Đề tài Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại công ty sứ Thanh Trì

PHẦN 1. cơ sở lý luận của kế hoạch hoá sản xuất

Cơ sở lý luận của kế hoạch hoá sản xuất .2

1.1. Khái niệm, bản chất chung của kế hoạch .3

1.2. Tầm quan trọng của kế hoạch .4

1.3. Nguyên tắc chung khi lập kế hoạch .5

1.4. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất hàng năm. .6

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp .8

1.6. Căn cứ lập kế hoạch hàng năm .11

1.7. Tính cấp thiết của đề tài 13

PHẦN 2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SỨ THANH TRÌ

II.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sứ Thanh Trì 14

1.1. Giới thiệu về công ty sứ Thanh Trì .14

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 14

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 17

1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .18

1.1.4. Cơ cấu sản xuất .21

1.1.5. Đặc điểm về lao động 24

1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây .26

II.2. Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản tại công ty sứ Thanh Trì . .31

2.1. Nhiệm vụ của công tác kế hoạch hoá trong công ty sứ Thanh Trì 31

2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất .31

2.1.2. Nội dung của kế hoạch sản xuất 33

2.2. Kế hoạch hoá sản xuất của công ty sứ Thanh Trì .34

2.2.1. Trình tự thực hiện kế hoạch sản xuất. .34

2.2.1.1 Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất. .34

2.2.1.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch .36

2.2.1.3. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất. .39

2.2.1.4. Căn cứ lâp kế hoạch tháng của công ty sứ Thanh Trì 41

2.2.1.5. Phân tích thực trạng công tác kế hoạch thông qua tình hình thực hiên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty sứ Thanh Trì. . .43

2.3. Phân tích kế hoạch nguyên vật liệu. . .44

2.3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất .44

2.3.2. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất sứ vệ sịnh của Nhà máy .45

2.3.3. Kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất .48

2.4. Phân tích Kế hoạch về máy móc thiết bị .54

2.5. Phân tích Tình hình về lao động . .57

 

