Vận tải bằng taxi: loại hình này chưa phát triển mạnh do giá cước cao và người dân vẫn chưa quen sử dụng. Các tuyến đi của người dân thường từ nhà hoặc từ cơ quan, nơi làm việc không gần nơi đỗ xe nên hành khách khó tiếpcận. Tính đến năm 2006 tại Hà Nội có khoảng 38 đơn vị tham gia vận tỉa hành khách bằng taxi: 2 xí nghiệp nhà nước, 19 cty cổ phần, 16 cty TNHH và hợp tác xã
Vận tải bằng xe buýt: hiện nay mạng lưới xe buýt gồm 60 tuyến. Trong có sự tham gia của công ty cổ phần xe khách Hà Nội, công ty cổ phần vận tải thương mại dich vụ Đông Anh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Hà, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và du lịch Bảo Yến, tổng cty Vận tải Hà Nội
82 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình phường hàng Buồm, Hoàn kiếm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật lệ giao thông và ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho toàn thể cộng đồng.
Phát triển hệ thống giao thông tĩnh, chú ý đến các bến xe liên tỉnh, bến xe tải phục vụ giao thông đối ngoại và các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng trong khu vực đô thị.
Quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt
Theo quy định số 108/QĐ – TTG ngày 20/06/1998, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng hệ thống đường sắt trên cao Hà Nội đến năm 2020 gồm 8 tuyến:
Ngọc Hồi – Văn Điển – Giáp Bát- Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên
Hà Đông – ngã tư Sở Hà Nội
Hà Nội – Kim Mã – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – sân bay Nội Bài
Cầu Long Biên – ô Cầu Dền – ô Chợ Dừa – Cầu Giấy – Diễn
Kim Mã – Láng Trung – SVĐ Quốc Gia – Láng Hòa Lạc
Giáp Bát – Linh Đàm – Mễ Trì – Mai Dịch – Nam Thăng Long
Cổ Bi – Sài Đồng – Gia Lâm – Kim Mỗ
Quy hoạch cảng sân bay
Trong quy hoạch điều chỉnh sân chung Thủ đô được chính phủ phê duyệt đã xác định Hà Nội có 4 sân bay:
Sân bay quốc tế Nội Bài
Sân bay Miếu Môn là sân bay dự bị cho sân bay Nội Bài
Sân bay Gia Lâm là sân bay dự bị
Sân bay Bạch Mai chủ yếu dùng cho quân sự
Quy hoạch giao thông đường sông
Quy hoạch luồng tàu: quy hoạch tổng thể luồng tàu kết hợp với điều chỉnh và xây dựng các công trình bảo vệ cho 2 tuyến sông Hồng và sông Đuống . chiều rộng luồng tàu là 50m đối với chiều 2 luồng.
Các bến cảng: Nâng cấp kết hợp xấy dựng mới để đến năm 2020 khu vực Hà Nội có 7 cảng trên bến sông Hồng và 2 cụm cảng trên sông Đuống. Bến tàu khách chính sẽ được chọn ở vị trí bến Lương Yên.
2.2. Tiềm hiểu chung về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội và vận tải hành khách công cộng.
2.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ
Đường bộ đối ngoại.
Hà Nội là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ đối ngoaị: QL5, QL18, QL1, QL3, QL2, QL32, QL6, đường Láng - Hoà Lạc, tạo nên các trục hướng tâm nối thủ đô Hà Nội với các thành phố và các tỉnh lân cận. Đây là các tuyến đường tạo nên mối liên hệ từ thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư của cả nước.
QL5,QL8, QL1 và đường Láng – Hoà Lạc đã được mở rộng hoặc xây dựng tuyến tránh với quy mô 4-6 làn xe, các tuyến khác vẫn còn sử dụng các đường hiện tại (2- 4 làn xe).
Các tuyến đường vành đai.
Vành đai 1:
Bắt đầu từ phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Kim Liên - Đê La Thành - Ô Chợ Dừa - Giảng Võ - Ngọc Khánh - Liễu Giai - Hoàng Hoa Thám-đường Lạc Long Quân - đường đê Hữu Sông Hồng - Trần Khát Chân, vành đai này khép kín với chiều dài 23km.Hiện nay rất nhiều tuyến phố trên vành đai đang được cải tạo, mở rộng với nhiều hạng mục quan trọng như đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân. Kim Liên…
Đoạn Trần Khắc Chân, Đại Cồ Việt, Kim Liên đang là tuyến đường thí điểm tách làn xe ( hiện nay có 8 làn xe), Đoạn Kim Liên – Phạm Ngọc Thạch nay đã được mở rộng, tuy nhiên nhiều đoạn trên vành đai vẫn là đường 3 làn xe nhỏ và hẹp(Đê La Thành).
