Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ

Năm 2004 vốn TW là 46,6% lớn hơn nguồn vốn do Ngân hàng huy động. Đến năm 2005 tỷ trọng này có sự thay đổi: Vốn huy động đạt 51,9% còn vốn vay TW là 46,3%. Và nổi bật nhất về sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn của INDOVINA là Vốn điều chuyển từ TW tăng trong năm 2005 là 47.621 triệu đồng nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2006 là 110.170 triệu đồng, tỷ trọng chỉ còn 38,7%. Chính nó làm cho tổng nguồn vốn của INDOVINA giảm xuống. Nguyên nhân do năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO và Cầnn Thơ sau khi được nâng cấp lên đô thị loại 1 nên số vốn điều chuyển từ TW phải chia cho hợp lý, phải có số vốn đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới vào năm 2006, Ngân hàng cần mua sắm thêm một số tài sản và gia tăng thêm chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng như trích thưởng... và chi phí quảng cáo đơn vị để bắt đầu bước lên theo đà hiện đại hóa Ngân hàng, trở thành một hệ thống dọc theo Ngân hàng Trung Ương. Với kết quả kinh doanh đạt được của chi nhánh, thì dịch vụ cũng được mở rộng hơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, tạo thêm điều kiện cho các quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng phát triển. Nhờ sự quản lý năng động sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong INDOVINA Cần Thơ nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế địa phương phát triển. Định hướng phát triển của Ngân hàng: - Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển. Đồng thời nâng cao sức mạnh trong điều kiện hội nhập và công nghệ phát triển - Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn. -Tăng trưởng ổn định, an toàn phù hợp với nguồn vốn huy động. - Tăng tổng tài sản- tăng huy động vốn- tăng khách hàng- tăng thu dịch vụ- giảm nợ quá hạn. - Hoàn chỉnh cơ cấu lại- triển khai hiện đại hóa Ngân hàng. Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH INDOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004 - 2006) 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN: Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàng INDOVINA Cần Thơ qua ba năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản. Chúng ta sẽ phân tích, so sánh số liệu năm 2004, 2005, 2006 của tài sản cũng như nguồn vốn để thấy được sự biến động của chúng. Mặc dù sự tăng giảm này chưa phản ánh được thực chất việc quản lý và sử dụng vốn của đơn vị là tốt hay xấu nhưng nó cũng phản ánh được quy mô vốn mà Ngân hàng đã sử dụng cũng như khả năng tập hợp nguồn vốn. BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA INDOVINA Đvt:triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 10.599 15.485 8.934 4.886 46,10 -6.551 -42,31 Tiền gửi của NH 3.646 24.234 1.958 20.588 564,67 -22.276 -91,92 Tiền cho vay 681.979 757.529 666.373 75.550 11,08 -91.156 -12,03 Tài sản và các KPT 8.593 15.632 9.688 7.039 81,92 -5.944 -38,02 Tổng tài sản 704.817 812.880 686.953 108.063 15,33 -125.927 -15,49 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán ba năm 2004, 2005, 2006) 4.1.1. Khái quát tình hình tài sản: Như chúng ta đã biết nghiệp vụ sinh lời của Ngân hàng bao gồm các khoản tiền gửi của Ngân hàng tại các Ngân hàng khác, những khoản đầu tư cho vay... những nghiệp vụ này có khả năng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Qua số liệu trên ta có thể thấy được tình hình đầu tư của Ngân hàng có biến động qua ba năm, được minh hoạ qua hình 1: Tỷ đồng Hình 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA BA NĂM CỦA INDOVINA. Nhìn hình 1 ta thấy tổng tài sản tăng trong năm 2005 nhưng đến 2006 lại giảm xuống. Để hiểu rõ từng nguyên nhân ta đi sâu vào từng khoản mục Tài sản có những thay đổi như sau: _ Khoản Tiền mặt của Ngân hàng năm 2005 tăng 46,1% tương ứng với số tiền là 4.886 triệu đồng so với 2004, sang năm 2006 giảm đi 42,31% số tiền là 6.551 triệu đồng, chứng tỏ lượng tiền luân chuyển khá tốt ít bị tồn đọng trong quỹ nhiều, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của INDOVINA trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện đại hoá Ngân hàng. _ Tiền gửi tại các Ngân hàng khác tăng nhanh vào năm 2005 do Ngân hàng huy động vốn nhiều nên Ngân hàng ngoài việc cho khách hàng vay để đầu tư, Ngân hàng còn dùng tiền còn đọng lại để gửi tại các Ngân hàng khác vì Ngân hàng chưa tìm thêm được nhiều khách hàng có độ tín nhiệm cao để cho vay nên tìm cách gửi để thu lại phần tiền lãi mà nó có thể bù đắp chi phí trả lãi tiền gửi. Mặt khác, để INDOVINA có thể tạo thêm mối quan hệ giao dịch thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau. Nhưng sang năm 2006 lượng tiền này giảm mạnh 22.276 triệu đồng do Ngân hàng rút lại khoản này đem cho vay và trang trải những chi phí mở rộng thêm dịch vụ Ngân hàng, chuẩn bị tốt cho quá trình hiện đại hoá. _ Cho vay khách hàng năm 2005 tăng 75.550 triệu đồng tỷ lệ tăng 11,08% so với năm 2004 vì trong năm 2005 Ngân hàng nhận được khoản tiền do Trung ương điều chuyển xuống cộng với khoản tiền Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và từ tầng lớp dân cư. Khi sang năm 2006 số tiền này cũng giảm đi 91.156 triệu đồng, vì khoản cho vay khách hàng chính là dư nợ cho vay trừ đi khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Hơn nữa Ngân hàng cũng dùng khoản dư nợ này chuyển cho Hội sở INDOVINA ở TP HCM khoảng 100.000 triệu đồng. _ Tài sản và các khoản phải thu cũng tăng trong năm 2005 và giảm trong năm 2006, nguyên nhân do năm 2005 Ngân hàng còn một số nợ chưa thu hồi được sang 2006 Ngân hàng thu lại được nên khoản phải thu giảm làm khoản mục này giảm theo. Tất cả những khoản mục Tài sản của Ngân hàng đều tăng rõ rệt chứng tỏ trong năm 2005 Ngân hàng đã có những chính sách huy động tốt mọi mặt, từ đó Ngân hàng có cơ sở mở rộng qui mô hoạt động. Bên cạnh đó, cho vay khách hàng - đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của Ngân hàng mặc dù có nhiều biến động thay đổi nhưng nó lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 4 cho ta cơ cấu tài sản của INDOVINA qua ba năm 2004-2006. Bảng 4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA INDOVINA QUA BA NĂM Đvt: % Khoản mục 2004 2005 2006 Tiền mặt 1,50 1,90 1,30 Tiền gửi 0,52 2,98 0,29 Tiền cho vay 96,76 93,19 97,00 Tài sản cố định 0,65 0,56 1,08 Tài sản khác + khoản phải thu 0,59 1,36 0,33 Tổng tài sản 100,00 100,00 100,00 (Nguồn từ bảng cân đối ké toán của INDOVINA qua ba năm) Qua biến động trên cho vay khách hàng giảm đáng kể trong năm 2006 nhưng xét về tỷ trọng vẫn rất cao, đây có thể dự đoán là dấu hiệu báo tình hình biến động xấu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì sự sút giảm của tài sản sinh lời làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của Ngân hàng. Để đưa ra được nhận định đúng và tìm hiểu nguyên nhân của nó ta sẽ tiếp tục phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng INDOVINA chi nhánh Cần Thơ. 4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn : Trong cơ cấu nguồn vốn của INDOVINA thì vốn huy động và vốn điều chuyển từ Trung Ương chiếm tỷ lệ lớn nhất. BẢNG 5 : CƠ CẤU NGUỐN VỐN CỦA INDOVINA Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tiền gửi NHNH & TCTD 61.587 1.738 2.957 -59.849 -97,18 1.219 70,14 Vốn huy động 302.770 422.276 404.701 119.506 39,47 -17.575 -4,16 Vốn điều chuyển từ NHTW 328.381 375.993 265.823 47.612 14,50 -110.170 -29,30 Vốn và quỹ 12.079 12.873 13.472 794 6,57 599 4,65 Tổng nguồn vốn 704.817 812.880 686.953 108.063 15,33 -125.927 -15,49 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán ba năm 2004, 2005, 2006) Hình 2:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA INDOVINA TRONG BA NĂM 2004,2005,2006 BẢNG 6:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA IVB QUA 3 NĂM Khoản mục 2004 2005 2006 Tiền gửi NHNN & TCTD 8,74 0,21 0,43 Vốn huy động 42,96 51,95 58,91 Vốn điều chuyển từ NHTW 46,59 46,25 38,70 Vốn và quỹ 1,71 1,58 1,96 Tổng nguồn vốn 100,00 100,00 100,00 Đvt:% Năm 2004 vốn TW là 46,6% lớn hơn nguồn vốn do Ngân hàng huy động. Đến năm 2005 tỷ trọng này có sự thay đổi: Vốn huy động đạt 51,9% còn vốn vay TW là 46,3%. Và nổi bật nhất về sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn của INDOVINA là Vốn điều chuyển từ TW tăng trong năm 2005 là 47.621 