Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đã thể hiện trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Bộ xây dựng : “ Phát triển đội ngũ lao động thuộc các lĩnh vực của ngành xây dựng một cách đồng bộ, đủ trình độ và hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có khả năng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ và khoa học xây dựng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của ngành xây dựng trong nước và tham gia cạnh tranh có hiệu quả trong thị trường xây dựng khu vực và quốc tế; góp phần hoàn toàn thắng lợi sự nghiệp CNH và HĐH Đất nước.”
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các thành viên tham gia mạng.
Tổng hợp và báo cáo các hoạt động của hệ thống theo quy định.
Thực hiện các công việc khác do Lãnh đạo giao.
Phòng hỗ trợ công nghệ thông tin
Quản lý công tác triễn khai ứng dụng công nghệ thông tin trên toàn Công ty. Cụ thể:
Khai thác triệt để tính năng của các ứng dụng mà đơn vị được giao sử dụng;thực hiện đúng trách nhiệm của đơn vị về cập nhật và xử lý thông tin theo quy định đối với các ứng dụng được phân công trên mạng.
Hỗ trợ về nghiệp vụ đảm bảo sàn giao dịch hoạt động thông suốt.
Đầu mối liên lạc về tin học.Tiếp nhận và phân tích các yêu cầu liên quan đến tin học từ các Phòng trong Công ty từ đó đề ra phương hướng,phân công các bộ phận trong phòng tiến hành giải quyết.
Quản lý tài sản các thiết bị tài sản về công nghệ thông tin của Công ty.
Quản lý danh sách các nhà cung cấp thiết bị và phần mềm.
Thực hiện các công việc khác do ban Lãnh đạo giao.
Phòng phân tích vừa có chức năng phối hợp với phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp trong các hợp đồng tư vấn liên quan đến hoạt động tư vấn đầu tư, tư vấn định giá… bên cạnh chức năng đó phòng phân tích còn đứng trên giác độ là nhà đầu tư để phân tích các cổ phiếu để từ đó hỗ trợ cho phòng tự doanh lựa chọn những cổ phiếu có khả năng sinh lời cao, bổ sung vào danh mục đầu tư của công ty. Những phân tích đó cũng là một trong những thông tin để cung cấp cho khách hàng của công ty từ đó giúp tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và công ty. Và phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 3 cũng là một trong những cổ phiếu mà Công ty cổ phần CK An Bình đã thực hiện.
Chương 2: Khái quát về phân tích thị trường và phân tích ngành Xây dựng
Hoạt động xây dựng được điều chỉnh trong Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát công trình , quản lý dự án đầu tư xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình .
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là các tổ chức cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng .
Các hoạt động chính
Xây dựng hạ tầng giao thông
Xây dựng hạ tầng công nghiệp
Xây dựng dân dụng.
Ngành có hoạt động liên quan
Thị trường sử dụng sản phẩm
Ngành nông nghiệp: Thủy lợi
Ngành giao thông vận tải: Hạ tầng giao thông
Xây dựng hạ tầng đô thị, khu dân cư.
Vị trí là ngành cung cấp nguyên vật liệu
Ngành xi măng
Ngành thép
Vị trí là ngành cung cấp máy móc thiết bị
Ngành cơ khí xây dựng
2.1/ Số liệu thống kê về ngành
2.1.1/ Số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng
Đơn vị: Doanh nghiệp
2000
2001
2002
2003
2004
TỔNG SỐ
3999
5693
7845
9717
10767
Doanh nghiệp Nhà nước
998
908
915
867
753
DNNN Trung ương
454
431
456
438
389
DNNN Địa phương
544
477
459
429
364
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
2958
4748
6887
8799
9965
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN
43
37
43
51
49
100% vốn nước ngoài
10
12
16
28
31
Liên doanh với nước ngoài
33
25
27
23
18
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Chiếm số lượng đa số trong ngành xây dựng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ năm 2000 đến 2004 số các doanh nghiệp quốc doanh tăng 7007 doanh nghiệp. Năm 2005 Tổng các doanh nghiệp trong ngành xây dựng là 15.252 doanh nghiệp. Đây là một sự gia tăng đột biến của các doanh nghiệp xây dựng . (Các con số của năm 2006 và 2007 chưa có thông tin).
Bảng 2.2: Doanh nghiệp ngành xây dựng tính theo tỷ trọng
Đơn vị: phần trăm(%)
TỔNG SỐ
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Doanh nghiệp Nhà nước
24.96
15.95
11.66
8.92
6.99
DNNN Trung ương
11.35
7.57
5.81
4.51
3.61
DNNN Địa phương
13.60
8.38
5.85
4.41
3.38
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
73.97
83.40
87.79
90.55
92.55
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.08
0.65
0.55
0.52
0.46
100% vốn nước ngoài
0.25
0.21
0.20
0.29
0.29
Liên doanh với nước ngoài
0.83
0.44
0.34
0.24
0.17
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Số lượng các doanh nghiệp nhà nước có xu thế giảm dần do chuyển đổi mô hình. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh theo từng thời kì, và số doanh nghiệp mới thành lập cũng tăng mạnh mẽ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biến động do khu vực liên doanh.
Năm 2002 đến 2004 đã có hơn 6000 doanh nghiệp mới ra đời, tăng 2,7 lần. Theo thống kê năm 2005 riêng địa bàn TP HCM có gần 10.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực xây dựng .
2.1.2/ Quy mô doanh nghiệp xây dựng
Bảng 2.3: Phân loại doanh nghiệp xây dựng theo quy mô vốn tại thời điểm 31/12/2005
Quy mô vốn
Dưới 0,5 tỷ đồng
Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng
Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng
Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng
Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng
Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng
Từ 500 tỷ đồng trở lên
Tổng số
SL
1374
2194
7525
1759
1642
554
148
56
15525
Tỷ lệ %
8.85%
14.13%
48.47%
11.33%
10.58%
3.57%
0.95%
0.36%
100.00%
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Vốn quá nhỏ hạn chế năng lực cạnh tranh – đó là khó khăn đối với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến 5 tỷ chiếm gần 50% các doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Vốn trung bình các doanh nghiệp ngành xây dựng
Đơn vị: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
Trung bình
15
14
15
14
15
DN nhà nước
49
67
89
100
131
DN trung ương
72
95
116
123
158
DN địa phương
31
41
63
76
103
DN Tư nhân
4
4
5
5
7
DN có vốn ĐTNN
28
22
25
31
42
Tổng
61.102
79.424
113.994
135.207
166.721
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Trên thực tế, vốn điều lệ của các công ty cổ phần trong ngành xây dựng hiện nay phần lớn đều có quy mô nhỏ, tỉ lệ công ty cổ phần có mức vốn điều lệ dưới 10 tỉ đồng chiếm hơn 59%, trên 20 tỉ đồng chỉ chiếm 16,38%. (Nguồn thời báo kinh tế)
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn trong doanh nghiệp xây dựng
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn trên 500 tỷ chủ yếu là các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Xây dựng , Bộ giao thông vận tải, các Tổng công ty địa phương khác.
2.1.3/Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Bảng 2.5: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn doanh nghiệp xây dựng
Đơn vị: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
TỔNG SỐ
16172.8
21773.4
29597.4
34424.8
43514.3
Doanh nghiệp Nhà nước
12710.1
15977.4
20894.4
21973.5
26444.1
DNNN Trung ương
8087.2
10731.2
13962.2
13796.9
16515.5
DNNN Địa phương
4623.0
5246.3
6932.2
8176.6
9928.7
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
3017.3
5645.7
8477.4
12080.2
16511.0
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN
445.4
150.3
225.6
371.1
559.1
100% vốn nước ngoài
47.8
64.8
108.8
204.4
286.3
Liên doanh với nước ngoài
397.6
85.5
116.7
166.7
272.8
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cả ngành tăng 2,7 lần trong 5 năm. Các doanh nghiệp nhà nước có tài sản cố định lớn và tăng đều qua các năm. Tổng số năm 2004 là 43514.3 tỷ đồng trong đó các doanh nghiệp nhà nước chiếm 26444.1 tỷ đồng, doanh nghiệp địa phương là 9928.7 tỷ.
Biểu đồ 2.2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp xây dựng
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Các doanh nghiệp tư nhân có tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng chậm và đến năm 2004 con số này mới đạt 16.511 tỷ đồng.
2.1.4/ Lao động trong ngành xây dựng
Bảng 2.6: Lao động trong ngành xây dựng
Đơn vị: Ngàn Lao động
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
529
628
799
862
874
DN Nhà nước
392
408
470
468
410
DN Trung ương
258
273
316
318
285
DN Địa phương
133
135
154
151
125
DN Ngoài quốc doanh
135
217
324
388
457
DN có vốn ĐTNN
3
3
5
5
7
100% vốn nước ngoài
1
1
2
2
4
Liên doanh
2
2
3
3
3
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Từ năm 2000 đến 2004 số lượng lao động trong ngành xây dựng tăng 1.65 lần. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước chiếm đa số nhưng lại không tăng mạnh qua các năm. Mà số lao động trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Từ năm 2000 đến năm 2004 lao động trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tăng gần 3.5 lần.
