Đề tài Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu

Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được thể hiện thông qua nhiều yếu tố như : doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tăng trưởng dư nợ. nhưng một yếu tố quan trọng mà ta không thể bỏ sót đó là nợ quá hạn. Nó thể hiện chất lượng công tác thẩm định phương án, dự án vay vốn trước khi cho vay cũng như khả năng thu hồi nợ vay đối với từng món vay của ngân hàng. Ngoài ra nợ quá hạn còn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của ngân hàng bởi nợ quá hạn vừa là rủi ro vừa là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó ta phải xem xét nợ quá hạn thời gian qua đối với hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động này. Năm 2002, nợ quá hạn bình quân là 1.117 triệu đồng và tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 4,1 %. Năm 2002, cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở; nhu cầu đời sống khác không có nợ quá hạn nên nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trong năm 2002 chính là nợ quá hạn của cho vay mua sắm phương tiện đi lại với tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 8,08 %. Những khách hàng vay vốn hầu hết là cán bộ công nhân viên trả nợ từ lương và không có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của cá nhân và đơn vị công tác. Việc phát sinh nợ quá hạn cho thấy ngân hàng phải thực hiện các biện pháp giám sát, đôn đốc thu nợ kịp thời, có thể nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị nơi khách hàng công tác nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

Sang năm 2003, nợ quá hạn bình quân là 1156,5 triệu đồng tăng lên 39,5 triệu đồng so với năm 2002 song mức tăng này thấp hơn mức tăng dư nợ bình quân nên tỉ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 3,1 %. Trong đó, nợ quá hạn bình quân cho vay mua sắm phương tiện xe máy là 915,78 triệu đồng, chiếm tỉ lệ cao trong tổng nợ quá hạn nhưng so với năm 2002 đã giảm 201,22 triệu đồng và tỉ lệ nợ quá hạn tương ứng là 5,35 %. Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà năm 2002 không có nợ quá hạn thì năm 2003 nợ quá hạn bình quân của mục đích này là 240,72 triệu đồng với tỉ lệ nợ quá hạn là 1,4 %

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia tăng doanh số cho vay chung lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh số cho vay tiêu dùng nên tỉ trọng doanh số cho vay tiêu dùng vẫn ở mức thấp, tỉ trọng này năm 2003 là 0,87 %. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng trong năm qua là ngân hàng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn vay của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế dân doanh, khai thác các dự án tiềm năng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để cho vay bên cạnh việc lưu giữ những khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trên địa bàn. Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng hiện nay ngân hàng có thể tăng doanh số cho vay lên nữa, trong đó khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng đối với một địa bàn đông dân cư, nhu cầu chi tiêu không ngừng tăng lên cùng với mức gia tăng thu nhập là rất lớn. Về doanh số thu nợ, năm 2003 đạt 4.419.800 triệu đồng tăng 1.348.421 triệu đồng với tốc độ gia tăng là 43,9 %, trong đó doanh số thu nợ cho vay với mục đích tiêu dùng năm 2003 là 29.088 triệu đồng tăng lên 9.635 triệu đồng tương ứng với mức tăng 49,53 % so với năm 2002. Mức tăng doanh số thu nợ biểu hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả. Kết quả công tác thu nợ đạt được như vậy là nhờ sự chỉ đạo, đôn đốc kịp thời của ban giám đốc trong việc giao kế hoạch, chỉ tiêu đến từng phòng ban và cán bộ làm công tác tín dụng và xem đây là cơ sở cho việc đánh giá kết quả thi đua giữa các phòng ban. Vì doanh số thu nợ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nên ngân hàng cần tăng cường công tác thu nợ, góp phần giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ảnh hưởng đến chỉ tiêu dư nợ. Tăng trưởng dư nợ phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và luôn được ngân hàng quan tâm. Dư nợ bình quân năm 2003 đạt 1.385.600 triệu đồng tăng lên 154.410 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 12,54 %. Mức tăng dư nợ trong điều kiện có nhiều ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn thể hiện sự cố gắng trong công tác tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế, chú trọng cho vay thành phần kinh tế dân doanh làm ăn có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn vay đi đôi với tăng trưởng tín dụng. Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng góp phần vào trong việc gia tăng dư nợ. Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng năm 2003 là 37.292,5 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 37,02 %. Kết quả này là do ngân hàng đã tìm kiếm khách hàng mới để cho vay song với đời sống người dân hiện nay nhìn chung được nâng lên thì dư nợ có thể gia tăng hơn nữa nếu ngân hàng có một chính sách thu hút khách hàng phù hợp. Bên cạnh chỉ tiêu dư nợ bình quân thì chỉ tiêu nợ quá hạn bình quân trong dư nợ cũng cần phải được xem xét. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ, từng món vay và ảnh hưởng đến lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay. Nợ quá hạn bình quân năm 2003 là 11.901,5 triệu đồng giảm so với năm 2002 là 7.872,5 triệu đồng với mức giảm tương ứng là 39,81 %. Như vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng lên qua việc tỷ lệ nợ quá hạn bình quân giảm từ 1,6 % năm 2002 xuống 0,86 % năm 2003. Riêng hoạt động cho vay tiêu dùng thì nợ quá hạn bình quân có xu hướng tăng lên, năm 2003 nợ quá hạn bình quân là 1156,5 triệu đồng, tăng 39,5 triệu đồng so với năm 2002 với mức tăng tương ứng là 3,5 % , nhưng tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ lại giảm từ 4,1 % xuống 3,1 %. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì tỉ lệ này vẫn còn cao nên ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. 3. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng qua hai năm 2002-2003: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương Đà Nẵng bắt đầu thực hiện vào năm 2000 với việc cho vay cán bộ công nhân viên, không có tài sản đảm bảo, thu nợ từ tiền lương hàng tháng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sản xuất phát triển. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này tại ngân hàng thời gian qua ta tiến hành phân tích lần lượt theo các chỉ tiêu: theo thời hạn vay, theo mục đích, theo hình thức bảo đảm. Trong đó, cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng với đối tượng là cán bộ công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lương vũ trang, còn những cá nhân khác thì phải có tài sản đảm bảo. 3.1 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay : a. Về doanh số cho vay : Tình hình biến động doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn thể hiện qua bảng sau : BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Ngắn hạn 500 1,7 560 1,42 +60 +12,00 Trung hạn 28.817 98,3 38.815 98,58 +9.998 +34,69 Tổng 29.317 100 39.375 100 +10.058 +34,30 Nhìn vào bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2003 đạt 39.375 triệu đồng, tăng 10.058 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,3 % so với năm 2002. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn chỉ tăng 12 % ứng với số tiền là 60 triệu đồng so với năm 2002, còn cho vay trung hạn thì tăng lên 9.998 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,69 % so với năm 2002. Nghiệp vụ cho vay này tại ngân hàng hầu hết là cho vay trung hạn do hiện nay khách hàng phần lớn là cán bộ công chức, người lao động, trả nợ từ nguồn thu nhập hàng tháng của mình. Cho vay ngắn hạn hiện nay chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu đột xuất của người vay và đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá : trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công thương...do xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm này đến hạn. Doanh số cho vay với kì hạn này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng nên doanh số cho vay thời gian qua tương đối nhỏ. Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh và cho vay trung hạn chiếm một tỉ trọng lớn hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn. Một khó khăn đối với ngân hàng hiện nay là nhu cầu vốn vay trung hạn tăng nhanh trong khi đó nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn đến thiếu vốn để cho vay. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng cần phải có biện pháp cân đối nguồn vốn với nhu cầu vốn vay của khách hàng. b. Về doanh số thu nợ : BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%) Ngắn hạn 460 2,36 530 1,82 +70 +15,21 Trung hạn 18.993 97,64 28.558 98,18 +9.565 +50,36 Tổng 19.453 100 29.088 100 +9.635 +49,53 Tiến hành song song với hoạt động cho vay là hoạt động thu nợ, ngân hàng phải thu nợ sao cho đầy đủ và đúng hạn . Để làm được điều này thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong công tác thu nợ, tình trạng việc làm và thu nhập của người vay vốn, việc nhắc nhở thu nợ của khách hàng của cán bộ tín dụng... Trong năm 2003, doanh số thu nợ đạt 29.088 triệu đồng tăng 9.635 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 49,53 % so với năm 2002 , chủ yếu do tăng doanh số thu nợ trung hạn. Năm 2002, doanh số thu nợ trung hạn là 18.993 triệu đồng sang năm 2003 đạt 28.558 triệu đồng, tăng 9.565 triệu đồng ứng với mức tăng là 50,36 % và chiếm 98,18 % tổng doanh số thu nợ. Do cho vay trung hạn là chủ yếu nên doanh số thu nợ chiếm tỉ trọng như vậy là hợp lí. Công tác thu nợ tốt sẽ giảm tình trạng phát sinh nợ quá hạn, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn nên ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Để xem xét công tác thu nợ và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng thời gian qua ra sao ta ta tiến hành phân tích chỉ tiêu dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân. c. Về dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân: BẢNG 7: DƯ NỢ BÌNH QUÂN VÀ NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch DNBQ NQH BQ NQHBQ DNBQ DNBQ NQ HBQ NQHBQ DNBQ DNBQ NQH BQ Ngắn hạn 120 0 0 155 0 0 +35 0 Trung hạn 27.097 1.117 4,12 37.137,5 1.156,5 3,11 +10.040,5 +39,5 Tổng 27.217 1.117 4,1 37.292,5 1.156,5 3,10 +10.075,5 +39,5 Cùng với mức tăng doanh số cho vay thì dư nợ bình quân năm 2003 cũng tăng và đạt 37.292,5 triệu đồng tăng 10.075,5 triệu đồng tương đương với mức tăng 37,02 % so với năm 2002. Trong đó, dư nợ bình quân cho vay trung hạn là 37.137,5 triệu đồng tăng 10.040,5 triệu đồng so với năm 2002 , dư nợ bình quân cho vay ngắn hạn tăng 35 triệu đồng so với năm 2002 và đạt 155 triệu đồng. Nợ quá hạn bình quân năm 2003 là 1.156,5 triệu đồng tăng 39,5 triệu đồng so với năm 2002 nhưng mức tăng này nhỏ hơn mức gia tăng dư nợ nên tỉ lệ nợ quá hạn giảm từ 4,1 % xuống còn 3,1 %. Cho vay ngắn hạn không có nợ quá hạn nên đây cũng chính là nợ quá hạn bình quân của cho vay trung hạn. Tỉ lệ nợ quá hạn giảm xuống cho thấy việc xử lí, thu nợ quá hạn và hạn chế dần nợ quá hạn mới phát sinh của cán bộ tín dụng cũng như các chính sách đặt ra của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn cho vay. Tuy vậy, với nợ quá hạn trong dư nợ như hiện nay ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục nhằm giảm những thiệt hại về tài chính có thể xảy ra gây ảnh hưởng xấu cho ngân hàng. 3.2 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn vay: a. Về doanh số cho vay : Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu được nhận thấy thông qua doanh số cho vay, bởi vì doanh thu chủ yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng là từ hoạt động cho vay này dựa trên