Chuyên đề Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp

Chăn nuôi Bò: Nghệ An là tỉnh có đàn Bò khá về lượng và chất- Giai đoạn 1996-2000 đàn Bò Nghệ An có nhịp tăng trưởng 3,6%/năm, đến cuối năm 2000 đàn Bò Nghệ An đạt 268.142 con, chất lượng đàn Bò giai đoạn qua được nâng lên một bước đáng kể. Năm 1995, đàn Bò lai máu ngoại chỉ đạt13% tổng đàn. Từ năm 1995-1998 Nghệ An được tham gia dự án cải tạo đàn Bò của WB đầu tư đồng thời năm 1999 được UBND tỉnh tiếp tục chương trình cải tạo đàn Bò bằng ngân sách của tỉnh thông qua Quyêt định 486/1998-QĐ-UB-NN. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi còn có chương trình trợ giá giống gốc theo Quyết định 125/CP và chương trình 7464/CP lên miền núi hàng năm. Đến năm 2000 đàn Bò lai Sind chiếm 35% tổng đàn (93849 con), nhờ vậy mà trọng lượng Bò trưởng thành ở Nghệ An năm 1984 là 180 kg/con nay đạt xấp xỉ 200 kg/con. Điều quan trọng là tạo được cho dân ở 15 huyện trong tỉnh nuôi Bò lai Sind và sản xuất giống bò lai Sind.

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, loại đất sử dụng và các vùng lãnh thổ khác nhau là bước quan trọng để khẳng định tính "có chủ" của việc sử dụng đất, gắn đất đai tức là gắn điều kiện sản xuất với người lao động cơ bản để sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai hiếm hoi và quý giá, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn lao động ở từng địa phương và mọi thành phần kinh tế. Tóm lại, chính sách ruộng đất được quy định trong luật đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật có liên quan đã có tác dụng to lớn, làm chuyển biến nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn nước ta, bước đầu đã phân định rõ vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, tăng cường quyền năng tối cao của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên đất. Chính sách ruộng đất đã quy định trách nhiệm và quyền lợi của những người được giao quyền sử dụng đất. Việc giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân và hộ nông dân là các đơn vị kinh tế tự chủ đã khơi dậy tính năng động và sáng tạo của người lao động và sự biến đổi về quan hệ ruộng đất là động lực tạo ra sự tự chủ của người nông dân đó. Chính sách ruộng đất đã xác lập ruộng đất là yếu tố quan trọng vận động theo xu thế sản xuất hàng hoá, là cơ sở quan trọng để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc thực hiện chính sách ruộng đất đã góp phần quan trọng cho quá trình chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng và bước đầu xác định mối quan hệ hợp lý giữa kinh tế hộ và kinh tế hợp tác. 3>Chính sách phát triển các thành phần kinh tế Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế là một yêu cầu quan trọng của đổi mới quản lý nông nghiệp, được thể hiện trong Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Thực tiễn cuộc sống sau Nghị quyết 10 đã thể hiện tính đúng đắn của quan điểm, tư tưởng đó, chứng minh sức sống mãnh liệt và tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế. Những chính sách đó là: -Chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các cơ sở quốc doanh nông nghiệp, đổi mới tổ chức quản lý Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Luật Hợp tác xã và việc chuyển đổi Hợp tác xã kiểu mới. -Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể, các doanh nghiệp tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp, đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất. -Chính sách chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình nông dân, cá nhân có kinh nghiệm có điều kiện sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. -Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế lợi tức trên đất. -Chính sách đầu tư vốn, hỗ trợ nông dân sản xuất và một số chính sách khác như khuyến nông, chính sách xã hội