Vành đai 2:
Bắt đầu từ dốc Minh khai - Ngã tư Vọng - Ngã tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, theo quy hoạch vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai, vành đai có chiều dài là 38,4 km . Hiện tại đại đa số các đoạn là đường hẹp chỉ có 1-2 làn đường chưa được cải tạo nâng cấp, đường Láng đã được mở rộng thành đường 2 chiều có dải phân cách ở giữa. đường Bưởi đã được mở rộng và cải tạo 1 số đoạn
Vành đai 3:
Có chiều dài 65 km bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Mai Dịch – Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì - Sài Đồng - Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp - Nút Đồng Xuân (giao với tuyến đường Nội Bài - Bắc Ninh) – Việt Hưng - đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Hiện tại đoạn Nội Bài - Mai Dịch (21km) đã được xây dựng quy mô 4 làn xe, các đoạn còn lại đang được triển khai xây dựng.
Các cầu đã và đang được xây dựng tại thủ đô Hà Nội: Cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy.
Vành đai 4:
Có tuyến đi cơ bản như sau: từ đông nam thị xã Phúc Yên (xã Chung La huyện Sóc Sơn) – Mê Linh – Thượng Cát – Kim Chung – An Khánh – ga Hà Đông – Ngọc Hồi – Như Quỳnh – Tiên Sơn – Yên Phong – phố Nỉ Trung Giã (giao với quốc lộ 3 tại phố Nỉ) và theo tỉnh lộ 35 nối về điểm đầu vành đai 4 từ Yên Phông sẽ theo đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh về điểm đầu tuyến tại xã Chung La. Giai đoạn 2 xây dựng đoạn tuyến phía bắc của vành đai 4 như quy hoạch. Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 125 Km, quy mô mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe với lộ trình thực hiện từ 2010 – 2015
Mạng lưới đường nội đô.
Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 phố với tổng chiều dài khoảng 276 km, các đường phố hiện tại hầu như đều ngắn và hẹp, chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Mạng lưới đường bao gồm cả một vài đường hướng tâm phục vụ cho cả giao thông nội đô và giao thông quá cảnh. Các đường vành đai hiện nay đều không thực hiện được chức năng cần có vì bị ngắt quãng hoặc không đủ chiều rộng hay các vấn đề khác khó khăn cho giao thông.
Trừ một số con đường xây dựng gần đây có mặt cắt ngang tương đối rộng còn hầu hết các đường đều rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè). Đặc biệt là đường phố cổ có chiều rộng chỉ khoảng 6m – 8m, phố cũ đạt từ 12m – 18m. Khoảng cách giữa 2 nút giao thông ở khu phố cổ chỉ từ 50m – 100m, khoảng cách này ở khu phố cũ từ 200m – 400m dẫn tới tốc độ xe chạy giảm, chỉ đạt từ 17,7 đến 27,7 km/h. Trên các khu phố này có lưu lượng xe lớn, lại là giao thông hỗn hợp bao gồm cả xe thô sơ, xích lô, ô tô và một lượng lớn xe máy và xe đạp.
Tất cả các vị trí giao cắt trong thành phố bao gồm:
Giao cắt giữa đường sắt với đường bộ, kể cả các trục đường bộ chính.
Giao cắt giữa các đường bộ trục chính
Các giao cắt ngày hầu hết là các giao cắt cùng mức gây trở ngại cho giao thông, nhiều nút ko có sự điều khiển giao thông.
Về cơ bản, các tuyến hướng tâm chính (phần tuyến nằm sâu trong đô thị) đã được mở rộng, cụ thể như sau:
Đường Giải Phóng đoạn từ Văn Điển – Kim Liên mặt cắt ngang đã được mở rộng tới 38,5 – 42m với 4 đến 6 làn xe cơ giới, mỗi bên có đường cho xe thô sơ rộng 5m – 6m.