số tiền lãi thu được. Vì thế để đánh giá kết quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thì việc xem xét doanh số cho vay là cần thiết. Để tìm hiểu khách hàng vay vốn sử dụng cho nhu cầu nào nhiều nhất ta đi phân tích doanh số cho vay theo những mục đích sau: BẢNG 8: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%) - Mua sắm, sữa chữa nhà ở 12.053 41,11 23.853 60,58 +11.800 +97,90 - Mua sắm phương tiện đi lại 15.186 51,80 13.363 33,94 -1.823 -12,00 - Nhu cầu đời sống khác 2.078 7,09 2.159 5,48 +81 +3,89 Tổng 29.317 100 39.375 100 +10.058 +34,00 Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2003 tăng lên 10.058 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 34 % so với năm 2002, trong đó mức tăng giảm đối với mỗi nhu cầu không như nhau. Cho vay với mục đích sữa chữa, mua sắm nhà ở có doanh số cho vay gia tăng mạnh nhất, từ 12.053 triệu đồng năm 2002 đến năm 2003 là 23.853 triệu đồng, tăng 10.800 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 97,9 %. Do trong năm 2003 thành phố đã tiến hành giải toả và di dời hàng ngàn lượt hộ dân cho việc chỉnh trang, xây dựng các khu đô thị mới, các công trình trọng điểm...như đường Nguyễn Tất Thành, cầu Thuận Phước...làm cho người dân đến ngân hàng vay vốn phục vụ nhu cầu tái định cư nhiều hơn. Kết quả là cho vay với mục đích này tăng nhanh và chiếm một tỉ trọng khá lớn từ 41,11 % năm 2002 tăng lên 60,58 % năm 2003. Cho vay với mục đích mua sắm phương tiện đi lại ( ô tô, xe máy ) chủ yếu là xe máy thì không tăng mà có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2003 doanh số cho vay là 13.363 triệu đồng, giảm 1.823 triệu đồng với mức giảm tương ứng là 12 % do nhu cầu này thời gian qua đã được ngân hàng cho vay rất nhiều, đồng thời trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều chủng loại xe máy phù hợp thị hiếu và khả năng tích luỹ của nhiều tầng lớp dân cư nên khả năng tự đáp ứng nhu cầu này không còn quá khó. Nhu cầu vay vốn cho những mục đích khác: mua sắm trang thiết bị cho gia đình, khám chữa bệnh cá nhân, tăng nhẹ từ 2078 triệu đồng năm 2002 lên 2.159 triệu đồng năm 2003, với mức tăng tương ứng là 3,89 %. Mặc dù doanh số cho vay nhìn chung tăng lên nhưng ngân hàng có thể tăng doanh số lên nữa nếu mở rộng đối tượng vay vốn ngoài những mục đích trên. b. Về doanh số thu nợ : BẢNG 9: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%) - Mua sắm, sữa chữa nhà ở 8.054 41,40 15.944 54,81 +7.890 +97,96 - Mua sắm phương tiện đi lại 10.248 52,68 11.679 40,15 +1.431 +13,96 - Nhu cầu đời sống khác 1.151 5,92 1.465 5,04 +314 +27,28 Tổng 19.453 100 29.088 100 +9.635 +49,53 Mỗi một mục đích vay vốn đều có khả năng hoàn trả nợ khác nhau. Qua số liệu ở bảng ( bảng 9 ) ta thấy doanh số thu nợ của mục đích sữa chữa, mua sắm nhà ở tăng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng cũng lớn nhất. Năm 2002 doanh số thu nợ chỉ đạt 8.054 triệu đồng thì sang năm 2003 lên đến 15.944 triệu đồng, tăng 7.890 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 97,76 %. Sở dĩ có điều này là do những khách hàng vay với mục đích này ngoài cán bộ, công nhân viên thì còn có những cá nhân (đại diện hộ gia đình ) vay có tài sản thế chấp với số tiền vay lớn hơn, số tiền hoàn trả ở từng kì hạn cũng nhiều hơn. Mặc khác, doanh số cho vay với mục đích này chiếm tỉ trọng lớn nhất nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỉ trọng cao như vậy cũng dễ hiểu. Doanh số thu nợ của cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống khác tăng lên tương đối với mức tăng tương ứng là 27,28 % nhưng do doanh số cho vay chiếm tỉ trọng nhỏ nên số tiền tăng lên chỉ 314 triệu đồng. So với hai mục đích trên thì cho vay để mua sắm phương tiện đi lại có mức tốc độ gia tăng thấp nhất, năm 2003 doanh số thu nợ đạt 11.679 triệu đồng tăng 1.431 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 13,96 %. Tuy nhiên, muốn đánh giá công tác thu nợ như vậy là tốt hay chưa ta phải đi phân tích chỉ tiêu dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân. c. Về dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân : BẢNG 10: DƯ NỢ BÌNH QUÂN VÀ NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch DNBQ NQH BQ N QH B Q D N B Q DNBQ NQH BQ N QH B Q D N B Q DNBQ NQH BQ Sữa chữa, mua sắm nhà ở 11.240,5 0 0 17.194,5 240,72 1,40 +5..954 +240,72 Mua sắm PTĐL 13. 