Đề tài Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm

 

 

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM. 3

1.1.1. Khái niệm sản phẩm. 3

1.1.2. Phân loại sản phẩm. 3

1.1.3. Các thuộc tính của sản phẩm. 3

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 4

1.2.1. Khái niệm về chất lượng. 5

1.2.2. Sự hình thành chất lượng sản phẩm. 5

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 6

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 7

1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 8

1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng. 8

1.3.2. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng. 8

1.3.3. Các phương pháp quản lý chất lượng. 9

1.3.3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng. 9

1.3.3.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện. 10

1.3.3.3. Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện 10

1.4. CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. 11

1.4.1. Phiếu kiểm tra chất lượng. 11

1.4.2. Biểu đồ Pareto. 12

1.4.3. Biểu đồ nhân quả (Sơ đồ Ishikawa). 12

1.4.4. Biểu đồ kiểm soát. 13

1.4.5. Sơ đồ lưu trình. 15

1.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP. 15

PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 17

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN - VẬT TƯ. 17

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư. 17

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư. 17

2.1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu. 18

2.1.4. Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp. 19

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp. 21

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP. 23

2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 23

2.2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing. 23

2.2.3. Phân tích tình hình lao động và tiền lương. 24

2.2.4. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định. 27

2.2.5. Phân tích chi phí và giá thành. 29

2.2.6. Phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp. 31

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN - VẬT TƯ 32

2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp. 32

2.3.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. 33

2.4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁP CỦA XÍ NGHIỆP. 34

2.4.1. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm cáp của Xí nghiệp. 34

2.4.2. Qui định trong sản xuất đối với dây dẫn trần. 36

2.4.3. Qui định trong sản xuất dây điện bọc nhựa PVC. 38

2.4.4. Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm cáp của Xí nghiệp. 40

2.4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp ở các khâu trong quá trình sản xuất. 40

2.4.5.1. Nhân tố con người 41

2.4.5.2. Nguyên vật liệu 41

2.4.5.3. Máy móc thiết bị, công nghệ 42

2.4.5.4. Trình độ tổ chức quản lý 43

2.4.6. Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật. 45

2.5. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỘP CÔNG TƠ CỦA XÍ NGHIỆP. 47

2.5.1. Phân tích công tác quản lý chất lượng sản phẩm hộp Công tơ. 47

2.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hộp Công tơ trong quá trình sản xuất. 48

2.5.3. Các loại khuyết tật chính và tỷ trọng từng loại khuyết tật. 50

2.6. NHẬN XÉT CHUNG 52

PHẦN 3 BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO XÍ NGHIỆP CƠ ĐIỆN - VẬT TƯ 53

3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP. 53

3.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP. 54

3.2.1. Biện pháp 1: Thành lập Phòng quản lý chất lượng nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa những sai hỏng trong quá trình sản xuất. 54

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp. 54

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp. 55

3.2.1.2.1. Qui trình thực hiện việc thành lập phòng và sơ đồ cơ cấu tổ chức. 55

3.2.1.2.2. Mua sắm trang thiết bị. 56

3.2.1.3. Các tính toán kinh tế. 57

3.2.1.4. Lợi ích và hiệu quả nếu giải pháp được thực hiện. 58

3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư mới máy bọc cách điện được điều khiển bằng PLC (Process Logics Control) thay thế cho hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa của dây chuyền cũ. 59

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp. 59

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp. 60

3.2.2.3. Các bước tiến hành và hiệu quả đem lại. 62

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của công nhân cùng với việc hoàn thiện cơ cấu lao động. 63