Đường Nguyễn Trãi mặt cắt ngang rộng 50 – 60m với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ ở hai bên.
Đường 32 đoạn Cầu Giấy – Xuân Thủy có mặt cắt ngang rộng từ 33 – 50m với 6 làn xe chạy.
Đường Nguyễn Văn Cừ có mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và 2 bên đều có làn xe thô sơ rộng 5,5m.
Ngoài ra, đoạn Cầu Chui – Trâu Quỳ mặc dù hiện tại được coi như đường Quốc lộ nhưng do tốc độ đô thị hóa khu vực Sài Đồng nhanh chóng, một loạt các khu công nghiệp, đô thị mới đã và đang được xây dựng nên tính chất đường đô thị đoạn này ngày càng được khẳng định.
Cùng với sự mở rộng các đường đô thị hướng tâm, một số tuyến đường cấp Thành phố đã được mở rộng và xây dựng trong khu vực nội thành nhằm tăng khả năng lưu thông trên các trục giao thông chính, từng bước hoàn chỉnh các tuyến đường “khung” cấp Thành phố, một số tuyến đường chính là:
Tuyến đường Liễu Giai – Ngọc Khánh có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe chạy hiện đã được kéo dài theo đường Nguyễn Chí Thanh rồi nối vào đầu đường Láng - Hòa Lạc ở ngã tư Trung Kính.
Tuyến đường Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên có mặt cắt ngang rộng từ 50m – 54m gồm 4 làn xe cơ giới và 4 làn xe thô sơ.
Tuyến đường Yên Phụ - Đê Nhật Tân với mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 – 6 làn xe chạy.
Tuyến đường Kim Mã – Cầu Giấy mặt cắt ngang rộng 33m với 6 làn xe chạy (riêng đoạn khu ngoại giao đoàn rộng 30m với 4 làn xe chạy).
Tuyến đường Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng có mặt cắt ngang rộng 30m với 4 làn xe.
Tuyến đường Hoàng Quốc Việt có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe cơ giới và dự trữ cho đường sắt nội đô.
Các cầu vượt sông Hồng và sông Đuống hiện có trong phạm vi Hà Nội.
Cầu Chương Dương: có 2 làn xe cho xe ô tô và 2 làn bên cho xe máy, chiều dài cầu là 1,2km. Đây là cây cầu có lưu lượng thông qua cao nhất trong số các cầu hiện có, ngày cao điểm đạt tới 10.000 – 11.000 lượt xe qua cầu. Hiện tại đang xảy ra vấn đề ùn tắc trên cầu do lượng xe vượt quá khả năng đáp ứng của mặt cắt ngang cầu.
Cầu Long Biên: Đây là cây cầu đi chung cho đường sắt và đường bộ dài 1,6km gồm đường sắt đi giữa và mỗi bên là một làn xe chạy.
Cầu Thăng Long: là cầu dùng chung cho đường sắt và đường bộ (chiều dài đường ô tô là 3,1km, dường sắt là 5,5km) được xây dựng thành 2 tầng với tầng trên gồm 4 làn xe chạy với 2 dải đi bộ, mỗi dải rộng 1.5m. Tầng dưới dành cho xe lửa chạy 2 chiều và 2 dải xe thô sơ, mỗi dải 3,5m.
Cầu Thanh Trì là cầu được thông xe mới nhất bắc qua sông Hồng vào ngày 2 – 2 – 2007. Chiều dài cầu chính là 3,084 km, chiều rộng là 33m với 6 làn xe chạy trong đó có 4 làn xe cao tốc với tốc độ cho phép là 100 km/h.
Cầu Vĩnh Tuy đang được xây dựng với tổng chiều dài là 3, 690m. Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt và 1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I). Cầu dự kiến hợp long vào dịp Tết nguyên đán năm 2008.
Cầu Đuống cũ sử dụng cho đường sắt và đường ô tô đi chung.
Cầu Phủ Đổng mới được xây dựng để sử dụng cho đường ô tô.