nông thôn. Các chính sách nói trên đã phát huy tác dụng, tích cực và đem lại những kết quả đáng kể. Nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể đã chuyển đổi thích ứng với cơ chế và các thành phân kinh tế nhiều thành phần. Các tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn được khai thác, sử dụng có hiệu quả và triệt để hơn. Các hình thức liên doanh, liên kết trong nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn khơi dậy tính tích cực sáng tạo của nông dân trong việc xây dựng các hình thức sản xuất kinh doanh mới, cung cách làm ăn mới, tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần cũng được hình thành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đời sống nông dân, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. 4>Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.ở đó diễn ra quá trình trao đổi, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hay dịch vụ trên cơ sở thoả thuận với hành vi mua bán. Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn là nhằm tăng cường sản xuất tạo nên khối lượng sản phẩm lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và xuất khẩu, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thu nhập cho nông dân, nâng cao sức mua của nông dân để tạo nên một thị trường sôi động ở nông thôn. 5>Chính sách khoa học -kỹ thuật và đào tạo cán bộ -Chính sách khoa học kỹ thuật: Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ vị trí vai trò của công tác khoa học - kỹ thuật đối với phát triển sản xuất. +Tác động tích cực của khoa học -kỹ thuật đã hướng mạnh vào việc cải tiến và ứng dụng giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt như các giống lúa, ngô, cà phê, cao su, chè, rau quả, lợn, bò, ... thay thế phần lớn hoặc một phần giống cổ truyền có năng suất thấp chất lượng kém. +Cùng với việc cải tiến kỹ thuật, chất lượng giống và ứng dụng giống mới trong sản xuất, thì việc ứng dụng các tiến bộ khác trong kỹ thuật thâm canh cũng được chú ý như phân bón, thuỷ lợi, tưới tiêu. Nhờ đó, nâng cao trình độ thâm canh sản xuất được nâng cao cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Những tiến bộ kỹ thuật đó đã giúp cho việc cải tiến mùa vụ sản xuất, cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã có chuyển hướng tích cực. +Chế biến sản phẩm đã được chú ý và coi trọng các tiến bộ kỹ thuật, khâu sau thu hoạch như bảo quản, phơi sấy, chế biến đã được chú ý bằng tăng cường, làm giảm bớt hao hụt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm xuất khẩu. +Việc thực hiện chuyển giao công nghệ đến tận hộ gia đình nông dân thông qua công tác khuyến nông được đẩy mạnh và tăng cường. Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 2-3-1993 về công tác khuyến nông đã tạo cơ sở tiền đề pháp lý để phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất xuống tận nông thôn. +Nhà nước đã tổ chức đào tạo lại và chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp nông thôn. -Chính sách đào tạo cán bộ: trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, đội ngũ cán bộ luôn đóng vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của cán bộ, chú ý bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng như là lực lượng chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển nông thôn. 6>Chính sách xã hội nông thôn Trong một thời gian dài chúng ta đã tách rời kinh tế và xã hội. Bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng mang tính chất xã hội, và bất kỳ một chính sách xã hội nào cũng dựa trên các chính sách kinh tế. Thực tiễn phát triển nông nghiệp nông thôn đã chỉ rõ các chính sách xã hội nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược kinh tế và chủ trương đầu tư vào nông nghiệp, đó là chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, chính sách lao động việc