét:
Năm 2010, công ty có ROA là 12,24% cao hơn hẳn so với trung bình ngành là 7,98%. Như vậy công ty có hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
ROE trong công ty bằng 23,18% cao hơn nhiều so với trung bình ngành (18,48%).
ROIC của công ty bằng 12,97% so với trung bình ngành 12,02% thì ROIC của công ty có cao hơn nhưng không nhiều, ví như Công ty cổ phần phát triển xây dựng DIG chỉ số này lên tới 16,17%.
Nhìn chung, các tỷ số lợi nhuận của công ty đều cao hơn so với ngành, và một trong những yếu tố tạo nên sự vượt trội đó là lợi nhuận sau thuế của công ty khá cao: 456.983 tỷ đồng, trong khi đó tính trung bình ngành chỉ ở khoảng 287.643,8 tỷ đồng. Với EBIT trung bình ngành là 401.999,7 tỷ đồng, EBIT công ty là 618.086 tỷ đồng, chủ yếu là nhờ doanh thu ở một số dự án như Nam An Khánh, dự án Khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo – Hòa Bình, khu nhà ở Văn La-Văn Khê,… Hơn thế nữa là do giá vốn hàng bán thấp và có sức cạnh tranh cao trong ngành. Trong 06 tháng đầu năm 2010, chi phí này được kiểm soát khá tốt chỉ ở mức 32%. So sánh với một số doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, SUDICO hiện có mức giá vốn hàng bán thấp nhất. Lý do chính khiến cho mức giá vốn hàng bán có sức cạnh tranh cao như vậy là do SUDICO đã tiến hành việc đền bù giải tỏa đất triển khai dự án chính của Công ty (Nam An Khánh, Mỹ Đình, Tiến Xuân, …) cách đây nhiều năm, khi quy dịnh Nhà Nước về khung giá đất còn rất thấp.
KẾT LUẬN : Tỷ số sinh lời của công ty có dấu hiệu giảm từ 2009 trở đi , nhưng phần nhiều là dưới tác động khách quan của thị trường, còn so với ngành, tỷ số sinh lời của công ty vẫn lớn hơn và đó là 1 lợi thế của công ty
Tỷ số giá thị trường
2007
2008
2009
2010
1
Thu nhập mỗi cổ phần =
14.395
1.489
8.667
4.587
2
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
1,007387508
0,230760355
0,261608895
3
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập =
6,912122265
14,97649429
9,172724126
13,40745585
4
Tốc độ tăng trưởng (g) =
-0,072685%
37,2778007%
17,117961%
Thu nhập mỗi cổ phần và tỷ số giá thị trường trên thu nhập
Thị trường bất động sản được coi là sôi nổi nhất trong năm 2007,nên thu nhập ròng của công ty thuộc ngành này tăng cao đột biến,cụ thể với SJS,EPS năm 2007 là 14,395 dẫn đến tỷ số giá trên thị trường P/E của năm này thấp. Năm 2008, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự suy thoái của thị trường bất động sản nên hoạt động sản xuất kinh doanh của SJS không đạt được như kế hoạch đề ra Mục tiêu doanh thu của SJS trong năm 2008 là 1.285 tỉ đồng, tuy nhiên tổng doanh số thực hiện năm 2008 chỉ đạt 422 tỷ đồng (đạt 32% so với kế hoạch). Doanh thu 2008 chủ yếu từ dự án Nam An Khánh với giá trị chuyển nhượng cho Sotraco 224 tỷ đồng.EPS giảm đột biến còn 1489 đồng, làm cho P/E tăng lên 14.97649429.Đến năm 2009,nhà đầu tư có lạc quan hơn về thị trường,tuy nhiên bóng đen của cuộc khủng hoảng vẫn còn bao trùm và thị trường bất động sản vẫn đóng băng. Nhưng vẫn có những dấu hiệu tốt đó là thị trường nguyên vật liệu bình ổn giá,nhu cầu nhà ở bắt đầu tăng lên.Với chu kỳ kinh tế 10 năm của Việt Nam, kỳ vọng giai đoạn 2010 – 2011 sẽ khởi đầu cho một chu kỳ mới.Đối với ngành bất động sản nói chung và kết quả sản xuất kinh doanh của SJS nói riêng. Trong năm 2010, Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và chặt chẽ hơn đặc biệt là hạn chế tăng trưởng tín dụng đầu tư vào lĩnh vực bât động sản, lãi suất cho vay đầu tư bất động sản vẫn ở mức cao khoảng 17-18% một năm hoặc hơn. Thị trường bất động sản thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chu kỳ kinh tế bởi cầu nhà và đất thường phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm thì hoạt động sản xuất kinh doanh của SJS sẽ suy giảm theo do nhu cầu nhà và đất ở suy giảm.Do đó, EPS giảm còn 4.587
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Đầu năm 2008,thị trường bất động sản vẫn diễn biến tốt đẹp,nhưng đến giữa năm thì khủng hoảng trên thị trường chứng khoán nổ ra,thị trường bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư tiến hành giảm bớt danh mục đầu tư của mình, điều đó gây áp lực cho công ty phải chi trả cổ tức cao để giữ chân các nhà đầu tư (>100% tổng lợi nhuận thu được). Trong giai đoạn 2009-2010,nhiều dự báo lạc quan về kinh tế nên công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư,kết quả tỷ lệ lợi nhuận giảm so với 2008
Tốc độ tăng trưởng
Nhìn chung,tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2008-2009 giảm do những tác động từ yếu tố vĩ mô trong nước và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Do đó tốc độ tăng trưởng của SJS âm vì lợi nhuận sụt giảm đột biến. Năm 2009,chính sách kích cầu đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Các công ty trong ngành cơ sở hạ tầng như SJS, CII… sẽ được hưởng lợi từ chương trình nâng cấp đô thị quố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà.doc