 KẾT LUẬN 65

 PHỤ LỤC 66

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ số tức thời thấp 0,04). - Các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay TSCĐ và tổng tài sản đều thấp kỳ thu nợ cao (121 ngày) cho thấy hiệu quả của hoạt động quản lý nguyên vật liệu và tài sản và khả năng tổ chức thu nợ của Xí nghiệp là không khả quan. 2.3. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp. Là Xí nghiệp trực thuộc Công ty điện lực 1 chuyên sản xuất và chế tạo các cấu kiện ngành Điện, sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất hộp bảo vệ công tơ điện và cáp điện các loại để phục vụ cho việc thi công các công trình điện của Công ty. Với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp hoàn toàn được Công ty điện lực 1 thu mua chính vì vậy mà hiện nay chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, Xí nghiệp không có phòng chức năng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) mà công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp được giao cho phòng kỹ thuật của Xí nghiệp chủ yếu là với nhiệm vụ kiểm tra, đo kiểm, thí nghiệm và nghiệm thu, chưa có biện pháp để phòng ngừa sai sót trong quá trình sản xuất. 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chất lượng của Xí nghiệp. Công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư được giao cho phòng kỹ thuật đảm trách. Biên chế phòng kỹ thuật 4 người gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên kỹ thuật. Ngoài nhiệm vụ của phòng là quản lý kỹ thuật sản xuất, đổi mới công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật phòng còn phụ trách công tác kiểm tra, đo kiểm, thí nghiệm và nghiệm thu sản phẩm của các phân xưởng sản xuất trong Xí nghiệp. Bên cạnh đó dưới các phân xưởng có nhân viên KCS riêng thực hiện công tác kiểm tra sản phẩm tại phân xưởng mình. Trưởng phòng: phụ trách chung về hoạt động của phòng về mặt kỹ thuật bên cạnh đó chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Phó phòng: phụ trách một số lĩnh vực cụ thể được phân công về chất lượng sản phẩm như sản phẩm cáp các loại và hộp bảo vệ công tơ. Giải quyết công việc thay trưởng phòng khi được uỷ quyền. Hai nhân viên phòng kỹ thuật: ngoài việc chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ đảm bảo cho hoạt động của Xí nghiệp. Còn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào quá trình thí nghiệm, đo kiểm chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm của 2 phân xưởng X3 và X4 trước khi nghiệm thu sản phẩm. KCS của các phân xưởng: thường được giao cho phó quản đốc của phân xưởng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau khi sản phẩm của các phân xưởng được hoàn thành Xí nghiệp thành lập một hội đồng nghiệm thu với sự có mặt của Giám đốc Xí nghiệp làm chủ tịch hội đồng, thành viên hội đồng là các trưởng phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh và nhân viên KCS của phân xưởng. Sơ đồ 2.3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp. Giám đốc Phòng kỹ thuật KCS phân xưởng X4 KCS phẩn xưởng X3 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Do sản phẩm của Xí nghiệp chế tạo phức tạp lại chủ yếu sản xuất với khối lượng lớn, sản xuất trên dây chuyền bán tự động và làm thủ công (sản xuất hộp công tơ điện) vì vậy công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Việc kiểm tra các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại, khối lượng lớn nên việc phân loại lựa chọn nguyên vật liệu đưa vào sản xuất (Nguyên vật liệu chủ yếu cho việc sản xuất dây