triệu đồng nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2006 là 110.170 triệu đồng, tỷ trọng chỉ còn 38,7%. Chính nó làm cho tổng nguồn vốn của INDOVINA giảm xuống. Nguyên nhân do năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO và Cầnn Thơ sau khi được nâng cấp lên đô thị loại 1 nên số vốn điều chuyển từ TW phải chia cho hợp lý, phải có số vốn đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, khi so sánh số liệu qua các năm ta thấy Vốn huy động tăng lên từ 2004 sang 2005 là 119.506 triệu đồng, đến 2006 giảm 17.575 triệu đồng với tỷ lệ 4,16%. Ta thấy trong năm 2005 Ngân hàng đã có chính sách huy động vốn khả thi: thay đổi lãi suất cho vay thu hút khách hàng đến vay, thay đổi lãi suất tiền gửi tạo sự hấp dẫn cho dân cư,... làm cho tỷ trọng nó tăng lên. Qua năm 2006 giảm một ít do Ngân hàng INDOVINA chi nhánh Cần Thơ áp dụng lãi suất trần của toàn ngành nên một số khách hàng chuyển sang gửi và vay các Ngân hàng cổ phần khác. Giấy tờ có giá cũng giảm dần qua ba năm, do giấy tờ có giá là loại phát hành theo từng đợt, năm 2004 ngay đợt phát hành nên số lượng nhiều, hai năm sau 2005, 2006 giảm do không phát hành nhiều mà chờ theo đợt theo chỉ thị của hệ thống ngành. Điều này dẫn đến tổng nguồn vốn giảm cũng như tổng tài sản giảm. Vốn và quỹ tăng tương đối ổn định, đây cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo đối với các khoản nợ khách hàng, và được Ngân hàng trích lập các quỹ: quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ thất nghiệp,.... Tóm lại, Vốn điều chuyển giảm một cách đáng kể, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn của INDOVINA Cần Thơ giảm. Do tổng vốn giảm nên những khoản khác của Ngân hàng cũng giảm; cho vay ít đi, khách hàng của INDOVINA đã giảm một phần, họ đã chuyển sang gửi tiền ở các Ngân hàng cổ phần do lãi suất của Ngân hàng INDOVINA Cần Thơ thấp nên khách hàng chọn các Ngân hàng cổ phần. Sở dĩ lãi suất INDOVINA thấp vì phải áp dụng lãi suất trần theo hệ thống ngành qui định không vượt quá 0,58%/tháng (kỳ hạn dưới 12 tháng). Còn các Ngân hàng cổ phần họ được tự do quyết định lãi suất của mình, nên mức lãi suất của Ngân hàng cổ phần hấp dẫn lôi cuốn được người dân đến gửi. INDOVINA Cần Thơ vẫn đang trên đà hoạt động tốt, quy mô không những không thu hẹp mà còn ngày càng phát triển. Bên cạnh lý do trên, giấy tờ có giá giảm làm giảm tổng nguồn vốn: năm 2004 là 92.293 triệu đồng sang năm 2005 còn 50.398 triệu đồng và đến 2006 chỉ còn 41.102 triệu đồng. Lý do vì năm 2004 INDOVINA Cần Thơ bắt đầu đợt phát hành giấy tờ có giá nên đưa ra nhiều chính sách đến các cơ quan khác: như cán bộ công nhân viên phải mua kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... đây là năm đầu nên lôi kéo nhiều sự chú ý của khách hàng. Qua những năm sau 2005, 2006 không phát hành nhiều giấy tờ có giá như trước. Qua khái quát tình hình Tài sản và cơ cấu Nguồn vốn của INDOVINA Cần Thơ ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ là INDOVINA Cần Thơ đang trên đà phát triển và rất ổn định. INDOVINA Cần Thơ còn có nhiều chính sách huy động rất đáng kể, giúp cho hoạt động tín dụng của nó hoạt động tốt. Để hiểu dược Ngân hàng làm thế nào thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân chúng ta sẽ đi phân tích hoạt động huy động vốn Ngân hàng. 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN: 4.2.1. Đánh giá chung: Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn điều hoà do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận Ngân hàng, ổn dịnh nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Trung Ương đưa xuống. Khái quát quá trình huy động vốn của INDOVINA Cần Thơ qua 3 năm có sự biến động không ngừng, tăng lên trong năm 2005 nhưng lại giảm ở năm 2006. Cụ thể như năm 2004 vốn huy động là 302.770 triệu đồng, năm 2005 là 422.276 triệu đồng tăng 39,47% so với 2004, và năm 2006 thì giảm 4,16% so với 2005. Nguyên nhân tăng vọt vốn huy động vào năm 2005 như ta đã nói, đó là Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để lôi kéo thu hút khách hàng về cho đơn vị: mở ra nhiều dịch vụ mới thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, khuyến khích dân chúng bằng các hình thức trúng thưởng,... Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá. Sau đây ta sẽ quan sát biểu đồ 3 để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục này cấu thành vốn huy động của Ngân hàng. BẢNG 7:CHI TIẾT CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA IVB Đvt:triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 TG của tckt 81.748 114.015 174.021 TG của dân cư 127.163 257.588 190.210 Phát hành giấy tờ có giá 93.859 50.673 40.470 Vốn huyđộng 302.770 422.276 404.701 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 TG của tckt 27 27 43 TG của dân cư 42 61 47 P.hành gitờ có giá 31 12 10 Vốn huy động 100 100 100 BẢNG 8:CƠ CẤU % VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA IVB Đvt: % NĂM 2004 Hình 3: CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA INDOVINA NĂM 2005 NĂM 2006 Để có thể thấy rõ sự biến động của vốn huy động ta xem xét cơ cấu của khoản mục này, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác hoặc những biện pháp khắc phục yếu điểm đưa ra nhiều hình thức huy động tốt hơn nữa. Nhìn hình ta thấy trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm. Đó là nhờ vào uy tín của INDOVINA Cần Thơ: có tiếng và uy tín trong giới ngân hàng, nguồn vốn tự có đảm bảo được nợ khách hàng giúp họ yên tâm gửi tiền vào. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên theo các năm do Cần Thơ đang dần dần phát triển nâng lên đô thị loại 1, các tổ chức kinh tế đặc biệt là về xây dựng cơ bản, xây lắp điện, các công trình … Vì vậy mà cần vốn nhiều để thi công, nên những tổ chức kinh tế đến Ngân hàng xin được vay vốn. Giấy tờ có giá là một trong những hình thức để Ngân hàng huy động thêm vốn cho đơn vị. Năm 2004, giấy tờ có giá giảm làm giảm tổng nguồn vốn: năm 2004 là 92.293 triệu đồng sang năm 2005 còn 50.398 triệu đồng và đến 2006 chỉ còn 41.102 triệu đồng, lý do vì năm 2004 INDOVINA Cần Thơ bắt đầu đợt phát hành giấy tờ có giá nên đưa ra nhiều chính sách đến các cơ quan khác: như cán bộ công nhân viên phải mua kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... đây là năm đầu nên lôi kéo nhiều sự chú ý của khách hàng. Qua những năm sau 2005, 2006 không phát hành nhiều giấy tờ có giá như trước. 4.2.2. Tình hình cụ thể: Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất qua cả 3 năm. Tuy khoản tiền gửi này có biến động lên xuống khác nhau, như năm 2004 là 82.678 triệu đồng, năm 2005 là 169.028 triệu đồng tăng 86.350 triệu đồng gấp 104,44% so năm 2004. Đến 2006 có giảm còn 69.523 triệu đồng chiếm 41,13% tiền gửi tiết kiệm của dân cư, nguyên nhân giảm này là do hệ thống ngành ra quyết định buộc các Ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất trần là 0,58% mà các Ngân hàng cổ phần không phải áp dụng quy định này nên lãi suất của họ cao hơn 0,05%, thậm chí có lúc cao hơn đến 0,1%. Do sự chênh lệch đó mà dân chúng không gửi tiền vào Ngân hàng quốc doanh nữa, họ chuyển sang gửi tiền vào Ngân hàng cổ phần để được hưởng phần lãi suất cao hơn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng thì tăng qua các năm mặc dù lãi suất không cao, do đây là những khách hàng cũ, cùng với thời hạn gửi ngắn, nên họ vẫn để trong Ngân hàng. Thấp nhất là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất thấp chỉ có 0,2% nên khách hàng là dân chúng không thích gửi. Ngoài ra, trong vốn huy động, khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế (Tiền gửi thanh toán) là nguồn huy động đem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế, để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh . Bởi vì việc giữ tiền mặt ở doanh nghiệp có thể phát sinh rủi ro và không sinh lãi. Tiền gửi thanh toán tăng lên qua các năm như sau: tính đến ngày 31/12/2006 là 173.239 triệu đồng so với năm 2005 tăng 51,37%, năm 2005 so với năm 2004 thì tăng 41,8%. Điều này chứng tỏ tiền gửi thanh toán của Ngân hàng có tiến triển tốt đẹp do điều kiện kinh tế tăng trưởng nên các đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất phát triển mạnh mẽ vì vậy nhu cầu thanh toán tại Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động thanh toán qua