MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương I: Lý luận chung
1. tổng quan về hoạt động đầu tư tài chính của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.
2. hệ thống một số chỉ tiêu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.
2.1. Mục tiêu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
2.2. Hệ thống một số chỉ tiêu đánh giá.
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (tỷ trọng nợ).
2.2.3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh.
2.2.4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuân.
2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu có khả năng sinh lời.
2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận.
Chương II. Phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.
A. Phân tích tình hình tài chính của các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.
1. Nhóm các đơn vị sản xuất công nghiệp.
2. Nhóm các đơn vị kinh doanh dịch vụ kỹ thuật Bưu chính - Viễn thông.
3. Nhóm các tổ chức tài chính.
4. Nhóm các đơn vị kinh doanh các dịch vụ khác.
B. Đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các công ty liên doanh và công ty cổ phần.
1. Khối các đơn vị liên doanh.
2. Khối các công ty cổ phần.
Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa đầu tư vốn của Tổng Công ty và kiến nghị thực hiện.
1. Thực hiện chế độ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp định kỳ đối với các liên doanh, công ty cổ phần.
1.1. Hiện trạng
1.2. Giải pháp
2. Cơ cấu lại mối quan hệ công nghiệp – thương mại – tài chính .
2.1. Hiện trạng
2.2. Giải pháp
2.3. Kiến nghị triển khai
3. Xây dựng chiến lược đầu tư ra bên ngoài phù hợp với xu hướng phát triển tập đoàn.
3.1. Hiện trạng
3.2. Giải pháp
3.3. Kiến nghị triển khai
4. Xử lý về công nợ
4.1. Hiện trạng
4.2. Giải pháp
4.3. Kiến nghị thực hiện
Kết luận 1
2
2
6
6
6
6
7
8
8
8
9
10
10
10
14
18
21
23
24
26
28
28
28
29
30
30
31
32
33
33
33
34
35
35
36
37
38
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản của VINA-DAESUNG tăng, giảm không nhiều.
- Khả năng thanh toán các khoản công nợ của VINA-DAESUNG đạt được rất cao, cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ rất tốt.
- Lượng hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng lớn, gây tình trạng ứ đọng vốn lưu động.
- Doanh nghiệp đã cố gắng trong công tác thu hồi công nợ, song các khoản phải thu của khách hàng vẫn còn tồn đọng.
- Doanh thu tiêu thụ có chiều hướng giảm sút trong 3 năm gần đây và lượng hàng bán bị trả lại cung tăng lên làm ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu thuần.
- Khả năng sinh lời bị giảm sút do doanh thu thuần và lợi nhuận giảm.
2. NHÓM CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ KỸ THUẬT BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG.
Đến thời điểm 31/12/2003, nhóm các công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ kỹ thuật BC-VT bao gồm 2 đơn vị: Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông (VTC) và Công ty cổ phần dịch vự kỹ thuật viễn thông (TST). Hai doanh nghiệp này đều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật như lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị mạng lưới bưu chính - viễn thông. Nhóm các đơn vị kinh doanh dịch vụ đã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.Trong đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu phân tích Công ty VTC để biết rõ hơn về hoạt động của nhóm kinh doanh dịch vụ kỹ thuật BC-VT.
Giới thiệu Công ty VTC
Phân tích kết cấu vốn.
Bảng II.2.1 – kết cấu nguồn vốn đơn vị: Đồng
Tài sản
2002
2003
A
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
20.413.824.838
24.021.349.185
I.
Tiền
7.053.182.849
5.166.268.528
II.
Các khoản phải thu
5.306.562.660
10.219.801.390
III.
Hàng tồn kho
7.674.005.563
8.147.324.928
IV.
Tài sản lưu động khác
380.073.766
487.954.339
B
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2.753.907.606
3.400.511.630
I.
