Đề tài Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam là nước có lãnh thổ dạng hình chữ S, có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam, tạo cho Việt Nam có đường biên bờ biển rất dài, có thềm lục địa rộng và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Từ những câú tạo địa lý nh­ vậy đã tạo cho Việt Nam có một lợi thế rất lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Thực tế đã minh chứng bằng việc tăng trưởng liên tục của ngành thủy sản qua các năm vừa qua nó thể hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. sản phẩm thủy sản đã thực sự góp phần làm thay đổi cơ cấu công nông nghiệp Việt Nam và góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Với sản lượng hơn 2,2 triệu tấn thủy sản năm 2001, trong đó hơn 70% cho tiêu dùng nội địa chỉ có gần 30% dành cho chế biến xuất khẩu vậy mà năm 2001 chóng ta đã đạt giá trị kim ngạch tới 1,7 tỷ USD, đưa Việt Nam vào hàng nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ tăng bình quân khoảng 3,6% mỗi năm. - Theo công bố mới đây của FAO, trong các nước cung ứng tôm, đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Ên độ, Indonexia, Mỹ, Thái Lan, Canada và Việt Nam. - Trong 8 tháng đầu năm 2003, ngành thủy sản cả nước đã khai thác và thu hoạch từ nuôi trồng được trên 1,7 triệu tấn thủy sản các loại, bằng 62,28% kế hoạch năm, tăng thêm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. - Do thị trường xuất khẩu thủy sản bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh sau 2 tháng 6-7 tăng chậm, đặc biệt ngành đã thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản và xúc tiến thương mại khi xuất khẩu sang các thị trường châu Á, EU nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua đã đạt hơn 1,4 tỷ USD, bằng 61,61% kế hoạch năm tăng 12,21% so với cùng kỳ năm 2002( riêng tháng 8, ước đạt 225 triệu USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU tăng nhanh tới 74%, vào thị trường Nga tăng 60%... Ngoài ra tiêu thụ thủy sản tiếp tục mở rộng sang các thị trường Anh, Pháp, Hồng Công….tạo thêm đầu ra cho sản phẩm cá tra, cá basa. Ví dụ: cơ quan thương vụ nước ta tại Nhật Bản đã tổ chức hội thảo chuyên đề “cá basa và thủy sản Việt Nam” nhằm giúp khách hàng Nhật Bản hiểu thêm về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và cá tra, cá ba sa nói riêng. - Năm 2003 vừa qua, EU cũng vừa có quyết định công nhận thêm 8 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU( đây là các doanh nghiệp trước đây bị EU loại khỏi danh sách xuất khẩu hàng thủy sản), đưa tổng số doanh nghiệp trong danh sách xuất khẩu vào thị trường EU lên 100 doanh nghiệp. - Trên thị trường thế giới các sản phẩm thủy sản nói chung còng nh­ tôm nói riêng của Việt Nam đã khẳng định được vị thế. Hiện nay Việt Nam đang xếp thứ 3 trong các nước xuất khẩu tôm vào hai thị trường quan trọng nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ. - Năm 2001 Việt Nam xuất được 342.800 tấn tôm vào Nhật, 3 tháng đầu năm 2002 xuất 6.100 tấn tăng 5% về khối lượng nhưng giá lại giảm đến 21,4% so với cùng kỳ năm 2001(40 triệu USD). Còng trong năm này, Việt Nam nhảy lên vị trí thứ hai ở thị trường Mỹ về khối lượng, tăng gần 2 lần so với năm 2000. Năm 2000 tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này tăng đột biến lên gấp 2,14 lần so với 1999 đạt 34.650 tấn kim ngạch 302,4 triệu USD, chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ. Mặt hàng xuất khẩu chính là tôm đông lạnh. Với kim ngạch 218 triệu USD. Tuy mức tăng nhanh nhưng so với Thái Lan, Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn. Năm 2001, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,3% còn Thái Lan vẫn dẫn đầu với tỷ trọng 34%. - EU cũng là thị trường tôm lớn của thế giới. Mặc dù Việt Nam có thị trường ở hầu khắp các nước thuộc EU song kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU còn rất thấp. Nguyên nhân chính là EU nhập khẩu tôm nước lạnh truyền thống và hàng rào phi thuế quan của EU gây khó khăn cho việc xuất khẩu tôm vào thị trường này. - Nếu so sánh khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Indonexia và Thái Lan qua các chỉ tiêu như sản lượng tôm nuôi, sản lượng công nghiệp chế biến tôm đông lạnha, năng suất nuôi bình quân, giá bình quân sản phẩm thì hầu hết là đều thua kém. Đây là nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của tôm Việt Nam . - Từ thực trạng trên ta thấy trong quá trình phát triển ngành thủy sản và thâm nhập vào các thị trường nước ngoài Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng triệt để các cơ hội và đẩy lùi những thách thức, phát huy mặt mạnh và giảm dần những mặt yếu của ngành thủy sản nói chung và những mạt hàng thủy sản chủ lực nói riêng như tôm, cá tra, cá ba sa,…. 2. Cơ hội của ngành thủy sản Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 75% dân số sống và làm việc ở nông thôn, ngành nông nghiệp đóng góp 24% GDP cả nước, thì việc lường trước những tác động vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với nông nghiệp, nông dân nói chung còng nh­ ngành thủy sản, ngư dân nói riêng là rất cần thiết khi phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Việt Nam có khả năng phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích có thể nuôi trông ở Việt Nam khoảng 1,7 triệu ha. Trong khi đó, khả năng tăng sản lượng của ngành nuôi thủy sản còn rất lớn, hiện nay chóng ta chỉ mới khai thác được 1/3 diện tích mặt nước có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ( năm 1998 là 508.017 ha). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước được mở rộng. Năm 1997 đạt tỷ trọng sau: nông nghiệp chiếm 84,,6%, thủy sản chiếm 9,9% và lâm nghiệp chiếm 555,5% Bảng 3: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (mở rộng) thời kỳ 1991 – 1997 (theo GTSX) Năm Ngành SX 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Thủy sản 7,8 8,5 8,5 8,2 8,9 9,2 9,9 Nông nghiệp 84,5 84,7 84,5 85,3 84,3 84,8 84,6 Lâm nghiệp 7,7 6,8 7,0 6,5 6,8 6,0 5,5 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua cơ cấu trên đã cho thấy ngành thủy sản vẫn còn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên với sự tăng lên tỷ trọng của ngành này từ 7,8% năm 1991 lên 9,9% năm 1997 là rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Qua phân tích số liệu ở trên bảng 3 ta thấy trong 7 năm (1991-1997) ngành lâm nghiệp giảm sút, nông nghiệp tăng trưởng với nhịp độ 4,5%/ năm nhưng tỷ trọng của nó chỉ tăng 0,1%, trong khi đó ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/ năm nên tỷ trọng tăng thêm là 2,4% so với năm 1991 Bảng 4: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản (%) Năm Toàn khu vực Nông nghiêp Lâm nghiệp Thủy sản Tổng sè Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 1.9 1,6 2,8 3,7 - 4,9 9,0 1991 4,1 2,7 3,9 14,4 17,9 6,8 1992 7,4 8,4 - 1,2 5,3 6,2 3,1 1993 6,5 6,6 - 1,0 9,3 8,1 12,1 1994 6,8 4,9 3,3 21,7 21,2 22,8 1995 5,9 6,9 - 3,3 3,8 1,0 10,3 1996 7,7 6,5 11,8 13,6 17,2 6,1 1997 6,4 7,0 -3,2 6,3 7,3 4,1 1998 4,9 5,7 -3,5 3,5 2,1 7,1 1999 7,4 7,3 7,0 7,9 7,0 10,0 2000 7,3 5,4 4,9 19,3 9,9 40,4 2001 4,9 2,6 1,9 17,4 3,5 41,9 Ước 2002 5,4 5,2 0,2 7,3 0,7 15,8 Nguồn: Báo thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2002 – 2003 Cùng với tốc độ ngày càng tăng của ngành thủy sản thì chính trong cơ cấu ngành ta cũng thấy tốc độ tăng của ngành nuôi trông rõ ràng là rất nhanh. Đây là một điều rất thuận lợi. Trong thời kỳ từ 1990 – 20002. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình của ngành khai thác là 7,4%/ năm thì ngành nuôi trông là 14,6%. Điều này mở ra cho ngành thủy sản phát triển chủ động hơn. Hiện nay ở nước ta có thể sử dụng tới 60% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Hơn nữa, phần lớn diện tích mặt nước đang khai thác có trình độ thâm canh kém nếu được đầu tư vốn và kỹ thuật, chắc chắn sản lượng nuôi sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nếu đầu tư tốt, sản lượng thủy sản nuôi của Việt Nam sẽ đạt 1,2 triệu tấn vào năm 2005 và 2 triệu tấn vào năm 2010. Việt Nam có tiềm năng lớn trong đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Hiện nay nước ta đương đứng thứ 29 thế giới về xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu sang 45 nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 12 năm qua là 20% (từ 90 triệu USD năm 1988, năm 2000 khoảng hơn 1 tỷ USD). Từ cuối năm 1999 cộng đồng châu Âu đã xếp Việt Nam vào danh sách số một các nước xuất khẩu vào EU, đồng thời công nhận 18 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của EU. Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam ngày càng tỏ ra có kinh nghiệp hơn trong việc tìm kiếm thị trường nên số lượng mặt hàng tăng, giá cả ổn định. Hàng thủy sản chế biến của ta vào được EU sẽ có điều kiện thuận lợi thâm nhập vào các thị trường khác. Hàng thủy sản Việt Nam có giá trị cao, được thế giới ưa chuộng. thị trường cho hàng thủy sản còn rất lớn, hiện nay Việt Nam chỉ mới chủ yếu xuất khẩu hàng sơ chế( năm 1999 hàng làm khô, đông lạnh chiếm 57%), việc phát triển công nghiệp chế biến sẽ tăng cường sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam để thâm nhập vào các thị trường mới củng cố vững chắc hơn ở các thị trường bạn hàng truyền thống. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 1998 là: Nhật Bản (chiếm 43,9%), Cộng đồng châu Âu EU(11,3%), Hồng Công (10,3%), Mỹ (9,8%), Đài Loan (4,6%), Trung Quốc (3,7%) và các nước khác (16,4%) (nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn số 6- 1999 (423) ngày 1/02/1999). Thành tựu lớn nhất của ngành thủy sản năm 1998 là đã tạo nên bước đột phá mạnh mẽ vào hai thị trường lớn vào loại khó tính bậc nhất thế giới là Cộng đồng châu Âu (EU) và Mỹ. Kết quả rất khả quan của xuất khẩu thủy sản những năm gần đây, nhất là 2 năm 1998, 1999 đã đưa hàng thủy sản lọt vào danh sách 5 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao nhất của Việt Nam và là một trong 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt mức tăng trưởng trên 10% về giá trị trong 2 năm qua (năm 1998 tăng 10,59% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 13,08% so với năm 1998). Còn nếu tính cả giai đoạn 10 năm (1990 – 1999) tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sau năm 1999 đã tăng lên gấp 4,06 lần so với năm 1990. Chính nhờ những kết quả phát triển ngành thủy sản mà làm tăng khả năng thu hót đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư hỗ trợ từ phía khu vực Nhà nước. Nhờ vậy nó sẽ góp phần giải quyết nhiều bài toán khó cho ngành thủy sản nh­ về nguồn vốn, công nghệ,… Năm 1998 giá trị xuất khẩu của ngành nuôi thủy sản đã vượt qua ngành khai thác hải sản, đạt 472 triệu USD, chiếm 54,97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ phát triển xuất khẩu của ngành nuôi thủy sản tăng rất nhanh, bình quân gần 22%. Trong những năm tới Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư cho nuôi trồng thủy sản. Đây là cơ hội rất tốt để tạo ra nguồn nguyên liệu lớn và ổn định cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Bởi vì nếu chúng ta chỉ quá tập trung khai thác thì nguồn lợi thủy, hải sản sẽ bị cạn kiệt. Do đó nó sẽ không tạo sự phát triển bền vững cho ngành thủy sản. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trữ lượng hải sản của Việt Nam chỉ cho phép khai thác khoảng 1,5 – 1,6 triệu tấn/ năm nên nếu theo chiều hướng phát triển của ngành thủy sản hiện nay tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nó giúp chúng ta chủ động chọn lùa những sản phẩm có nhu cầu lớn để đầu tư nuôi nh­: tôm, các loại cá ba sa, bống tượng, chép, tai tượng… Nó còn giúp chủ động kiểm soát được chất lượng vệ sinh của nguyên liệu, đặc biệt đối với các loại nhiễm thể hai mảnh nh­: nghêu, sò huyết, hào, vẹm. Điều này rất có ý nghĩa vì nhiều nước châu Âu chỉ nhập nhiễm thể hai mảnh được khai thác ở những vùng kiểm soát được chất lượng vệ sinh. Ngoài ra phát triển nuôi trồng thủy sản còn giảm áp lực khai thác hải sản vùng ven biển, tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi hải sản, đồng thời tạo nhiều việc làm mới. Bộ thủy sản dự kiến, sau 10 năm nữa lực lượng lao động làm việc cho ngành này sẽ tăng gấp 3-4 lần hiện nay. Phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ là một mô hình cho phương thức hợp tác mới giữa hộ nông dân (ngư dân) và các doanh nghiệp thủy sản. Nó sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống. Rõ ràng sự phát triển khá nhanh của ngành thủy sản đã tạo nên một cơ hội lớn cho ngành hướng ra thị trường thế giới. Điều dễ cảm nhận nhất khi hội nhập khu vực và thế giới, trước hết là àTA, APEC, WTO… là sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho hàng thủy sản, tạo điều kiện cho hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đến nhiều nước nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử kéo theo đó là những tiềm năng thế mạnh, nguồn lợi biển, lao động tự nhiên sẽ được khai thác, nông dân sẽ tiếp cận được thị trường, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng để sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Mặt khác, mở cửa thị trường là lúc nhiều loại hàng hóa dễ dàng vào nước ta, sẽ là cơ hội để nắm bắt kỹ thuật, bí quyết trong sản xuất hàng thủy sản chất lượng cao, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới công nghệ sản xuất chế biến nông sản, tăng khả năng cạnh tranh, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu nói riêng, nông nghiệp nói chung, thúc đẩy nông nghiệp phát triển do các chính sách và nông nghiệp nước ta phù hợp với thông lệ, qui định quốc tế. Trong tù do hóa thương mại thì hàng hóa nông sản nói chung thủy sản nói riêng là lĩnh vực được các nước quan tâm nhất, mà nước ta có tiềm năng và triển vọng xuất khẩu với khối lượng lớn. Trước mắt, có thể có một số mặt hàng khả năng cạnh tranh còn kém sẽ khó tồn tại hoặc gặp thách thức lớn nhưng về lâu dài sẽ thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường trong quá trình hội nhập thì ngành thủy sản sẽ có mức tăng trưởng cao và bền vững, trình độ sản xuất sẽ được nâng lên, thu nhập và đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện nhiều hơn. 3.Thách thức của ngành thủy sản Đặc điểm của ngành thủy sản Nghề cá Việt Nam là nghề cá nông dân lao động thủy sản hiện nay có khoảng 3,4 triệu người được phân bố trong các lĩnh vực nh­ sau (số liệu ước tính năm 2000). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đứng hàng thứ 5 sau dầu thô, dệt may, da giấy và gạo. Ngành thủy sản được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mòi nhọn. Hiện nay đang được đầu tư để thực hiện đồng thời ba chương trình lín là: khai thác hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu thủy sản( lấy cân bằng xuất khẩu làm mòi nhọn). Đặc điểm lao động ngành thủy sản thuộc nhóm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động phải làm việc trong các điều kiện thiếu vệ sinh, nhiều rủi ro, nguy hiểm do quá trình sản xuất nghề cá luôn luôn gắn với sông nước, môi trường có hàm lượng muối ăn mòn cao, đối tượng sản phẩm thủy sản mau ươn thối. Hơn nữa thủy sản phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai nh­ bão, lũ, lốc xoáy…. nhiều năm gây thiệt hại rất lớn về người và của. Phần lớn lao động trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản vẫn là lao động thủ công, trong đó các điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động còn nhiều thiếu thốn. Trong nghề