Ngân hàng của các cá nhân, doanh nghiệp cũng gia tăng mạnh mẽ. Trong những khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất vì khách hàng chủ yếu là các công ty xây lắp, xây dựng công trình,… họ cần tiền xoay trở liên tục nên họ cũng rút vốn liên tục, đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi. Những khoản tiền gửi có kỳ hạn thì tỷ trọng ít hơn nhưng vẫn góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nó tăng lên qua 3 năm cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng làm việc có hiệu quả. Còn những khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn thì tương đối ổn định ít có sự biến động, do khách hàng chủ yếu ở đây là những khách hàng có quan hệ lâu dài với Ngân hàng, có cơ sở kinh doanh ổn định nên nguồn tiền ít biến động. Để biết được tình hình huy động vốn tại INDOVINA Cần Thơ ngoài những chỉ tiêu trên ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau: BẢNG 9 :CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006 Vốn huy động (VHĐ) Tr.đồng 302.770 422.276 404.701 Vốn Trung Ương (VTW) Tr.đồng 328.381 375.993 365.823 Vốn có kỳ hạn (V CÓ KH) Tr.đồng 132.992 289.830 298.473 Tổng nguồn vốn (TNV) Tr.đồng 704.817 812.880 686.953 Tiền gửi thanh Toán(TGTT) Tr.đồng 80.715 114.451 173.239 Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) Tr.đồng 128.762 257.427 190.360 VHĐ/TNV % 42,96 51,95 58,91 VTW/TNV % 46,6 46,25 53,25 V CÓ KH/TNV % 18,87 35,65 43,45 TGTT/VHĐ % 26,66 27,10 42,81 TGTK/VHĐ % 42,53 60,96 47,04 (Nguồn: Bảng Cân Đối kế toán và Kết quả hoạt động kinh doanh của INDOVINA ba năm 2004-2006) Các chỉ tiêu này đều có đặc điểm riêng của nó, chúng ta sẽ cùng xem xét để thấy được mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu và phân tích cặn kẽ từng loại chỉ tiêu để có thể tiếp tục phát huy những mặt mạnh những mặt tích cực và hạn chế những yếu kém, đưa ra biện pháp khắc phục để Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. 4.2.2.1.Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vốn huy động, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70 – 80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của INDOVINA Cần Thơ có tăng nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Kết quả đạt được như thế là do chi nhánh khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng một cách linh hoạt cụ thể như tùy theo quy định của hệ thống ngành có thể ban lãnh đạo các ngân hàng Thương mại họp lại để thống nhất lãi suất không quá thấp so với lãi suất các Ngân hàng cổ phần, kịp thời và hiệu quả, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đạt đến mức hiệu quả so với Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. 4.2.2.2.Tỷ trọng vốn vay TW trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này phản ảnh độ phụ thuộc của chi nhánh vào Hội sở Trung Ương như thế nào? Tỷ trọng này cũng tương đương vốn huy động và có phần thấp hơn. Số liệu trên bảng cho thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự chủ của Ngân hàng càng thấp không thể linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2006 tỷ trọng này tăng lên do Ngân hàng vay vốn Trung ương thêm để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng so với vốn huy động thì vốn vay Trung ương vẫn thấp hơn. Điều này cho thấy, Ngân hàng đã thực hiện rất tốt về huy động vốn. Còn phần vốn vay Trung ương, Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh vì thời hạn trả vốn ổn định và nguồn vốn này có thể quay vòng tiếp theo khi vẫn cần để kinh doanh. Là một chi nhánh, sự hỗ trợ về vốn của Trung ương là không thể thiếu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu cho thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn khả năng huy động vốn của mình. Như vậy, sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của các cá nhân, doanh nghiệp đang có khuynh hướng gia tăng. Đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động thực sự là tiền đề cho sự gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng. Và ở đây, Ngân hàng INDOVINA chi nhánh Cần Thơ đã và đang thực hiện tốt việc này giúp cho Ngân hàng tạo được nền tảng vữmg chắc trên thương trường với nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ. 