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tại công ty sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính- kế toán: đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty và tổ chức công tác hạch toán, luân chuyển chứng từ, số liệu từ đó tổng hợp số liệu và đưa ra các thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho các đối tượng sử dụng có liên quan. * Phòng kế hoạch đầu tư: Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo kỳ ( tháng, quí, năm) bao gồm kế hoạch về sản xuất, kế hoạch về cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch huy động vốn… việc lập kế hoạch này được tiến hành vào cuối quý, cuối năm căn cứ vào tình hình thực hiện của các kỳ trước, vào nhu cầu dự trữ, tiêu thụ và nhu cầu thị trường trong kỳ tiếp theo. Để lập được kế hoạch theo sát thực tế và khoa học, phòng kế hoạch đầu tư phải kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty để có được số liệu chính xác và phù hợp. Sau khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được trình Giám đốc công ty để phê duyệt. * Phòng kỹ thuật_KCS: nghiên cứu, chế tạo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và nhập kho, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. * Phòng tổ chức lao động: có nhiệm giúp đỡ Giám đốc trong việc sắp xếp, đào tạo cán bộ, phân loại và bố trí lao động cho hợp lý đồng thời phòng cũng đảm trách về việc soạn thảo các chính sách về lao động, tiền lương cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của công ty để trình Giám đốc phê duyệt. * Các chi nhánh và văn phòng đại diên: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối hàng hoá cho các đại lý, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, hàng kỳ lập và nộp báo cáo sản xuất về toàn bộ quá trình hoạt động của mình cho công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được giao phó trong bộ phận thị trường mà đơn vị đảm nhiệm. 1.1.4. Cơ cấu sản xuất. a. Nguyên liệu sản xuất. Để sản xuất ra 1 sản phẩm sứ vệ sinh,công ty sứ Thanh Trì sử dụng các loại nguyên liệu sau: - Thạch Anh(Quartz) - Đất sét - Cao lanh - Bari Cacbonat(BACO3) - Feldspar Những nguyên liệu này được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định rồi được nghiền trong máy nghiền bi (với nước) để tạo ra hồ nhằm gia công tạo hình sản phẩm. Hầu hết những nguyên liệu này đều được cung cấp bởi Xí nghiệp VLXD Việt Trì và được dự trữ trong kho của công ty nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn. b. Quá trình sản xuất của công ty sứ Thanh Trì. Đơn đặt hàng của khách hàng được gửi tới phòng kinh doanh, phòng kinh doanh căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng của khách hàng và dựa vào kết quả điều tra phân tích thị trường lập ra các đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng này được đánh giá khả năng thực hiện tại phòng kế hoạch đầu tư ( đánh giá khả năng vật tư ), phòng kỹ thuật KCS đánh giá khả năng kỹ thuật. Nhà máy sứ và xí nghiệp khuôn đánh giá khả năng sản xuất. Nếu được chấp nhận, đơn đặt hàng được gửi lên cho giám đốc ký duyệt. Trên cơ sở đó phòng kế hoạch đầu tư lên thông báo chính thức cho Nhà máy sứ và xí nghiệp khuôn. Chủng loại sản phẩm, số lượng mỗi loại sản phẩm sẽ được giao chi tiết cho xí nghiệp. Để tổ chức quá trình sản xuất, công ty đã tổ chức sản xuất theo phân xưởng. Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ điều hành chung phân xưởng của mình. Đối với mỗi phân xưởng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Quan hệ giữa các phân xưởng được thực hiện theo kiểu chức năng, ví dụ để sản xuất một sản phẩm sứ vệ sinh hoàn thiện thì khâu đầu tiên là phải thực hiện tạo mẫu do phân xưởng chế tạo khuôn mẫu đảm nhiệm, sau đó đến khâu gia công tạo hình do phân xưởng tạo hình và đổ rót thực hiện, tiếp đến là các khâu: sấy, phun men... Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty rất hợp lý, khoa học tạo cho các phân xưởng luôn hoạt động ăn khớp và không ảnh hưởng lẫn nhau. Với sự phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng phân xưởng giúp cho sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và doanh thu hàng năm. Sản phẩm “Viglacera” hoàn chỉnh được sản xuất ra, trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn sản xuất khuôn mẫu: mẫu mã sản phẩm được nặn mẫu, cỡ, kích thước bằng thạch cao. Giai đoạn này sẽ do xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu đảm nhận. Sơ đồ 2: các giai đoạn tạo sản phẩm Sx khuôn mẫu Sấy cưỡng bức Kỹ thuật men Sấy nung Phân loại đóng gói Gia công tạo hình Nguồn phòng kỹ thuật - KCS - Giai đoạn gia công tạo hình: dựa trên cơ sở khuôn mẫu đã được chế nặn, sản phẩm được tạo hình theo như mẫu đã tạo ra. Giai đoạn này do phân xưởng 1 của nhà máy sứ đảm nhiệm. Phân xưởng 1 có 2 tổ: tổ 1 là tổ đổ rót , tức là đổ hồ vào khuôn mẫu đã được tạo từ trước; tổ 2 là tổ chế nặn sản phẩm sau khi đã được đổ vào khuôn. - Giai đoạn sấy cưỡng bức: sản phẩm sau khi được gia công tạo hình sẽ đem đi sấy ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ những sản phẩm hỏng (sản phẩm bị nứt,vỡ..) ngay từ khi còn chưa phun men. - Giai đoạn kỹ thuật men: những sản phẩm vượt qua được công đoạn sấy cưỡng bức là sản phẩm đủ tiêu chuẩn để đưa vào phun men theo các màu như: trắng, ngà, xanh, hồng, mận chín, xám... - Giai đoạn sấy nung: sản phẩm sau khi được phun men sẽ đem đi sấy nung trên dây chuyền công nghệ tự động. Sau 12 giờ sấy trong lò bằng nhiên liệu gas, sản phẩm sẽ được ra lò. - Giai đoạn phân loại và đóng gói sản phẩm: giai đoạn này sẽ kiểm tra chất lượng cuối cùng của sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Sản phẩm ra lò được phân theo ba cấp: Loại A: được đóng gói rồi đưa ra lưu thông ngoài thị trường. Loại B: đưa trở lại lò để nung lại. Loại C: là phế phẩm, sẽ bị huỷ ngay. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm, đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần phải bố trí sản xuất hợp lý. Đó là sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố của quá trình sản xuất làm sao có thể sản xuất ra với khối lượng lớn và chất lượng cao, từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận tiêu thụ của công ty. 1.1.5. Đặc điểm về lao động: Công nghệ máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Trong thời gian hiện nay khi khoa học kỹ thuật phát triển thì chức năng quản trị nhân lực phải trợ giúp cho các quyết định kinh doanh chiến lược và trong việc đáp ứng nhân lực cho các quyết định kinh doanh chiến lược và trong việc đáp ứng nhân lực cho nhiệm vụ của tổ chức. Công ty sứ Thanh Trì cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong những năm qua, phòng hành chính nhân sự của Công ty đã không ngừng nâng cao hoạt động của mình bằng việc tuyển dụng đúng người, đúng việc; từng bước hoàn thiện công tác trả lương, thưởng cho người lao động để khuyến khích người lao động trong công việc; đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động... Tập thể cán bộ công nhân viên với thu nhập ổn định trên 1.484.794đ/tháng. Có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, đựơc Công ty chăm lo đào tạo và phổ biến kiến thức, cán bộ công nhân viên trong Công ty càng tin tưởng và yên tâm. Lao động gián tiếp của công ty chỉ chiếm 20%, lao động trực tiếp là 61,3%, lao động phục vụ chiếm 18,7%, đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý. Do tính chất của công việc, lao động nam ở Công ty chiếm đa số (trên 80%), lao động nữ chiếm tỷ lệ nhỏ. Thông qua thực trạng lao động của Công ty ta thấy bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ đảm bảo tính linh hoạt trước cơ chế mới, Công ty đã chú trọng nhiều đến lao động trực tiếp sản xuất, không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng của loại lao động này. Công ty có nhiều công nhân có trình độ tay nghề cao, hầu hết cán bộ quản lý có trình độ đại học. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật, Công ty phải tiếp tục nâng cao trình độ cho công nhân để công nhân có thể vươn lên nắm bắt những tiến bộ khoa học của nhân loại đưa vào sản xuất. Bảng 2. Cơ cấu lao động của công ty qua các năm Hình thức Phân loại 2003 2004 2005 Giới tính Nam Nữ 415 102 421 127 424 126 Trình độ >= Đại học CN kỹ thuật Phổ thông 70 27 420 83 40 425 85 40 415 Lao động Trực tiếp Gián tiếp 445 72 450 98 453 97 Tổng lao động 517 548 540 Nguồn phòng tổ chức lao động 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì trong những năm gần đây. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ, với lỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm sau đã tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, công ty còn phải phấn đấu hơn nữa để đứng vững trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại cũng như các sản phẩm trong nước. Bảng 3: Kết quả SXKD của Công ty 1999 - 2006. Năm Sản lượng sản xuất (sản phẩm) Sản lượng tiêu thụ (sản phẩm) Doanh thu (1000 đ) DT n / DTn-1 (%) 1999 319.720 334.923 65.772.418 144,8 2000 490.027 519.503 88.827.000 135,1 2001 636.986 591.764 105.241.190 118,5 2002 552.720 626.067 127.808.033 121,44 2003 558.607 582.432 114.432.335 89,53 2004 560.127 548.264 110.853.334 96,38 2005 520.000 540.600 105.500.000 95,17 2006(KH) 540.000 530.000 108.000.000 102.36 (Nguồn: Các báo cáo kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì). Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của công ty sứ Thanh Trì có được sự phát triển lớn . Từ năm 1999 đến năm 2005 doanh thu của công ty đã tăng từ 65,7 tỷ đồng lên 105,5 tỷ . Sự thành công của công ty trong thời gian qua xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan do sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nguyên nhân chủ quan là sự nhanh nhạy, quyết đoán, nắm bắt thời cơ kinh doanh và khai thác nó. Thị trường đem lại cơ hội cho công ty song việc nắm bắt cơ hội và vận dụng như thế nào lại phụ thuộc hoàn toàn vào công ty. Năm 2005 công tác tiêu thụ của Công ty đang ở tình trạng tồn kho lớn, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp như mở rộng thị trường trong và ngoài nước, áp dụng cơ chế giá cả theo từng thời kỳ. Doanh thu năm 2005 đạt 105.5 tỷ đồng đạt 95,41% so với kế hoạch. Về sản lượng tiêu thụ đạt 540.000 sản phẩm bằng 98,18% so với kế hoạch. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 số lượng sản phẩm tồn kho còn khá nhiều 63.465 sản phẩm tương đương với 9,294 tỷ đồng sở dĩ có tình trạng tồn kho sản phẩm nhiều như vậy là do số sản phẩm như két nước, chậu rửa, bệt kiểu dáng không phù hợp với thị hiếu người tiêu thụ như chậu Malay, chậu VI2, chân chậu VI2, két nước VI2… Nhìn chung, năm 2005 là một năm đầy khó khăn và thử thách nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu được giao. Song trong chỉ đạo còn nhiều bộc lộ yếu kém, đặc biệt là trong công tác tiêu thụ, để sản phẩm tồn đọng nhiều do đó ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Bước sang năm 2006 Công ty Sứ Thanh Trì có nhiều thuận lợi như: cơ sở vật chất khá vững vàng, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001:2000, chất lượng sản phẩm sản xuất ngày càng được nâng cao, thị trường đã được mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thị trường xuất khẩu ra nước ngoài đang dần dần được mở rộng và có nhiều tín hiệu tốt. Những thuận lợi trên đây tạo tiền đề cho Công ty có thể đẩy mạnh sản xuất tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường. Bảng 4: Kết quả SXKD của Công ty Sứ Thanh Trì năm 2005. STT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2005 TH 2005 So sánh Tuyệt đối Tương đối% 1 Sản phẩm sản xuất Sản phẩm 545.000 520.000 -25.000 95.41 2 Sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 550.000 540.000 -10.000 98.18 3 Doanh thu bán hàng 1000đ 106.000.000 105.500.000 -500.000 99.53 4 Nộp ngân sách 1000đ 4.760.000 4.385.600 -374.400 92.13 5 Khấu hao TSCĐ 1000đ 17.586.000 17.272.810 -313.190 98.22 6 Thu nhập bình quân đ 1.700.000 1.650.000 -50.000 97.06 (Nguồn: Báo cáo dự kiến kế hoạch SXKD của Công ty Sứ Thanh Trì). Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 đã đánh dấu một bước tiến mới vững chắc của Công ty trên thị trường. Điều đáng nói là trong khi bối cảnh sức mua VLXD năm 2005 trên cả nước giảm thì doanh thu của Công ty lại giữ vững gần đạt kế hoạch. Sản lượng sản xuất so với kế hoạch bằng 95,41% ,sản lượng tiêu thụ đạt 540.000 sản phẩm bằng 98,18% so với kế hoạch. Doanh thu 105,5 tỷ đồng (trước thuế). Doanh thu xuất khẩu tăng mạnh đạt 19,4 tỷ đồng tăng 145,46% so với cùng kỳ và chiếm 18,38% trong tổng số doanh thu. Nó đã chứng tỏ vị thế của sản phẩm Viglacera đang được dần dần có uy tín trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên sản