Đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tại Thành phố Cần Thơ

Nhìn chung, độ tuổi của đối tượng điều tra đa số trong độ tuổi lao động

với không có đối tượng nào dưới 18 tuổi và không nhiều người trên tuổi 55.

Chiếm đa số trong các đáp viên là những người trong độ tuổi từ 18 tuổi

đến 30 tuổi với 56,2% tổng mẫu. Đây là độ tuổi được một số chuyên gia đánh giá

là lứa tuổi mới bắt đầu sự nghiệp và trong số họ những người có địa vị ổn định

trong công việc cũng như trong xã hội là rất ít. Tuy nhiên, đây lại là độ tuổi sôi

nổi, thích thử thách bản thân trong công việc và những lĩnh vực mới mẻ, mạo

hiểm.

Kế đến là nhóm tuổi trên 30 tuổi đến 45 tuổi, chiếm 23,8% trong tổng mẫu

điều tra và nhóm từ trên 45 tuổi đến 55 tuổi với 17,5%. Những người trong hai

nhóm tuổi này đa số đã có thâm niên trong nghề, một địa vị vững chắc trong xã

hội cũng như trong công việc và gia đình cho phép họ có những quyết định đầu

tư có thể không táo bạo nhưng vững chắc về lâu dài và hầu như ít chịu sự chi

phối hơn những người trẻ.

pdf58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tại Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 23 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên của Chính phủ mà năm 2009 TTCK Việt Nam cũng có những giai đoạn tăng trưởng và phục hồi một cách thận trọng. Hình 4. Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2009 ● Giai đoạn 1: hai tháng đầu năm 2009 - thị trường tiếp tục giảm điểm và tạo đáy. Theo đà suy thoái của năm 2008, TTCK Việt Nam đầu năm 2009 vẫn chưa thể phục hồi và tiếp đà giảm điểm của năm 2008. Nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thể hiện rõ nhất ở tiêu dùng suy giảm, sản xuất đình đốn, kim ngạch xuất khẩu bị thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài yếu đi… Thị trường chứng khoán vì thế đã tiếp tục đổ dốc theo xu thế giảm dài hạn của năm trước và tạo đáy 235 điểm vào cuối tháng 2/2009. ● Giai đoạn 2: từ tháng 3 đến tháng 7 – giai đoạn tăng trưởng của thị trường. Bước sang tháng 3, Chính phủ bắt đầu thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua gói kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất 4%, cũng như chính sách giảm, giãn thuế đối với doanh nghiệp. Vì vậy, nền kinh tế đã có một số dấu hiệu phục hồi. Dấu hiệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 24 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên tích cực này đã phản ánh nhanh chóng vào TTCK, trong tháng 3 đến tháng 4 thị trường chỉ đạt được mức tăng trưởng nhẹ và chậm, sau đó đã tăng tốc mạnh từ tháng 5 và chính thức xác lập đỉnh 525 điểm khoảng giữa tháng 6. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường đã điều chỉnh giảm cho đến gần hết tháng 7. ● Giai đoạn 3: từ tháng 8 đến tháng 10 - thị trường tiếp tục phục hồi khá mạnh so với đầu năm. Các trung tâm kinh tế lớn của thế giới cũng lần lượt khẳng định sự phục hồi, đặc biệt một số quốc gia tại Châu Á và Trung quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng cao đã giúp thị trường chứng khoán thế giới thực sự khởi sắc và lấy lại được những đỉnh cao trước thời điểm suy thoái. Trong nước, các doanh nghiệp mặc dù có tốc độ tăng trưởng doanh thu không cao, nhưng nhờ tận dụng được cơ hội chí phí vốn thấp, nguyên liệu đầu vào rẻ cũng như những chính sách hỗ trợ về thuế nên đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất lớn, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu. Đây chính là cơ sở khá vững chắc để TTCK tiếp tục đợt tăng giá lần 2 đầy mạnh mẽ với những kỷ lục về giá trị và khối lượng liên tiếp được xác lập, đỉnh cao của VN-Index là 633 điểm vào thời điểm cuối tháng 10. ● Giai đoạn 4: từ tháng 11 đến tháng 12 - giảm điểm và tăng trưởng thận trọng. Chính sách kích thích kinh tế mặc dù đã phát huy được tác dụng chính là ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra tác dụng phụ và tiềm ẩn một số nguy cơ. Cụ thể nó đã kích thích mạnh vào tăng trưởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm 2009, có vẻ đã tăng quá mức cần thiết và vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đã có lúc chỉ số ICOR năm 2009 bằng 8 - là mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này cũng có nghĩa là hiệu quả đầu tư đạt thấp, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho nền kinh tế mà trước mắt là nguy cơ tái bùng nổ lạm phát trong năm 2010. Ngoài ra, sự mạnh tay trong chính sách tài khóa đã khiến ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng thâm hụt. Trước thực trạng đó, NHNN đã bất ngờ thực hiện nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% sau khi đã cam kết ổn định chính sách tiền tệ đến hết năm 2009. Mặc dù các chính sách này có tác động tích cực cho Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 25 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên nền kinh tế trong trung và dài hạn, nhưng điều này đã gây sốc cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư trên TTCK, những mầm mống khó khăn trong thanh khoản của ngân hàng xuất hiện, quan ngại về việc doanh nghiệp khó vay vốn với lãi suất cao. Những tác động thực đến luông tiền vào TTCK cũng như những tác động tâm lý thái quá đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến khoảng giữa tháng 12. Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số. Những khó khăn trên của thị trường chứng khoán chỉ mang tính chất tạm thời tại thời điểm cuối năm. Nửa tháng cuối năm TTCK khép lại năm giao dịch 2009 với 494,77 điểm. 3.3.3. Phân tích diễn biến TTCK Việt Nam năm 2010 Thị trường chứng khoán năm 2010 không có xu hướng rõ ràng, VN index chủ yếu biến động trong khoản 420 – 550 điểm. Diễn biến thị trường có thể tạm chia thành hai giai đoạn. Từ đầu năm 2010 đến hết tháng 7: Đây là giai VN-index side way trong một thời gian khá dài. Giai đoạn 2 bắt đầu từ đầu tháng 8 đến cuối năm. Đây là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư đã tin rằng thị trường đã lập một mẫu hình hai đáy ở mức 420 điểm, thời gian để hình thành nên mẫu hình là năm tháng, lượng thời gian cũng khá dài nên mẫu hình này cũng đáng được tin cậy. Tuy nhiên mẫu hình này cũng đã sớm kết thúc. Điểm nổi bật của thị trường chứng khoán năm 2010 là dấu ấn nhà đầu tư ngoại là giao dịch tăng vọt của khối nhà đầu tư nước ngoài, với khối lượng mua ròng cao nhất từ trước đến nay. Khối nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên sàn TPHCM tới 14.400 tỉ đồng về giá trị và 244 triệu đơn vị về khối lượng. 244 triệu đơn vị là khối lượng mua ròng kỷ lục trong 10 năm hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam (năm 2007 khối lượng mua ròng là 159 triệu đơn vị nhưng giá trị mua ròng kỷ lục là 22.874 tỉ đồng). Với một lượng tiền đầu tư thấp hơn các năm trước khối nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu được một lượng cổ phiếu lớn hơn hẳn. Đây có thể là một trong những chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài, tranh thủ khi thị trường sụt giảm, nâng cao tỷ lệ sở hữu các doanh nghiệp có thương hiệu tốt với giá rẻ. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 26 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Hình 5. Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2010 Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà Nước, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Tuy nhiên những thông tin xung quanh về thông tư này đã được thị trường tiếp nhận từ đầu tháng 8 năm 2010 đã kéo theo sự sụt giảm VN – Index ngay sau đó mặc dù thời hạn có hiệu lực của thông tư này chưa đến. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 27 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NĐT TẠI TP.CẦN THƠ 4.1. THÔNG TIN VỀ ĐÁP VIÊN 4.1.1. Độ tuổi Nhìn chung, độ tuổi của đối tượng điều tra đa số trong độ tuổi lao động với không có đối tượng nào dưới 18 tuổi và không nhiều người trên tuổi 55. Chiếm đa số trong các đáp viên là những người trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi với 56,2% tổng mẫu. Đây là độ tuổi được một số chuyên gia đánh giá là lứa tuổi mới bắt đầu sự nghiệp và trong số họ những người có địa vị ổn định trong công việc cũng như trong xã hội là rất ít. Tuy nhiên, đây lại là độ tuổi sôi nổi, thích thử thách bản thân trong công việc và những lĩnh vực mới mẻ, mạo hiểm. Kế đến là nhóm tuổi trên 30 tuổi đến 45 tuổi, chiếm 23,8% trong tổng mẫu điều tra và nhóm từ trên 45 tuổi đến 55 tuổi với 17,5%. Những người trong hai nhóm tuổi này đa số đã có thâm niên trong nghề, một địa vị vững chắc trong xã hội cũng như trong công việc và gia đình cho phép họ có những quyết định đầu tư có thể không táo bạo nhưng vững chắc về lâu dài và hầu như ít chịu sự chi phối hơn những người trẻ. Bảng 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TUỔI CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ (%) Dưới 18 tuổi 0 0 18 tuổi – 30 tuổi 45 56,2 Trên 30 tuổi – 45 tuổi 19 23,8 Trên 45 tuổi – 55 tuổi 14 17,5 Trên 55 tuổi 2 2,5 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 28 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên 4.1.2. Trình độ học vấn Nhóm đối tượng đại học/trên đại học có khả năng tiếp thu và phân tích thông tin tốt nhất chiếm 77,4% tổng số mẫu điều tra. Kế đến là nhóm