821 1.117 8,08 17.132 915,78 5,35 +3..311 -201,22 Nhu cầu ĐS khác 2.155,5 0 0 2. 966 0 0 +810,5 0 Tổng 27..217 1.117 4,10 37.292,5 1.156,5 3,10 +10.075,5 + 39,50 Vốn vay của ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc thoả mãn nhu cầu nâng cao đời sống của dân cư trên địa bàn thông qua mức dư nợ đối với các mục đích đều tăng. Do trong năm 2003 doanh số cho vay sữa chữa, mua sắm nhà ở lớn nhất nên dư nợ bình quân cũng tăng nhanh, năm 2002 dư nợ bình quân là 11.240,5 triệu đồng, năm 2003 là 17.194,5 triệu đồng tăng 5.954 triệu đồng. Cho vay phục vụ việc mua sắm phương tiện đi lại có dư nợ bình quân tăng lên 3.311 triệu đồng so với năm 2003 cho thấy vai trò của phương tiện đi lại rất cần thiết cho nhu cầu công việc của người lao động hiện nay. Còn cho vay nhu cầu đời sống khác: như mua sắm vật dụng trong gia đình, chi phí khám chữa bệnh cá nhân, chi phí học tập... đạt dư nợ bình quân 2.966 triệu đồng tăng 810,5 triệu đồng so với năm 2002. Như vậy, ngoài những nhu cầu thiết yếu thì hiện nay tâm lí tiêu dùng của dân cư đã hướng đến việc tạo lập một cuộc sống tiện nghi và nâng cao dần chất lượng cuộc sống. Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được thể hiện thông qua nhiều yếu tố như : doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tăng trưởng dư nợ... nhưng một yếu tố quan trọng mà ta không thể bỏ sót đó là nợ quá hạn. Nó thể hiện chất lượng công tác thẩm định phương án, dự án vay vốn trước khi cho vay cũng như khả năng thu hồi nợ vay đối với từng món vay của ngân hàng. Ngoài ra nợ quá hạn còn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của ngân hàng bởi nợ quá hạn vừa là rủi ro vừa là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó ta phải xem xét nợ quá hạn thời gian qua đối với hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động này. Năm 2002, nợ quá hạn bình quân là 1.117 triệu đồng và tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 4,1 %. Năm 2002, cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở; nhu cầu đời sống khác không có nợ quá hạn nên nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trong năm 2002 chính là nợ quá hạn của cho vay mua sắm phương tiện đi lại với tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 8,08 %. Những khách hàng vay vốn hầu hết là cán bộ công nhân viên trả nợ từ lương và không có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của cá nhân và đơn vị công tác. Việc phát sinh nợ quá hạn cho thấy ngân hàng phải thực hiện các biện pháp giám sát, đôn đốc thu nợ kịp thời, có thể nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị nơi khách hàng công tác nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Sang năm 2003, nợ quá hạn bình quân là 1156,5 triệu đồng tăng lên 39,5 triệu đồng so với năm 2002 song mức tăng này thấp hơn mức tăng dư nợ bình quân nên tỉ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 3,1 %. Trong đó, nợ quá hạn bình quân cho vay mua sắm phương tiện xe máy là 915,78 triệu đồng, chiếm tỉ lệ cao trong tổng nợ quá hạn nhưng so với năm 2002 đã giảm 201,22 triệu đồng và tỉ lệ nợ quá hạn tương ứng là 5,35 %. Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà năm 2002 không có nợ quá hạn thì năm 2003 nợ quá hạn bình quân của mục đích này là 240,72 triệu đồng với tỉ lệ nợ quá hạn là 1,4 %. Nhìn chung, nợ quá hạn có xu hướng tăng lên, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này để nâng cao chất lượng tín dụng của cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung. 3.3 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo: a. Về doanh số cho vay : Hiện nay ở ngân hàng cho vay tiêu dùng phân theo hình thức đảm bảo gồm có: cho vay không có tài sản áp dụng đối với cán bộ công nhân viên với số tiền vay tối đa là 20 triệu đồng và cho vay có tài sản đảm bảo đối với các cá nhân không đủ điều kiện vay không có tài sản đảm bảo nêu trên. Để tìm hiểu thêm về hoạt động cho vay này tại ngân hàng thời gian qua ta xem qua bảng số liệu dưới đây: BẢNG 11 : DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO. ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỉ lệ (%) - Đảm bảo không bằng tài sản ( CBCNV ) 19.632 66,96 21.718 55,16 +2.086 +10,63 - Đảm bảo bằng tài sản 9.685 33,04 17.657 44,84 +7.972 +82,31 Tổng : 29.317 100 39.375 100 +10.058 +34,30 Đối tượng vay không có tài sản đảm bảo trừ một số ít những cán bộ, công chức công tác trong các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan hành chính sự nghiệp như : giáo dục, y tế...còn lại hầu hết là công nhân viên, người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước, ý thức trả nợ kém hơn và ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc thu hồi nợ khi xảy ra rủi ro vì không có tài sản đảm bảo. Vì vậy, ngân hàng đã thận trọng hơn khi cho vay với những đối tượng này nên doanh số cho vay trong năm 2002 là 19.632 triệu đồng sang năm 2003 đạt 21.718 triệu đồng, tăng lên 2.086 triệu đồng so với năm 2002 ứng với mức tăng là 10,63 %. Còn cho vay có tài sản đảm bảo chủ yếu là thế chấp bất động sản thì gia tăng đáng kể. Nếu năm 2002 doanh số cho vay là 9.685 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 33,04 % trong tổng doanh số cho vay thì năm 2003 là 17.657 triệu đồng chiếm tỉ trọng 44,84 % với tốc độ tăng tương ứng là 82,31 %. Điều này có thể thấy chủ trương đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng. b.Về doanh số thu nợ : Ngoài doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ số để đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó không chỉ thể hiện khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng mà còn chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, tình hình tài chính ổn định và khả năng hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn của khách hàng. Để đánh giá công tác thu nợ với từng hình thức đảm bảo ra sao ta xem bảng số liệu sau: BẢNG 12: DOANH SỐ THU NỢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%) - Đảm bảo không bằng tài sản ( CBCNV ) 13.299 68,36 19.284 66,30 +5.985 +45,00 - Đảm bảo bằng tài sản 6.154 31,64 9.804 33,70 +3.650 +59,31 Tổng : 19.453 100 29.088 100 +9.635 +49,53 Doanh số thu nợ vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và đạt 19.284 triệu đồng năm 2003, tăng 5.985 triệu đồng tương ứng với mức tăng 45 % so với năm 2002. Đây là kết quả của việc thực hiện tốt công tác đôn đốc, nhắc nhở thu nợ đúng hạn, tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay của cán bộ tín dụng thời gian qua. Khả năng trả nợ của những khách hàng vay có tài sản đảm bảo cũng tăng không kém, năm 2002 doanh số thu nợ là 6.154 triệu đồng, năm 2003 là 9.804 triệu đồng, tăng 3.650 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 59,31%. Mức tăng này là phù hợp với mức tăng doanh số cho vay của hình thức này trong năm 2003. Bên cạnh đó, do nợ vay được đảm bảo bằng tài sản nên khách hàng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ ngân hàng. c. Về dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân : BẢNG 13 : DƯ NỢ BÌNH QUÂN VÀ NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch DNBQ NQH BQ N QH B Q D N B Q DNBQ NQH BQ N QH B Q D N B Q DNBQ NQH BQ Đảm bảo không bằng t ài sản ( CBCNV ) 18. 466,5 1.117 6,05 22. 850 954,27 4,18 4. 383,5 -162,73 Đ ảm b ả o b ằ n g t a ìi s ả n 8. 750,5 0 0 14. 442,5 202,23 1,4 5. 692 +202,23 Tổng 21. 217 1.117 4,10 37. 292,5 1.156,5 3,10 10. 