Biểu đồ 2.3: Lao động trong ngành xây dựng
Đơn vị: Ngàn Lao động
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biến động khá mạnh. Từ năm 2000 là 3 ngàn lao động, đến năm 2004 tăng lên 7 ngàn lao động, mức tăng đạt 2,33 lần trong 4 năm.
2.1.5/ Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành
Đơn vị: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
TỔNG SỐ
75780
83560
103972
120548
142531
171364
Doanh nghiệp Nhà nước
46578
50378
59265
65514
75613
88857
Ngoài quốc doanh
28352
32262
43208
53216
64730
79924
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN
850
920
1500
1817
2188
2583
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Giá trị sản xuất ngành xây dựng đóng góp từ 19%- 20% GDP hàng năm. Đặc biệt trong năm 2007 giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng đột biến. Lần đầu tiên, năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, cao nhất từ trước đến nay.
Biểu đồ 2.4: Giá trị sản xuất ngành xây dựng
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Trong 10 tháng năm 2006, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng đạt hơn 57.730 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó, giá trị sản xuất của khối Công nghiệp và Vật liệu xây dựng đạt 18.447 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2005. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá so với kế hoạch như: Kính các loại, gạch chịu lửa, thép xây dựng, nhôm.
Một số đơn vị xây lắp vẫn giữ được mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Lắp máy, Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp, Xây dựng Bạch Đằng…
Tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng 2 đạt 7.872 tỷ đồng nâng tổng số 2 tháng đầu năm 2008 đạt 17.326 tỷ đồng, bằng 14,3% so với kế hoạch năm, tăng 41,9% so với cùng cùng năm 2007. Về tình hình xuất khẩu ngành xây dựng tháng 2 đạt khoảng 10,9 triệu USD, 2 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 21,4 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2007. Nhập khẩu 2 tháng đầu đạt khoảng 114,9 triệu USD, tăng 71,3% so với cùng kỳ năm 2007, với mặt hàng chủ yếu là máy móc thiết bị và clinker.
2.2/ Đặc điểm của ngành
2.2.1/ Giá trị sản xuất so sánh với GDP
Bảng 2.8: Giá trị sản suất so sánh với GDP
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
GDP
481,295
535,726
613,443
713,071
833,000
GTSX ngành xd
83,560
103,972
120,548
142,531
171,364
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Ngành xây dựng hàng năm đóng góp cho GDP 1 co số đáng kể, từ 19% đến 20% GDP.
Biểu đồ 2.5: Ngành xây dựng so với GDP
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn Tổng cục Thống kê)
Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu thế giảm dần qua các năm.
Khu vực tư nhân chiếm từ 37% đến 47% và đang có xu hướng tăng lên.
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1% đến 2%.
Bảng 2.9: Tổng hợp chỉ số ngành của các công ty tiêu biểu
Đơn vị: phần trăm (%)
Công ty
ROA
ROE
EPS
HSTT ngắn hạn
HS TT nhanh
HSTT tức thời
CTCP Sông Đà 9
11.55%
33.01%
5,278
100.58%
54.15%
15.61%
CTCP Sông Đà 9.01
12.19%
20.93%
3,055
140.82%
20.42%
2.57%
CTCP Sông Đà 6
7.55%
14.75%
4,196
132.86%
81.17%
61.56%
CTCP Xây dựng vinaconex 7
34.69%
11.96%
1,494
159.09%
156.44%
8.21%
CTCP Xây dựng vinaconex 5
3.85%
23.55%
3,680
117.82%
55.21%
19.45%
CTCP Sông Đà 7
6.16%
11.35%
7,340
167.68%
88.33%
65.37%
CTCP Xây dựng vinaconex 3
3.35%
17.87%
3,088
192.42%
149.95%
29.70%
Trung bình ngành
11.33%
19.06%
4,019
144.47%
86.52%
28.92%
(Nguồn báo cáo tài chính công ty)
HSTT: Hệ số thanh toán
Đây là bảng tính chỉ số trung bình ngành tổng hợp từ một số công ty xây dựng tiêu biểu trong ngành. Ta có thể dựa vào bảng số liệu này để so sánh hoạt động của các công ty xây dựng khác trong ngành. Tuy chưa phải là quy chuẩn nhưng hiện nay Việt Nam chưa có một chỉ số trung bình chung cho một ngành cụ thể nào trong nền kinh tế.
