Đề tài Phân tích quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của thế giới di động trong thời điểm khủng hoảng kinh tế do dịch covid - 19 (01 / 2020 – 04 / 2020)

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Mục tiêu nghiên cứu 6

3. Phương pháp nghiên cứu 7

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 7

II. PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 8

1.Hoạch định trong quản trị 8

2. Chiến lược kinh doanh 9

3. Hoạch định chiến lược 9

3.4. Các công cụ sử dụng để đánh giá và đề ra chiến lược 14

Strengths – Điểm mạnh 20

Weaknesses – Điểm yếu 20

Opportunities – Cơ hội 20

Threats – Thách thức 20

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG 21

I.GIỚI THIỆU TỔ CHỨC 21

1. Thông tin tổ chức 21

2 . Lịch sử hình thành 21

3. Quá trình phát triển 22

4. Một số giải thưởng tiêu biểu 23

II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI 24

1.Tầm nhìn 24

2. Sứ mệnh 24

3. Giá trị cốt lõi (Core Values) 24

4. Cam kết của Thế Giới Di Động 24

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 25

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ DO DỊCH COVID-19 (1/2020-4/2020) 28

I. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19 28

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19 30

1.Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động trong 4 tháng đầu năm 2020 30

2. Môi trường bên ngoài 31

3. Môi trường bên trong 33

III. MA TRẬN SWOT CỦA THẾ GIỚI DI DỘNG TRONG DỊCH COVID-19 35

IV. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG DỊCH COVID-19 36

1.Chiến lược kinh doanh của Thế Giới Di Động 37

2.Về tài chính, nhân sự 38

V. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG DỊCH COVID-19 38

1.Tính khả thi 39

2.Tính linh hoạt 39

3.Tính cam kết 40

4.Tính bền vững 41

VI. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHIẾN LƯỢC KINH HOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG DỊCH COVID-19 41

1.Tự nhận thức bản thân 41

2. Xây dựng nguyên tắc cho bản thân 41

3. Mục tiêu rõ ràng 42

4. Hành động thay vì nói 42

5. Học cách chấp nhận rủi ro 42

6. Luôn có nhiều phương án để hỗ trợ và thay thế 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

 