làm, đặc biệt là chính sách xoá đói giảm nghèo. Cụ thể trong giai đoạn qua, Đảng, Chính Phủ và tỉnh Nghệ An ban hành các chính sách cụ thể.hoá vào từng lĩnh vực đã có tác dụng rất lớn trong việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp: +Chính phủ ban hành Nghị định số 14/CP ngày 19/3/1996 về việc quản lý giống vật nuôi, nhằm tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về giống vật nuôi để tăng năng suất, chất lượng và nhân nhanh đàn giống tốt phục vụ sản xuất; Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 về việc quản lý thức ăn gia súc nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc. +Các chính sách của Chính phủ về việc cấp bù kinh phí để duy trì và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm giống gốc nhằm bảo đảm việc nuôi dưỡng đàn gia súc gia cầm giống gốc phục vụ cho mục tiêu phát triển chăn nuôi +Một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương theo quyết định số 66/2000 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Phủ và chỉ thị số 12 NN-CS/CT ngày 8/7/1996 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tỉnh Nghệ An đã cụ thể hoá chính sách trên bằng cách ban hành "Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư, huy động vốn và tổ chức thực hiện kiên cố hoá kênh thuỷ lợi", "Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thuỷ lợi tưới nước cho cây cà phê, cam, chè và tiêu úng giữ ẩm cho lạc" +Chính sách đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển một số cây công nghiệp và cây ăn quả do UBDN tỉnh Nghệ An ban hành +Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát huy nội lực để đầu tư phát triển, như: -Chính sách về đất: Quy định hạn mức giao đất, cho thuê đất đối với từng hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, nhà đầu tư trực tiếp sản xuất; Thời hạn cho thuê đất và giao đất và quy định mức miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất -Chính sách hỗ trợ Tài chính: hàng năm tỉnh trích từ 2-3% nguồn thu ngân sách địa phương để bổ sung vào Quỹ bảo lãnh và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đây là một hình thức hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi, gồm cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh vay vốn tín dụng thương mại... hình thức, mức độ hỗ trợ tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể và được thực hiện theo quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh; ngoài ra còn cấp thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ đầu tư nhưng những dự án đầu tư chiều sâu thuộc ngành nghề khuyến khích được cấp lại phần thuế thu nhập phải nộp do đầu tư mới mang lại. +Một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực được ưu tiên +Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi do UBND tỉnh ban hành trong đó khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi đặc biệt là giống ngoại nhập (Bò lai Sind, giống lợn ngoại hướng nạc...) +Các chính sách khuyến khích xuất khẩu, trong đó mặt hàng nông sản được ưu tiên hàng đầu như: lạc vỏ, lạc nhân, vừng hạt các loại, chè đen, chè xanh, cà phê, Trâu, bò, lợn hơi, gạo tẻ, cao su. +Chính sách hỗ trợ đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích lạc, lúa lai và ngô lai. -Đối với cây lạc: Hộ nông dân sản xuất thâm canh lạc bằng phương pháp tủ túi nilon được ngân sách tỉnh bù lãi suất giá trị nilon tấm và phân bón NPK vay ứng trong thời gian 6 tháng, theo mức: 1ha lạc được vay 100 kg nilon tấm mỏng và 600kg phân bón NPK -Đối với cây lúa và cây ngô: trợ giá giống cho hộ nông dân các xã khu vực miền núi sản xuất lương thực bằng các giống lúa lai Tạp giao và ngô lai theo các mức tương ứng với các khu vực: trợ giá 80% giá giống đối với các xã miền núi khu vực 3; trợ giá 40% đối với các xã miền núi khu vực 2 và 20% đối với các xã