Do một số công ty xây dựng khác trong ngành vẫn chưa lên sàn nên nguồn số liệu để tính chỉ số trung bình ngành chưa được chính xác. Tuy nhiên ta vẫn có thể coi đây là một cơ sở để so sánh một công ty xây dựng trong ngành với các công ty khác cùng ngành.
2.2.2/ Các ngành có liên quan
2.2.2.1/ Ngành xi măng
Ngành xi măng Việt nam trong những năm vừa qua đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng ngành xi măng trung bình khoảng 12%. Sản xuất trong nước đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu xi măng trong nước.
Công nghệ sản xuất xi măng ngày càng được hiện đại hóa, sản phẩm sản xuất ngày càng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Như xi măng mác cao P400, PC500, P600 đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho những dự án xây dựng trọng điểm.
Trong một tương lai gần thì ngành xi măng là ngành trọng điểm giúp cho sự phát triển của ngành xây dựng. Đến 2020 Việt Nam
2.2.2.2/ Ngành thép
Ngành sản xuất thép trong những năm gần đây đã được đầu tư phát triển ồ ạt. Về cơ bản ngành thép đã đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Sản xuất thép hiện nay chủ yếu chú trọng vào công nghệ cán thép. Các dự án khai thác quặng thép chưa được chú trọng phát triển.
Công suất sản xuất thép của doanh nghiệp trong nước đã vượt nhu cầu thị trường, nhưng do lượng phôi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, hàng năm vẫn phải nhập khẩu đến 70% dẫn đến giá thép trong nước biến động mạnh và bị chi phối bởi giá thép trên thị trường thế giới.
Bảng 2.10: Công suất nhà máy thép
Đơn vị: triệu tấn
Năm
2005
2010
Phôi thép
1,50
2.00
Cán thép
4,20
6,5
Gia công sau cán
1.00
1,6
(Nguồn chiến lược phát triển ngành thép)
Bảng 2.11: Sản lượng sản xuất
Đơn vị: triệu tấn
Năm
2005
2010
Phôi thép
1,40
1,80
Thép cán
3,00
5.00
Gia công sau cán
0,60
1,50
(Nguồn chiến lược phát triển ngành thép)
Theo quy hoạch phát triển ngành thép đến 2010 thì phải phát triển ngành thép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu…
2.2.2.3/ Ngành cơ khí xây dựng
Đến nay ngành cơ khí xây dựng mới chế tạo được các thiết bị cho sản xuất thủ công nửa cơ giới. Đặc biệt chế tạo chi tiết máy còn kém, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và phụ tùng thay thế, chưa nói đến vấn đề quan trọng hơn là nghiên cứu thiết kế chế tạo ra những thiết bị thi công, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại.
Quy trình sản xuất chưa đủ đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định.
2.2.3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến Cầu
Các quy định của luật pháp: Luật xây dựng , Luật đấu thầu, các quy định về thị trường bất động sản sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường xây dựng.
Quy hoạch phát triển của ngành: Thị trường xây dựng cơ bản các ngành rất lớn, các nguồn vốn đầu tư tập trung mạnh cho các ngành giao thông, thủy lợi, năng lượng trong những năm tới làm cầu tăng mạnh.
Tốc độ đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng năm từ 3% - 6% đã làm cho nhu cầu cao ốc văn phòng, khu đô thị mới tại các thành phố lớn tăng mạnh mẽ khiến cho thị trường xây dựng dân dụng sôi động.
2.2.4/ Thị trường nội địa và thị trường quốc tế
Xuất khẩu sản phẩm dịch vụ: hiện tại ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.
Hiện tại các công ty xây dựng Việt Nam đã thực hiện một số dự án xây dựng hạ tầng giao thông, năng lượng với Lào, Campuchia.
Nhập khẩu sản phẩm dịch vụ thiết bị:
Nhiều tập đoàn, công ty xây dựng công nghiệp nước ngoài đã thâm nhập thị trường xây dựng hạ tầng Việt Nam từ rất sớm. Những công ty này sau khi trúng thầu các dự án đã góp phần chuyển giao những công nghệ xây dựng mới tiên tiến.
Thị trường nội địa: Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển. Trong giai đoạn tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị trường ngày càng mở rộng, vốn đầu tư tập trung với quy mô lớn hơn.