cáp là các dây đồng, nhôm, thép được mua từ các công trình cũ) gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó đội ngũ làm KCS lại ít, trình độ còn hạn chế, các thiết bị máy móc kiểm tra còn thiếu và cũ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Do mới được thành lập Xí nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và hoàn thiện bộ máy lãnh đạo nên chưa quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến sản phẩm còn hỏng nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, sức cạnh tranh sản phẩm của Xí nghiệp trên thị trường chưa cao. Thông thường các sản phẩm trải qua nhiều công đoạn sản xuất và qua mỗi công đoạn đều được KCS của các phân xưởng kiểm tra, đạt yêu cầu thì chuyển sang công đoạn khác cho đến khi sản phẩm hoàn thành và được KCS của Xí nghiệp kiểm tra lần cuối khi nghiệm thụ. Đối với các sản phẩm mà Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư sản xuất thông thường KCS kiểm tra trực tiếp bằng cảm quan và bằng các dụng cụ hiện nay như: Dụng cụ kiểm tra kích thước hình học: Panme thước cặp, thước dây, micromet. Dụng cụ kiểm tra cơ lý: Máy kéo nén, máy đo độ cứng. Kiểm tra áp lực: Máy kiểm tra áp lực, đồng hồ đo áp lực. Kiểm tra khối lượng: Cân điện tử, cân bàn Kiểm tra điện trở cách điện: Megomet. Sơ đồ 2.3.2: Quy trình các bước kiểm tra sản phẩm của Xí nghiệp. Xuất xưởng Nguyên vật liệu KCS phân xưởng Sản phẩm hoàn chỉnh Các công đoạn gia công KCS của Xí nghiệp KCS phân xưởng có chức năng giám sát, kiểm tra chất lượng tại phân xưởng của mình trong toàn bộ quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng với KCS XN. KCS Xí nghiệp có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm ở khâu cuối cùng của các phân xưởng và tổ chức nghiệm thu sản phẩm, chịu trách nhiệm trước giám đốc. Qua thực hiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng tháng, hàng quý và Xí nghiệp đã nắm được tổng kết cho thấy tỉ lệ hàng hỏng, bỏ, phải khắc phục hoặc để lọt lưới còn cao đặc biệt là sản phẩm hộp bảo vệ công tơ điện gây tốn kém và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Để thấy được tình hình chất lượng sản phẩm nói chung của Xí nghiệp ta xét bảng thống kê sau: Bảng 2.3.2: Thống kê chất lượng sản phẩm năm 2002-2003. TT Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 So sánh Tỷ lệ sai hỏng % (Thực tế) Tỷ lệ cho phép % Tỷ lệ sai hỏng % (Thực tế) Tỷ lệ cho phép % Tăng Giảm 1 Hộp côngtơ H2 CT1F 3,62 1,0 3,48 1,0 0 0,14 2 Hộp côngtơ H4 CT1F 2,98 1,0 2,94 1,0 0 0,04 3 Cáp, dây dẫn các loại 2,08 0,5 2,18 0,5 0,1 0 Nguồn: Phòng kỹ thuật. Trong khuôn khổ của đồ án tốt nghiệp này em phân tích chất lượng của các loại sản phẩm hộp công tơ, sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp nhưng lại có tỷ lệ sản phẩm hỏng nhiều, đồng thời em phân tích một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng không cao của các loại cáp mà Xí nghiệp sản xuất. 2.4. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm Cáp của Xí nghiệp. 2.4.1. Phân tích công tác quản lý chất lượng sản phẩm Cáp của Xí nghiệp. Hiện nay tất cả các sản phẩm cáp của Xí nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đối với dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không Xí nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 5064 - 1994 do Ban Kỹ thuật điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành và áp dụng tiêu chuẩn TCVN 2103 - 1994 để sản xuất dây điện bọc nhựa PVC các loại. Sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp đang được sản