Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý tiền lương trong những năm gần đây, đồng thời nắm vững những nguyên tắc cơ bản và vận dụng các biện pháp tổ chức thực hiện tốt nên Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội đã khắc phục những khó khăn đồng thời tiến hành có hiệu quả công tác tiền lương nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tiết kiệm được quỹ lương nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động
Việc quản lý sử dụng tiền lương và lập kế hoạch cho quỹ tiền lương một cách chính xác và đúng nguyên tắc sẽ giúp cho người lao động tích cực hăng say lao động hơn. Với những kết quả đã đạt được, Công ty cần phát huy hơn nữa vai trò của tiền lương .
Trên cơ sở đánh giá những ưu nhược điểm của việc quản lý, phân tích tiền lương em có đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác này.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú trong Công ty và thầy giáo hướng dẫn đã giúp em nắm bắt thực tế, đi sâu tìm hiểu công tác tiền lương, hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường. Chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, chưa đi sâu vào được từng vấn đề, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các cô chú trong Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội.
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê tiền lương của Công ty cổ phần đầu tư - Xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội thời kỳ 1995 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ tiền lương kế hoạch
Đơn giá tiền lương =
Tổng doanh thu kế hoạch
Nhóm 2 : Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu quỹ tiền lương
Cơ cấu quỹ tiền lương bao gồm : lương chính ( lương cơ bản ) và lương phụ. Lương chính bao gồm lương trực tiếp và lương phụ cấp. Cơ cấu quỹ tiền lương được mô tả như sau :
Quỹ Tiền Lương
Lương chính cơ bản Lương phụ
Lương trực tiếp Lương phụ cấp
Trong đó :
+ Lương trực tiếp : là khoản tiền lương mà người lao động sẽ được trả trực tiếp theo chức vụ, theo sản phẩm và theo thời gian
+ Lương phụ cấp : bao gồm các khoản phụ cấp như làm đêm, làm thêm giờ, tiền thưởng năng suất
+ Lương phụ : là các khoản tiền lương từ công tác phí, nhuận bút, nghỉ phép và đơn vị cử đi học
Sau đây là mối quan hệ giữa các loại quỹ tiền lương giờ, ngày, tháng ( quý, năm ) được mô tả bằng sơ đồ sau :
Quỹ tiền lương tháng (quý, năm)
Quỹ tiền lương ngày Lương phụ cấp tháng (quý, năm )
Phụ cấp lương giờ Phụ cấp lương ngày
Trong đó:
+ Phụ cấp lương giờ : là khoản phụ cấp và tiền thưởng được gắn với giờ làm việc
+ Phụ cấp lương ngày : là khoản phụ cấp và tiền thưởng gắn liền với tất cả các ngày lao động
+ Phụ cấp lương tháng : là khoản phụ cấp và tiền thưởng gắn liền với kỳ công tác.
Nhóm 3 : Các chỉ tiêu phản ánh mức lương và tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất phản ánh mức tiền công nhận được tính trên một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh. Công thức tổng quát tính tiền lương bình quân có dạng như sau :
: Tiền lương bình quân
F’ : Tổng quỹ lương
L’ : Số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh
- Tiền lương bình quân giờ ()
=
F: Tổng quỹ lương giờ
GN : Tổng số giờ - người thực tế làm việc
- Tiền lương bình quân ngày ( )
=
F: Tổng qũy lương ngày
NN :Tổng số ngày - người thực tế làm việc
- Tiền lương bình quân tháng( hay quý, năm ) ( )
F: Tổng quỹ lương tháng ( hay quý, năm )
: Số lao động có bình quân
Trường hợp một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất, kinh doanh, mức tiền lương bình quân một công nhân sản xuất của tổng thể ( ký hiệu ) được xác định bởi công thức :
; Do F = cho nên
Hay :
Trong đó : : Tiền lương bình quân 1 lao động của từng bộ phận
k= : Kết cấu lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể .
Việc phân tích các chỉ tiêu tiền lương bình quân, có thể được tiến hành theo các hướng : Lập bảng tính và so sánh các chỉ tiêu tiền lương bình quân qua hai thời kỳ và sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố để phân tích phương trình
Nhóm 4 : Các chỉ tiêu phản ánh hệ số phụ cấp lương ( H )
* Khái niệm:
Hệ số phụ cấp lương là mối quan hệ giữa các loại quỹ lương hoặc giữa các mức lương bình quân theo thời gian với nhau và nó cho phép nghiên cứu sự bình đẳng theo chiều dọc trong phân phối thu nhập
* Các loại hệ số phụ cấp lương
Quỹ tiền lương giờ ( F)
Hệ số phụ cấp lương giờ (H) =
Quỹ tiền lương trực tiếp
Quỹ tiền lương ngày ( F)
Hệ số phụ cấp lương ngày ( H)=
Quỹ tiền lương giờ
Quỹ tiền lương tháng ( quý, năm ) ( F)
Hệ số phụ cấp lương tháng =
(quý, năm ) ( H) Quỹ tiền lương ngày
* Mối quan hệ giữa các loại hệ số phụ cấp lương và quỹ tiền lương
Fg = Ftt x Hg
Fn = Fg x Hfn
= Ftt x Hfg x Hfn
Ft = Fn x Hftq,n
= Fg x Hfn x Hftq,n
= Ftt x Hfg x Hfn x Hftq,n
Các phương trình trên được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
2. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê tiền lương
2.1 Tại sao phải lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê tiền lương
Từ xa xưa, phương pháp phân tích thống kê chính là mô hình toán học các vấn đề phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê. Bằng những phương pháp phân tích này, chúng ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi nó dưới nhiều dạng khác nhau như : thống kê nhiều chiều, lý thuyết điều khiển, lý thuyết quyết định, lý thuyết dự đoán
Căn cứ vào kết quả số liệu và phân tích sơ bộ ở phần trên kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, ta thành lập các bài toán thống kê đặc trưng trong đó các ý nghĩa
thực tế của các chỉ tiêu thống kê hoặc nội dụng kinh tế xã hội được chuyển hoá và được mô tả bằng những thuật ngữ toán học làm cho ta dễ đọc và dễ hiểu
Nêu rõ được nội dung, đặc điểm của các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng và những điều cần lưu ý. Vì vậy, việc phân tích càng đi sâu càng phong phú nên thông thường trong mô hình toán học cần sử dụng một số phương pháp phân tích khác nhau trong đó mỗi một phương pháp bộc lộ những khía cạnh khác nhau của bản chất hiện tượng, từ đó làm cho hiệu quả phân tích càng cao
Các phương pháp phân tích thống kê giải thích rõ những kết quả thu được. Từ đó, cho chúng ta thấy được sự biến động của các hiện tượng nghiên cứu như tăng hay giảm, có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến quả trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Qua những điều đã được nói ở trên thì chúng ta thấy các phương pháp phân tích thống kê không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải lựa chọn các phương pháp thống kê trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình nhằm không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
2.2 Các phương pháp phân tích thống kê tiền lương
2.2.1 Phương pháp bảng thống kê
*Khái niệm :
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của mục đích nghiên cứu
* Tác dụng :
Giúp tiến hành so sánh, đối chiếu và phân tích theo các phương pháp khác nhau nhằm nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu
* Đặc điểm vận dụng :
Phản ánh tiền lương một cách hợp lý và rõ ràng thông qua các bảng và các cột
2.2.2 Phương pháp đồ thị thống kê
* Khái niệm :
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê
* Tác dụng :
Hiện tượng hóa sự phát triển, kết cấu trình độ phổ biến , kết quả so sánh và biểu hiện mối liên hệ
Là phương tiện tuyên truyền và biểu dương kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hiện tượng kinh tế – xã hội khác
* Đặc điểm vận dụng :
Sử dụng, kết hợp các con số và hình vẽ để trình bày về số lượng và chất lượng của tiền lương, đồng thời khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng biến động của tiền lương.
2.2.3 Phương pháp dãy số thời gian
* Khái niệm :
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động theo thời gian. Trong Thống kê để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy số thời gian.Do đó :
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê mà được sắp xếp theo thứ tự thời gian
* Tác dụng
- Dùng để phân tích đặc điểm, tính quy luật biến động của hiện tượng qua thời gian.
- Dựa vào đó ta dự đoán về sự phát triển của hiện tượng trong tương lai.