docx43 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của thế giới di động trong thời điểm khủng hoảng kinh tế do dịch covid - 19 (01 / 2020 – 04 / 2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng tất cả các mức quan trọng này phải bằng 1,0. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố đó như thế nào, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là ít phản ứng. Nhân tầm 1 quan trong của mỗi yếu tố với phân loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng. Cộng dồn số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1. Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ. Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ. Bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) Yếu tố bên ngoài chủ yếu (1) Mức quan trọng (0,0 → 1,0) (2) Phân loại (1→4) (3) Số điểm quan trọng (4) = (2) x (3) 1. 2. 3. TỔNG CỘNG 1.0 Để thấy rõ hơn về ma trận EFE, chúng ta có thể xem một ví dụ về ma trận EFE của một công ty dưới đây: Các yếu tố bên ngoài quan trọng Trọng số Xếp hạng Điểm trọng số 1. Hiệp định thương mại mới dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm được ký kết với một quốc gia láng giềng. 0.11 3 0.33 2. Ký hợp đồng với nhà cung cấp mới. 0.09 1 0.09 3. Thị trường thực phẩm chế biến tăng 15% trong năm tới tại thị trường lớn nhất của công ty. 0.24 2 0.48 4. Thành lập một chi nhánh công ty mới ở nước láng giềng, nơi thuế suất giảm 3% trong năm tới. 0.10 1 0.10 5. Hợp đồng với khách hàng chính sẽ hết hạn sau 2 tháng. 0.17 4 0.68 6. Đối thủ cạnh tranh mở 3 cửa hàng mới trong thành phố. 0.03 2 0.06 7. Luật mới, yêu cầu giảm 20% lượng đường trong thực phẩm, có thể được thông qua vào năm tới. 0.14 3 0.42 8. Ảnh hưởng của COVID-19 0.12 2 0.24 Tổng điểm 1.00 – 2.40 Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 2,40 cho thấy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài ở dưới mức trung bình. 3.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE - Internal Factor Evaluation Matrix) Ma trận IFE được sử dụng để tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận IFE chúng ta phải trải qua năm bước sau đây: Liệt kê các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong qui trình phân tích nội bộ. Sử dụng tất cả (thường từ 10 đến 20) yếu tố bên trong, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu. Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành. Tổng cộng tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). Như vậy, sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ quan trọng ở bước 2 dựa trên cơ sở ngành. Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số. Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng điểm quan trọng của tổ chức. Không kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng điểm quan trọng có thể được phân loại từ thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và trung bình là 2,5. Tổng điểm quan trọng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và cao hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ. Ví dụ về ma trận các yếu tố bên trong của một công ty: Các yếu tố bên trong quan trọng Trọng số Xếp hạng Điểm trọng số 1. Doanh thu đa dạng (5 sản phẩm khác nhau kiếm hơn 4 tỷ $ mỗi sản phẩm) 0.10 4 0.40 2. Thương hiệu trị giá 35 tỷ USD 0.08 3 0.24 3. Danh mục bằng sáng chế mạnh (13.000 bằng sáng chế) 0.07 4 0.28 4. Quản lý nhân viên xuất sắc 0.02 3 0.06 5. Năng lực trong sáp nhập và mua lại 0.06 3 0.18 6. Kênh phân phối rộng 0.11 4 0.44 7. Hệ sinh thái sản phẩm mạnh 0.08 4 0.32 8. Mức nợ cao (3 tỷ $) 0.10 1 0.12 9. Quá phụ thuộc vào doanh số từ một thị trường 0.13 2 0.16 10. Biên lợi nhuận ròng quá thấp 0.07 2 0.04 11. Cạnh tranh dựa trên giá cả 0.09 2 0.48 12. Văn hóa tổ chức cứng nhắc (quan liêu) cản trở việc giới thiệu nhanh chóng các sản phẩm mới 0.04 1 0.24 13. Công khai tiêu cực 0.05 2 0.10 Tổng điểm 1.00 – 2.74 Phân tích ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài cho thấy các yếu tố bên trong quan trọng nhất là ‘Quá phụ thuộc vào doanh số từ một thị trường‘ (0,13 điểm), ‘Kênh phân phối rộng‘ (0,17 điểm), ‘Doanh thu đa dạng‘ (0.10 điểm) và ‘Mức nợ cao‘ (0,12 điểm). Tổng điểm của công ty là 2.74, điều này cho thấy các chiến lược của công ty khá hiệu quả trong việc phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Song vẫn còn cần tiếp tục cải thiện để có thể tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ. 