cao đẳng/trung học với 18,8%, tỷ lệ các nhóm học vấn còn lại không đáng kể. Có thể thấy đây là tín hiệu khá tốt, phù hợp với thực tế là nhiều người cho rằng đầu tư vào TTCK Việt Nam là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người đầu tư cũng cần rất nhiều kỹ năng. Với trình độ học vấn từ khá cao tới cao này, các đáp viên là những người có khả năng đưa ra những câu trả lời có độ chính xác cao. Qua đó bài nghiên cứu càng có nhiều cơ sở để tin tưởng vào kết quả đạt được. Bảng 3. TỔNG QUAN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ (%) Đại học/trên đại học 62 77,4 Cao đẳng/trung học 15 18,8 Cấp 3 2 2,5 Cấp 2 1 1,3 Cấp 1 0 0 Từ chối trả lời 0 0 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Tuy nhiên, từ đó cho thấy TTCK là kênh đầu tư mà không phải bất cứ trình độ học vấn nào cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Từ số liệu điều tra trực tiếp, những người đến sàn giao dịch hầu như rất ít những người có trình độ từ cấp 3 trở xuống. Điều này cho thấy một nhóm nhà đầu tư tiềm năng còn bỏ dở, công ty chứng khoán nên có những chính sách tiếp cận dành cho những đối tượng này, như phát triển hệ thống môi giới, tuyển cộng tác viên môi giới chứng khoán,….. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 29 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên 4.1.3. Nghề nghiệp Có thể thấy TTCK là kênh đầu tư không dành riêng cho bất cứ một đối tượng thuộc nhóm ngành nghề nào. Những nhà đầu tư đến giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán có tới 22,5% tổng mẫu thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau như dược sĩ, giảng viên, học viên cao học, cán bộ đã về hưu…. Và cả những nhà đầu tư chỉ chuyên đầu tư chứng khoán. Bảng 4. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ (%) Nhân viên ngân hàng 16 20,0 Kế toán 13 16,3 Kỹ sư 10 12,5 Nhân viên văn phòng 17 21,2 Kinh doanh 6 7,5 Khác 18 22,5 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Kế đến là nhân viên văn phòng với 21,2% tổng mẫu bao gồm các cán bộ công nhân viên làm việc hành chính nói chung trong các công ty. Và nhân viên ngân hàng 20,0% gồm toàn bộ các vị trí làm việc tại các ngân hàng. Sở dĩ hai đối tượng này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng mẫu nguyên nhân là do các công ty chứng khoán hiện nay trên địa bàn TP.Cần Thơ đa số có chi nhánh gần các ngân hàng hoặc thuê hẳn văn phòng trong các toà nhà của ngân hàng nên phần lớn khách hàng của các công ty chứng khoán này là nhân viên của các ngân hàng đó. Thêm vào đó, nhóm người làm việc trong lĩnh vực tài chính hầu hết là những người tiếp cận nhiều hoặc thường xuyên với thị trường vốn, thị trường tiền tệ mà TTCK là một trong những kênh huy động của thị trường vốn. Bên cạnh đó, do hạn chế của việc chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (nghĩa là người phỏng vấn đi đến địa điểm mà khả năng xuất hiện của đối tượng nghiên cứu là rất Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 30 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên cao) mà cụ thể trong trường hợp này là các công ty chứng khoán và các công ty có cổ phiếu niêm yết trên TTCK, nên hầu như các nhân viên công ty đều tham gia vào TTCK. 4.1.4. Thu nhập trung bình trong tháng Những người có mức thu nhập từ 4 triệu đồng trở xuống chiếm 53,7%, nhiều nhất trong tổng mẫu điều tra. Điều đó khá phù hợp với các đối tượng có nghề nghiệp khác (học viên cao học, bán hàng, kế toán,….) có thu nhập không cao. Kế đến là đối tượng có thu nhập bắt đầu chịu thuế thu nhập cá nhân (trên 4 triệu – 10 triệu đồng) với 38,7%, không có đáp viên nào có thu nhập trên 20 triệu/tháng, có các đối tượng có những mức thu nhập khác nhưng không đáng kể. Mặc dù mức “thu nhập không ổn định” chỉ chiếm 1,3% trong tổng mẫu điều tra, tuy nhiên đối tượng có mức thu nhập này khá đặc biệt. Đây là những người chuyên đầu tư chứng khoán, theo sát diễn biến của thị trường từng ngày và sống từ thu nhập từ việc đầu tư chứng khoán. Bảng 5. THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ (%) Từ 4 triệu trở xuống 43 53,7 > 4 