khu vực 1. Ngoài ra, hàng năm ngân sách tỉnh cấp bù lãi suất hỗ trợ nông dân sản xuất lương thực bằng các giống lúa lai tạp giao và ngô lai, được vay giống lúa tạp giao, ngô lai và phân bón trong thời gian 6 tháng không phải trả lãi suất. Quyết định 486,trợ giá lúa lai 2.000 đồng/kg, ngô lai 4.000 đồng/kg cho các huyện đồng bằng. Quyết định 7464, cấp, cho giống lúa lai ,ngô lai cho các Xã thuộc khu vực III,hỗ trợ 70% cho các Xã thuộc khu vực IIvà 50% cho các Xã thuộc khu vực I Quyết định 97,trợ giá giống ngô lai vụ đông. Quyết định 111 bù lãi suất tiền vay mua giống lúa lai, ngô lai và lãi suất mua phân NPK đầu tư ứng trước trong 6 tháng. Kinh phí để thực hiện chính sách này gồm ngân sách tỉnh và nguồn trung ương cấp cho tỉnhvề trợ giá giống cây trồng +Chính sách hỗ trợ công tác thú y miền núi: "cấp 100% vác xin phòng dịch bệnh và trang bị dụng cụ cần thiết tối thiểu cho các trạm thú y miền núi để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. +Các chính sách hỗ trợ về tài chính trực tiếp sản xuất: Chính sách phát triển cây chè,cà phê: Những năm trước mắt tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ theo quyết định 153(hỗ trợ giá cây giống, thuỷ lợi,giao thông...). Cây mía: Đối với vùng nguyên liệu của nhà máy đường Sông Lam , hiện nay đang thiếu nguyên liệu nên tỉnh hỗ trợ 50% giá giống có năng suất cao(1,2triệu/ha). Cây dứa: Tỉnh đầu tư hệ thống nhân giống để cung ứng kịp thời cho trồng mới hàng năm.Nhà may có trách nhiệm đứng ra vay vốn đầu tư cho hộ nông dân trồng sau đó thu hồi nợ qua sản phẩm hằng năm. Cây cam: Nhà nước đầu tư cơ sở sản xuất giống cam sạch bệnh,nhân nhanh một số giống cam chất lượng cao như cam Xã Đoài.Xây dựng mô hình sản xuất cam hữu cơ bằng giống cam Xã Đoài,nếu thành công thì khẩn trương nhân ra diện rộng để chuyển đổi cây trồng của vùng đất cát ven biển,tạo mặt hàng hoá có giá trị cao. 2.Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp Tỉnh Nghệ An Với vị trí tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ,nó đang ngày càng được tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật có năng suất chất lượng cao,...Bình quân mỗi năm hỗ trợ vốn cho chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp từ 30-45 tỷ/kế hoạch 60-75 tỷ; và 197,04 tỷ đầu tư cho thuỷ lợi, nên tổng số vốn đầu tư/1 ha đất gieo trồng được tăng lên đáng kể, từ 0,408 triệu/ha (năm 1996) lên 1,105 triệu/ ha (năm 2004), tăng 0,697 triệu/ha so với năm 1996. Trong giai đoạn 1996-2004, tổng số vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là: 1.386.205 triệu đồng trong đó đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi chiếm 28,93%, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm 71,07% (Thể hiện ở Biểu 1: Tỷ trọng vốn đầu tư vào nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh) Qua các số liệu trên cho thấy vai trò to lớn của thuỷ lợi của công tác thuỷ lợi đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp. 2.1.Đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ lợi Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong những năm qua nhiều công trình thuỷ nông được đầu tư sữa chữa, khôi phục và nâng cấp như hệ thống Bắc: 212,5 tỷ đồng (trong đó vay ADB 162,6 tỷ; đối ứng trong nước 49,8 tỷ; địa phương 3,1 tỷ); hệ thống Nam: 248 tỷ đồng (vốn vay WB 166,8 tỷ; đối ứng trong nước 56,8; địa phương 3,1 tỷ). Trong đó có cống Nghi Quang được xây dựng mới đã bắt đầu phát huy hiệu quả: Giữ ngọt và tạo nguồn tưới cho trên 6.000 ha và ngăn mặn 1.100 ha; cùng các công trình tiêu đã có, để tiêu úng vụ Hè thu cho 23.000 ha vùng thượng Nghi Quang, cải tạo, nâng cấp các trạm bơm Thọ Sơn tưới cho 3.550 ha; Trạm bơm Hưng Đông tưới cho 2.450 ha. Nạo vét, sữa chữa thuỷ lợi Sông Bùng-Diễn Thành 17,6 tỷ đảm bảo giữ ngọt, ngăn mặn và tiêu cho Hè thu và chính vụ với tần suất thiết kế (P=10%). Hoàn thành công trình Kẻ Cọc-Khe Nhã (Quỳ Châu) phục vụ tưới cho 652 ha. Khởi công xây dựng mới hồ chứa nước Sông Sào-Nghĩa Đàn, Kẽm ải (Quế Phong). Khôi phục, nâng cấp 7 trạm bơm Thanh Chương, trạm bơm Nam Đông (Nam Đàn), kênh thông hồ Mụ Sỹ (Thanh Chương), Đập Bàu Gia-Mạ tổ, tràn Tổng Huống... Trong năm 10 năm qua (1996-2005) Nhà nước đã đầu tư công sức, tiền của rất lớn vào các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển với tổng số vốn là 985.201 triệu đồng (trong đó Ngân sách Trung ương là 742.060 triệu đồng-(kể cả vốn vay nước ngoài là 270.100); ngân sách địa phương là 61.793 triệu đồng; vốn tự có của dân là 181.348 triệu đồng). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi được thể hiện ở Biểu 2: Tổng hợp vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 1996-2004. 2.2.Đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu vẫn là vốn dân tự có và nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, và vốn vay nước ngoài). Thể hiện ở Biểu 3: Cơ cấu vốn đầu tư vào nông nghiệp. Có thể khẳng định rằng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là nguồn lực đầu tư có tác dụng to lớn trong việc tăng nhanh năng lực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, là đòn bẩy kích thích các nguồn lực đầu tư của hộ nông dân trong thâm canh, tăng vụ... chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong những năm qua cho nông nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất như: chính sách trợ giá lúa lai, ngô lai, trợ giá, trợ cước giống cây, giống con (chủ yếu là chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn bình quân mỗi năm là 4 tỷ), phân bón, thuốc trừ sâu cho miền núi, chính sách khuyến nông, trợ giá giống gốc chăn nuôi; khảo nghiệm giống cây trồng, các dự án trồng mới và chăm sóc chè, cao su, cà phê chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp tăng với tốc độ cao từ 10.573 triệu đồng (năm 1996) lên tới 26.850 triệu đồng (năm 2004- tăng 16,277 triệu đồng so với năm 1996). Nhờ có các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp của Đảng và Chính phủ cộng với các chính sách thiết thực của tỉnh, nên nông dân ngày càng tự tin, xoá bỏ những hủ tục "chịu khổ chứ không chịu khó" mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hơn. Điều này, được chứng minh trong những năm qua đặc biệt là 3 năm 2001, 2002, 2003 tỷ trọng vốn tự có của dân chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp (trên 65%), đây là nguồn vốn quan trọng cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước đã giúp nông nghiệp sản xuất có chiều sâu và có tính bền vững, bởi nông dân sẽ có trách nhiệm hơn với công sức và tiền của mình bỏ ra, hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn. Đây là một điều quan trọng, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn vay tín dụng là một nguồn khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm ở mức khá ổn định (xấp xỉ 16,7%), với chính sách cho vay tín dụng ngày càng được cải thiện, nông dân ngày càng mạnh dạn vay vốn để đầu tư hơn (năm 1996: 8.131 triệu đồng đến năm 2000 đã lên tới 30.022 triệu đồng- tăng 21.891 triệu đồng), đặc biệt nguồn tín dụng ưu đãi đã trợ giúp các hộ đói nghèo có vốn sản xuất nhằm thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trong những năm qua, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tăng đáng kể đặc biệt là 2 năm (1999, 2000) mức tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng một cách đột biến (kéo theo nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi cũng tăng một cách đột biến - (thể hiện ở Biểu 4 và đồ thị: Vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp). Nguyên nhân của sự gia tăng một cách đột biến như vậy là do năm 1998 xảy ra những biến cố đặc biệt mà nhiều năm gần đây không xảy ra đó là hạn hán nghiêm trọng trên phạm vi toàn tỉnh kéo dài từ giữa năm 1998 đến đầu năm 1999, mặc dù tỉnh đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng nhiều nơi cũng không có điều kiện phải bỏ hoang hoá, nhiều nơi cấy ép năng suất thấp, thậm chí hạn mất trắng không có cách nào khắc phục được. Nhận thức được khó khăn trên, tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có những giải pháp kịp thời để khắc phục đó là trợ giá giống cây trồng, hỗ trợ bơm điện, bơm dầu khắc phục hạn hán v.v... đảm bảo giá cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu ổn định và có thấp hơn các năm trước. Đảng, chính phủ và tỉnh Nghệ An đã ban hành hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi, bên cạnh đó đã phát động được sự tham gia của đông đảo nông dân trong tỉnh đóng góp sức người, sức của phát huy nội lực để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp (năm 1996 vốn dân tự có là 14.118 triệu đồng thì đến năm 2000 đã lên tới 66.145 triệu đồng, và đến năm 2004 đã lên tới 121.156 triệu đồng -tăng 107.038 triệu đồng so với năm 1996) Số tiền Vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp Năm Về số tuyệt đối thì nguồn vốn đầu tư vào cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng qua các năm, song về số tương đối thì tỷ trọng vốn đầu tư vào trồng trọt đang có xu hướng giảm trong cơ cấu vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng dần vốn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi (năm 1996: vốn đầu tư vào trồng trọt chiếm 70,02%; chăn nuôi chiếm 29,98% đến năm 2000: trồng trọt chiếm 63,89%; chăn nuôi chiếm 36,11%) - Thể hiện ở Biểu 5: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực) điều này là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh là giảm dần tỷ trọng trồng trọt và nâng dần tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Nhìn chung, Nghệ An là một trong những tỉnh chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp so với cả nước. Điều này đặc biệt được phản ánh thông qua vốn ngân sách đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua (thể hiện ở Biểu 6: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An so với cả nước) 3.Kết quả và hiệu quả Với sự nỗ lực đầu tư trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã thu được những kết quả tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp 3.1. Một số kết quả 3.1.1.Phát triển và hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, giải quyết tốt về nhu cầu tưới tiêu khoa học cho nông nghiệp Thuỷ lợi luôn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để xem xét hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, trước hết người ta thường xem xét đến kết quả của công tác đầu tư vào thuỷ lợi: Biểu 2.1: Tổng hợp số lượng công trình thuỷ lợi Đơn vị tính: Cái TT Mục Năm 1996 Năm 2004 Số lượng tăng, giảm Tổng số công trình 949 1.198 249 I Hồ chứa 312 624 312 II Đập dâng 96 148 52 III Trạm bơm điện 301 426 125 1 Trạm bơm chuyền 0 1 1 2 Kênh chính tưới tiêu 5 12 7 3 Trục kênh tạo nguồn 110 210 100 4 Cống lấy tưới tiêu nước đầu kênh chính 5 13 8 5 Trạm bơm điện khác 120 190 70 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An) Năng lực công trình thuỷ lợi hiện nay có: 624 hồ đập lớn nhỏ (tăng 9 hồ và mỗi hồ đập tăng thêm cần đầu tư 250 triệu đồng); và 148 đập dâng, 426 trạm bơm điện lớn, nhỏ, một số được sữa chữa, khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới trong thời gian qua đã đưa năng lực thiết kế từ 123.000 ha (năm 1996) lên 131.900 ha (năm 2004) tăng 8.900 ha. Đặc biệt, chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi đã được triển khai trên diện tích rộng từ năm 1996 đến năm 2004 toàn tỉnh đã kiên cố hoá được 1.526 km (bình quân mỗi km kênh mương cần đầu tư khoảng 0,28 triệu đồng) trong đó loại 1 là 60,33 km; loại 2: 59,78 km; loại 3: 1405,89 km, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi (kết quả tưới cho lúa cả năm là 139.709 ha/diện tích gieo cấy 186.600 ha (đạt 74,8%), trong đó vụ chiêm xuân tưới 70.506 ha, hè thu tưới 44.360 ha, vụ mùa tưới 24.843 ha. Biểu 2.2: Tổng hợp công tác thuỷ lợi 5 năm (1996-2000) Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 So sánh 2000-1996 I/Diện tích được tưới 144.835 146.548 142.843 139.420 149.715 4.880 1.Lúa Đông Xuân 69.170 69.717 69.773 63.599 70.506 1.336 -Tự chảy 36.957 37.559 36.980 28.561 34.906 -2.051 -Bơm điện 29.313 29.348 29.393 31.438 32.600 3.287 -Biện pháp khác 2.900 2.810 3.400 3.600 3.000 100 2.Lúa Hè thu 42.790 41.312 40.175 41.499 44.360 1.570 -Tự chảy 17.556 18.146 15.319 16.437 17.916 360 -Bơm điện 25.234 23.166 24.856 25.062 26.444 1.210 3.Lúa Mùa 23.750 25.347 21.634 25.117 24.843 1.093 -Tự chảy 15.918 17.433 15.382 17.454 16.472 554 -Bơm điện 5.332 5.414 4.052 5.163 5.871 539 -Biện pháp khác 2.500 2.500 2.200 2.500 2.500 0 4.Cây công nghiệp và cây ăn quả 9.125 10.172 11.261 9.205 10.006 881 II/Diện tích được tiêu úng 75.200 75.200 76.000 86.500 87.650 12.450 Trong đó diện tích lúa được tiêu úng 42.000 40.000 48.000 52.000 52.000 10.000 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An) 3.1.2.Điện phục vụ nông nghiệp: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản điện vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1996-2004 là 38.200 triệu đồng + Số trạm biến áp là: 2190 + Số Km đường điện (thống kê các loại đường) là 2.049 km + Sản lượng điện phục vụ sản xuất nông nghiệp là: 1,75 tỷ KWh + Số trạm bơm điện phục vụ nông nghiệp hiện có: 426 trạm (tăng 12 trạm so với năm 1996 với bình quân mỗi trạm đầu tư 500 triệu đồng. 3.1.3.Đưa cơ giới vào các khâu làm đât, chăm sóc, thu hoạch trong nông nghiệp: Tổng vốn đầu tư cho cơ giới hoá trong 5 năm qua vào sản xuất nông nghiệp là 14,5 tỷ đồng và thu được kết quả sau: Biểu 2.3: Phương tiện máy móc thiết bị Đơn vị: cái 1996 1998 2000 2002 2004 Máy bơm nước các loại 2.178 2.291 2.684 4.622 4.924 Máy tuốt lúa 6.274 7.574 7.678 8.181 2.043 Máy xay xát, nghiền thức ăn gia súc 1.348 1.523 1.175 1.670 2.205 Máy cày kéo các loại 438 441 531 727 923 Bơm thuốc trừ sâu có động cơ 314 317 369 337 373 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An) Với số lượng phương tiện máy móc thiết bị trên, hiện nay có khoảng 80-90% số hộ sản xuất nông nghiệp được tuốt bằng máy, khoảng 70-80% số hộ được xay thóc bằng máy. 3.1.4.Sử dụng phân hoá học, phân vi sinh, thuốc trừ sâu bệnh trong nông nghiệp: -Sử dụng phân vô cơ trong 5 năm 1996-2004: +NPK: 30.000 tấn +urê: 90.000 tấn +Supelân: 5.000 tấn +Kali: 15.000 tấn -Số lượng phân vi sinh sử dụng hàng năm bình quân 20.000 tấn -Thuốc trừ sâu bệnh sử dụng hàng năm bình quân khoảng 200 tấn. 3.1.5.Tiến bộ về giống cây trồng: Có thể nói, trong 5 năm qua, giống cây lương thực có tiến bộ rõ nét nhất cụ thể là : Tỉnh đã đầu tư cho tiến bộ giống là 24,4 tỷ đồng trong đó đầu tư cho chương trình cấp 1 hoá giống lúa là 6,354 tỷ, thu được kết quả: +Số lượng giống có phẩm chất cao qua 5 năm chọn lọc được 52.854 tấn trong đó số lượng giống mới có chất lượng được đưa vào đồng ruộng trong 5 năm qua là 2.600 tấn lúa lai tạp giao Trung Quốc. +Giống ngô lai Bioseet cũng được áp dụng rộng rãi mỗi năm gieo trồng 25 đến 30.000 ha (chiếm 70 –80% diện tích). Nhờ áp dụng các loại giống lúa lai, cấp 1 hoá gống lúa, ngô lai nên mấy năm qua năng suất cây lương thực tăng nhanh, góp phần làm sản lương thực tăng. +Đối với các loại giống cây công nghiệp dài cũng được quan tâm, như việc đưa giống cà phê Catimor vào sản xuất đại trà để thay thế giống Catura dễ bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16876.DOC
Tài liệu liên quan