xuất trên dây chuyền do nhà máy Cơ khí Hà Nội thiết kế. Tại đây máy móc thiết bị được sắp xếp theo đúng thứ tự của qui trình công nghệ gia công, tạo ra một dây chuyền khép kín từ nguyên công đầu tiên tới nguyên công cuối cùng. Dây chuyền công nghệ bao gồm hai công đoạn như sau: * Phần dây trần: Bao gồm 5 nguyên công (Sơ đồ 2.1.1.3.a). - Chuẩn bị nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu là các dây dẫn cũ sau khi được thu mua từ các công trình được đưa về Xí nghiệp tái sinh. - Máy vào guồng cáp, máy guồng bện xoắn và cối bện xoắn: Tại đây các cáp điện sau khi được tái sinh được công nhân của phân xưởng cho từng sợi qua các pin (tuỳ theo cáp là mấy sợi sẽ có từng đấy pin) của máy guồng cáp và qua máy guồng bện xoắn cuối cùng được cố định tại cối bện xoắn dưới tác dụng của hai máy trên các dây sẽ được bện lại với nhau tạo thành dây cáp. - Hệ thống puli giảm lực: Sau khi các dây dẫn được bện xoắn lại với nhau sẽ đi qua hệ thống puli giảm lực với tác dụng vuốt cho dây được thẳng. - Máy thu cáp vào lô: Sau khi được vuốt thẳng đầu cáp sẽ được cố định vào tang trống với tác dụng của máy cáp sẽ được cuộn tròn vào tang trống tạo thành lô cáp hoàn chỉnh. * Phần bọc dây: Bao gồm 6 nguyên công (Sơ đồ 2.1.1.3.b). - Máy bọc giấy cách điện: Tại công đoạn này lô cáp trần sẽ được bọc một lớp giấy cách điện theo yêu cầu kỹ thuật. - Hệ thống puli căn dây: Với tác dụng làm cho dây được kéo thẳng không bị xô dây. - Hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa: Tại đây nhựa dưới tác dụng của nhiệt độ cao được đẩy xuống hình thành vỏ nhựa bên ngoài của cáp. - Hệ thống tản nhiệt và in: Khi phần cáp đã được bọc nhựa được kéo ra ngoài ngay lập tức được hạ nhiệt đúng bằng nhiệt độ của môi trường và đi qua hệ thống in để in các thông số kỹ thuật, thông số nhà sản xuất - Băng tải: Có nhiệm vụ đưa cáp tới máy thu cáp đồng thời có tác dụng làm cho cáp không bị gấp khúc. - Máy thu cáp: Tác dụng thu cáp vào lô tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Với dây chuyền sản xuất cáp như hiện có của Xí nghiệp việc kiểm tra chất lượng vẫn được thực hiện ở tất cả các công đoạn của qui trình công nghệ từ khâu tuyển lựa nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm cáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khâu thiết kế công nghệ, tuyển lựa nguyên vật liệu, quá trình vận hành máy móc thiết bị Hiện nay trong công tác quản lý chất lượng của KCS Xí nghiệp, phân xưởng còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiết bị không đáp ứng được nhu cầu kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thói quen nghề nghiệp trong khi đó có nhiều loại cáp khác nhau và có tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng khác nhau và khá phức tạp. Vì vậy chất lượng sản phẩm cáp bị ảnh hưởng không tốt. 2.4.2. Qui định trong sản xuất đối với dây dẫn trần. Việc sản xuất dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không Xí nghiệp áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam vào sản xuất đó là tiêu chuẩn TCVN 5064 - 1994 với những qui định cụ thể về nguyên vật liệu đầu vào và thông số kỹ thuật như sau: * Yêu cầu về kết cấu của dây trần: - Dây dẫn phải có bề mặt đồng đều, các sợi bện không chồng chéo, xoắn gãy hay đứt đoạn cùng như các khuyết tật khác có hại cho quá trình sử dụng. Tại các đầu và cuối của dây bện nhiều sợi phải có đai chống bung xoắn. -Các lớp xoắn kế tiếp nhau phải ngược chiều nhau và lớp xoắn ngoài cùng theo chiều phải. Các lớp xoắn phải chặt. - Lõi thép của dây nhôm