triệu – 10 triệu 31 38,7 > 10 triệu – 20 triệu 5 6,3 > 20 triệu – 30 triệu 0 0 > 30 triệu 0 0 Thu nhập không ổn định 1 1,3 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) 4.1.5. Vị thế của nhà đầu tƣ phân theo mức độ yêu thích rủi ro Đối tượng chấp nhận mức rủi ro trung bình với lợi nhuận có thể không cao chiếm đến hơn 50% trong tổng mẫu, cụ thể là 51,2%. Hai nhóm đối tượng còn lại Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 31 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên chênh lệch nhau không nhiều với những người thích đầu tư mạo hiểm là 20,0% và những người thích đầu tư an toàn là 28,8%. Bảng 6. VỊ THẾ NHÀ ĐẦU TƢ PHÂN THEO MỨC ĐỘ YÊU THÍCH RỦI RO Đặc điểm Số ngƣời Tỷ lệ (%) Tôi chấp nhận mức rủi ro thật cao để có được mức lợi nhuận cao nhất 16 20,0 Tôi chấp nhận mức rủi ro trung bình với lợi nhuận có thể không cao 41 51,2 Tôi thích đầu tư an toàn với mức rủi ro hầu như là không có 23 28,8 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Phân loại NĐT theo mức độ yêu thích rủi ro sẽ tạo ra lợi thế nhất định cho công ty chứng khoán trong việc tìm hiểu mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hai nhóm NĐT thích an toàn và trung lập chiếm một tỷ lệ lớn sẽ là một bất lợi cho các công ty chứng khoán khi tiếp cận các đối tượng này. Công ty chứng khoán cần có những chính sách phù hợp và thận trọng khi giới thiệu các sản phẩm rất đặc biệt và còn khá mới mẻ của mình tại địa bàn TP.Cần Thơ. 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NĐT TẠI TP.CẦN THƠ 4.2.1. Mức độ thƣờng xuyên theo dõi diễn biến của TTCK Mức độ thường xuyên theo dõi diễn biến của TTCK cho thấy được sự quan tâm của NĐT dành cho kênh đầu tư này. Tuy nhiên chỉ có 22,5% trong tổng số người được hỏi theo dõi diễn biến của thị trường mỗi ngày. Đa số chỉ theo dõi vài lần/tuần hoặc không thường xuyên theo dõi. Điều này hợp lý vì đa số các NĐT đều trong độ tuổi lao động, làm việc văn phòng, cán bộ - công nhân viên, đầu tư chứng khoán không phải là kênh đầu tư duy nhất. Vì vậy, thời gian phân bổ cho việc theo dõi diễn biến của thị trường cũng vì thế mà hạn chế. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 32 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Bảng 7. MỨC ĐỘ THEO DÕI DIỄN BIẾN TTCK Mức độ theo dõi Tần số Tỷ lệ (%) Mỗi ngày 18 22,5 Vài lần/tuần 24 30,0 Không thường xuyên 24 30,0 Không theo dõi 14 17,5 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Tuy nhiên, có một điểm sáng trong sự quan tâm của các NĐT dành cho TTCK là có đến hơn 80,0% các NĐT dành thời gian cho TTCK, các đối tượng không theo dõi diễn biến của thị trường chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể. 4.2.2. Nguồn tìm hiểu về chứng khoán của các NĐT Đa số các NĐT đều theo dõi diễn biến của TTCK qua tivi, sách báo và các website chuyên ngành với hơn 50% trong tổng số mẫu điều tra. Đây là phương pháp nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho đa số các NĐT thuộc mọi ngành nghề. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều những tài liệu như thế này và đa phần đều có những quan điểm khác nhau. Vì vậy, cách tiếp cận này đôi khi sẽ khiến các NĐT khó đưa ra quyết định về chiến lược đầu tư của mình. Kế đến là nguồn tìm hiểu chứng khoán qua chuyên viên môi giới của các công ty chứng khoán chỉ chiếm 13,5% trong tổng mẫu. Điều này sát với thực tế tại địa bàn TP.Cần Thơ do những năm trước đây các công ty chứng khoán chỉ tồn tại ở dạng đại lý nhận lệnh, chưa có môi giới chăm sóc và tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó, các NĐT đa số là nhân viên của các công ty niêm yết, đầu tư chứng khoán do công ty niêm yết bán cổ phần cho họ. Vì vậy, cho đến thời điểm này, vai trò của môi giới vẫn chưa cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, vai trò của chuyên viên môi giới sẽ càng được khẳng định khi các công ty chứng khoán đang có những bước chuẩn bị để tấn công vào thị trường TP.Cần Thơ. Thấp nhất trong các kênh tìm hiểu về chứng khoán của các NĐT là qua các lớp đào tạo chứng khoán ngắn hạn, chỉ chiếm 8,7% trong tổng mẫu điều tra. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 33 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Đây là một trong những khó khăn do hiện nay tại TP.Cần Thơ vẫn chưa có trung tâm đào tạo chứng khoán nào đứng ra mở các lớp chứng khoán cho NĐT tham gia. Hầu hết các NĐT và thậm chí là các chuyên viên môi giới, tư vấn của các công ty chứng khoán phải tiếp cận các lớp đào tạo này tại TP.HCM. Trong tương lai gần, TP.Cần Thơ nên có những trung tâm đào tạo các khoá học này. Bảng 8. NGUỒN TÌM HIỂU VỀ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NĐT Nguồn tìm hiểu Tần số Tỷ lệ (%) Tivi, sách báo, web chuyên ngành 53 51,0 Chuyên viên môi giới 14 13,5 Lớp đào tạo chứng khoán ngắn hạn 9 8,7 Kinh nghiệm đầu tư 11 10,6 Không tìm hiểu 17 16,3 Tổng 104 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) 4.2.3. Các mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ trong xã hội ngày càng trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng trong đa số các lĩnh vực và không riêng gì với đầu tư chứng khoán. 4.2.3.1. Có người thân hoặc người quen đang đầu tư trên TTCK Việt Nam Có đến 51,3% trên tổng số người được hỏi cho biết rằng người thân hoặc bạn bè, đồng nghiệp của họ đang tham gia vào TTCK. Đây là dấu hiệu tích cực cho thị trường khi có khá nhiều NĐT vẫn còn mặn mà với kênh huy động vốn nhiều rủi ro này. Bên cạnh đó, việc có nhiều người thân/quen đang đầu tư vào TTCK sẽ giúp cho việc tiếp cận thị trường của các NĐT tiềm năng được dễ dàng hơn. Tại thị trường kênh đầu tư chứng khoán còn khá mới mẻ như TP.Cần Thơ thì các mối quan hệ này càng trở nên quan trọng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 34 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Bảng 9. CÓ NGƢỜI THÂN/QUEN ĐANG ĐẦU TƢ VÀO TTCK Mục hỏi Tần số Tỷ lệ (%) Có người thân/quen đầu tư 41 51,3 Không có người thân/quen đầu tư 39 48,7 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) 4.2.3.2. Có người thân hoặc người quen đang làm việc tại các công ty chứng khoán So với việc có người thân hoặc người quen đang tham gia vào TTCK thì việc có người thân hoặc người quen đang làm việc tại các công ty chứng khoán khiến cho việc tiếp cận TTCK của các NĐT tiềm năng dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài các chuyên viên môi giới, chuyên gia tư vấn đầu tư,… các vị trí khác tại công ty chứng khoán cũng là những người thường xuyên tiếp cận với thị trường. Mà rất nhiều người trong số họ cũng là một NĐT. Do đó, việc am hiểu thị trường cùng với các mối quan hệ xã hội sẽ là kênh tìm kiếm khách hàng rất tốt. Tuy nhiên, chỉ có 11,3% trong tổng số mẫu điều tra cho biết họ có người thân hoặc người quen đang làm việc tại công ty chứng khoán. Điều đó phù hợp với thực tế là do hiện nay lĩnh vực chứng khoán chưa phát triển rầm rộ tại địa bàn TP.Cần Thơ, các công ty chứng khoán mở ra với quy mô không lớn và số nhân sự cũng không nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều công ty chứng khoán tấn công vào thị trường. Bảng 10. NGƢỜI THÂN/QUEN CỦA ĐÁP VIÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Mục hỏi Tần số Tỷ lệ (%) Có người thân/quen đang làm việc tại CTCK 9 11,3 Không có người thân/quen đang làm việc tại CTCK 71 88,7 Tổng 80 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 35 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên 4.3. KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ NHU CẦU ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NĐT TẠI TP.CẦN THƠ Do Y là biến nhị phân nên sử dụng phương pháp probit để kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu đầu tư chứng khoán và các yếu tố tác động đến nhu cầu đầu tư chứng khoán được phân tích ở phần trên là có phù hợp hay không. Bảng 11. DIỄN GIẢI CÁC BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH HÀM PROBIT Các biến Diễn giải Kỳ vọng Biến phụ thuộc Y Các NĐT hiện có đang tham gia vào TTCK hay có nhu cầu tham gia vào TTCK hay không (0: không đầu tư/nhu cầu đầu tư; 1: đang đầu tư/có nhu cầu đầu tư) Biến độc lập X X1 Mức độ thường xuyên theo dõi diễn biến TTCK + X2 Sự hiểu biết về TTCK qua sách, báo chuyên ngành, các kênh truyền hình tài chính + X3 Sự hiểu biết về TTCK qua chuyên viên môi giới của các công ty chứng khoán + X4 Có người thân/quen tham gia vào TTCK + X5 Có người thân/quen làm việc tại công ty chứng khoán + X6 Nghề nghiệp + X7 Nhóm NĐT phân theo mức độ yêu thích rủi ro + X8 Thu nhập + Kết quả đưa ra nhờ sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng Stata như sau: Kết quả mô hình probit cho thấy giá trị P kiểm định mô hình rất có ý nghĩa để giải thích thực tế (Sig = 0,000). Phần trăm dự báo đúng của mô hình cao, ở mức 91,25%. Điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 36 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên Hệ số dF/dX giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên việc có nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT khi biến độc lập tăng lên hoặc giảm xuống 1 đơn vị. Bảng 12. KẾT QUẢ MÔ HÌNH PROBIT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NĐT Biến độc lập X dF/dx Giá trị P Mức độ thường xuyên theo dõi diễn biến trên TTCK (X1) 0,593 0,001 Sự hiểu biết về TTCK qua sách, báo chuyên ngành, các kênh truyền hình tài chính (X2) -0,042 0,877 Sự hiểu biết về TTCK qua chuyên viên môi giới của các công ty chứng khoán (X3) -0,257 0,439 Có người thân/quen tham gia vào TTCK (X4) -0,418 0,110 Có người thân/quen làm việc tại công ty chứng khoán (X5) 0,523 0,095 Nghề nghiệp (X6) 0,107 0,171 Nhóm NĐT phân theo mức độ yêu thích rủi ro (X7) 0,668 0,006 Thu nhập (X8) 0,091 0,709 % dự báo đúng của mô hình 91,25 Giá trị kiểm định P của mô hình 0,000 (Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011) Mức độ thường xuyên theo dõi diễn biến trên TTCK: dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng và biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này đúng với thực tế là khi một NĐT có quan tâm đến TTCK thì họ sẽ có khuynh hướng theo dõi thường xuyên hơn diễn biến trên thị trường. Theo kết quả phân tích trên, khi mức độ thường xuyên theo dõi diễn biến trên TTCK tăng lên thì khả năng NĐT có nhu cầu đầu tư chứng khoán tăng lên 59,3%, tác động này là khá lớn. Sự hiểu biết về TTCK thông qua sách, báo chuyên ngành, các kênh truyền hình tài chính: dấu hệ số không phù hợp với dấu kỳ vọng, biến không có ý nghĩa thống kê. Rõ ràng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông hiện Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 37 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên nay, tin tức được cập nhật hàng ngày qua nhiều phương tiện thì mọi người đều dễ dàng tiếp cận thông tin trong mọi lĩnh vực, mọi sự kiện,… Nhưng như đã phân tích trên, vì có nhiều thông tin với nhiều ý kiến khác nhau sẽ dẫn đến việc NĐT khó đưa ra quyết định cho chiến lược đầu tư của mình. Đồng thời, với tình hình không khả quan của TTCK hiện nay, những người không hiểu rõ về TTCK có khả năng rất lớn sẽ không có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực được nhiều chuyên gia đánh giá là nhiều rủi ro này. Sự hiểu biết về TTCK qua chuyên viên môi giới của các công ty chứng khoán: dấu hệ số của biến này không phù hợp với dấu kỳ vọng và biến không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này khá phù hợp với thực tế tại địa bàn TP.Cần Thơ khi những năm trở lại đây, chứng khoán tại Cần Thơ không phát triển nhiều. Các công ty chứng khoán cũng chỉ đặt những điểm nhận lệnh trên địa bàn, chưa đầu tư nhiều về nhân sự cũng như cơ sở hạ tầng. Do đó, cũng chưa có các dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên môi giới. Mặc dù một năm trở lại đây, một số ít công ty chứng khoán (ACBS, VCBS,..) cũng có đầu tư cơ sở hạ tầng, mở chi nhánh, đẩy mạnh dịch vụ môi giới và tư vấn đầu tư,… Tuy nhiên, TTCK hiện tại vẫn chưa khả quan bằng các giai đoạn trước, một số NĐT đứng ngoài cuộc, đầu tư thăm dò, một số khác vẫn chưa quen với dịch vụ chăm sóc khách hàng của môi giới nên vai trò của các chuyên viên môi giới trong thời điểm n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TPCần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan