Đề tài Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn hiện nay

 Lời mở đầu

I-Một số vấn đề về mặt lí luận cơ bản

1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao và sử dụng có

 hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

4.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

II-Thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao

 và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.MôI trường đầu tư ở Việt Nam

2.Thực trạng huy động và sử dụng vốn

 đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.Các giải pháp cơ bản để nâng cao và sử dụng có hiệu quả

 nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Kết luận

ã Danh mục tài liệu tham khảo

ã Mục lục

 

 

 

 

 

 

 

2

3

3

5

 

6

7

12

 

12

13

 

18

 

26

27

28

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,sản xuất còn ở trình độ thấp ,nguồn vốn tích luỹ trong nước còn hạn hẹp thì vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trìh phát triển nền kinh tế .ở các nước này có nhiều tiềm năng về lao động ,tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém ,cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu nên chưa có điều kiện khai thác các tiềm năng ấy .Các nước này chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưỏng kinh tế cao và ổn định .Để thực hiện được việc này các nước đang phát triển cần phải có nhiều vồn đầu tư. Trong đIều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới có nhiều nước đang nắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ được nguồn vốn đầu tư nước ngoàI vào việc phát triển kinh tế . ở nhiều nước đang phát triển ,vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế,trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước ngoài,đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Để đánh giá vai trò của vốn đầu tư nước ngoài ,chúng ta có thể xem xét tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI trong tổng sản phẩm quốc dân.ở một số nước thực hiện khá thành công chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,có tỷ lệ FDI/GNP trung bình khoảng trên 10% ,đặc biệt là Singapore có tỷ lệ FDI/GNP rất cao 65,3%. Với các nước công nghiệp phát triển ,đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là nguồn vốn bổ xung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế của những quốc gia này .Các nước này vừa là những nước đầu tư chủ yếu vừa là những nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất :đầu tư 87,2% và tiếp nhận 76,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI trên toàn thế giới (1999) .Hiện tượng này cũng diễn ra ở khu vực các nước đang phát triển thu hút 37% và đầu tư ra nước ngoài là 15% tổng vốn đầu tư toàn thế giới(1994). 4.1.2.Chuyển giao công nghệ Khi đầu tư vào một nước nào đó ,chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật máy móc thiết bị ,nguyên vật liệu (còn gọi là công nghệ cứng ) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật –công nghệ ,tri thức khoa học ,bí quyết quản lý ,năng lực tiếp cận thị trường(còn gọi là công nghệ phần mềm).Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện nhanh chóng cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư . Một trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển là trình độ kỹ thuật-công nghệ còn lạc hậu.Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay với những thành tựu mà thế giới đã đạt được thì các nước đang phát triển cần phải biết lợi dụng ưu thế của nước đi sau thừa hưởng những thành tựu đó thông qua chuyển giao công nghệ mà không phải tốn công ,chi phí để nghiên cứu ,thử nghiệm .Nhưng cái gì cũng có giá của nó,để tiếp nhận chuyển giao công nghệ ,các nước phát triển cũng phải trả một khoản “ học phí” không nhỏ. 4.1.3.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài ,các nước đang phát triển muốn sử dụng nó để đạt mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Đây cũng là đIểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.Thực tiển và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài ,biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng cao. Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới ta thấy: Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức tăng trưởng kinh tế với khối lượng vốn đầu tư nước ngoài được huy động và sử dụng ;Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với mức tăng trưởng xuất khẩu. Mức tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thường do tăng nhân tố đầu tư là chủ yếu ,nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng năng suất lao động cũng tăng lên .Vì vậy có thể thông qua tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoàI trong tổng đầu tư để đánh giá vai trò của đầu tư nước ngoàI với tăng trưởng kinh tế. 4.1.4.Thúc đấy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Yêu cầu dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế ,mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.Đầu tư nước ngoàI là một bộ phận quan trọng của của hoạt động kinh tế đối ngoại ,thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế .Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết giữa các nước trên thế giới ,đòi hỏi từng quốc gia phảI thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động trên quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo đIều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .Ngược lại chính đầu tư trực tiếp nước ngoài lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế . Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cho nước tiếp nhận đầu tư do hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm “hướng vào xuất khẩu”. Về mặt xã hội ,đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới ,góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp,vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. 4.2.Đối với nhà đầu tư Mục tiêu của các nhà sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh.Khi quá trình tích tụ và tập trung vốn đạt đến một trình độ nhất định mà việc đầu tư sản xuất trong nước không còn mang lại lợi nhuận như mong muốn nữa ,thậm chí nó còn cản trở khả năng phát huy hiệu quả của đầu tư Trong khi ở một số quốc gia khác xuất hiện lợi thế mà họ có thể khai thác để đạt lợi nhận cao hơn nơI họ đang đầu tư .Phương thức giảI quyết có hiệu quả nhất là đầu tư trực tiếp ra nước ngoàI .Đây là loại hình có thể thực hiện được việc kéo dàI “chu kì tuổi thọ của sản phẩm”, “chu kì kĩ thuật” mà vẫn giữ được độc quyền kĩ thuật ,dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoàI mà không bị cản trở bởi các rào chắn ,khai thác được nguồn tàI nguyên thiên nhiên cũng như giá nhân công rẻ của nước nhận đầu tư.PhảI nói rằng đầu tư trực tiếp nước ngoàI là “lối thoát lí tưởng”trước sức ép xảy ra sự “bùng nổ phá sản” do những mâu thuẫn tất yếu của quá trình phát triển do nó đã tạo diều kiện cho các nhà đầu tư tiếp tục phát triển, thậm chí còn phát triển với tốc độ cao hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khiến cho các nhà đầu tư luôn luôn phảI đổi mới công nghệ nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Nhưng để làm được đIều đó thì các nhà đầu tư phảI tìm được nơI “thảI” những kĩ thuật- công nghệ đã cũ.Việc “thảI” những công nghệ cũ này dễ dàng được nhiều nơI tiếp nhận vì ở những nơI đó những kĩ thuật –công nghệ này vẫn còn rất hiện đại so với những kĩ thuật-công nghệ họ đang dùng trong nước.Các nhà đầu tư cùng một lúc có thể thu được nhiều lợi ích do bán thiết bị cho dự án đầu tư hoặc tiếp tục tổ chức sản xuất ở nước nhận đầu tư. Trước nhu cầu của sự phát triển ,sự hình thành các tổ chức quốc tế như NAFTA,EU,AFTAđang là xu thế phổ biến và phát triển nhanh trên thế giới.Nó tạo đIều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư trực tiếp vào một nước thành viên của khối nào đó hay đầu tư với những nước cùng khối có quan hệ kinh tế với nước nhận đầu tư do được hưởng qui chế tự do mậu dịch và đầu tư mà không phảI đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp với các nước mà giữa họ rất khó khăn trong việc tạo lập các quan hệ hợp tác kinh tế. II-Thực trạng và các giảI pháp cơ bản nhằm thu hút vànâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại việt nam trong giai đoạn hiện nay 1.Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoàI là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế .Quan đIểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàI là nhất quán,lâu dàI và được cụ thể hoá trong các quy định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam và các văn bản khác có liên quan. Trong những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng nhiều công ty lớn có tiềm năng vẫn duy trì và tiếp tục mở rộng qui mô đầu tư ở Việt Nam do họ đánh giá được những lợi thế lâu dàI như môI truờng chính trị xã hội ổn định ,an ninh được bảo đảm và lợi thế về vị trí địa lý ,quy mô thị trường, nguồn lao động dồi dào và có tri thức ở tầm vĩ mô môI trường kinh tế Việt Nam khá ổn định,đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.Nhờ chính sách phát huy mạnh mẽ nội lực ,vốn trong nước chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hhội với tỉ lệ tích luỹ vốn lên tới 27%GDP (2000) cho phép huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Chỉ số phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cao hơn trình độ phát triển kinh tế,phản ánh những đIểm nổi trội của nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và thích nghi hoá chuyển giao công nghệ để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.Công cuộc cảI cách hành chính được triển khai .Thêm vào đó ,trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam cũng đã dành những khoản đầu tư lớn để cảI tiến đáng kể chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khiến cho môI trường đầu tư ở Việt Nam càng trở nên hấp dẫn. Về môI trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoàI cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Luật đầu tư nước ngoàI tại Việt Nam đã được sửa đổi bổ xung theo hướng cởi mở minh bạch, có tính cạnh tranh cao,thuận lợi cho các nhà đầu tư và từng bước xoá bỏ khác biệt giữa đầu tư nước ngoàI và đầu tư trong nước,tiến tới một hệ thống pháp lý áp dụng chung cho các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam từ năm 1988 tới nay 2.1.Tình hình cấp giấy phép đầu tư 2.1.1.Qui mô và nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI Từ khi Luật đầu tư nước ngoàI tại Việt Nam có hiệu lực cho tới hết tháng 12 năm 2001,nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 3631 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoàI với tổng số vốn đăng kí là 41 536,8 triệu USD.Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp giấy phép cho 259 dự án với mức 2966,9 triệu USD vốn đăng kí. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoàI được cấp giấy phép qua các năm 1988 1990 1993 1995 1997 1998 2000 2001 Số dự án 37 108 269 370 345 275 371 461 Vốn đăng kí (triệu USD) 371,8 839 2900 6530,8 4649,1 3897 2012,4 2436 Quimô (triệuUSD/dựán) 10,05 7,77 10,78 17,65 13,48 14,17 5,42 5,28 Bảng trên cho thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng kí.Từ năm 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm.Sự biến động đó có thể do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tàI chính khu vực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam,vì phần lớn vốn đầu tư nước ngoài (trên70%)vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư Châu á.Tuy nhiên như vậy không có nghĩa đây là nguyên nhân duy nhất của sự suy giảm đầu tư nước ngoài vào nước ta.Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là sự giảm sút về khả năng hấp dẫn do đIều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam,trong đó có việc giảm bớt một số ưu đãI trong luật đầu tư nước ngoàI năm 1996 so với trước. 2.1.2.Cơ cấu đầu tư 2.1.2.1.Theo ngành nghề Thời kì đầu để tận thu được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI nên chúng ta có phần ít chú ý đến việc phải lựa chọn các dự án đầu tư sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế của chúng ta.Thời gian gần đây cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực ,phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ta. Trong những năm đầu,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành dầu khí và khách sạn,văn phòng cho thuêthì thời gian từ 1996 đến nay các dự án đã tập trung vào sản xuất vật chất nhiều hơn.Tính cả thời kì 1988-2001,các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lẫn vốn đầu tư,tiếp đến là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ ,ngành nông –lâm -ngư nghiệp có số dự án đầu tư lớn nhưng tổng vốn đầu tư thấp hơn . STT Ngành Số