* Đặc điểm vận dụng
Cũng như bất kỳ một sự vật hiện tượng hay chỉ tiêu nào, tiền lương của một doanh nghiệp luôn biến động theo thời gian. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh hiện nay thì tiền lương của các doanh nghiệp lại càng dễ biến động.
Để có thể nghiên cứu sự biến động của tiền lương, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán tiền lương trong tương lai ta phải sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong phân tích tiền lương
Nếu ta xét chỉ tiêu tiền lương tại một thời điểm là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm ta có một dãy số thời điểm về tiền lương
Nếu xét chỉ tiêu tiền lương trong một thời kỳ (một năm) là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ ta có dãy số thời kỳ về quy mô tiền lương. Thường trong phân tích thống kê tiền lương ta sử dụng dãy số thời kỳ để tiến hành phân tích và tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương
2.2.4 Phương pháp Hồi quy – tương quan
* Khái niệm :
Theo quan điểm của duy vật biện chứng thì các hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, nhiều vẻ và giữa chúng có một mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Không có một hiện tượng nào lại phát sinh, phát triển
một cách cô lập, tách rời các hiện tượng khác. Vì vậy, để nghiên cứu các mối liên hệ này có rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng vẫn thường sử dụng là phương pháp hồi quy – tương quan
* Tác dụng
- Xác định được quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố
- Xác định vai trò của các nhân tố thông qua tham số hồi quy, hệ số tương quan và tỷ số tương quan
* Đặc điểm vận dụng
Phương pháp hồi quy – tương quan vận dụng để tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các nhân tố tiền lương. Qua đó, đồng thời xác định vai trò của tiền lương thông qua tham số hồi quy, hệ số tương quan và tỷ số tương quan
2.2.5 Phương pháp Chỉ số
* Khái niệm :
Chỉ số là một số tương đối, nó được biểu hiện bằng lần ( hoặc % ) tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu
* Tác dụng :
+ Dùng phương pháp chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian thì gọi là chỉ số phát triển
+ Dùng phương pháp chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian thì gọi là chỉ số không gian
+ Dùng phương pháp chỉ số để nêu lên nhiệm vụ và tình hình thực hiện kế hoạch thì gọi là chỉ số kế hoạch
+ Dùng phương pháp chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng
* Đặc điểm vận dụng
Phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu tổng hợp như : tổng quỹ lương, tổng thu nhập,...; nghiên cứu tình hình hoàn thành kế hoạch của số lượng lao động , nghiên cứu biến động thời gian lao động , năng suất lao động, phân tích biến động của mức lương bình quân , các quỹ lương .
2.2.6 Phương pháp dự đoán Thống kê ngắn hạn
* Khái niệm :
Dự đoán thống kê ngắn hạn là dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp phân tích thích hợp
* Tác dụng
- Dựa vào sự biến động của tiền lương theo thời gian đã qua để dự đoán mức độ của tiền lương trong thời gian tiếp theo
- Phản ánh được xu hướng biến động của tiền lương theo thời gian và dự đoán đựơc quy mô tiền lương của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
* Đặc điểm vận dụng
Phương pháp dự đoán thống kê thường được các doanh nghiệp vận dụng khi đã tính toán xong các chỉ tiêu tiền lương trong kỳ nhằm dự đoán tiền lương ở kỳ
tới có biến động hay không (tăng hay giảm) để còn đưa ra biện pháp và giải pháp kịp thời
Chương II
Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tiền lương của công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị hà nội thời kỳ 1995 – 2005
I. Khái quát công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội
Công ty Cổ phần đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 1628/QĐ-UB ngày 8/12/1971 của Uỷ ban nhân dân Hà Nội. Ban đầu lấy tên là Công ty xây lắp và kinh doanh vận tải Hà Nội. Sau này, căn cứ vào Quyết định 5668/QD_UB ngày 30/12/1998 và Quyết định số 18/QD_UB ngày 03/01/2001 của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty xây lắp và kinh doanh vận tải Hà Nội chuyển thành Công ty Cổ phần đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội
Công ty Cổ phần đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xây dựng, được phép hành nghề bao gồm:
+Thi công xây dựng các công trình dân dụng
+Thi công xây dựng các công trình công nghiệp
+Thi công xây dựng thủy lợi, cầu cống, hạ tầng
+Lắp đặt đương dây và trạm dưới 35 kv
+Kinh doanh các loại thiết bị vật tư máy móc
+Kinh doanh và cho thuê kho bãi
Trụ sở đóng tại: 100 đường Minh Khai - Thành phố Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Phạm vi hoạt động trong nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội
a_ Chức năng :
Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xây dựng hạ tầng đô thị Hà Nội, chức năng tham mưu, cố vấn cho Tổng công ty xây dựng về những công trình xây dựng hạ tâng đô thị. Trong đó, Công ty thường đảm nhiệm những chức năng như : thi công xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, xây dựng thủy lợi, cầu cấu, hạ tầng và kinh doanh cho thuê kho bãi
b_ Nhiệm vụ :
+ Đảm nhận thi công các công trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi theo đúng chứng chỉ hành nghề.