3.4.3. Ma trận SWOT SWOT là viết tắt tiếng Anh của 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mô hình SWOT là công cụ giúp mang lại cái nhìn tổng quan để phân tích được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ Mô hình SWOT thường được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ. Phân tích SWOT chính là một yếu tố quan trọng giúp tạo ra chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản thì phân tích SWOT chính là phân tích các yếu tố như Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) để từ đó bạn có thể xác định được hướng đi cho doanh nghiệp. Ma trận SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Ma trận SWOT giúp người lập kế hoạch hay chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan, toàn diện trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Vậy nên mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường, Bảng ma trận SWOT hãng hàng không Vietjet Air Strengths – Điểm mạnh – Tăng trưởng thị phần tăng nhanh chóng qua từng năm. – Chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thuộc hàng thấp nhất châu Á cũng như thế giới. – Thương hiệu Vietjet nổi tiếng bởi các hoạt động marketing mạnh mẽ – Hệ thống phân phối phủ sóng toàn quốc. Weaknesses – Điểm yếu – Chưa có được đối tác liên doanh. – Phải cạnh tranh ở các thị trường đã có hãng máy bay nổi tiếng, đặc biệt là tại thị trường Thái Lan. – Phần lớn lợi nhuận của VietJet đến từ hoạt động bán và thuê lại, về dài hạn hãng sẽ phải trả chi phí cao hơn so với giá thuê trung bình khi tuổi thọ máy bay tăng lên. Opportunities – Cơ hội – Việt Nam đang nổi lên là 1 điểm du lịch được ưa thích – Hiện hãng đã có các chuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Trung Quốc nơi mà nguồn khách du lịch lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. – Vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách đi từ Đông Nam Á tới Đông Bắc Á. – Việt Nam là nước đang phát triển nên hãng hàng không giá rẻ được nhiều người lựa chọn và sẵn sàng chi trả hơn. Threats – Thách thức – Môi trường cạnh tranh ngành hàng không ngày càng khốc liệt. – Sau khi tăng trưởng 20% – 30% trong giai đoạn 2012 – 2016, thị trường hàng không Việt Nam sẽ giảm tốc. – Tình trạng quá tải sân bay gây khó khăn khi muốn mở thêm nhiều chặng bay cũng như tần suất bay. CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG I.GIỚI THIỆU TỔ CHỨC 1. Thông tin tổ chức Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động. Mã giao dịch chứng khoán: MWG Logo của công ty: Với hai màu chủ đạo vàng đen, làm nổi bật lên hình nhân đang vươn về phía trước giống với hình tượng Super Man khẳng định thegioididong ngày càng lớn mạnh, phát triển, vươn tới những tầm xa, mang những sản phẩm chất lượng đến với mọi người. Địa chỉ: Số 222 Yersin, P.Phú Cường, T.P Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Điện thoại: +84-(08)-3812 5960 Fax: +84-(08)-38125961 Email: investor@thegioididong.com Website: Lĩnh vực hoạt động chính: là mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các sản phẩm điện tử, gia dụng và kĩ thuật. Vốn điều lệ: 4,540,662,230,000 đồng KL CP đang niêm yết: 345,562,841 cp KL CP đang lưu hành: 452,861,986 cp 2 . Lịch sử hình thành Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co. Ltd) được thành lập vào tháng 03/2004 bởi 5 thành viên đồng sáng lập là Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử. Bằng trải nghiệm về thị trường điện thoại di động từ đầu những năm 1990, cùng với việc nghiên cứu kỹ tập quán mua hàng của khách hàng Việt Nam, thegioididong.com đã xây dựng một phương thức kinh doanh chưa từng có ở Việt Nam trước đây. Công ty đã xây dựng được một phong cách tư vấn bán hàng đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di động và một kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. 3. Quá trình phát triển Tháng 3/2004 ra quyết định thành lập công ty, sau 3 tháng thành lập, công ty ra mắt website www.thegioimobi.com và 3 cửa hàng nhỏ tại đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai, Cách Mạng Tháng 8 (Tp.HCM). Tháng 10/2004, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, Tp.HCM với tên gọi ban đầu là www.thegioididong.com. Tháng 1/2005 siêu thị thứ 2 của www.thegioididong.com ra mắt tại số 330 Cộng Hòa (TPHCM). Tháng 1/2006, siêu thị thứ 3 được khai trương tại 26 Phan Đăng Lưu và 2 tháng sau lại thêm 1 cửa hàng nữa ra đời tại 182A, Nguyễn Thị Minh Khai. Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn thegioididong.com mở rộng ở TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Năm 2007 cũng là năm Công ty TNHH Thế Giới Di Động chuyển đổi sang Công ty Cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển. Từ năm 2010 tới 2011 đánh dấu bước phát triển vượt bậc với sự ra đời liên tiếp của các siêu thị thegioididong.com. Đoàn quân thegioididong.com đã thực hiện cuộc dàn quân đầy kiêu hãnh, khắp nơi trên cả nước đều có sự hiện diện của màu vàng đen đặc trưng. Cuối năm 2010, thegioididong.com tăng gấp đôi số siêu thị so với năm 2009, cuối năm 2011, số siêu thị tăng lên gần gấp 3 so với năm 2010. Tính đến nay (tháng 5/2020) thegioididong.com đã có trên 2000 cửa hàng trên toàn quốc. Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng vào cuối năm 2010 là sự ra mắt của một thành viên khác thuộc thegioididong.com, hệ thống bán lẻ điện máy toàn quốc - dienmayxanh.com. Tính đến tháng 5/2020, dienmayxanh.com đã có 1040 siêu thị tại 63 tỉnh thành lớn trên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng để phục vụ khách hàng trên cả nước. Cuối năm 2015, Thế Giới Di Động cán đích doanh thu 1 tỷ USD, cũng trong thời gian này Thế Giới Di Động chính thức lấn sân sang kinh doanh bán lẻ thực phẩm. Bách Hóa Xanh được đưa vào thử nghiệm cuối năm 2015, là chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây) và nhu yếu phẩm với hơn 1.000 siêu thị tại các tỉnh thành Miền Nam và Nam Trung Bộ. BigPhone là chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài của Thế Giới Di Động được đưa vào thử nghiệm với siêu thị đầu tiên tại Campuchia cuối tháng 6/2017. Cuối năm 2019, công ty triển khai cửa hàng kinh doanh điện máy Bigphone Plus đầu tiên tại Campuchia sau 3 năm gia nhập thị trường này. Bigphone và Bigphone Plus hiện có hơn 20 cửa hàng tập trung tại thủ đô Phnôm Pênh và là đơn vị bán lẻ chuyên thiết bị di động và sản phẩm điện máy chính hãng đầu tiên tại Campuchia. 4. Một số giải thưởng tiêu biểu Sau hơn 10 năm hoạt động, Thế Giới Di Động ngày nay đã trở thành một trong những công ty dẫn đầu về bán lẻ điện thoại và các mặt hàng điện tử khác. Trong hơn 10 năm hoạt động của mình, Thế Giới Di Động đã đạt được những giải thưởng tiêu biểu sau: Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2010 Top 5 nhà bán phát triển nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương 2010 Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4) Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010 (Vietnam Mobile Awards) Nhà bán lẻ điện thoại di động có đa dạng mặt hàng nhất Nhà bán lẻ ĐTDĐ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt nhất Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2008 theo nhận biết của người tiêu dùng do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp Giải thưởng nhà bán lẻ của năm do báo PCWord Việt Nam tổ chức Các bằng khen, chứng nhận của các cơ quan chính quyền trao tặng II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI 1.Tầm nhìn Năm 2020 Thế Giới Di Động là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử. 2. Sứ mệnh Liên tục cải tiến để mang đến cho Khách hàng những trải nghiệm thú vị và hài lòng nhất dựa trên nền tảng văn hóa đặt Khách Hàng làm trọng tâm và Integrity. Mang đến cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài hạn và đóng góp phúc lợi cho cộng đồng. ‘’Đây là những điều chúng tôi hướng đến. Đây là những điều mà bạn có thể tin tưởng vào chúng tôi’’. 3. Giá trị cốt lõi (Core Values) Giá trị cốt lõi thường được gắn liền với tầm nhìn và sứ mệnh trong tuyên bố của các công ty, tập đoàn. Giá trị cốt lõi là tập hợp các quan niệm và nguyên tắc cơ bản, thiết yếu, mang tính lâu dài của một tổ chức. Những nguyên tắc này hướng dẫn hành vi nội bộ của một tổ chức cùng mối quan hệ của tổ chức đó với thế giới bên ngoài. Dưới đây là những giá trị cốt lõi – những đặc điểm phẩm chất quan trọng được đặt lên vị trí ưu tiên số 1 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động: Tận tâm với Khách hàng Trung thực về tiền bạc và các mối quan hệ Integrity – Nói gì làm nấy Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm Yêu thương và hỗ trợ đồng đội Máu lửa trong công việc 4. Cam kết của Thế Giới Di Động Thế giới di động cam kết đặt KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM trong mọi suy nghĩ và hành động của mình. Thế Giới Di Động  cam kết mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc TÔN TRỌNG và CÔNG BẰNG. Cam kết mang đến cho quản lý: một SÂN CHƠI công bằng để thi thố tài năng. Một cam kết cho một cuộc sống cá nhân SUNG TÚC, một vị trí xã hội được người khác KÍNH NỂ. Thế Giới Di Động cam kết mang đến cho các đối tác sự TÔN TRỌNG. cam kết mang đến cho nhà đầu tư giá trị doanh nghiệp GIA TĂNG KHÔNG NGỪNG. Thế Giới Di Động cam kết đóng góp cho cộng đồng thông qua việc tạo nhiều ngàn việc làm và đóng góp đầy đủ thuế cho ngân sách nhà nước III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động Chủ tịch HĐQT NGUYỄN ĐỨC TÀI Giám Đốc khối Hành chính – Nhân sự Giám Đốc khối Công nghệ thông tin VŨ ĐĂNG LINH Giám Đốc Tài chính Giám Đốc Chăm sóc Khách hàng LÊ THẢO TRANG Giám Đốc Marketing ĐỖ TUẤN ANH Giám Đốc Cung ứng hậu cần Tổng Giám Đốc TRẦN KINH DOANH ĐẶNG MINH LƯỢM ĐIÊU CHÍNH HẢI TRIỀU HOÀNG KHÁNH CHI Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động bao gồm nhiều cấp bậc. Đối với riêng từng khối sẽ có giám đốc của khối, tiếp đó là các Trưởng Bộ phận, dưới Trưởng Bộ phận sẽ là các nhân viên bao gồm cả Văn phòng miền Bắc, Trung, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ DO DỊCH COVID-19 (1/2020-4/2020) I. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19 Như đã đề cập ở trên, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là những tuyên bố ban đầu về mục đích thành lập doanh nghiệp. Thế Giới Di Động được thành lập với mục tiêu tầm nhìn ‘là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử vào năm 2020’, có thể nói những người sáng lập ra Thế Giới Di Động đã có tầm nhìn xa và dự đoán đúng về xu hướng mua sắm ngành bán lẻ trong tương lai. Cụ thể, cùng với sự phát triển của internet cùng các tiện ích khi ‘mua sắm tại nhà, nhận hàng ở cửa’, các sàn thương mại điện tử ra đời ngày càng nhiều và số lượng truy cập cũng như số đơn đặt hàng tăng theo từng năm. Để đạt được mục tiêu tầm nhìn, hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động gắn với sứ mệnh liên tục cải tiến để mang đến cho Khách hàng những trải nghiệm thú vị và hài lòng nhất dựa trên nền tảng văn hóa đặt Khách hàng làm trọng tâm và Integrity (nói gì làm nấy), mang đến cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài hạn và đóng góp phúc lợi cho cộng đồng. Để thực hiện những sứ mệnh đó, Thế Giới Di Động đã áp dụng mô hình quản trị kim tự tháp ngược với phần lớn nhất của kim tự tháp chính là khách hàng, dưới khách hàng là nhân viên - những người trực tiếp giao dịch, truyền tải các sản phẩm – dịch vụ, nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng, họ là mấu chốt quyết định sự hài lòng và tạo dựng quan hệ bền vững giữa khách hàng với doanh nghiệp.  KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC (người hưởng những lợi ích từ dịch vụ của doanh nghiệp) NHÓM NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP (cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng) LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ (hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên) QUẢN LÝ CẤP CAO (hoạch định tầm nhìn chiến lược) Trên cơ sở sứ mệnh Khách hàng là trên hết, nhân viên là quan trọng nhất, cho dù thời gian này chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19, các chiến lược kinh doanh vẫn không thể rời khỏi những sứ mệnh chính của công ty là mang đến sự hài lòng cho khách hàng, cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đóng góp phúc lợi cho cộng đồng. II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19 1.Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động trong 4 tháng đầu năm 2020 Doanh thu 3 tháng đầu năm 2020 theo báo cáo hợp nhất của MWG là 29.353 tỷ đồng, tăng 17%, trong khi đó lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.132 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tháng 3 của MWG đạt hơn 8,500 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực (1,800-1,900 tỷ đồng, theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Trần Kinh Doanh) của chuỗi Bách Hóa Xanh. Doanh số của MWG trong tháng 4-2020 giảm 14% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng doanh thu của hai chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh sụt giảm gần 30%, chủ yếu do phải tạm đóng hơn 600 cửa hàng trong nửa đầu tháng 4 và duy trì việc đóng hơn 300 cửa hàng từ ngày 16 đến 25-4 để phối hợp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của MWG đạt 37.187 tỉ đồng (tăng 9%), lợi nhuận sau thuế đạt 1.341 tỉ đồng (giảm 6%) so với cùng kỳ năm 2019. Hưởng lợi từ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong đợt bùng phát dịch bệnh, sản phẩm máy tính xách tay tiếp tục tăng trưởng mạnh 120%. Thực phẩm và FMCGs (hàng tiêu dùng nhanh) ghi nhận mức tăng trưởng 167% so với 4 tháng đầu năm ngoái. Doanh thu online tăng mạnh, chiếm hơn 16% tổng doanh thu trong tháng 4 của MWG. Nếu chỉ tính riêng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, tỉ trọng doanh thu online so với tổng doanh thu của hai chuỗi này đã vượt mức 20% (tương tự giai đoạn quý 1-2019) do khách hàng tại những địa phương có cửa hàng tạm đóng chuyển sang mua online. Đối với Bách hóa xanh trong 1.234 cửa hàng tại thời điểm cuối tháng 4, chuỗi có 770 cửa hàng ở khu vực tỉnh và 219 cửa hàng lớn, lần lượt tương đương 62% và 18% số cửa hàng của toàn chuỗi. Sau hiệu ứng tích trữ nhu yếu phẩm trước yêu cầu giãn cách xã hội dẫn đến doanh thu tăng đột biến thời điểm cuối tháng 3, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng của chuỗi Bách Hóa Xanh trong tháng 4 đã bình ổn trở lại ở mức gần 1,4 tỉ đồng, trong đó doanh số hàng tươi sống tiếp tục tăng trưởng và hàng FMCGs giảm so với tháng 3-2020. 