dự án (%) Vốn đăng kí(%) 1 Nông –lâm nghiệp 10,6 3,59 2 Thuỷ sản 3,6 0,96 3 Công nghiệp 48,6 37,78 4 Xây dựng 10,3 12,37 5 Khách sạn ,du lịch 7,8 13,13 6 Giao thông vận tải,bưu đIện 5,3 9,23 7 Tài chính ,ngân hàng 1,1 0,54 8 Văn hoá ,y tế ,giáo dục 3,3 1,27 9 Các ngành dịch vụ khác 9,4 21,13 Vốn đầu tư vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại: Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.Tuy vậy,với diều kiện của Việt Nam trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một thế mạnh thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoàI ngoàI vào lĩnh vực này như hiện nay là còn khoảng cách tương đối xa so với yêu cầu,mong muốn và mục tiêu chúng ta đặt ra.Một trong hhững chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công cuả công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ở nước ta là thành công trong phát triển nông nghiệp nông thôn,cũng tức là tạo ra được việc làm và thu nhập cho số đông lao động cũng như tác động làm chuyển biến đáng kể đến sản xuất và đời sống của đa số nhân dân Việt Nam. 2.1.1.2.Theo vùng kinh tế Với mong muốn hoạt động đầu tư nước ngoàI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng kinh tế nên ta đã có những chính sách khuyến khích ,ưu đãi đối với các những dự án đầu tư vào các vùng có “đIều kiện kinh tế-xã hội khó khăn ;miền núi ,vùng sâu ,vùng xa”.Tuy vậy cho đến nay vốn nước ngoàI vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có đIều kiện kinh tế xã hội ,kết cấu hạ tầng thuận lợi. Cơ cấu đầu tư theo vùng(%FDI) 1-Đông Nam Bộ 53,13 5-Đồng bằng sông Cửu Long 2,46 2-Đồng bằng sông Hồng 29,6 6-Bắc Trung Bộ 2,38 3-Duyên hảI Nam Trung Bộ 7,64 7-Tây Nguyên 0,16 4-Đông Bắc 4,46 8-Tây Bắc 0,15 2.1.3.Hình thức đầu tư Liên doanh hiện là hình thức đầu tư phổ biến nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam.Hình thức này đang chiếm tới khoảng 61% số dự án và 70%vốn đăng kí.Sở dĩ như vậy là do qua hợp tác kinh doanhvới các đối tác Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoàI tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam như vấn đề các thủ tục để triển khai thực hiện dự án.MôI trường đầu tư của việt Nam vẫn còn nhiều bất trắc,họ không muốn gánh chịu mọi rủi ro mà muốn các đối tác Việt Nam cùng chia sẻ với họ những rủi ro nếu có. Sau một thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam,các nhà đầu tư nước ngoàI đã hiểu rõ hơn về luật pháp ,chính sách và các qui định khác của Việt Nam.Thậm chí họ còn hiểu rõ về phong tục tập quán ,thói quen trong tiêu dùng của người Việt Nam cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.Không những thế, khi tham gia liên doanh phía bên Việt Nam thường yếu cả về vốn đóng góp lẫn cán bộ quản lý,các nhà đầu tư nước ngoài cũng không muốn chia sẻ quyền đIều hành doanh nghiệp với bên Việt nam nên họ đã cchuyển dần sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 7,1% số dự án và 10% số vốn đầu tư ,chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí,dịch vụ viễn thông ,in ấn và phát hành báo chí. Hình thức BOT cho tới nay đã có 6 dự án đăng kí với số vốn đăng kí hơn 1300 triệu USD, trong đó có 1 dự án đã rút giấy phép đầu tư (Cảng quốc tế Vũng Tàu). 2.1.4.Về các đối tác được cấp giấy phép đầu tư Tính đến hết năm 2001 đã có hơn 700 công ty thuộc 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam:Tính theo vốn đăng kí thì trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời kì 1988-2001 có 66,1% từ các nước châu á,20,4% từ các nước Châu âu, 13,4% từ các nước Châu Mỹ.đIều này chứng tỏ môi trường đầu tư Vệt nam, đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư . Tuy vậy ,cho đến nay,trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn kinh tế lớn chưa nhiều(mới có khoảng 50/500 tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới có dự án đầu tư tại Việt Nam).Còn trong số các nhà đầu tư Châu á thì có ngoại trừ các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc thì còn lại phần lớn là người Hoa.