Tài sản cố định
2.735.907.606
3.400.511.630
Tổng cộng Tài sản
23.149.732.444
27.421.860.815
(Nguồn: Ban KTTK-TC, Tổng Công ty)
So với năm 2002, tổng tài sản năm 2003 đã tăng 4.272 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,5%. Số tăng nói trên phản ánh số tăng về quy mô tài sản của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của VTC – Dựa vào số liệu chi tiết, việc tăng về quy mô của tài sản chủ yếu là tăng về tài sản lưu động, với mức tăng 3.607 triệu đồng, tỷ lệ tương ứng là 17,7% và chiếm tới 84,4% số tăng thêm của tổng tài sản. Cũng từ liệu chi tiết, ta thấy trong tài sản lưu động, các khoản phải thu đã tăng thêm 4.913 triệu đồng, chiếm tới 115% số tăng của tổng tài sản. Như vậy, doanh nghiệp chưa thu hồi được công nợ vì công nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức tăng lớn nhất – Nếu công tác thanh toán của doanh nghiệp không được đẩy mạnh thì dẫn đến tình trạng của doanh nghiệp bị chiếm dụng, gây hiệu quả nghiêm trọng cho công tác thanh toán nói riêng và cho tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung.
Trong khi các khoản phải thu tăng thì hàng tồn kho cũng tăng nhưng không tăng nhiều, tổng giá trị tăng lên là 473 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 6,2%. Việc hàng tồn kho tăng lên ít như vậy biểu hiện doanh nghiệp có số lượng hàng gửi bán chiếm tỷ trọng lớn nhưng được thanh toán đúng kỳ hạn, hạn chế được việc bị chiếm dụng lớn, đây là hiện tượng tích cực trong công tác thanh toán của doanh nghiệp.
Xét về tài sản cố định và đầu tư dài hạn, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 664 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 24,3% và chiếm 15,5% số tăng của tổng tài sản.
Để xem xét mức độ đầu tư tài sản của VTC, ta xét tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư = TSCĐ (trừ hao mòn)/ Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư năm 2002 = 11,8%
Tỷ suất đầu tư năm 2003 = 12,4%
Việc tăng tỷ suất đầu tư năm 2003 lên 0,6% so với năm 2002 phản ánh năm 2003 doanh nghiệp đã tăng mức đầu tư vào tài sản cố định (đổi mới thiết bị) để phục vụ tốt hơn cho công tác sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tăng mức đầu tư này là không đáng kể.
Nhận xét : Qua việc phân tích kết cấu vốn đầu tư của VTC cho thấy ngoài những mặt tích cực như vốn của Công ty năm sau co tăng hơn năm trước, nhưng công ty còn có những mặt hạn chế như: vốn bị chiếm dụng nhiều ở các khoản phải thu khách hàng, dự trữ hàng hoá tăng, chi phí khấu hao tăng nhanh. Từ những phân tích trên, Công ty VTC nên phát huy những mặt tốt, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc sử dụng vốn và quản lý vốn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn :
Phân tích về cơ cấu nguồn vốn sẽ thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính, cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh hay những thuận lợi, khó khăn mà công ty phải đương đầu.
Bảng II.2.2
Đơn vị tính: Đồng
Nguồn vốn
2001
2002
A
Nợ phải trả
5.689.379.173
7.612.109.969
I.
Nợ ngắn hạn
5.679.954.495
7.568.173.754
Phải trả người bán
1.430.249.651
3.657.723.700
Người mua trả tiền trước
30.000.000
1.093.060.184
Thuế và các khoản phải nộp
2.144.245.837
1.258.606.003
Phải trả CNV
517.034.368
251.942.745
Phải trả khác
1.558.424.639
1.306.841.122
III.
Nợ khác
9.424.678
43.936.215
Tài sản thừa chờ xử lý
43.936.215
Chi phí phải trả
9.424.678
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
17.460.353.271
19.809.750.846
I.
Nguồn vốn, Quỹ
17.460.353.271
19.444.751.574
Nguồn vốn kinh doanh
14.950.000.000
15.435.486.607
Quỹ đầu tư phát triển
1.644.581.347
Lợi nhuận chưa phân phối
2.651.369.535
1.781.272.092
Quỹ khen thưởng phúc lợi
-141.016.264
289.674.034
Quỹ dự trữ
293.737.494
II.
Nguồn kinh phí
364.999.272
Tổng cộng nguồn vốn
23.149.732.444
27.421.860.815
(Nguồn: Ban KTTK-TC, Tổng Công ty )
So với năm 2002, tổng nguồn vốn năm 2003 đã tăng thêm 4.272 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 18,5%. Vì tổng tài sản luôn băng tổng nguồn vốn vì vậy, đây là dấu hiệu tốt, tổng nguồn vốn tăng lớn chứng tỏ công ty đã rất nổ lực trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta xét chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ sau:
Tỷ suất tự tài trợ (ITT) = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100%
Tổng nguồn vốn
ITT 2002 = 75,4%
ITT 2003 = 72,2%
Tỷ suất tự tài trợ năm 2002 là 75,4% và tỷ suất tự tài trợ năm 2003 là 72,2%. Xét về mặt tuyệt đối, cả vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả đều tăng lên. Qua đây cho thấy mức độc lập về tài chính của VTC là không cao. Tuy nhiên, những chủ nợ khi nhìn vào tỷ suất tự tài trợ của công ty có thể yên tâm trong việc cấp tín dụng thương mại cũng như tín dụng ngân hàng.
Nhận xét: Từ phân tích kết cấu nguồn vốn của VTC cho thấy ngoài những mặt tích cực như tổng nguồn vốn của công ty năm sau có cao hơn năm trước, nghĩa vụ với Ngân Sách Nhà nước thực hiện tốt, nhưng công ty còn có những mặt hạn chế như: khả năng thanh toán giảm. Từ những phân tích trên, Công ty VTC nên phát huy những mặt tốt, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế để hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.
Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty VTC
- Những mặt tích cực
+ Khả năng thanh toán của VTC so với mức trung bình ngành là khả quan, khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh tương đối an toàn.
+ Vòng quay vốn lưu động của năm sau có cao hơn năm trước chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động có tiến bộ.
+ Khả năng sinh lời của Công ty năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có hiệu quả hơn.
- Những mặt hạn chế:
+ Tỷ lệ nợ phải thu/Tổng số vốn; lớn hơn tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng số vốn, điều này chứng tỏ Công ty còn bị chiếm dụng vốn.
+ Tỷ suất tự tài trợ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của Công ty ngày càng giảm.
+ Tuy khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt, nhưng công ty gặp khó khăn trong thanh toán tiền mặt, vì khả năng chuyển đổi thành tiền phần lớn nằm ở khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho.
+ Khả năng sinh lợ giảm do chi phí tăng, cụ thể là chi phí quản lý và giá vốn hàng bán tăng.
3. NHÓM CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
Tính đến thời điểm hiện nay, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã thực hiện góp vốn vào 3 tổ chức tài chính.
Bảng II.3.1: một vài số liệu về các tổ chức tài chính có vốn góp của Tổng Công ty
Chỉ tiêu
NHTMCP
Xuất nhập khẩu
NHTMCP
Hàng hải
CTCP Bảo hiểm
Bưu điện
Năm thành lập
1991
1991
1998
Vốn điều lệ
250.000.000.000
109.310.000.000
58.297.500.000
Vốn góp của Tổng Công ty
250.000.000
7.760.000.000
23.900.000.000
Cổ tức được chia năm 2002
811.258.000
269.619.429
Cổ tức được chia năm 2003
397.064.219
1.793.750.000
(nguồn : Ban KTTK-TC, Tổng Công ty)
Trong thời gian qua hoạt động của NH thương mại cổ phần gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp quốc doanh. Nhiều NH làm ăn thua lỗ, thậm chí bị đóng cửa.
Giới thiệu về NH TM Cổ phần Hàng hải
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải được thành lập năm 1991. Phạm vi hoạt động của ngân hàng rộng khắp cả nước với 6 chi nhánh tại các thành phố lớn ( Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng và Vũng Tàu). Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn tuy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của NH; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và chứng từ có giá trị; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân Hàng Nhà nước cho phép.
Bảng II.3.2 tình hình chia lãi của NHTMCP Hàng hải (1999-2003)
1999
2000
2001
2002
2003
Tỷ lệ cổ tức
17,5%
18,1%
12,3%
10,4%
5,1%
TCT được chia
1.362.105.965
1.402.236.260
958.784.255
8811.258.000
397.064.219
Tình hình tài chính : 2001 - 2003
Hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng không thay đổi nhiều qua các năm (năm 2003 là 6,34%; năm 2002 là 5,19% và năm 2001 là 6,43%). Nhưng cần nhận thấy khả năng tạo doanh thu trên tài sản của Ngân hàng trong những năm vừa qua là tương đối thấp và cần được tăng lên.