Mạng lưới đường giao thông ngoại thành
Mạng lưới Quốc lộ ở ngọai thành được phân chia cho các công ty chuyên quản lý các Quốc lộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải, đường tình và thành phố do Sở Giao thông Công chính quản lý còn các đường huyện thuộc quản lý của Phòng Quản lý Giao thông Huyện. Tình trạng mặt đường của các Quốc lộ nói chung là tốt, tất cả các đường đều được trải thảm bê tông asphalt. Một số đường tỉnh lộ đã được thảm trong điều kiện khá tốt, còn các đường rải cấp phối thì trong điều kiện xấu. Các đường huyện nói chung trong điều kiện xấu
2.2.2. Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh
Hệ thống bến xe liên tỉnh.
Bến xe phía Tây (Mỹ Đình): phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách từ tả ngạn sông Hồng đi các tỉnh phía Tây- Bắc và ngược lại. Có diện tích 30.000m2 thuộc địa bàn xã Mỹ Đình - Hà Nội. Lượt xe trung bình là 280 xe/ngày lượng hành khách bình quân là 2350 HK/ngày .
Bến xe phía bắc (Gia Lâm): Có diện tích là 11468,5m2 thuộc địa phận quận Long Biên - Hà Nội. Lấy trả khách từ Hà Nội đi các tỉnh phía bắc trên 51 tuyến đường. Lượt xe trung bình trong ngày là 300 xe/ngày, lượt khách trung bình là 855 HK/ngày.
Bến xe phía Nam(Giáp Bát): Có diện tích 36000 m2 thuộc địa bàn phường Giáp Bát- Hoàng Mai -Hà Nội. Bến xe phía Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Hà Nội đi các tỉnh: Thái Bình, Nam Định,các tỉnh phía Nam Hà Nội cho đến các tỉnh đồng bằng nam bộ. Số lượng khách bình quân 390 xe/ngày, lượng hành khách bình quân là 6440 HK/ngày.
Trạm Thanh Xuân(bến đi Sơn La): Có diện tích 400m2, phục vụ hành khách đi Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. Năng lực thông qua của bến là 60 xe/ngày. Tổng lượt khách ra vào bến khoảng 200 HK/ngày. Có 7 tuyến đi Sơn La và Lai Châu với thời gia phục vụ từ 3h đến 13h30. Ngoài ra xí nghiệp quản lý bến xe còn tổ chức thêm các loại xe khách có chất lượng cao đi các tỉnh theo các tuyến để phục vụ cho hành khách được nhanh chóng và thuận tiện.
Bến xe Lương Yên: Được xây dựng nhằm giải tỏa cho bến xe Gia Lâm ở mạn phía Bắc của thành phố với diện tích 10200m2.
Ngoài ra còn có các bến xe nhỏ khác như: Bến xe Nước Ngầm, bến xe Hà Đông ,...
Hệ thống các điểm đỗ xe trong thành phố.
Toàn thành phố có 189 điểm trông xe thì có 31 điểm không có giấy phép. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội – sở GTCC đang quản lý126 điểm đỗ xe công cộng với diện tích khoảng 55000m2.Có 3000 vị trí đỗ xe với diện tích bình quân một vị trí đỗ là 15,5 m2. Công ty cũng đang giám sát 33 điểm đỗ xe Taxi với tổng sức chứa 327 xe.
Ngoài ra còn có một số điểm đỗ xe do các cơ quan tự xây dựng và quản lý và các điểm đỗ xe trên đường, hè phố.
Hà Nội hiện nay, trên các đường phố, chỗ nào có thể đậu xe đều đã sử dụng hết công suất. Diện tích đất không còn, chính quyền thành phố tính đến việc đào sâu vào lòng thành phố, hay tận dụng diện tích trên làm bãi đỗ. Khu vực nội thành chật hẹp đang có giải pháp xây dựng bãi đỗ xe cao tầng và bãi đỗ xe ngầm. Ngày 15/2/2006, Hà Nội đã khởi công bãi đỗ xe công suất lớn, công nghệ cao nằm trong khu trung tâm thương mại Hoàng Cầu, Đống Đa. Bãi đỗ xe sử dụng công nghệ thang nâng hiện đại, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Loại thang nâng này có thể đưa ôtô, xe máy các loại lên các tầng giữ xe trên cao. Bãi đỗ xe cao tầng này có thể chứa 100 ôtô, trong khi đó hai tầng ngầm có thể chứa tới 200 xe khác. Riêng bãi xe ngoài trời có thể chứa 500 xe. Theo công ty cổ phân Tân Hoàng Cầu, tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 240 tỷ đồng. Công trình sẽ đưa vào sử dụng vào đầu năm
Diện tích đỗ xe của thành phố Hà Nội mới đạt 160nghìn m2, chiếm 0,22% diện tích thành phố, chỉ đảm bảo được 10% nhu cầu đỗ xe. Các điểm đỗ xe công cộng ở Hà Nội:
Bến xe Nam Thăng Long: Đây là điểm đầu cuối được thiết kế chuẩn dành riêng cho xe buýt công cộng, là điểm đầu cuối của 4 tuyến xe buýt.