Thị trường quốc tế: Năm 2005 ba thị trường có doanh số lớn nhất Mỹ (1.039 tỷ USD), Nhật Bản (464 tỷ USD) và Trung Quốc ( 241 tỷ USD).
Doanh thu của tốp 100 nhà thầu xây dựng lớn nhất thế giới năm 2005 đạt xấp xỉ 580 tỷ USD.
Thị trường xây dựng Trung Quốc, nước láng giềng những năm vừa qua luôn có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các nhà thầu xây dựng mạnh mẽ hơn các thị trường khu vực ASEAN và Trung Đông.
2.2.5/ Chu kì kinh doanh
Xây dựng luôn đi liền với sự phát triển kinh tế. Xây dựng cơ bản đã phát triển và đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước.
Nền kinh tế phát triển với tốc độ mạnh mẽ trong những năm gần đây, GDP 2007 là 8,48%, làm cho tích lũy vốn trong nước tăng mạnh. Vốn ngân sách, vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài tăng quy mô vốn ODA cho Việt Nam .
Mục tiêu 2020 Việt Nam căn bản trở thành nước công nghiệp, đầu tư cho xây dựng tiếp tục được quan tâm.
Đây là thời kì phát triển trở lại của thị trường xây dựng trong nước sau cuối những năm 2000. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng gia tăng nhanh ở các khu vực chính phủ, tư nhân và vốn ODA.
2.3/ Các phân khúc thị trường
2.3.1/ Các sản phẩm dịch vụ chính
Xây dựng hạ tầng giao thông: Cầu đường, Bến cảng, sân bay.
Xây dựng công nghiệp: các nhà máy điện, nước, khu công nghiệp, nhà máy chế biến công nghiệp…
Xây dựng dân cư: cao ốc văn phòng, khu dân cư…
2.3.2/ Phân khúc chính
Thị trường xây dựng không có ranh giới rõ ràng cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng khu vực khác nhau. Các doanh nghiệp xây dựng có thể thực hiện những dự án trong lĩnh vực chính xong vẫn có thể thực hiện các dự án xây dựng khác.
Xây dựng hạ tầng công nghiệp: Thị trường khu vực này một phần do chính phủ đầu tư, một phần do các chủ đầu tư là công ty tư nhân. Khu vực này có tốc độ phát triển nhanh và khá năng động.
Các dự án lớn do chính phủ đầu tư. Thị trường được mở rộng dần với sự tham gia của tư nhân trong các dự án xây dựng là các chủ đầu tư những dự án nhà máy điện nhỏ, các khu công nghiệp…
Xây dựng dân dụng: Thị trường này có tốc độ phát triển nhanh, cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung bởi các công ty tư nhân, một phần do nhà nước đầu tư. Tốc độ phát triển kinh tếm đô thị hóa nhanh làm cho thị trường này ngày càng sôi động.
2.3.3/ Mức độ cạnh tranh độc quyền
Theo quy định của Luật đấu thầu thì các dự án sử dụng vốn ngân sách từ 30% trở lên phải thực hiện đấu thầu. Các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thường sử dụng vốn ngân sách lớn, và thông qua đấu thầu.
Độc quyền xảy ra giữa các phân khúc chính, những dự án đầu tư bằng vốn ngân sách. Thị trường xây dựng được phân thành các khu vực do từng Bộ ngành làm chủ đầu tư, mỗi Bộ ngành đều có các Công ty xây dựng . Các dự án thường được đấu thầu khép kín giữa các doanh nghiệp trong Bộ ngành.
Khu vực thị trường do vốn đầu tư tư nhân, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ.
Các nhà thầu nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam cùng với sự gia tăng của nguồn vốn ODA và xu thế hội nhập. Cạnh tranh giữa các Tổng công ty trong nước với các tập đoàn nước ngoài là không cân sức. Với công nghệ hiện đại, khả năng tài chính và một phần quy định của nguồn ODA, các tập đoàn nước ngoài đã trở thành nhà thầu chính, các Tổng công ty , công ty trong nước đã trở thành những nhà thầu phụ.
2.3.4/ Theo địa lý
Bảng 2.12: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo vùng
Đơn vị: tỷ đồng
Các công ty xây dựng tập trung tại các vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các thành phố lớn số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng tập trung lớn nhất.
Theo thống kê, đến năm 2005 tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Giá trị sản xuất tại hai vùng Đồng bằng Bắc Bộ, và Đông Nam bộ chiếm trên 60% giá trị sản xuất ngành xây dựng .