lõi thép phải được mạ kẽm chống gỉ và được bôi mỡ đồng đều, không có chỗ khuyết. - Các sợi bất kỳ của lớp sợi ngoài cùng không được có quá 5 mối nối trên suốt chiều dài. Mối nối trên lõi thép phải được hàn bằng phương pháp hàn cháy. Bảng 2.4.2.a: Thông số kỹ thuật của dây dẫn trần bằng đồng, nhôm dùng cho đường dây tải điện trên không. Mặt cắt danh định. mm2 Dây đồng Dây nhôm Số sợi Đường kính danh định của sợi. mm Số lớp xoắn Số sợi Đường kính danh định của sợi. mm Số lớp xoắn 4 1 2,25 - - - - 6 1 2,80 - - - - 10 1 3,57 - 7 1,35 1 16 7 1,70 1 7 1,70 1 25 7 2,13 1 7 2,13 1 35 7 2,51 1 7 2,51 1 50 7 3,00 1 7 3,00 1 70 19 2,13 2 7 3,55 1 95 19 2,51 2 7 4,10 1 120 19 2,80 2 19 2,80 2 150 19 3,15 2 19 3,15 2 185 37 2,51 3 19 3,50 2 240 37 2,64 3 19 4,00 2 300 37 3,15 3 37 3,15 3 400 37 3,66 3 37 3,66 3 Nguồn: Phòng Kỹ thuật. * Nguyên vật liệu: là các sợi cấu thành dây trần như sợi đồng, sợi nhôm và sợi thép cấu thành dây dẫn phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau: Bảng 2.4.2.b:Một số tiêu chuẩn đối với sợi đồng và sợi nhôm cấu thành dây trần. Sợi dây đồng Đường kính sợi mm Sai lệch cho phép, mm, không lớn hơn Suất kéo đứt, N/mm2, không nhỏ hơn Độ dãn dài tương đối, %, không nhỏ hơn 1,00 đến 3,00 ± 0,02 400 1,0 3,00 - 5,00 ± 0,03 380 1,5 Sợi dây nhôm 1,50 đến 1,85 ± 0,02 195 1,5 1,85 - 2,00 ± 0,03 186 1,5 2,00 - 2,30 ± 0,03 183 1,5 2,30 - 2,57 ± 0,03 181 1,5 2,57 - 2,80 ± 0,04 176 1,6 2,80 - 3,05 ± 0,04 174 1,6 3,05 - 3,40 ± 0,04 171,5 1,7 3,40 - 3,80 ± 0,04 171,5 1,8 3,80 - 4,50 ± 0,05 167 2,0 Nguồn: Phòng Kỹ thuật. Sợi dây thép Đường kính sợi mm Sai lệch cho phép, mm, không lớn hơn Suất kéo đứt, N/mm2, không nhỏ hơn ứng suất khi giãn 1%, N/m2, không nhỏ hơn 1,00 ± 0,02 1313 1166 1,50 ± 0,03 1313 1166 1,85 ± 0,03 1313 1166 2,00 “ 1313 1166 2,10 “ 1313 1166 2,30 “ 1313 1166 2,40 “ 1313 1166 2,50 “ 1313 1137 2,65 “ 1313 1137 2,80 “ 1274 1137 2,95 “ 1274 1137 3,05 “ 1274 1098 3,20 “ 1274 1098 3,40 “ 1274 1098 3,60 “ 1176 1098 3,80 “ 1176 1098 4,50 “ 1176 1098 Nguồn: Phòng Kỹ thuật * Kiểm tra: Các loại dây trần sản xuất ra phải được kiểm tra về điện trở (cho phép không quá 2%) và lực kéo đứt của các loại dây phải phù hợp với bảng sau: Bảng 2.4.2.c: Qui định về điện trở và lực kéo đứt của các loại dây đồng, nhôm. Mặt cắt danh định, mm2 Mặt cắt tính toán, mm2 Điện trở của1km ở nhiệt độ 20oC, W Lực kéo đứt, N, không nhỏ hơn Chung Đồng Nhôm Đồng Nhôm Đồng Nhôm 4 3,94 - 4,6000 - 1576 - 6 5,85 - 3,0701 - 2340 - 10 9,89 - 1,8197 - 3758 - 16 15,90 15,9 1,1573 1,8007 6031 3021 25 24,90 24,9 0,7336 1,1489 9463 4500 35 34,61 34,3 0,5238 0,8347 13141 5913 50 49,40 49,5 0,3688 0,5748 17455 8196 70 67,70 69,3 0,2723 0,4131 27115 11288 95 94,60 92,4 0,1944 0,3114 37637 14784 120 117,00 117,0 0,1560 0,2459 46845 19890 150 148,00 148,0 0,1238 0,1944 55151 24420 185 183,00 182,8 0,1001 0,1574 73303 29832 240 234,00 238,7 0,0789 0,1205 93837 38192 300 288,00 288,3 0,0637 0,1000 107422 47569 400 389,00 389,72 0,0471 0,0740 144988 63420 Nguồn: Phòng Kỹ thuật. 