075,5 +39,50 Dư nợ bình quân của từng hình thức đảm bảo đều tăng mạnh. Trong đó, dư nợ bình quân của cho vay có tài sản đảm bảo tăng nhanh nhất đạt 14442,5 triệu đồng tăng 5.692 triệu đồng so với năm 2002. Bởi vì cho vay đối với hình thức này được ngân hàng chú trọng đẩy mạnh và doanh số cho vay hình thức này năm 2003 cũng gia tăng lớn nhất. Điều này là một phần trong việc thực hiện chủ trương chung của ngân hàng là mở rộng cho vay trên cơ sở có tài sản đảm bảo, tạo sự phát triển an toàn và hiệu quả đối với hoạt động tín dụng. Cùng với sự gia tăng dư nợ bình quân thì trong năm 2003 có nợ quá hạn bình quân đối với hình thức cho vay này là 202,23 triệu đồng với tỉ lệ nợ quá hạn tương ứng 1,4 %. Nợ quá hạn đối với hình thức này mới phát sinh nhưng có xu hướng gia tăng, ngân hàng cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lí kịp thời. Dư nợ bình quân cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay CBCNV) năm 2003 tăng 4383,5 triệu đồng còn nợ quá hạn bình quân là 954,27 triệu đồng giảm 162,73 triệu đồng so với năm 2002 làm cho tỉ lệ nợ quá hạn giảm từ 6,05 % năm 2002 xuống còn 4,18 % năm 2003. Nguyên nhân giảm tỉ lệ nợ quá hạn đối với cán bộ công nhân viên là kết quả của việc nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng, kịp thời phối hợp đại diện cơ quan, đơn vị nơi khách hàng công tác để thu hồi nợ ngay khi mới phát sinh nợ quá hạn. Mặt khác ngân hàng đã có sự lựa chọn kĩ càng khách hàng để cho vay nên cũng góp phần giảm nợ quá hạn. Tuy nhiên, với tỉ lệ nợ quá hạn hiện nay vẫn còn cao ngân hàng cần nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng và có biện pháp kiên quyết xử lí đối với những trường hợp cố tình dây dưa, không thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. 4. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn và theo nguyên nhân phát sinh: BẢNG 14: NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN THEO THỜI HẠN QUÁ HẠN ĐVT: Triệu đồng Thời hạn quá hạn Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ (%) Dưới 6 tháng 536,16 624,52 + 88,36 +16,48 Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 357,44 404,76 +47,32 +13,24 Từ 12 tháng trở lên. 223,4 127,22 - 96,18 -43,05 Tổng 1.117,0 1.156,5 +39,5 +3,53 Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN : Khi đến kì hạn trả nợ gốc hoặc lãi nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ hoặc lãi thì Tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn gia tăng so với năm 2003 là 39,5 triệu đồng tốc độ tăng 3,53 %. Trong đó, nợ quá hạn dưới 6 tháng chiếm phần lớn và gia tăng mạnh nhất với số tiền là 88,36 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,48 %. Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tăng lên 47,32 triệu đồng so với năm 2002 và tốc độ tăng là 13,24 %. Riêng nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên thì giảm từ 223,4 triệu đồng năm 2002 xuống còn 127,22 triệu đồng năm 2003. Đây là kết quả của việc ngân hàng đã chỉ đạo sát sao việc thu hồi nợ trên 12 tháng và ngăn chặn phát sinh nợ trên 12 tháng trong năm 2003. Để khắc phục tình trạng nợ quá hạn ta đi tìm hiểu nguyên nhân phát sinh : BẢNG 15: NỢ QUÁ HẠN BÌNH QUÂN THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH: ĐVT: Triệu đồng Nguyên nhân Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền Tỉ lê û(%) I.Nguyên nhân khách quan 55,85 69,39 +13,54 +24,24 II.Nguyên nhân chủ quan 1061,15 1087,11 +25,96 +2,45 1. Về phía khách hàng 912,59 933,35 +20,76 +2,27 2.Về phía khách hàng 148,56 153,76 +5,2 +3,50 Tổng 1.117,0 1.156,5 +39,5 +3,53 Việc xác định nguyên nhân gây ra nợ quá hạn sẽ giúp ngân hàng có hướng thu hồi, xử lí dễ dàng hơn. Năm 2002, nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan là 55,85 triệu đồng, năm 2003 là 69,39 triệu đồng với tốc độ gia tăng là 24,24 %. Đây là những trường hợp mà người vay bị đau ốm, phải nghỉ việc để chữa bệnh, chết hoặc tai nạn làm giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu.doc
Tài liệu liên quan