+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao cho Công ty. Và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, thuế doanh thu, lợi tức, thuế vốn, khấu hao.
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá chính trị khoa học kỹ thuật cho mọi thành viên trong đơn vị.
+ Bảo vệ tốt sản xuất, bảo vệ thiên nhiên tài nguyên và môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng. Tham gia tích cực các hoạt động văn hoá, xã hội, công đức, từ thiện trong khuôn khổ Nhà nước cho phép.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường, cải tiến và thay thế nhiều máy móc thiết bị lạc hậu để phù hợp với yêu cầu sản xuất, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội
Theo điều lệ và hoạt động của Công ty Cổ phần đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị thì bộ máy của Công ty gồm có:
+ Giám đốc
+ Phó giám đốc
+ Các phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Nhiệm vụ chức năng bộ máy của Công ty
- Giám đốc của Công ty là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ “1 thủ trưởng”
- Giúp Giám đốc còn có 3 phó Giám đốc:
+ Một phó giám đốc phụ trách nhân sự, lao động, tiền lương hành chính
+ Một phó giám đốc kế hoạch kỹ thuật, đào tạo, sáng kiến kỹ thuật và an toàn lao động
+ Một phó diám đốc kinh doanh tiếp thị, vật tư thiết bị.
Các phó giám đốc có chức năng và nhiệm vụ là tham mưu giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách quản lý và điều hành công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc về kết quả công việc được giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước tập thể mình phụ trách.
- Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc công việc hành chính quản trị ở cơ quan. Tham mưu cho giám đốc lĩnh vực tổ chức cán bộ, bộ máy sản xuất hợp lý. Tổ chức tuyển chọn lao động cho các đội công trình.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật : Có nhiệm vụ thực hiện quản lý kiểm tra chất lượng công trình trong toàn bộ Công ty. Lập kế hoạch mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình và nghiệm thu công trình. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về chất lượng công trình đã thi công. Quản lý các công cụ, dụng cụ, lập các phiếu báo cáo giá về các công cụ, dụng cụ.
- Phòng kế toán tài vụ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc mặt quản lý tài chính, tín dụng và hạch toán kế toán trong quá trình sản xuất kinh doanh để kinh doanh có lãi. Quan hệ chức năng với các phòng ban chức năng khác trong lĩnh vực kế toán tài chính, thống kê, tiền lương.
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là thi công xây dựng các công trình, Công ty biên chế thành các đội sản xuất bao gồm:các đội xây dựng các công trình, đội lắp đặt, đội máy xây dựng.
Bộ máy của các đội bao gồm: một đội trưởng, một nhân viên kinh tế (kế toán đội), một thủ kho kiêm quỹ, 1 đến 4-5 người cán bộ kỹ thuật, lực lượng lao động là công nhân từ 20-30 người(căn cứ vào quy mô, năng lực quản lý của cán bộ, điều kiện cụ thể ở từng đội mà giám đốc quyết định tổ chức các đội sản xuất cho phù hợp)
Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý và điều hành của Công ty đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị
Sơ đồ điều hành của Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc KHKT đào tạo, sáng kiến kỹ thuật, an toàn lao động
Phó giám đốc nhân sự, lao động, tiền lương hành chính
Phó giám đốc kinh doanh tiếp thị, vật tư, thiết bị
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tổ chức hành chính
Đội 10
Đội 8
Đội 7
Đội 6
Đội 5
Đội 4
Đội 3
Đội 2
Đội 1
Đội 9
Mối quan hệ giữa các phòng ban
Các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ trực tiếp với nhau và với ban lãnh đạo của công ty. Các phòng ban cùng trợ giúp nhau thực hiện tốt các kế hoạch mà Công ty giao phó. Mỗi một phòng ban có những chức năng khác nhau do vậy khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty thì các phòng ban có liên quan hỗ trợ các phòng ban khác. Riêng khối văn phòng không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban mà còn thay mặt công ty quan hệ với chính quyền địa phương để giúp công ty thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
4. Đặc điểm sản xuất của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội
Như chúng ta đã biết sản phẩm xây dựng và xây lắp là những công trình, nhà cửa xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị nói riêng và các Công ty xây dựng nói chung là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau( điểm dừng kỹ thuật) mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các công trình đều phải tuân theo một quy trình công nghệ như sau:
+ Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
+ Ký hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư công trình.