đây là đặc đIểm cần chú ý để lựa chọn đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài trong yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá của ta đạt hiệu quả hơn. 2.2.Một số nét về các khu chế xuất(KCX) và các khu công nghiệp(KCN) 2.2.1.Khái niệm về khu chế xuất và khu công nghiệp Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì “Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp,có ranh giới địa lý xác định,do Chính phủ quyết định thành lập”. Khu công nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển một cách có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kĩ thuật cần thiết,cơ sở hạ tầng ,phương tiện công cộng phù hợp sự phát triển của một liên hợp các ngành công nghiệp.Trong loại hình này có hình thức khu công nghệ cao để tập trung các ngành công nghệ –kĩ thuật cao,vi sinh và công nghệ gen. Đặc khu kinh tế(SPZ)mang nhiều định chế như khu chế xuất và khu vực tự do nhưng diện tích sử dụng thường lớn hơn. 2.2.2.2.Vài nét về khu chế xuất và khu công nghiệp Bắt đầu từ năm 1991 hình thức khu chế xuất được thực hiện ở Việt Nam.Đến nay,Nhà nước ta đã phê duyệt cho thành lập 68 KCN,KCX.Như vậy so với tiềm lực đầu tư và dự báo phát triển các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trong các KCN,KCX,khu công nghệ cao thì số lượng các KCN,KCX của ta hiện đang ở mức cao. Tuy vậy ,cùng với các KCX,KCN hiện có tại các thành phố lớn ,nên hình thành một cách cân đối các KCN,KCX với qui mô khác nhau, phục vụ nông nghiệp nông thôn. Thực tế hoạt động của các KCN,KCX cho thấy tốc độ triển khai dự án ở các KCN thường nhanh hơn ở các KCX,do hạn chế của KCX là sản phẩm làm ra phải xuất khẩu hoàn toàn,nếu cần bán vào thị trường nội địa phải qua các thủ tục nhập khẩu ,vừa mất nhiều thời gian vừa tốn kém.Mặt khác,các nhà đầu tư nước ngoàI khi đầu tư vào một nước nào đó cũng muốn xâm nhập thị trường nước sở tại ,đầu tư vào khu chế xuất sẽ không có cơ hội để các nhà đầu tư thực hiện ý nuốn trên nữa.Vì vậy,mặc dù có nhiều ưu đãI hơn so với KCN nhưng KCX vẫn không thu hút được nhiều lượng đầu tư.Hiện nay,đã có một số KCX đang xin phép để được chuyển thành KCN. Thời gian gần đây một số địa phương đang có kế hoạch xây dựng mới hoặc xây dựng thêm KCN,đây là một xu hướng tích cực ,phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nền kinh tế.Việc xây dựng một KCN là hết sức khó khăn nhưng thu hút đủ các công ty trong và ngoài nước vào xây dựng xí nghiệp trong KCN còn khó khăn hơn nhiều và đó mới chính là đIều kiện quyết định sự thành bại của một KCN. 2.3.Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua 2.3.1.Những ảnh hưởng tích cực Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội và dựa vào những kết quả sản xuất kinh doanh đã khẳng định rõ nét vai trò vị trí của FDI trong nền kinh tế Việt Nam.FDI với những thế mạnh về vốn ,công nghệ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều ngành nghề mới như lắp ráp ô tô, xe máy, ti vi, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, đầu hát VCD, DVD, CD, tổng đài điện thoạiFDI cũng đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ ,đưa ra những mô hình quản lý tiên tiến,phương thức kinh doanh hiện đại và là động lực quan trọng buộc các nhà đầu tư trong nước phải đổi mới công nghệ,nâng cao chất lượng ,cải tiến mẫu mã , bao bì sản phẩm để cạnh tranh và tồn tại trong cơ chế thị trường.Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần mở rộng,đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại,tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta sớm hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu,tăng thu ngoại tệ,lành mạnh cán cân thương mại;tạo việc làm cho người lao động ,tăng thu nhập cho người dân,làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Qua hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoàI tại Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm,tạo nguồn động lực giúp họ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài.Nó cũng làm cho luật pháp Việt Nam được hoàn thiện hơn,phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. 2.2.2.Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những thành tựu ,những đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong ba năm gần đây liên tục giảm sút cả về số vốn đăng kí lẫn tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội.Riêng về vốn đăng kí ,từ năm 1996 đế năm 2000 số vốn đăng kí liên tục giảm,đến năm 2001 đầu tư nước ngoàI có đấu hiệu phục hồi song còn chậmvà chưa chắc chắn. Cơ cấu đầu tư tuy đã có nhiều cải tiến tích cực nhưng vẫn còn nhiều đIểm bất hợp lý,như:Vốn đầu tư vẫn tập trung vào những vùng kinh tế trọng đIểm;với đối tác nước ngoàI thì có tới gần 70% vốn đầu tư là từ các nước Châu á,vốn từ các nước có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ ,Tây Âu vẫn còn rất hạn chế; về hình thức đầu tư đang có sự chuyển manh từ liên doanh sang hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI thấp,số doanh nghiệp khai lỗ ngày càng tăng,Nhà nước chưa quản lý được các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn có nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.Có những công nghệ được chuyển giao đã cũ kĩ ,lạc hậu,hoạt động kém hiệu quả; công nghệ được chuyển giao không đồng bộ và định giá không đúngTừ đó dẫn tới sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh không cao và còn gây ô nhiễm môI trường. Hạn chế về chính trị ,kinh tế,văn hoá do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàI gây ra như : lo sợ bị phụ thuộc về kinh tế,sợ họ có thể can thiệp vào nền chính trị của nước ta thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hoà bình”;lo ngại các doanh nghiệp trong nước sẽ bị phá sản ,thị trường trong nước sẽ rơI vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. 3.Các giải pháp cơ bản để nâng cao và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.1.Các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI 3.1.1.Tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn,thông thoáng ,rõ ràng,ổn định và mang tính cạnh tranh cao Thời gian qua môI trường đầu tư nhất là môI trường kinh doanh của Việt Nam, tuy đã được cải thiện ,nhưng vẫn chưa có sức hấp dẫn đủ mạnh do còn nhiều rủi ro,một số lợi thế so sánh mất đI ,chính sách về thuế ,quản lý ngoại hối thường thay đổi quá nhanh, thị truờng trong nước còn hạn hẹp ,cơ sở hạ tầng yếu kém.Trong đIều kiện Trung Quốc đã gia nhập WTO (11/2001), Trung quốc được coi là thị trường số một của thế giới,đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và vẫn sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư của nước ngoàI nhưng những xí nghiệp đang đứng chân ở Trung Quốc lại đang đIều chỉnh sản xuất và tìm kiếm một nơi khác để tránh rủi ra do việc đầu tư tập trung vào một nước Và Đông Nam á là ứng cử viên số một,trong đó Việt Nam là môi trường đầu tư được các nhà đầu tư quan tâm nhiều.Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam,lấy Việt Nam làm bàn đạp để thâm nhập thị trường ASEAN đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập AFTA . Để thu hút các nhà đầu tư ,Việt Nam cần nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư (môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý) Trước tiên cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến luật sửa đổi ĐTNN theo huớng ổn định bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa đầu tư nước ngoàI và đầu tư trong nước . Mở rộng thêm một số lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án công nghệ cao,công nghệ mới ,cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN. Tiếp tục nghiên cứu mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo đIều kiện cho doanh nghiệp thực hiện chính sách thay thế dần nhân viên người nước ngoài bằng người Việt Tiếp tục sửa đổi chế độ hai giá (còn ở mức khá cao )đối với người nước ngoài và chi phí hạ tầng để tạo sự cạnh tranh ,áp dụng mặt bằng giá thống nhất cho một số loại hàng hoá ,dịch vụ đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Soát lại giá cho thuê đất và bổ xung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với các lĩnh vực ,khu chế xuất ,khu công nghiệp cần thu hút vốn FDI. Xây dựng qui chế quản lí hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nước ngoàI ,ban hành các chuẩn mực kế toán,kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế . Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp ,khu công nghiệp ,bảo đảm các công trình hạ tầng kĩ thuật như giao thông,đIện, nước ,thông tin liên lạc cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính ngân hàng ,kĩ thuật ,công nghệ để tạo thuận lợi cho hoạt độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV368.doc
Tài liệu liên quan