Bến xe Hà Đông đây là điểm trung chuyển lớn giữa vận tải liên tỉnh phía Đông và vận tải nội đô. Đây là điểm đầu cuối của 5 tuyến xe buýt.
Điểm đỗ xe Kim Ngưu: Đây là điểm đầu cuối của 3 tuyến xe buýt, diện tích tương đối rộng đáp ứng được nhu cầu trong giao đoạn hiện nay.
Điểm đỗ xe Trần Khánh Dư: Đây là điểm trung chuyển tạm thời của 6 tuyến xe buýt do vị trí không thuận lợi .
Điểm đỗ xe Long Biên: Đây là điểm trung chuyển lớn nhất của mạng lưới xe buýt Hà Nội. Hiện nay là điểm đầu cuối của 8 tuyến xe buýt và có 8 tuyến thông qua.
Điểm đỗ xe Nguyễn Công Trứ: Đây là điểm đỗ xe buýt mới được quy hoạch. Tuy nhiên mới là điểm đầu cuối của tuyến xe buýt số 23.
Điểm đỗ xe Nội Bài: Điểm đỗ xe này nằm ở khuôn viên của sân bay Nội Bài, thuận lợi cho hành khách từ sân bay đi vào nội thành.
Điểm đỗ xe Ga Hà Nội: Đây là điểm trung chuyển quan trọng phục vụ hành khách từ Ga Hà Nội đi các nơi.
Bến xe Kim Mã: Có diện tích 3724m2. Trước đây, nó là một bến xe phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh. Nó nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nên thường xuyên làm cản trở giao thông, gây ách tắc giao thông. Hiện nay bến xe Kim Mã chỉ là điểm đỗ dành riêng cho xe buýt
2.2.3 Hiện trạng hệ thống vận tải đô thị
2.2.3.1 Vận tải hành khách
Phương tiện vận tải cá nhân.
Thành phố hà Nội hiện nay có khoảng: 51173 xe ô tô các loại, trên 1530000 xe máy, một triệu xe đạp. Mặt khác nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân của người dân ngày càng tăng. Theo dự báo trong thời gian tới ô tô sẽ tăng từ 10-15%/năm, xe máy 20-25%/năm, riêng xe đạp đã bão hoà và đang có xu hướng giảm dần. Hiện nay 70-80% hộ gia đình có khả năng mua xe máy
Phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Vận tải bằng taxi: loại hình này chưa phát triển mạnh do giá cước cao và người dân vẫn chưa quen sử dụng. Các tuyến đi của người dân thường từ nhà hoặc từ cơ quan, nơi làm việc không gần nơi đỗ xe nên hành khách khó tiếpcận. Tính đến năm 2006 tại Hà Nội có khoảng 38 đơn vị tham gia vận tỉa hành khách bằng taxi: 2 xí nghiệp nhà nước, 19 cty cổ phần, 16 cty TNHH và hợp tác xã
Vận tải bằng xe buýt: hiện nay mạng lưới xe buýt gồm 60 tuyến. Trong có sự tham gia của công ty cổ phần xe khách Hà Nội, công ty cổ phần vận tải thương mại dich vụ Đông Anh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Hà, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và du lịch Bảo Yến, tổng cty Vận tải Hà Nội
Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội.
Tính đến tháng 12/2007:
Chiều dài mạng lưới (km)
1193
Chiều dài trung bình của 1 tuyến (km)
20.57
Hệ thống điểm đầu cuối, nhà chờ, điểm dừng trên tuyến các điểm trung chuyển của VTHKCC.
Hệ thống các điểm đầu cuối : Điểm đầu cuối là một nơi trực tiếp thực hiện tác nghiệp đầu cuối trong quá trình vận tải hành khách. thông thường các điểm cuối được phân thành hai loại : các điểm đầu cuối phục vụ vận tải liên tỉnh và các điểm đầu cuối phục vụ vận tải nội đô. Các điểm đầu cuối trong vận tải nội đô được bố trí tại các bến xe liên tỉnh ở rìa thành phố nhằm phục vụ hành khách chuyển từ vận tải liên tỉnh sang vận tải nội đô và ngược lại.