Hệ số đòn bẩy (Tài sản/Vốn) phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Hệ số đòn bẩy của Ngân hàng năm 2003 là 11,65; năm 2002 là 13,91 và năm 2001 là 13,52. Hệ số này cho thấy Ngân hàng có khả năng huy động vốn tương đối cao và ổn định hơn, mặc dù chưa phải huy động đến mức tối đa (khoảng 20 lần).
Cuối cùng, để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng, cần xem xét và phân tích 2 chỉ tiêu ROA (Lợi nhuận/Tổng tài sản) và ROE (Lợi nhuận/Vốn). Hai chỉ tiêu này phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của một Ngân hàng. ROA cho chúng ta thấy hiệu quả và năng suất của một NHTM, trong khi ROE phản ánh sự thành công về mặt tài chính của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Năm
2001
2002
2003
ROA
0,67%
0,21%
0,35%
ROE
7,76%
2,88%
4,71%
Chỉ tiêu của Ngân hàng là quá thấp, theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ tiêu này tối thiểu là 1%. ROA năm 2002 phản ánh sự sụt giảm mạnh trong hoạt động của ngân hàng.
ROE trình bày một bức tranh rõ ràng hơn. năm 2001 ROE của Ngân hàng là 7,76%, nhưng năm 2002 con số này giảm xuống rất thấp chỉ còn 2,88%. Mặc dù, ROE của năm 2003 có tăng chút ít, nhưng không đáng kể.
Đánh giá tình hình chung
- Trong 3 năm, vốn và tài sản Ngân hàng không tăng, giảm nhiều.
- Các chỉ tiêu hiệu quả của Ngân hàng không có biến động lớn, nhưng thấp hơn khá nhiều so với các Ngân hàng cùng ngành.
- Chi phí vốn của Ngân hàng nhìn chung không thay đổi khi xu hướng lãi suất trên thị trường giảm.
- Chi phí quản lý chung còn cao, ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động.
- Chỉ tiêu ROA (phản ánh hiệu quả và năng suất) của Ngân hàng thấp nhiều so với các Ngân hàng cung ngành,
- Chỉ tiêu ROE của Ngân hàng rất thấp so với Ngân hàng khác.
- Ngân hàng chưa phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và rủi ro vốn, nhưng nợ quá hạn của Ngân hàng quá cao, nếu không được cải thiện sẽ kéo theo các rủi ro khác.
4. NHÓM CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ KHÁC
Nhóm đơn vị kinh doanh các dịch vụ khác bao gồm 3 đơn vị: Công ty cổ phần Bưu Điện Nha Trang, Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội (HASECO).
Giới thiệu Công ty cổ phần Khác sạn Bưu điện Nha Trang.
Trong 3 công ty nói trên, Công ty cổ phần Khác sạn Bưu điện Nha Trang là đơn vị đi vào hoạt động từ năm 1999 với số vốn điều lệ là 2,7 tỷ đồng. Trong hai năm qua , Công ty cổ phần Khác sạn Bưu điện Nha Trang đã đạt được một số kết quả đáng kể: vốn được bảo toàn và tăng 10%, lợi tức chia cho cổ đông năm 2002 là 12%, năm 2003 là 14%. Mặc dù là công ty cổ phần đầu tiên của ngành Bưu chính Viễn thông hoạt động trong lĩnh vực khách sản nhưng Công ty cổ phần Khác sạn Bưu điện Nha Trang đã từng bước khẳng định trên thị trường, thu hút khách du lịch và đạt công suất sử dụng phòng lên tới 80%.