nuôi trồng thủy sản, người lao động phải tiếp xúc liên tục với môi trường nước, phần lớn là nước mất vệ sinh hay chưa được xử lý, phương tiện bảo vệ cá nhân kém. Nguyên nhân xuất khẩu ngành thủy sản quý I năm nay đạt thấp: Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu quý I năm nay đạt thấp hơn cùng ký năm trước đó là một sự thực chưa từng có Ýt nhất trong vòng 10 năm qua, xảy ra do nhiều nguyên nhân cơ bản là do thiếu nguyên liệu. Theo dõi tình hình thị trường thế giới vài năm gần đây, có thể thấy việc tiêu dùng thủy sản có xu hướng giảm tỉ lệ các sản phẩm đắt tiền và tăng nhièu sản phẩm rẻ tiền hơn. Điều này càng thấy rõ hơn trong năm 2001 và đầu năm nay, khi mà khối lượng vẫn tiếp tục tăng giá trị lại chỉ tăng Ýt, không tăng thậm chí giảm trung bình giá trên thị trường đầu năm nay thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 5-10% thị trường này là yếu tố gây khó khăn không nhỏ đến việc xuất khẩu thủy sản của nước ta. Cũng như mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu khác thuộc cơ chế thị trường, các trở ngại kinh tế, rào cản thương mại là điều khó tránh khỏi, nhiều sự việc như ngăn cản xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang Hoa Kỳ hay kiểm soát chặt dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu là những ví dụ. Đây là những nguy cơ tiềm Èn rất lớn, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ và phải phấn đấu không mệt mỏi cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh nâng cao chất lượng sản phẩm của cả các cá nhân ra chính sách, các cơ quan kiểm tra lẫn các doanh nghiệp. Xét cho cùng thiếu nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liêu tôm nuôi nói đúng hơn là thiếu về khối lượng nguyên liệu đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng để chế biến xuất khẩu là yếu tố quan trọng nhất. Từ những phác họa trên ta có thể thấy những thách thức đang đón chờ ngành thủy sản: - Tại một số địa phương còn chưa quy hoạch tổng thể và ở nhiều địa phương còn thiếu quy hoạch chi tiết ở những vùng nuôi, đặc biệt là những vùng chuyển đổi và các vùng eo, vịnh biển có thể nuôi thủy sản bằng lồng bè để đảm bảo cân bằng sinh thái, trách tác động tiêu cực của việc nuôi trông thủy sản đối với môi trường nói chung cũng như tránh các ảnh hưởng xấu của việc canh tác lúa đối với nuôi tôm. - Nhà nước đòi hỏi ngày càng chặt chẽ về chất lượng hàng thủy sản của các nước nhập khẩu thủy sản và xu hướng hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với các nước khác trong khi công nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam nhìn chung còn lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta. - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, khả năng chống đõ diễn biến phức tạp của thời tiết còn yếu. - Tuy lợi Ých của nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ và nuôi thủy sản ở biển là rất lớn song nhu cầu đầu tư cho nuôi thủy sản nói chung và nhất là nuôi tôm cũng rất cao, kỹ thuật nuôi phức tạp trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, môi trường thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng rất nhiều. - Bé máy của ngành thủy sản (đặc biẹt là hệ thống quản lý nuôi trồng thủy sản và khuyến ngư) cả về tổ chức lực lượng cán bộ, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn trong phạm vi toàn quốc và tại các địa phương. - Mật độ dân cư, tỷ lệ phát triển dân số trong các làng cá ven biển cao, dân trí thấp, tập quán lạc hậu, cuộc sống vật chất thiếu vốn. Đây là sức Ðp lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. - Nguồn lợi thủy sản chưa nắm vững sự tập trung khai thác hải sản quá mức ở vùng biển ven bờ đang làm suy giảm tài nguyên và gây tác động xấu đối với môi trường biển, sự ô nhiễm công nghiệp, sự phát triển đô thị quy hoạch và quản lý chưa rõ ràng đang tác động xấu đến khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản ở ven bê. - Nghề cá Việt Nam phải cạnh tranh với nghề cá các nước ASEAN có công nghệ cao hơn. Mặt khác thị trường ngày càng khắt khe hơn về yêu cầu vệ sinh và chất lượng với các quy trình chặt chẽ về quản lý cũng như về đầu tư cao. Để cải tạo điều kiện sản xuất là những bất lợi đối với nước nghèo nh­ Việt Nam. - Nguồn lợi thủy sản chưa được điều tra liên tục, công tác dự báo ngư trường phục vụ cho khai thác chưa thường xuyên các nghiên cứu điều tra nguồn lợi và môi trường chưa gắn với điều tra kinh tế – xã hội, để xây dựng các giải pháp hữu hiệu có tính bền vững của việc sử dụng nguồn lợi. - Chưa có luật thủy sản - Về khai thác hải sản: cơ cấu tàu thuyền chưa hợp lý dẫn đến tình trạng khai thác quá mức. Nghề khai thác hải sản vẫn còn lạc hậu, công nghệ kỹ thuật mới Ýt được du nhập. Thiếu công nghệ tiên tiến, thiếu lao động có kiến thức và kỹ thuật, thiếu cơ sở hạ tầng nh­ cơ khí và dịch vụ hậu cần, thiếu thông tin tiếp thị, thiếu khả năng bảo quản và chế biến ngay trên biển. - Về nuôi trồng: Hạn chế về giống, thức ăn, phòng dịch. Chủ yếu nuôi quảng canh cải tiến một phần thâm canh, năng suất trung bình thấp, nuôi tôm ở một số vùng mới đạt khoảng 250 – 300 kg/ha/ năm. - Về chế biến và xuất khẩu: Thiếu quy hoạch phát triển các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Hai phần ba số nhà máy phát triển từ trước những năm 90. Mặt hàng hàng đơn điệu, phần lớn là bán chế phẩm, tiêu hao nguyên liệu cao, giá bán lại thấp, hệ thống kiểm tra chất lượng thủy sản xuất khẩu chưa đồng bộ, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, dẫn đến uy tín trên thị trường quốc tế chưa cao. - Công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các loại giống thủy hải sản, thức ăn công nghệ chế biến và các giải pháp xử lý các bệnh tôm cá còn yếu, dẫn đến hiệu quả của ngành chưa cao. III. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam Việt Nam là nước có lãnh thổ dạng hình chữ S, có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam, tạo cho Việt Nam có đường biên bờ biển rất dài, có thềm lục địa rộng và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Từ những câú tạo địa lý nh­ vậy đã tạo cho Việt Nam có một lợi thế rất lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thực tế đã minh chứng bằng việc tăng trưởng liên tục của ngành thủy sản qua các năm vừa qua nó thể hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. sản phẩm thủy sản đã thực sự góp phần làm thay đổi cơ cấu công nông nghiệp Việt Nam và góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Với sản lượng hơn 2,2 triệu tấn thủy sản năm 2001, trong đó hơn 70% cho tiêu dùng nội địa chỉ có gần 30% dành cho chế biến xuất khẩu vậy mà năm 2001 chóng ta đã đạt giá trị kim ngạch tới 1,7 tỷ USD, đưa Việt Nam vào hàng nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản ( Hà Nội 10/1/2002), báo cáo của Bộ thủy sản đã khẳng định “qua 3 năm thực hiện chương trình xuất khẩu thủy sản đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2001 đã tăng gấp 2 lần so với trước kh thực hiện chương trình (năm 1998) và có khả năng về trước 3 năm so với mục tiêu của chương trình đã đề ra Năm Giá trị xuất khẩu 1998 1999 2000 2001 0,8586 0,971 1,47 1,7 Để có kết quả trên đó là quá trình mở rộng sản xuất cụ thể đối với lĩnh vực đánh bắt: Bộ thủy sản đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tăng cường đầu tư vào đóng mới tàu bè; mở rộng ngư trường tăng cường đánh bắt xa bờ. Mặt khác kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tạo môi trường thuận lợi cho họ đầu tư vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu ( ví dụ: những doanh nghiệp đầu tư vào chế biến xuất khẩu được ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, trợ giúp đào tạo nhân công…). Bên cạnh việc đánh bắt ngành thủy sản Việt Nam luôn quan tâm