Đây là một trong những bất cập trong hoạt động xe buýt.Trong tổng số 37 điểm đầu cuối chỉ có 10 điểm đầu cuối là xe được sắp xếp có thứ tự,vị trí đón trả khách an toàn như:bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thụy, bãi đỗ xe Kim Ngưu...số còn lại hầu hết là tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào.
Bảng 2.6. Các điểm đầu cuối tại các bến xe hiện nay
TT
Vị Trí
Điểm Đầu Cuối Các Tuyến
Tổng số tuyến
11
Bến xe Giáp Bát
3,16,21,25,28,29,32,37
8
22
Điểm đỗ xe Long Biên
1,4,8,15,17,36,50
7
33
Bến xe Hà Đông
1,19,21,27,37
5
44
Bến xe Kim Mã
7,12,13,18,20
5
55
Bến xe Gia Lâm
3,22,34
3
66
Điểm đỗ xe Mỹ Đình
13,16,34
3
Điểm dừng đỗ trên tuyến
Là một phần của hệ thống giao thông tĩnh, nó bao gồm vị trí dừng đỗ và phần diện tích trên vỉa hè để xây dựng một số công trình phụ trợ nhằm cung cấp cho lái xe và hành khách các thông tin phục vụ chuyến đi.
Trên toàn mạng lưới tuyến xe buyt Hà Nội có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và trên 234 điểm chờ. Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành có 766 biển/146 đường phố chiếm 75%, ngoại thành 256/14 đường phố chiếm 25%.
Cự ly điểm dừng đỗ hiện nay là hợp lý (Trừ các tuyến xe buyt nhanh):
Khu vực nội thành : 400-500 m
Khu vực ngoại thành:800-1000m
Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt hiện nay
Hệ thống hành trình hiện nay chỉ áp dụng một loại hình chạy suốt. Hình thức chạy xe như vậy thuận lợi cho công tác tổ chức và điều độ xe nhưng chất lượng phục vụ và hiệu quả chưa cao.
Bảng 2.7 Hệ thống các tuyến xe buýt ở Hà Nội
TT
Tên tuyến
SHT
Chiều dài
Phương tiện và lượt xe
Mác xe
Sức chứa BQ
Xe KH
Xe VD
1
Long Biên -Hà Đông
1
13.0
Daewoo BS 105
80
13
10
2
Bác Cổ - H.Đông - Ba La
2
19.0
Daewoo BS 105
80
30
26
3
Giáp Bát - Gia Lâm
3
15.3
Daewoo BS 105
80
14
11
4
Long Biên - Lĩnh Nam
4
11.3
Mercedes
60
10
8
5
Linh Đàm - Phú Diễn
5
20.9
Combi
24
14
9
6
Ga Hà Nội - Thường Tín
6
19.0
Daewoo BS 106
80
12
10
7
Kim Mã - Nội Bài
7
31.5
Daewoo BS 105
80
19
16
8
Long Biên - Ngũ Hiệp
8
20.2
Daewoo BS 090
60
25
21
9
Bờ Hồ - Bờ Hồ
9
19.5
Transinco
45
16
12
10
Long Biên - Từ Sơn
10
18.0
Renault
80
15
12
11
Ga Hà Nội - ĐH NN I
11
18.7
Daewoo BS090DL
60
13
11
12
Kim Mã - Văn Điển
12
13.9
Hyundai
24
13
10
13
Kim Mã - Bxe Mỹ Đình
13
9.6
Combi
24
7
5
14
Bờ Hồ – Cổ Nhuế
14
15.1
Daewoo BS090DL
60
12
10
15
Long Biên - Phố Nỉ
15
44.2
Daewoo BS 105
80
20
18
16
Giáp Bát - Bxe Mỹ Đình
16
13.7
Daewoo BS 090
60
14
11
17
Long Biên - Nội Bài
17
36.7
B80 Transinco
80
19
17
18
Kim Mã - L.Biên - Kim Mã
18
21.3
Transinco
45
15
11
19
Trần Khánh Dư - Hà Đông
19
14.5
Daewoo BS090DL