Bảng II.4. các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
STT
Các chỉ tiêu
Đ/vị
Doanh nghiệp
2002
2003
1
Khả năng thanh tóan hiện thời
Lần
3,43
4,20
2
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
3,41
4,17
3
Hệ số thanh toán tức thời
Lần
3,28
4,20
4
Hệ số nợ
%
13,9
14,5
5
Cơ cấu TSCĐ
%
52
39
6
Cơ cấu TSLĐ
%
48
61
7
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Lần
142,60
106,41
8
Vòng quay vốn lưu động
Lần
1,02
0,74
9
Hệ số quay vòng các khoản phải thu
Lần
0,02
0,01
10
Hệ số lợi nhuận ròng
%
30
43
11
Hệ số LNTT/DTT
%
35
51
12
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
%
17
22
13
Hệ số sinh lời của tài sản
%
14
19
14
Hệ số thu nhập trên cổ phần(ROE)
%
16,7
22,4
15
Thu nhập trên cổ phần(EPS)
đ
17,630
25,359
16
Tỷ lệ cổ tức
%
12,11
17,12
17
Hệ số chi trả cổ tức
%
69
68
So với năm 2002, tổng tài sản năm 2003 đã tăng lên 273 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 8,3%. Số tăng nói trên phản ánh sự tăng về quy mô tài sản doanh nghiệp, dựa vào số liệu chi tiết, việc tăng về quy mô tài sản chủ yếu là tăng về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, với mức tăng 591,3% triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 37,6%. Tuy nhiên, do tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 318,1 triệu đồng nên quy mô tài sản chỉ tăng tuyệt đối là 273 triệu đồng. Chi tiết tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cho thấy tiền gửi ngân hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất và có mức tăng đáng kể nhất, tăng so với năm 2002 là 535,4 triệu đồng chiếm tới 90,5% trong tổng số tăng của TSLĐ. Khoản tiền gửi ngân hàng tăng lên là do khoản công nợ mà Công ty cổ phần Khác sạn Bưu điện Nha Trang chưa thanh toán với Bưu điện tỉnh sau thời điểm cổ phần hoá và trong thời gian chờ làm thủ tục khách sạn đã chuyển vào gửi ngân hàng. Điều đáng mừng là mặc dù tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng nhưng khoản phải thu của khách hàng giảm so với năm 2002. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã phần nào thu hồi được công nợ và đó là biểu hiện tích cực trong công tác thanh toán của doanh nghiệp.
Về nguồn vốn: So với năm 2002, tổng nguồn vốn cuối kỳ tăng 273 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,3%. Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 57,4 triệu đồng tương ứng tăng 12,5%, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 215,7 triệu đồng tăng tương ứng là 7,6% và chiếm tới 79% trong tổng số tăng của nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do tăng quỹ đầu tư phát triển mà quỹ này được trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp. Như vậy, việc tăng vốn tự bổ sung chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả và doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nhằm phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tới.
Trên đây là một số đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2002-2003. Qua đánh giá ban đầu cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Khác sạn Bưu điện Nha Trang đã có hiệu quả, đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, một hoạt động kinh doanh hoàn toàn mới mẻ nên việc phân tích kỹ lưỡng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính nói riêng là một công việc cần thiết để đưa những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh.
B. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN.
Kể từ khi Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam chính thức góp vốn vào liên doanh đầu tiên (năm 1993) – Công ty cáp VINA-DAESUNG và góp vốn cổ phần đầu tiên vào NHTMCP Hàng hải (Maritime Bank) cho đến nay đã có 8 liên doanh và 9 công ty cổ phần Tổng Công ty góp vốn. Trong đó 1 doanh nghiệp vừa cổ phần hoá (Công ty cổ phần dịch vụ giả trí Hà Nội – HASECO).
Để đánh giá hiệu quả đầu tư vào các liên doanh và công ty cổ phần về mặt tài chính (dưới góc độ là một bên góp vốn), việc tính toán và phân tích được dựa vào 2 chỉ tiêu tài chính chủ yếu là :
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu
1. KHỐI CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của toàn khối liên doanh đạt được trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 là:
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1
Doanh thu thuần
748.102.235.066
599.637.000.000
785.234.869.457
2
Lợi nhuận trước thuế
42.406.742.255
20.225.800.133
60.462.818.734
3
Vốn chủ sở hữu
665.538.000.000
717.451.000.000
4
Tỷ suất LNTT/DTT
5,7%
3,3%
7,7%
5
Tỷ suất LNTT/Vốn chủ sở hữu
3,0%
8,4%
(nguån: Ban KTTK-TC, Tæng C«ng ty )
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần, của toàn khối liên doanh chỉ ra rằng trong 100đ doanh thu thuần của toàn khối thu được sẽ tạo ra 5,7 đ lợi nhuận trước thuế (năm 2001) cao hơn năm 2002 chỉ tạo ra được3,3 đ nhưng lại thấp hơn năm 2003 tạo ra được 7,7 đ lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trước/vốn chủ sở hữu đạt mức 8,4% năm 2003, năm 2002 chỉ đạt 3,0% có nghĩa là cứ 100 đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 8,4 đ lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2002 chỉ thu được 3 đ.