và đề cao đến lĩnh vực nuôi trông, dọc theo bờ biển mỗi năm hàng trăm nghàn ha được đưa vào nuôi trồng và đem lại hiệu quả cao, điều đó nó thể hiện nguồn cung của ngành thủy sản Việt Nam luôn đa dạng và có khả năng đáp ứng được nhu cầu lớn. Từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào hôi nhập với khu vực và thế giới thì ngành thủy sản đã chủ động chuẩn bị cho hội nhập ngay từ năm 1994 ngành đã thực hiện một cuộc cách mạng trong việc xây dựng hệ thống luật lệ về an toàn vệ sinh thực phẩm (thủy sản ); xây dựng cơ quan kiểm soat an toàn vệ sinh thủy sản. Hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất và ứng dụng chương trình kiểm soat an toàn vệ sinh theo HACCP nhằm thỏa mãn yêu cầu về an toàn vệ sinh của các thị trường nhập khẩu thủy sản thế giới. Cùng với sự ra đời của trung tâm kiểm ta chất lượng và vệ sinh thủy sản (NAFIQACEN) tháng 8/1994 hàng loạt các quy chế, tiêu chuẩn ngành các biểu mẫu, hướng dẫn đánh giá về điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành. Trong năm 2001, 11 tiêu chuẩn ngành về điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được ban hàn. Năm 2002 sẽ tiếp tục ban hành tiêu chuẩn ngành về diễn đảm bảo VSATTP đối với 7 loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản: cơ sở chế biến nước mắm; cơ sở sản xuất nước đá; nuôi cá ba sa; cá tra lồng bè; cơ sở sản xuất cá sinh histamin; cơ sở nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; kho lạnh; cơ sỏ bán lẻ thủy sản đông lạnh. Việc hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết cuối năm 2001 mở ra triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ, việc khối EU tiếp tục công nhận nhiều cơ sá chế biến thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường châu Âu vừa là cơ hội vàng cho thủy sản Việt Nam phát triển, vừa đặt chúng ta trước một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Nếu nh­ năm 1998 cả nước mới có 27 doanh nghiệp chế biến thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào EU thì đến tháng 2/2002 đã có 68 doanh nghiệp được EU công nhận. Nhiều doanh nghiệp lớn đã tự đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để tự kiểm soát chất lượng và VSATTP. Với sự phân tích về những điểm mạnh bước đầu của ngành thủy sản Việt Nam như vậy có thể khẳng định trong tương lai Việt Nam có thể đủ tiềm năng và điều kiện để trở thành một cường quốc xuất khẩu thủy sản với điều kiện ngành phải tăng cường đổi mới tư duy và khắc phục hạn chế. Bên cạnh những mặt tích cực nh­ vậy không phải ngảnh thủy sản Việt Nam là không có điểm yếu. Vì Việt Nam còn là một nước đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người thấp nguồn vốn hạn chế hơn thế khoa học kỹ thuật còn yếu và thiếu đây chính là mặt trở ngại chung cho ngành thủy sản Việt Nam. Theo dõi tình hình thị trường thế giới vài năm gần đây có thể thấy việc tiêu dùng thủy sản có xu hướng giảm tỷ lệ các sản phẩm đắt tiền và tăng những sản phẩm rẻ tiền hơn. Điều này càng thấy rõ hơn trong năm lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng nhưng giá trị lại chỉ tăng Ýt, không tăng hoặc thậm chí còn giảm. Trong năm 2001 Nhật Bản vẫn là thị trường hàng đầu, nhập khẩu tới 3,12 triệu tấn thủy sản tăng 2,6% so với năm 2000 song giá trị nhập khẩu lại giảm 1,6%. Bước sang năm 2002 tình hình thị trường Nhật Bản vẫn tiếp tục ảm đạm, đặc biệt là với các sản phẩm cao cấp như tôm, cá ngừ,… Từ năm 2001 thị trường Mỹ nhập khẩu 1,934 triệu tấn thủy sản, tăng 7,2% so với năm trước, song về giá trị lại trở lại 1,7% tình trạng này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Thị trường ổn đinh nhất vẫn là châu Âu nhưng việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường này ngày càng gặp phải những trở ngại. Từ những phân tích chung những thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc189thuyan.doc
Tài liệu liên quan