2. Môi trường bên ngoài 2.1. Bối cảnh kinh tế nước ta 4 tháng đầu năm 2020 Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam trong tháng 4/2020, khi Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh nhằm giãn cách xã hội trong vòng 3 tuần lễ của tháng 4/2020. Một số ảnh hưởng chung như sau: CPI tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước, tuy nhiên, CPI bình quân 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ tăng 4,9% - mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng tăng 2,96% so với bình quân cùng kỳ. Hoạt động mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa. 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 4,3% (riêng tháng 4 giảm 26%). Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 4/2020 tăng 0,8%, mức tăng thấp nhất so giai đoạn 2016-2020. Vốn FDI thực hiện 4 tháng giảm 9,6%. Duy nhất có một điểm sáng là vốn đầu tư thực hiện 4 tháng từ NSNN tăng 12,9%. Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7% Thủ tướng xác định 5 mũi giáp công để tái khởi động nền kinh tế trong lúc này là: Tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân; tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); tăng cường xuất khẩu; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khuyến khích tăng cường nhu cầu nội địa. 2.2.Tình hình ngành bán lẻ điện tử, tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm 2020 Dịch COVID-19 đã thay đổi đáng kể hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Bán lẻ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, chủ yếu do tổng cầu giảm. Tuy nhiên, có điểm tích cực là thay vì đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng sử dụng thương mại điện tử do ưu điểm không phải đến nơi đông người, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi. Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, lần đầu tiên lượng đi mua sắm tại siêu thị và chợ của người dân thành thị giảm đến 50%, ngược lại lượt tham gia mua sắm trực tuyến bất ngờ tăng 25%. Số lượng giao dịch thông qua các trang thương mại điện tử tăng vọt. Các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, Lazada, Shopee ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2-4 lần. Cơ cấu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng mua sắm hàng hóa thiết yếu (thực phẩm, lương thực), dược phẩm (thuốc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe), các dịch vụ giải trí tại nhà (truyền hình số, game online...). Về tổng thể, doanh thu bán lẻ tăng nhẹ 4,7 % (tăng 1,6 % nếu loại trừ yếu tố giá, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,3 % trong quý 1/2019 ). Chính vì vậy , cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ giảm rất mạnh (-41 % ) so với đầu năm và số doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ tạm ngừng hoạt động tăng 21% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019. 2.3. Các đối thủ cạnh tranh Theo iPrice, lượt truy cập các trang thương mại điển ở Việt Nam trong quý I/2020, lượt truy cập trang www.thegioididong.com.vn xếp thứ hai sau Shopee, Điện Máy Xanh xếp thứ 6 và Bách Hóa Xanh xếp thứ 11. Thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. Trong thời gian dịch bùng phát, do chính sách giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc nên thương mại điện tử là mảng kinh doanh chủ yếu của MWG, cũng tại mảng này, MWG gặp phải những đối thủ mạnh như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada, nếu chỉ xét về ngành hàng điện tử, điện máy thì MWG vẫn đang chiếm ưu thế. 3. Môi trường bên trong 3.1.Thương hiệu Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử, Thế Giới Di Động hiện là thương hiệu có uy tín của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật số công nghệ cao và ngày càng được sự đón nhận của khách hàng. Thế Giới Di Động nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành thương hiệu hàng đầu về cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số công nghệ cao tại Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế. Dựa vào nội lực của chính mình và mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, Thế Giới Di Động sẽ mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, cho sự nghiệp cá nhân của mỗi nhân viên. Bên cạnh đó hệ thống Bách Hóa Xanh với ngành hàng kinh doanh là thực phẩm và hàng tiêu dùng với những cam kết về chất lượng, nguồn gốc hàng và chất lượng dịch vụ tốt đang dần chứng tỏ ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. 3.2 Khả năng tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã chuyển sang cổ phần hóa vào năm 2007, nguồn vốn của công ty đóng góp từ 5 cổ đông chính hiện đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_phan_tich_quy_trinh_hoach_dinh_chien_luoc_kinh_doanh.docx
Tài liệu liên quan