Hai chỉ tiêu này nói lên rằng kết quả sản xuất kinh doanh của khối liên doanh năm 2003 được cải thiện đáng kể so với năm 2002 mặc dù liên doanh VKX vẫn còn thua lỗ 1 tỷ đồng. Tuy vậy, tổng doanh thu toàn khối liên doanh vẫn đạt 785,2 tỷ đồng, tăng 18,5 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2002. Lợi nhuận trước thuế là 60,4 tỷ đồng, tăng 40,2 tỷ đồng và bằng 298,9% so với năm 2002. Lợi nhuận sau thuế của khối liên doanh đạt 56,1 tỷ đồng, tăng 43 tỷ đồng và bằng 430% so với năm 2002. Từ số liệu trên, nếu tính theo tỷ lệ góp vốn thì phần lợi nhuận ròng của Tổng Công ty trong năm 2003 là 236,3 tỷ đồng.
Trong phần lợi nhuận Tổng Công ty nhận được thì lợi nhuận của Tổng Công ty năm 1993,1995,1996 của liên doanh VINA-DAESUNG đã được Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định tái đầu tư mở rộng liên doanh (2,1 triệu USD). Phần lợi nhuận của Tổng Công ty trong năm 1995 của liên doanh VKX (210.359 USD) đã được HĐQT Tổng Công ty quyết định dùng để góp vốn bổ sung cho diện tích đất bị thiếu khi đem góp vốn.
Phần lợi nhuận còn lại trên tài khoản lãi chưa phân phối của 8 đơn vị liên doanh lên tới 67,9 tỷ đồng (chiếm 63,4% trên tổng lợi nhuận Tổng Công ty được chia) trong đó có các doanh nghiệp có số dư lớn là: ANSV, VINA-GSC, VINA-DAESUNG, cụ thể số dư tài khoản lãi chưa phân phối của ANSV là 17,4 tỷ đồng, VINA-GSC là 21,2 tỷ đồng.
Việc Tổng Công ty đầu tư góp vốn vào liên doanh đã bước đầu thu được những thành quả nhất định như chủ động chu cấp cho mạng lưới các thiết bị hiện đại, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến trên thế giới, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học quản lý chuyên nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội,…Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty thì việc chưa có phương án đầu tư sử dụng 67,9 tỷ đồng lãi được chia từ góp vốn liên doanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty. Tuy nhiên, phương án giữ lại lợi nhuận để Tổng Công ty tiếp tục tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất liên doanh cũng cần phải được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng vì qua một số năm đầu tư góp vốn liên doanh cũng thấy xuất hiện một số tồn tại là:
+ Vấn đề chi phí nguyên vật liệu đầu vào của liên doanh:
Hiện nay, phía đối tác nước ngoài tham gia liên doanh là nhà cung cấp chính và duy nhất về nguyên vật liệu đầu vào cho liên doanh, còn Tổng Công ty là khách hàng chính duy nhất tiêu thụ sản phẩm của liên doanh. Xem xét tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần của khối liên doanh trong vài năm gần đây đều trên 80%, có thể là tỷ lệ rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của liên doanh.
+ Khả năng sinh lời
Mặc dù tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của toàn khối liên doanh đã được cải thiện đáng kể trong năm 2003 nhưng qua theo dõi các chỉ tiêu này trong 3 năm gần nhất có thể thấy khả năng sinh lợi của đồng vốn đầu tư vào liên doanh không ổn định và không cao so với một số đơn vị sản xuất công nghiệp trong Tổng Công ty. Nguyên nhân của tình trạng này là do vấn đề tiêu thụ của sản phẩm với liên doanh còn gặp nhiều khó khăn: giá vốn hàng bán cao đội giá thành sản phẩm cao, không chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn vì qúa trình đấu thầu phê duyệt dự án kéo dài, cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị sản xuất trong cùng Tổng Công ty,… Những nguyên nhân đó đã làm cho doanh thu thực hiện của khối liên doanh có chiều hướng giảm sút và không ổn định. Doanh thu thực hiện giảm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và tỷ suất sinh lời giảm là điều tất yếu.