60
13
11
20
Kim Mã - Phùng
20
19.4
Daewoo BS090DL
60
15
13
21
Giáp Bát - Hà Đông
21
11.8
Daewoo BS090DL
60
20
17
22
BX Gia Lâm - BV103
22
19.2
Mercedes
80
31
26
23
Ng. C.Trứ - Ng. C.Trứ
23
17.9
Hyundai
24
13
10
24
L.Yên - N.T.Sở - C. Giấy
24
12.6
Daewoo BS 090
60
12
10
25
Nam TLong - Giáp Bát
25
19.7
Combi
24
22
14
26
Mai Động - SVĐ Quốc Gia
26
18.4
Daewoo BS090DL
60
28
24
27
Hà Đông - N.Thăng Long
27
18.0
Daewoo BS 090
60
21
17
28
Giáp Bát - Đông Ngạc
28
18.3
Transinco
30
19
14
29
Giáp Bát - Tây Tựu
29
22.6
Transinco
30
18
13
30
Mai Động- HQ Việt
30
16.4
Daewoo BS 090
60
15
13
31
Bách Khoa- Đ.H Mỏ
31
19.5
Transinco
45
19
14
32
Giáp Bát - Nhổn
32
18.8
Mercedes
80
30
25
33
Mỹ Đình - CV Tây Hồ
33
16.9
Combi
24
12
9
34
Bxe Mỹ Đình- Gia Lâm
34
18.3
Renault
80
18
14
35
Trần .K. Dư - Nam TL
35
17.5
Daewoo BS090DL
60
11
9
36
Yên Phụ - Linh Đàm
36
16.0
Hyundai
24
12
9
37
G.Bát - L.Đàm - Hà Đông
37
14.6
Combi
24
14
9
38
N.T.Long - Mai Động
38
20.0
Daewoo BS090DL
60
12
10
39
H.Q.Việt - Bxe Nước Ngầm
39
24.8
Daewoo BS090DL
60
17
14
40
Ga Hà Nội - Phú Thị
40
21.2
Renault
80
17
14
41
Yên Phụ - Sân VĐQG
50
17.1
Cosmos
30
13
8
42
Long Biên - Bắc Ninh
54
32.4
Hyundai HD 540
80
16
12
43
L.Yên - L.Biên - C. Giấy
55
18.1
Daewoo BS 090
60
14
12
44
N.T.Long-Đa Phúc-Núi Đôi
56
29.3
Daewoo BS090DL
60
10
8
CÁC TUYẾN BUÝT ĐẶT HÀNG
854.2
723
577
1
CNCty TNHH Bắc Hà
84.6
73
58
45
Giáp Bát - Nghi Tàm
41
13.5
Daewoo
80
13
10
46
Kim Ngưu - Đức Giang
42
14.1
Thaco
60
15
12
47
Ga Hà Nội - Đông Anh
43
26.4
HQ
80
15
12
48
Trần Khánh Dư - Mỹ Đình
44
15.5
Thaco
60
15
12
49
T.K.Dư - Đông Ngạc
45
15.1
Thaco
60
15
12
2
Cty CP TM và DL Đông Anh
24.0
Transinco
15
12
50
Mỹ Đình - Cổ Loa
46
24.0
Transinco
60
15
12
3
CÁC TUYẾN XHH TCT
65
0
50
42
51
Long Biên - Bát Tràng
47
14.5
Daewoo BS090DL
60
12
10
52
T.K.Dư - Bxe Nước Ngầm
48
14.3
Daewoo BS090DL
60
12
10
53
H.Q.Việt - Đông Anh
53
24.0
B80 Transinco
80
15
13
54
Ga Hà Nội - Bx Nước Ngầm
52
11.8
B80 Transinco
80
11
9
4
Công ty Cổ phần XKHN
27.5
0.0
26
22
55
T.K.Dư - KĐT Mỹ Đình
49
13.2
HQ
60
13
11
56
T.K. Dư - KĐT Trung Yên
51
14.3
B80 Transinco
80
13
11
5
Cty TNHH XD & du lịch Bảo Yến
40
0
25
22
57
KĐT Mỹ Đình - Bxe Hà Đông
57
17.4
HQ
60
9
8
58
Yên Phụ - Mê Linh Plaza
58
22.5
HQ
60
16
14
59
60
CV Nghĩa Đô - Bxe Nước Ngầm
60
CÁC TUYẾN BUÝT XHH
241
189
156
Tổng mạng lưới
1,095
0
912
733
“Nguồn: Báo cáo cuối kỳ công ty vận tải Hà Nội”
Hầu hết các tuyến xe buýt đều có thời gian hoạt động từ 5 h sáng đến 8 giờ tối, khoảng thời gian chờ từ 5- 15 phút. Tấn suất các chuyến xe buýt là từ 5 đến 20 phút, tần suất cao nhất là trong giờ cao điểm.