4.2.2.3.Nguồn vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn: Hai chỉ tiêu đã nói ở trên phản ánh tích cực của nguồn vốn thì chỉ tiêu này phản ánh tính ổn định, vững chác của nguồn vốn trong kinh doanh Theo bảng trên ta quan sát trong 3 năm qua tỷ lệ này tăng dần lên, năm 2004 là 18,87% , năm 2005 là 35,65% vì trong năm 2005 Ngân hàng bắt đầu đưa ra nhiều chính sách huy động: lãi suất năm 2005 khá hấp dẫn thu hút được khách hàng đến gửi tiền có kì hạn khá cao. Năm 2006, tỷ lệ này cũng tăng lên 43,45%%, mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng Ngân hàng với uy tín của mình vẫn giữ chân và thu hút khách hàng gửi tiền ở Ngân hàng mình. Hơn nữa vào những năm gần đây Cần Thơ đang trong kế hoạch phát triển nên các nhà doanh nghiệp cần dự tính tiền để chờ cơ hội sẽ kinh doanh nên đến Ngân hàng gửi. Do đó mà tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn của Ngân hàng ngày càng gia tăng theo đà phát triển của tỉnh. 4.2.2.4.Tiền gửi thanh toán trên vốn huy động: Các tổ chức kinh tế mở tiết kiệm tiền gửi thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng ở việc chi trả và ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra từ tiền tiết kiệm khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tỷ lệ tiền gửi này trên vốn huy động qua các năm ở INDOVINA Cần Thơ như sau: 26,66% năm 2004 tăng lên 27,1% năm 2005 và đến năm 2006 là 42,81%. Tỷ lệ này tăng cao năm 2006 do trong năm nay vốn huy động giảm 4,16% so với năm 2005. Qua đó ta có thể đưa ra kết luận Tiền gửi thanh toán của INDOVINA tăng mạnh cho thấy Ngân hàng làm ăn có hiệu quả, gia tăng mạnh mẽ thêm vốn huy động của mình. 4.2.2.5.Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động: Tỷ trọng này có xu hướng tăng giảm qua các năm: năm 2004 là 42,53%, năm 2005 lên 60,96%, năm 2006 giảm xuống còn 47,4%. Tiền gửi tiết kiệm dễ bị thu hút bởi lãi suất của nó hấp dẫn. Trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn các Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số huy động vốn vì một phần do sự cạnh tranh ráo riết của các Ngân hàng thương mại cổ phần và phần khác là do một số khách hàng vì lý do nào đó họ trở về địa phương không gửi cho INDOVINA Cần Thơ nữa. Nhưng xét trên tổng thể tiền gửi thì chỉ tiêu này vẫn không thuyên giảm so với các năm, có được điều này là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều kì hạn tiền gửi. Trong vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm chiếm gần 50% tổng vốn huy động do Ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền ở Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng,... Tóm lại, qua xem xét các tỷ số trên ta thấy khả năng huy động vốn của INDOVINA Cần Thơ tương đối cao. Và Ngân hàng đã và đang cố gắng hơn nữa để nâng cao các tỷ trọng này lên để huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng cạnh tranh để huy động vốn nên việc mở rộng thêm nhiều hình thức huy động thu hút khách hàng như: thưởng tặng cho khách hàng bằng hiện vật cho khoản tiền gửi cao, tiết kiệm có dự thưởng.... là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Nhìn chung, các hình thức huy động của chi nhánh chưa đồng bộ, INDOVINA Cần Thơ cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiết kiệm có thời hạn, còn các thành phần kinh tế thích gửi tiền gửi không kỳ hạn. thật vậy, đối với những đơn vị sản xuất là những khách hàng truyền thống của chi nhánh, họ ít muốn đem gửi tiền có kì hạn vì gửi tiền rất khó rút ra bất kỳ lúc nào khi cần sử dụng và nếu được mất đi một phần tiền lãi sinh ra nên gây khó khăn cho quá trình thanh toán. Ngược lại, đối với dân cư thì lại thích gửi tiền có kì hạn vì do lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn, hơn nữa họ không có nhu cầu sử dụng tiền cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh. Với hai sở thích trái ngược nhau của khách hàng tạo một sự hài hòa trong việc phân phối nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn tự huy động luôn mở ra khả năng nâng nguồn vốn lên rất cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Tài liệu liên quan