2.4.3. Qui định trong sản xuất dây điện bọc nhựa PVC. Việc sản xuất dây điện bọc nhựa PVC Xí nghiệp áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam vào sản xuất đó là tiêu chuẩn TCVN 2103 - 1994 với những qui định cụ thể về nguyên vật liệu đầu vào và thông số kỹ thuật như sau: * Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu làm ruột dẫn điện phải là sợi đồng mềm, nhôm nửa cứng có bề mặt sạch, nhẵn, có kích thước đồng nhất, không bị Oxy hoá. Dây đồng phải là đồng đỏ, chất lượng đồng đều, không có bất kỳ một khuyết tật nào và đã qua ủ mềm. Nhựa PVC: phải là nhựa chuyên dụng cho bọc cách điện hoặc vỏ bảo vệ và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. * Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm: Các mối nối của sợi đồng, nhôm phải được hàn bằng phương pháp hàn cháy, khoảng cách giữa các mối nối không nhỏ hơn 3 m. Điện trở một chiều của 1 km chiều dài dây dẫn đo ở nhiệt độ 20oC phải phù hợp vói bảng dưới. Cho phép sai lệch không quá 2% trị số qui định. Yêu cầu về cơ lý đối với ruột dẫn điện: - Sợi đồng phải đảm bảo suất kéo đứt trong khoảng từ 200 - 280N/mm2, độ dãn dài tương đối từ 15 - 30%. - Sợi nhôm phải đảm bảo suất kéo đứt từ 90 - 140N/mm2, độ dãn dài tương đối từ 2-3%. Yêu cầu đối với cách điện: - Cách điện phải là nhựa PVC được bọc đồng đều, đồng tâm, bám sát vào lõi dẫn điện. Chiều dầy của lớp cách điện không được nhỏ hơn 10% so với giá trị qui định. Chiều dầy của lớp vỏ bảo vệ không được nhỏ hơn 15% so với giá trị qui đinh. - Điện trở cách điện của dây dẫn qui đổi về 1 km chiều dài trong môi trường nước ở nhiệt độ 70oC không được nhỏ hơn 10kW. - Cách điện của dây dẫn phải chịu được điện áp thử 2500V xoay chiều, tần số 50Hz trong thời gian là 1 phút. - Suất kéo đứt không nhỏ hơn 10N/mm2. - Độ dãn dài tương đối không nhỏ hơn 200%. - Độ co ngót không quá 3%. - Độ biến dạng không quá 6%. - Nhựa cách điện không bị nứt ở nhiệt độ -10oC và 120oC. Bảng 2.4.3.a: Các thông số và kích thước cơ bản của dây điện. Dây cứng một sợi Ruột dẫn điện Chiều dày cách điện PVC, mm Điện trở dây dẫn 20oC, W/km Đường kính tổng, mm Mặt cắt danh định, mm2 Đường kính sợi, mm Đồng Nhôm 0,50 0,80 ± 0,02 0,8 35,70 - 2,40 0,75 0,98 ± 0,03 0,8 23,80 - 2,60 1,00 1,13 ± 0,03 0,8 17,90 29,30 2,73 1,50 1,38 ± 0,03 0,8 12,00 19,70 2,98 2,50 1,75 ± 0,03 0,8 7,46 11,90 3,35 4,00 2,25 ± 0,03 0,9 4,49 7,40 4,05 6,00 2,78 ± 0,03 1,0 3,00 4,91 4,78 10,00 3,57 ± 0,04 1,2 1,79 2,94 6,00 Nguồn: Phòng Kỹ thuật * Kiểm tra: Khi kiểm tra nhân viên KCS phải kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật của dây và phải đảm bảo các yêu cầu cơ lý đối với ruột dẫn điện, yêu cầu đối với lớp cách điện, đối với dây dẫn có vỏ bảo vệ thì chiều dày lớp vỏ bảo vệ phải phù hợp với qui định cho trong bảng sau: Bảng 2.4.3.b: Qui định chiều dày lớp bảo vệ. Đường kính dây dưới lớp vỏ bảo vệ [mm] Chiều dày lớp vỏ bảo vệ [mm] Đến 8 1,0 Trên 8 đến 10 1,2 “ 10 “ 15 1,4 “ 15 “ 20 1,6 Nguồn: Phòng Kỹ thuật 2.4.4. Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm cáp của Xí nghiệp. Như đã nói ở trên chất lượng sản phẩm cáp các loại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong các khâu kiểm tra nguyên vật liệu, qui trình công nghệ bên cạnh đó ý thức, trình độ tay nghề của người công nhân, nhân viên KCS còn hạn chế, các thiết bị phục vụ cho công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa đầy đủ và hiện đại Những điều này đã làm cho chất lượng sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp chưa tốt đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Xí nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào những qui định về nguyên vật liệu đầu vào, qui trình sản xuẩt và cách thức kiểm tra sản phẩm Phòng kỹ thuật đã tổng hợp được tình hình chất lượng sản phẩm cáp các loại qua hai năm 2002-2003 và được thể hiện ở bảng thống kê sau: Bảng 2.4.4: Tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm cáp. TT Tên sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Tổng số SP (lô) SP đạt (lô) Sp hỏng Tổng số SP (lô) SP đạt (lô) Sp hỏng Số lượng % Số lượng % 1 As - 95 18 18 0 0 18 18 0 0 2 As - 70 20 20 0 0 38 37 1 2,63 3 As - 50 22 22 0 0 36 36 0 0 4 As - 35 25 25 0 0 32 32 0 0 5 VC các loại 45 44 1 2,22 66 65 1 1,51 6 MP các loại 62 60 2 3,22 74 71 3 4,05 7 Muyle các loại 48 46 2 4,16 56 54 2 3,57 Tổng 240 235 5 2,08 320 313 7 2,18 Nguồn: Phòng Kỹ thuật Bảng tổng hợp chất lượng sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp trong hai năm 2002-2003 cho ta thấy tỷ lệ sản phẩm hỏng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng đó là dây cứng một sợi đồng cách điện bằng nhựa PVC, dây cứng một sợi nhôm cách điện bằng nhựa PVC và cáp Muyle các loại. Mà các loại cáp này có giá trị hàng chục triệu đồng (giá bán của một số loại cáp được cho trong bảng 2.1.2.5.2) chỉ cần tỷ lệ sai hỏng % thực tế lớn hơn tỷ lệ sai hỏng cho phép sẽ gây thiệt hại rất lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Chính vì vậy việc tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp là hết sức quan trọng. 2.4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cáp ở các khâu trong quá trình sản xuất. Đối với quá trình sản xuất cáp các loại của Xí nghiệp bao gồm rất nhiều khâu được thể hiện trên sơ dồ 2.1.1.3.a và sơ đồ 2.1.1.3.b thì qua mỗi khâu đều có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chất lượng sản phẩm cáp các loại. Để thấy được chúng tác động tới chất lượng sản phẩm tạo ra như thế nào ta đi phân tích những ảnh hưởng của từng khâu trong qui trình sản xuất của Xí nghiệp. 2.4.5.1. Nhân tố con người: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên nhìn vào bảng 2.1.2.3.1 thì lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông. Thông qua quá trình tìm hiểu về qui trình sản xuất thì việc xuất hiện các sản phẩm hỏng trong các khâu sản xuất do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do nhân tố con người. * Trong khâu guồng cáp và bện xoắn: Do trình độ của người lao động còn hạn chế và trong quá trình làm việc không tập trung nên việc thiết đặt các chế độ, thông số làm việc. Việc thiết đặt tốc độ của hai loại máy guồng cáp và máy guồng bện xoắn không phù hợp với nhau sẽ tạo ra một lực kéo lớn hơn lực kéo đứt của dây đồng, nhôm cho trong bảng 14 làm cho dây đồng, nhôm bị đứt gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm. * Hệ thống puli giảm lực: Do trong quá trình kiểm tra máy móc thiết bị để phục vụ quá trình sản xuất người công nhân không kiểm tra độ bóng bề mặt của hệ thống puli giảm lực dẫn đến khi cáp qua bộ phận này sẽ bị cào xước lớp dây ngoài cùng làm ảnh hưởng đến khả năng cách điện và làm cho dây dễ bị oxy hoá khi đưa vào sử dụng ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây. * Hệ thống đầu bọc cáp và máy đùn nhựa: Tại khâu này yêu cầu của công việc rất phức tạp với mỗi loại cáp khác nhau sẽ được thiết đặt thông số về nhiệt độ, độ dày khác nhau nhưng do trình độ của người công nhân còn hạn chế và do không tập trung làm việc dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. * Cối bép: Do việc kiểm tra cối bép trước khi sản xuất người lao động không được chú ý nên qua khâu này dây dẫn sẽ ăn về một bên tức là dây dẫn và lớp cách điện không đồng tâm do cỗi bép không đều làm ảnh hưởng tới khả năng cách điện của dây. * Hệ thống tản nhiệt và hệ thống in: Do việc chỉ đạo kỹ thuật và ý thức trách nhiệm cũng như trình độ của người công nhân đã gây ra sai sót khi thiết đặt các thông số kỹ thuật cùng các thông tin về nhà sản xuất lên hệ thống in dẫn đến các thông tin in trên cáp bị sai lệch, không đũng chủng loại gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây và gây lãng phí. Tóm lại, nhân tố con người quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm vì vậy việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay của Xí nghiệp. 