lượng tồn kho tính đến 31/12/2005 còn hơn 63.465 sản phẩm do công tác điều độ bán hàng và sản xuất chưa kết hợp chặt chẽ mặt khác cũng do các yếu tố khách quan như: cung vượt quá cầu, tốc độ XDCB giảm, buôn lậu và đặc biệt là sự chưa ổn định đồng nhất về chất lượng sản phẩm như: gợn men, lỗ châm kim và phụ kiện kèm theo chưa được tương xứng với chất lượng sứ đã gây tâm lý không tốt cho khách hàng, ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ của Công ty. Tóm lại, năm 2005 Công ty Sứ Thanh Trì đã có nhiều tín hiệu tốt trong sản xuất kinh doanh song bên cạnh đó Công ty cũng còn tồn đọng một số yếu điểm cần khắc phục để có thể đứng vững trên thị trường. Với những mục tiêu trước mắt của năm 2006 thì Công ty Sứ Thanh Trì phải đương đầu với một loạt khó khăn, việc cạnh tranh trong giá giữa các Công ty trong nước và nước ngoài gay gắt. Yêu cầu đặt ra đối với Công ty Sứ Thanh Trì là phát huy thế mạnh vốn có, khắc phục nhược điểm còn tồn đọng.  Bảng 5: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì năm 2006. STT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2005 KH 2006 So sánh (%) 1 Sản phẩm sản xuất Sản phẩm 520.000 560.000 107,69 2 Sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm 540.000 580.000 107,41 3 Doanh thu bán hàng 1000đ 105.500.000 110.000.000 104,27 4 Nộp ngân sách 1000đ 4.385.600 4867724 110,99 5 Khấu hao TSCĐ 1000đ 17.272.810 18.302.805 105,96 6 Thu nhập bq 1000đ 1.650.000 1.750.000 106,06 (Nguồn: Báo cáo dự kiến kế hoạch SXKD của Công ty Sứ Thanh Trì). Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 mà Công ty đặt ra là rất khả thi nếu Công ty phát huy được những lợi thế của mình trong cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn cản trở như: Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, đồng thời với sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh. Bang 6: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2004 và đầu năm 2005 Chi phí Đơn vị Thực hiện KH đầu KH xin điều chỉnh 2005 theo khoản mục tính năm 2004 năm 2005 TH 5T/05 KH 7T cuối 05 KH năm 2005 Sản lượng sản xuất SP 560,127 540,000 208,051 329,000 537,051 - Thân bệt " 144,760 162,000 70,218 101,550 171,768 - Két nớc " 136,444 120,000 54,990 89,260 144,250 - Chậu rửa " 162,045 143,000 55,336 83,870 139,206 - Chân chậu " 31,329 34,000 11,922 14,150 26,072 - SP khác " 85,549 81,000 15,585 40,170 55,755 Sản lợng tiêu thụ SP 548,264 556,600 198,494 372,810 571,304 - Thân bệt " 145,244 169,890 58,277 116,760 175,037 - Két nớc " 140,797 124,780 52,732 100,590 153,322 - Chậu rửa " 146,994 145,630 58,690 91,190 149,880 - Chân chậu " 27,833 34,670 11,184 19,220 30,404 - SP khác " 87,396 81,630 17,611 45,050 62,661 Nguồn phòng kinh doanh II. Phân tích công tác kế hoạch hoá sản xuất sản tại công ty sứ Thanh Trì 2.1. Nhiệm vụ của công tác kế hoạch hoá trong công ty sứ Thanh Trì. Để đạt được mục tiêu, đồ án cần giải quyết những nhiệm vụ sau: xác định các căn cứ, nội dung của lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh năm 2006 của nhà máy sứ thanh trì. 2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất. a. Xác định nhu cầu thị trường. Trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp phải nắm vững được nhu cầu của thị trường cả về số lượng lẫn chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa và kịp thời các yêu cầu của thị trường. Mặt khác thông qua các hợp đồng đã ký và có thể ký, doanh nghiệp có thể xác định các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo các tháng và theo chủng loại sản phẩm… b. Định hướng tăng trưởng và phát triển của nhà máy và của công ty. Để tồn tại trong cơ chế thị trường và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải xác định cho mình những phương hướng mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh và trong tiêu thụ sản phẩm. Các định hướng phát triển trong giai đoạn trung hạn ( khoảng 3- 5 năm) về phát triển quy mô sản xuất, tăng sản lượng hoạch mở rộng thị trường… Đây cũng là một căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo đáp ứng được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành công nghiệp VLXD và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Công ty, Công ty Sứ Thanh Trì đã đề ra nhiệm vụ từ nay đến năm 2010 phấn đấu đưa tổng sản lượng sản phẩm nhãn hiệu Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì và các đơn vị liên doanh, liên kết với Công ty lên đến 1 triệu sản phẩm, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước trong đó dành một phần khoảng 30% tổng sản lượng được xuất khẩu ra nước ngoài. - Tiếp tục hoàn thiện dây chuyền sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân để tận dụng tối đa công suất Nhà máy, đồng thời vẫn duy trì được chất lượng và uy tín với thị trường. - Ngoài việc tiếp tục giữ vững thị trường Hà Nội Công ty đang mở thêm đại lý tại các địa phương khác để đón bắt sự phát triển của các thị trường tiềm năng này. Theo nhận định của ban lãnh đạo Công ty thì việc mở rộng dây chuyền sản xuất trong thời gian trước mắt chưa được tính tới, mọi dự định đều phụ thuộc vào thời điểm khi Việt Nam ra nhập hiệp ước AFTA, xoả bỏ hàng rào thuế quan với các nước trong khu vực. Khi đó hàng hoá nước ngoài trong đó có sứ vệ sinh sẽ tràn vào nước ta. Do vậy việc hoạch định chiến lược trước mắt là làm sao phải vững chắc trên thị trường khi hàng ngoại tràn vào thông qua việc đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, mẫu mã chủng loại đa dạng. c. Năng lực của nhà máy năm kế hoạch. Năng lực sản xuất là một căn cứ giúp nhà máy cân đối sản lượng sản xuất. Nhà máy có thể lựa chọn sản lượng sản xuất lớn hơn năng lực sản xuất năm báo cáo, nhưng sự chênh lệch này không thể quá lớn. Mặt khác nhà máy cũng không nên xác định sản lượng sản xuất cho năm kế hoạch nhỏ hơn nhiều so với năng lực sản xuất, bởi vì điều đó sẽ gây sự lãng phí năng lực sản xuất, không tận dụng lợi thế quy mô sản xuất dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. Để hoạt động của nhà máy được liên tục, cần phải có sự sẵn sàng về yếu tố sản xuất. Hay nói cách khách nếu các yếu tố về sản xuất kinh doanh không cân đối với khả năng nguồn lực của nhà máy, có thể gây ra tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, dư thừa nguồn lực hay thiếu hụt nguồn lực ảnh hưởng không tốt đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của nhà máy cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khả năng về lao động được sử dụng trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như là một căn cứ để cân đối giữa nhu cầu về nguồn lực và khả năng đáp ứng. 2.1.2. Nội dung của kế hoạch sản xuất. a. Nội dung của kế hoạch sản xuất. - Kế hoạch sản lượng sản xuất. - Kế hoạch sản xuất sản phẩm theo thời gian. - Kế hoạch sản xuất sản phẩm theo chủng loại sản phẩm. - Kế hoạch sản xuất theo đơn vị sản xuất. - Kế hoạch đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. - Kế hoạch nhân công. - Kế hoạch về máy móc, thiết bị, công nghệ… b. Các chỉ tiêu của của kế hoạch sản xuất. Kế hoạch sản xuất sản phẩm được xây dựng trên hai chỉ tiêu: - Chỉ tiêu hiện vật. - Chỉ tiêu giá trị (giá thành). Hai chỉ tiêu trên được biểu hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 5. chỉ tiêu hiện vật và giá trị Kế hoạch sản suất Sản xuất Hiện vật Giá trị - Sản lượng sứ vệ sinh - Khối lượng sản xuất theo: + Mặt hàng + Đơn vị sx + Thời gian sx + Kế hoạch chất lượng sản phảm sứ vệ sinh - Giá thành đơn vị sản phẩm. - Giá trị tổng sản lượng Nguồn phòng kế hoạch đầu tư 2.2. Kế hoạch hoá sản xuất của công ty sứ Thanh Trì. 2.2.1. Trình tự thực hiện kế hoạch sản xuất. 2.2.1.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất. Trong Nhà Máy sứ Thanh Trì công việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao cho bộ phận phòng kế hoạch đầu tư đảm nhiệm. Trên cơ sở những căn cứ ở trên, phòng kế hoạch đầu tư tiến hành tổng hợp những thông tin liên quan đến việc lập kế hoạch trong nhà máy cũng như bên ngoài sau đó xây dựng một bản dự thảo kế hoạch hoàn chỉnh, bản dự thảo kế hoạch này sẽ được trình giám đốc nhà máy phê duyệt và cho ý kiến. Trong trường hợp lãnh đạo nhà máy đồng ý với bản kế hoạch này thì cán bộ phòng kế hoạch đầu tư tiếp tục triển khai cụ thể cho các bộ phận sản xuất( kế hoạch tác nghiệp) còn nếu bản kế hoạch đó cần phải bổ sung, sửa đổi thì phòng kế hoạch phải tiến hành sửa theo lệnh của giám đốc. Đây là quy trình cụ thể đối với mọi loại kế hoạch áp