+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết với Công ty đã tổ chức quá trình thi công để tạo ra sản phẩm, giải quyết các mặt bằng thi công,
tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
+ Công trình đã dược hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
+ Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư
Quy trình công nghệ sản xuất được thể hiện như sau:
Đấu thầu
Ký hợp đồng với chủ đầu tư
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật tiến độ thi công với bên A
Bàn giao thanh quyết toán với công trình bên A
Trong cùng một thời gian Công ty đầu tư - xây lắp và kinh doanh thiết bị thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng khác nhau trên địa bàn xây dựng khác nhau nhằm hoàn thành theo yêu cầu của chủ đầu tư theo hợp đồng xây dựng đã ký kết. Với một năng lực sản xuất nhất định hiện có để thực hiện đồng thời nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau Công ty đã tổ chức lao động tại chỗ, nhưng cũng có lúc phải điều lao động từ công trình này đến công trình khác, nhằm đảm bảo công trình được tiến hành đúng tiến độ thi công.
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị sản xuất
(tr.đ)
11.764
12.257
14.895
17.632
20.634
Tổng doanh thu
(tr.đ)
10.701
11.975
13.371
15.204
18.069
Lợi nhuận (tr.đ)
302
357
396
483
529
Tổng chi phí
(tr.đ)
10.399
11.618
12.975
14.721
17.540
Lao động (người)
207
225
239
258
296
Năng suất lao đông
(tr.đ/ng)
56,83
54,47
62,32
68,34
69,71
Tiền lương b.quân
(tr.đ/ng)
3,925
4,143
4,264
4,498
4,610
II_ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tiền lương của công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị hà nội thời kỳ 1995 – 2005
1. Hướng phân tích thống kê tiền lương của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 - 2005
1.1. Phân tích biến động tổng quỹ lương của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 - 2005
Bảng 1: Biến động tổng quỹ lương của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 - 2005
Chỉ tiêu
Năm
Tổng quỹ lương (ng.đ)
Lượng tăng tuyệt đối (ng.đ)
Tốc độ phát triển(%)
Tốc độ tăng
(%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1995
320.601
-
-
-
-
-
-
1996
402.570
81969
81969
125,57
125,57
25,57
25,57
1997
468.060
65490
147459
116,27
145,99
16,27
45,99
1998
571.446
103386
250845
122,09
178,24
22,09
78,24
1999
638.928
67482
318327
111,81
199,29
11,81
99,29
2000
705.405
66477
384804
110,41
220,03
10,41
120,03
2001
812.475
107070
491874
115,18
253,42
15,18
153,42
2002
932.175
119700
611574
114,73
290,76
14,73
190,76
2003
1.019.096
86921
698495
109,32
317,87
9,32
217,87
2004
1.160.484
141388
839883
113,87
361,97
13,87
261,97
2005
1.364.560
204076
1043959
117,58
425,63
17,58
325,63
B
Bình quân
104395,9
115,68
15,68
Qua bảng trên ta ta thấy tổng quỹ lương qua các năm đều tăng. Năm 2000 tốc độ tăng đạt 120,03 % so với năm 1999, thì đến năm 2005 tốc độ tăng là 325,63% so với năm 1999. Sau 11 năm, tổng quỹ lương đã tăng rất nhanh, điều đó chứng tỏ
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao đồng thời đời sống của các cán bộ công nhân viên chức trong Công ty được nâng cao hơn.
Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan phân tích xu hướng biến động của tổng quỹ lương và dự báo đến năm 2008
Qua số liệu bảng trên ta vẽ được đồ thị biểu diễn xu hướng biến động của tổng quỹ lương
Trong đó :Trục X: là tổng quỹ lương ( đơn vị : nghìn đồng )
Trục Y : là năm
Nhìn vào đồ thị ta thấy xu hướng biến động tổng quỹ lương tăng qua các năm. Vì vậy hàm hồi quy tuyến tính để biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ lương qua các năm có dạng :
Các tham số a, ađược biểu diễn bằng hệ phương trình sau :
Bảng tính các tham số của hàm hồi quy tuyến tính phân tích xu hướng biến động của tổng quỹ lương
Năm
t
Tổng quỹ lương
( y) (ng.đ)
t
ty
1995
1
320.601
1
320.601
1996
2
402.570
4
805.140
1997
3
468.060
9
1.404.180
1998
4
571.446
16
2.285.784
1999
5
638.928
25
3.194.640
2000
6
705.405
36
4.232.430
2001
7
812.475
49
5.687.325
2002
8
932.175
64
7.457.400
2003
9
1.019.096
81
9.171.864
2004
10
1.160.484
100
11.604.840
2005
11
1.364.560
121
15.010.160
Tổng
66
8.395.800
506
60.449.738
Ta có hệ phương trình :
=>
Phương trình biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ lương có dạng :
Phương trình trên cho ta thấy: tổng quỹ lương chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian là 134.330 nghìn đồng, còn ảnh hưởng của các yếu tố khác là -113961 nghìn đồng
Dựa vào hàm hồi quy dự đoán tổng quỹ lương cho các năm 2006, 2007, 2008 :
( nghìn đồng)
( nghìn đồng)
( nghìn đồng)
1.2. Phân tích biến động tiền lương bình quân của công nhân viên trong Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 - 2005
Tiền lương bình quân có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh mức sống của cán bộ công nhân viên. Tiền lương bình quân tăng lên là sự khuyến khích thiết thực cán bộ công nhân viên hăng hái công tác và cải thiện mức sống của họ. Năng suất lao động không ngừng tăng lên cũng làm cho tiền lương bình quân tăng lên.
Sau đây, để tính tiền lương bình quân () của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 – 2005 thì ta cần dựa vào số liệu của tổng quỹ lương (F) và số lao động bình quân () của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 – 2005.
Ta có công thức sau :
Bảng 2 : Bảng tính toán tiền lương bình quân của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 - 2005
Năm
Tổng quỹ lương (nghìn đồng)
Lao động b.quân (người)
Tiền lương bình quân (ng.đ/ng)
1995
320.601
108
2968
1996
402.570
126
3195
1997
468.060
145
3228
1998
571.446
159
3594
1999
638.928
174
3672
2000
705.405
185
3813
2001
812.475
207
3925
2002
932.175
225
4143
2003
1.019.096
239
4264
2004
1.160.484
258
4498
2005
1.364.560
296
4610
Từ bảng số liệu trên ta sẽ tính được biến động của tiền lương bình quân của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995 - 2005
Bảng 3 : Biến động tiền lương bình quân của Công ty cổ phần đầu tư – xây lắp và kinh doanh thiết bị thời kỳ 1995-2005
Chỉ tiêu
Năm
Tiền lương bình quân (ng.đ)
Lượng tăng tuyệt đối (ng.đ)
Tốc độ phát triển(%)
Tốc độ tăng
(%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1995
2968
-
-
-
-
-
-
1996
3195
227
227
107,65
107,65
7,65
7,65
1997
3228
33
260
101,03
108,76
1,03
8,76
1998
3594
366
626
111,34
121,09
11,34
21,09
1999
3672
78
704
102,17
123,72
2,17
23,72
2000
3813
141
845
103,84
128,47
3,84
28,47
2001
3925
112
957
102,94
132,24
2,94
32,24
2002
4143
218
1175
105,56
139,59
5,56
39,59
2003
4264
121
1296
102,92
143,67
2,92
43,67
2004
4498
234
1530
105,49
151,55
5,49
51,55
2005
4610
112
1642
102,49
155,32
2,49
55,32
Bình quân
164,2
104,5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S0012.doc