2.4.5.2. Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng. Chính vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để tổ chức tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra Xí nghiệp cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Do đó việc tìm được nhà cung ứng tin cậy cũng như việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào là hết sức quan trọng và cần thiết. * Khâu lựa chọn nhà cung ứng: Là một nhân tố quan trọng trong hệ thống cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Việc tìm được một nhà cung ứng tin cậy đòi hỏi Xí nghiệp phải có một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng để có đầy đủ các thông tin về nhà cung ứng từ đó tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng. Nguyên vật liệu không đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra của Xí nghiệp thấp. * Khâu kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào: Do nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cáp bao gồm nhiều loại khác nhau cho nên công tác kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào là hết sức khó khăn thêm vào đó thiết bị để phục vụ cho công tác kiểm tra của nhân viên KCS còn hạn chế. Chính vì vậy việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt là các dây dẫn và nhựa PVC để làm lớp vỏ cách điện cần phải được Xí nghiệp quan tâm đúng mức nếu không sẽ gây khó khăn cho quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 2.4.5.3. Máy móc thiết bị, công nghệ: Máy móc thiết bị và qui trình công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy muốn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt cần phải quản lý máy móc thiết bị tốt, nếu công tác quản lý máy móc thiết bị không tốt thì trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện các trục trặc tại các khâu mà theo sơ đồ 2.1.1.3.a và sơ đồ 2.1.1.3.b sản phẩm cáp các loại của Xí nghiệp được sản xuất khép kín từ nguyên công đầu tiên tới nguyên công cuối cùng nên chỉ cần xuất hiện sự cố ở một khâu nào đó trong qui trình sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số sự cố thường gặp trong qui trình sản xuất cáp các loại của Xí nghiệp Cơ điện - Vật tư: * Hệ thống puli giảm lực: Sau khi các dây dẫn được bện xoắn lại với nhau sẽ đi qua hệ thống puli giảm lực với tác dụng vuốt cho dây được thẳng. Do sử dụng lâu ngày độ bóng bề mặt của hệ thống puli giảm lực không còn nhẵn, xuất hiện các vết xước trên bề mặt tiếp xúc với cáp dẫn đến khi cáp qua bộ phận này sẽ bị cào xước lớp dây ngoài cùng làm ảnh hưởng đến khả năng cách điện và làm cho dây dễ bị oxy hoá khi đưa vào sử dụng ảnh hưởng tới tuổi thọ của dây và độ an toàn cho người sử dụng. * Hệ thống đầu bọc cáp + máy đùn nhựa: Tại khâu này dưới tác dụng của nhiệt độ cao nhựa được làm chảy mềm và được đẩy xuống qua cối bép hình thành vỏ nhựa cách điện bên ngoài của dây dẫn vì vậy tại khâu này việc thiết đặt nhiệt độ cũng như thiết đặt các thông số về độ dày của dây dẫn là hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới độ an toàn của dây dẫn trong khi đem vào sử dụng tại các công trình. Tại khâu này việc thiết đặt thông số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0426.doc
Tài liệu liên quan