2. KHỐI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của khối các công ty cổ phần đạt được trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 là:
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1
Doanh thu thuần
100.247.000.000
174.255.000.000
245.228.000.000
2
Lợi nhuận trước thuế
17.342.282.456
40.191.000.000
50.926.000.000
3
Vốn chủ sở hữu
276.083.000.000
307.586.000.000
4
Tỷ suất LNTT/DTT
17,3%
21,3%
22,1%
5
Tỷ suất LNTT/Vốn chủ sở hữu
14,6%
16,6%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần của khối các công ty cổ phần chỉ ra rằng năm 2002 trong 100đ doanh thu thuần của toàn khối thu được sẽ tạo ra 21,3 đ và năm 2003 chỉ tạo ra được 17,3đ.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu năm 2003 đạt mức 16,6% cao hơn năm 2002 đạt 14,6% có nghĩa là cứ 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 16,6 đ; lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2002 chỉ thu được 14,6 đ.
Qua việc tính toán hai chỉ tiêu khả năng sinh lời của khối công ty cổ phần có thể kết luận tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần nói chung đều rất tốt, tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông thường rất cao(từ 12% đến 17%) và ổn định qua các năm, điển hình như: Sacom, VTC, PTI, Khách sản Bưu Điện Nha Trang,… Mặc dù trong số các công ty cổ phần vẫn tồn tại 2 công ty làm ăn thua lỗ: SPT và Ngân hàng xuất nhập khẩu, song tổng thu thực hiện vẫn đạt 245,2 tỷ đồng, tăng 70,9 tỷ đồng và bằng 140% so với năm 2002. Lợi nhuận trước thuế là 50,9 tỷ đồng, tăng 10,7 tỷ đồng và bằng 126,7% so với năm 2002. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 45,78 tỷ đồng, trong đó cổ tức Tổng Công ty được chia là 11,75 tỷ đồng.
Tính luỹ kế từ khi Tổng Công ty bắt đầu tham gia đầu tư vốn (từ năm 1993) cuối 2003 thì tổng số cổ tức Tổng Công ty được chia từ các doanh nghiệp cổ phần là 35,4 tỷ đồng, trong khi tổng số dư vốn Tổng Công ty đầu tư theo hình thức cổ phần tại thời điểm 31/12/2003 là 117,6 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là các công ty cổ phần đều đã chi trả cổ tức hàng năm cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ tức được Đại hội cổ đông thông qua thường niên. Do vậy, điểm ưu việt của hình thức góp vốn cổ phẩn so với góp vốn liên doanh là không những thu được tỷ suất sinh lời cao mà còn nâng cao được vòng quay của vốn do thu hồi ngay được từng phần vốn góp dưới dạng cổ tức được chia hàng Quý, Năm.
Mặc dù thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần còn chưa nhiều, chủ yếu được thành lập và khai trương hoạt động năm 1998 nhưng ngay từ những năm đầu thành lập hoạt động của các công ty cổ phần đã thu được những kết quả nhất định, đặc biệt tỷ suất sinh lời của đồng vốn đầu tư đã được cải thiện liên tục. Chính vì vậy, xét về góc độ hiệu quả đầu tư vốn thì góp vồn cổ phần đem lại tỷ suất sinh lời cao hơn và hiệu quả hơn so với hình thức góp vốn liên doanh.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA ĐẦU TƯ VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN
Trong những phần trước, Đề tài đã tiến hành phân tích tình hình tài chính và hiệu quả đầu tư vốn của Tổng Công ty tại các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần. Qua đó, một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp và việc quản lý vốn đầu tư của Tổng Công ty đã được đề cập đến. Để góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Tổng Công ty trong trong gian đoạn tiếp theo, Đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp chủ yếu cùng với kiến nghị thực hiện các giải pháp đó.
1. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI CÁC LIÊN DOANH, CÔNG TY CỔ PHẦN.
1.1. Hiện trạng
Tổng Công ty đã thực hiện vốn góp liên doanh và mua cổ phần của các doanh nghiệp từ 10 năm nay. Nhưng trên thực tế, việc phân tích tình hình tài chính của các đơn vị liên doanh, công ty cổ phần có vốn góp của Tổng Công ty và đánh giá hiệu quả đầu tư mới chỉ được bắt đầu thực hiện trong một vài năm trở lại đây. Đã có một số báo cáo đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Tổng Công ty có vốn góp, nhưng nhìn chung các báo cáo này chư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính & đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của Tổng công ty tại các đơn vị liên doanh & công ty Cổ phần.doc