Bảng 2.8. Sản lượng VTHKCC Hà Nội từ 2000-2006
Năm
Sản lượng vận tải HKCC ( HK/ năm)
Xe buýt
Tổng cộng
Số tuyến ( tuyến)
Số xe ( xe)
2000
12.023.000
12.023.000
21
255
2001
15.300.000
15.300.000
27
290
2002
48.877.155
48.877.155
31
462
2003
176.319.692
176.319.692
39
580
2004
284.000.000
284.000.000
41
687
2005
297.000.000
297.000.000
47
764
2006
332.568.390
332.568.390
48
863
“Nguồn: Báo cáo cuối kỳ công ty vận tải Hà Nội”
Hình 2.9. Sản lượng phương tiện VTHKCC
“Nguồn: Báo cáo của tổng công ty vận tải Hà Nội”
2.2.4. Đánh giá chung về hệ thống GTVT thành phố Hà Nội
Về hệ thống CSHT giao thông vận tải.
Trong những năm gần đây thành phố đã được đầu tư rất lớn để phát triển hệ thống CSHT giao thông nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, giảm ác tắc giao thông trên địa bàn thành phố, nhất là vào những giờ cao điểm. Chính bởi vậy nhìn chung hệ thống CSHT giao thông của thành phố đã được cải thiện khá nhiều, các con đường được nâng cấp mở rộng, và mở mới đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Tuy nhiên bên cạnh những điều đã đạt được thì trong những năm tới thành phố sẽ còn phải đầ tư rất lớn để tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông. Hiện nay vẫn còn nhiều tuyến phố chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, vẫn thường xuyên xảy ra ách tắc trong giờ cao điểm.
Mật độ mạng lưới đường trên toàn thành phố vẫn ở mức thấp, các con đường lại quá hẹp, đây là vấn đề bức xúc mà rất khó giải quyết.
Diện tích dành cho giao thông tĩnh của thành phố vẫn còn thiếu rất nhiều, nhất là tại các khu vực trung tâm, thành phố cần đầu tư xây dựng các bãi đỗ hiện đại, đảm bảo ko ảnh hưởng đến cảnh quan khu trung tâm vốn đã rất trật hẹp.
Về hệ thống vận tải.
Đang được đầu tư rất lớn bởi nhu cầu đi lại của người dân liên tục tăng, mà hệ thống vận tải thì đã không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Hiện tại Hà Nội mới chỉ có các loại hình vận tải HKCC là xe taxi, xe ôm, và xe buýt, tuy đã được đầu tư phát triển, nhung vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, cùng với đó là sự đi xuống của chất lượng dịch vụ.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, thành phố đã có kế hoạch phát triển hệ thống vận tải đường sắt đô thị.
Nhìn chung hệ thống vận tải Hà Nội mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên sẽ còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, hi vọng thành phố sẽ có những sự đầu tư thích đáng và hợp lí thì hệ thống giao thông vận tải đô thị Hà Nội mới đáp ứng được nhu cầu đi lại của thị dân.
2.3. Giới thiệu chung về phường Hàng Buồm.
2.3.1.Giới thiệu chung về khu phố cổ
Vị trí,giới hạn
Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định:
Phía Bắc: Phố Hàng Đậu
Phía Tây: Phố Phùng Hưng
Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
Phía Đông: Các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Toàn bộ khu vực trên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường, tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100ha.
Quá trình hình thành và phát triển khu Phố Cổ Hà Nội
Thăng Long Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ 16 Thăng Long - Đông Đô. Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy. “Kẻ Chợ” tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa có Thành, có thị, có bến có 36 phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ô ven đô có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản.
Dân tà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải của các hộ gia đình phường hàng buồm - hoàn kiếm.doc