dụng trong Nhà Máy sứ Thanh Trì. Riêng đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh bên cạnh kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng thì nhà máy đặc biệt coi trong kế hoạch tuần. Sự chi tiết kế hoạch đến tận kế hoạch tuần này giúp cho quá trình sản xuất được cụ thể, chi tiết đến mức tối đa, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch. Bảng 8. Thực hiện sản xuất sản phẩm 5 tháng đầu năm và 7 tháng cuối năm 2005 TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Tồn kho đầu năm kế hoạch Kế hoạch sản lượng sản phẩm sản xuất Số lợng % tổng SL TH 5T KH 7T Cộng % tổng SL 1 - Thân bệt SP 14,429 70,218 25,900 96,118 2 - Két nớc " 12,987 54,990 25,900 80,890 3 - Chậu rửa " 18,011 55,336 29,200 84,536 4 - Chân chậu " 12,023 11,922 1,100 13,022 5 - SP khác " 7,452 15,585 1,900 17,485 Cộng SP 64,902 31.20 208,051 84,000 292,051 100.00 Nguồn. Phòng kế hoạch đầu tư 2.2.1.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở bản kế hoạch đã được duyệt, phòng kế hoạch đầu tư tiến hành triển khai thực hiện bằng hai công cụ quan trọng là kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất. Đối với kế hoạch tác nghiệp: Trên cơ sở bản kế hoạch chung của cả nhà máy, phòng kế hoạch kinh doanh sẽ cụ thể hóa bản kế hoạch đó bằng các nhiệm vụ cụ thể và mỗi nhiệm vụ cụ thể đó sẽ được giao cho một phân xưởng đảm nhiệm. Kế hoạch tác nghiệp giúp cho quá trình thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng hơn,cụ thể hơn. Kế hoạch tác nghiệp có hoàn thành thì kế hoạch sản xuất chung mới hoàn thành. Qua đó ta có thể thấy được vai trò, sự cần thiết cũng như tính không thể thiếu của kế hoạch tác nghiệp. Bảng9. Tình hình thực hiện kế hoạch tháng 3 năm 2005. TT Tên khuôn đơn vị tính Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu % TH/KH Tồn kho cuối kỳ KH đổ Số giao Số đổ Hụt, vượt A B C 1 2 3 4=3-1 5=3/1 6 A Thân bệt Bộ 148 315 195 47 131,76 455 B Két nước Bộ 225 270 250 25 111,11 247 C Chậu rửa Bộ 102 123 107 5 104,90 232 D Sản phẩm khác Bộ 56 73 66 10 117,86 125 E Chân chậu Bộ 16 - 31 15 193,75 111 Cộng Cái 547 781 649 102 118,65 1.170 Nguồn phòng kế hoạch đầu tư. + Đối với công tác điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất là tập hợp các nhóm biện pháp nhằm chuẩn bị kịp thời và đầy đủ cho sản xuất, điều hoà phối hợp việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp ở tất cả các khâu sản xuất, phục vụ quá trình sản xuất trong suốt cả thời kỳ kế hoạch cũng như kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Qua đó ta càng khẳng định vai trò quan trọng của điều độ sản xuất trong quá trình thực hiện kế hoạch. Trong công tác điều độ sản xuất, việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất là công việc đầu tiên nó bao gồm sự chuẩn bị về lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...Có thể nói đối với phòng kế hoạch kế đầu tư việc chuẩn bị về nguyên vật liệu là một trong những yếu tố được quan tâm đầu tiên. Căn cứ vào kế hoạch đã lập, căn cứ vào lượng hàng tồn kho của các phân xưởng cán bộ phòng kinh doanh tiến hành mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, cân đối kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp. Ngoài cân đối kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch kinh doanh còn phải tiến hành cân đối vật tư phục vụ quá trình sản xuất, trong biểu cân đối vật tư đó cần nêu lên đầy đủ các thông tin về các loại vật tư cần thiết, định mức tiêu hao của từng loại, kế hoạch, nhu cầu, lượng tồn trong kho và tồn trong phân xưởng. Việc cân đối vật tư không chỉ nhằm mục tiêu hoàn thành kế hoạch sản xuất mà nó còn góp phần sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Ngoài ra việc cân đối vật tư còn góp phần vào việc giúp cho quá trình sản xuất liên tục và không bị gián đoạn. Không chỉ dừng lại ở việc cân đối kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch kinh doanh còn phải cân đối vật tư phục vụ quá trình sản xuất. Việc cân đối vật tư giúp cho quá trình điều độ sản xuất được diễn ra một cách kịp thời. Các loại vật tư mà nhà máy sử dụng phần lớn đều ở trong nước Một vai trò không thể thiếu củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0580.rtf
Tài liệu liên quan