2.4/ Hoạt động của ngành
2.4.1/ Rào cản gia nhập ngành: Vốn lớn, Nợ đọng
Ngành xây dựng đang ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp được thành lập tăng mạnh qua các năm, theo thống kê riêng Tp. Hồ Chí Minh có đến gần 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bị chi phối mạnh bởi quy mô công ty. Vốn đầu tư cho thiết bị máy móc, cho hoạt động rất lớn, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các đặc điểm là các công trình xây dựng cơ bản luôn có thời gian dài, giải ngân và thanh quyết toán chậm.
Lao động cũng là vấn đề của các doanh nghiệp , do đặc điểm luôn phải di dời địa bàn hoạt động theo công trình, lao động lành nghề luôn trong tình trạng thiếu hụt và biến động.
Quy định trong Nghị định 181/2004/Nđ-cp đã loại bỏ các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính tham gia vào thị trường xây dựng là một rào cản mới cho các doanh nghiệp ngành xây dựng muốn tham gia vào kinh doanh thị trường hạ tầng dân cư.
2.4.2/ Chính sách Thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%
Thuế giá trị gia tăng: 10%
2.4.3/ Quy định pháp lý trong ngành
Luật Xây dựng : Số 16/2003/QH11 Ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003
Luật Đấu thầu: Số 61/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
Luật nhà ở: Số 56/2005/QH11 Ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật kinh doanh Bất động sản: Số 63/2006/QH11 Ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006
Luật đầu tư: Số 59/2005/QH11 Ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
Nghị định số 209/2004/ND-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình.
Nghị định số 8/2005/ND-CP ngày 24/012005 về Quy hoạch xây dựng.
Nghị định số 16/2005/ND-CP ngày 7/02/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 46/2005/ND-CP ngày 6/4/2005 về Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng .
Nghị định số 46/2005/ ND-CP ngày 6/04/2005 về Cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng .
Nghị định số 02/2006/ND-CP ngày 5/01/2006 về Ban hành quy chế khu đô thị mới.
2.4.4/ Cơ cấu chi phí
Chi phí nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất từ 60% - 65% và có xu hướng tăng do giá xi măng, thép.
Chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chiếm một phần lớn từ 2% - 3% doanh thu.
Ngành xây dựng với đặc trưng sử dụng nguồn nguyên vật liệu lớn, trong khi nguồn nguyên liệu mới giá thành thấp chưa được nghiên cứu sử dụng, vẫn chủ yếu là nguyên liệu phổ thong, nên chi phí sản xuất cao.
Giá vốn hàng bán chiếm từ 80% - 90%, trong đó chi phí nguyên vật liệu từ 50% - 60% trong cơ cấu giá vốn hàng bán.
Chi phí tài chính chiếm từ 2% - 3%. Đối với các nhà thầu xây dựng cơ bản, chi phí lãi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn. Do các dự án cơ bản thường dùng vốn ngân sách, cơ chế giải ngân, thanh toán chậm làm cho các nhà thầu phải vay nợ ngân hàng khá lớn.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp chi phí bán hàng gần như không có. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong xây dựng dân dụng, chi phí bán hàng chiếm từ 0,5% - 1%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 3% - 4% doanh thu. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ lớn hơn nhiều.
2.4.5/ Mức độ tập trung vốn: gia tăng mạnh
Nguồn vốn đầu tư đã tăng lên 2,7 lần trong 5 năm qua, năm 2003 sụt giảm nhưng lại hồi phục mạnh vào năm 2004 với tốc độ tăng 23,3%.
Ngành xây dựng nhu cầu đầu tư cho công nghệ, máy móc thiết bị là rất lớn. Các doanh nghiệp muốn thắng thầu các dự án lớn phải có khả năng tài chính mạnh nếu không chỉ là những nhà thầu phụ.
2.4.6/ Nguồn lao động
Theo thống kê đến năm 2005 khu vực xây dựng sử dụng xấp xỉ 2 triệu lao động, trong đó thường xuyên là khoảng 1,4 triệu.
Hàng năm số lượng kỹ sư xây dựng do các trường đại học trong nước cung cấp khoảng 3000 đến 5000, các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề cung cấp lượng lao động khá lớn.
Dù vậy lực lượng lao động vẫn chủ yếu chưa qua đào tạo, lao động phổ thong còn thiếu. Tình trạng các công ty xây dựng sử dụng một lượng nhỏ kỹ sư, công nhân lành nghề có hợp đồng, còn lại tuyển dụng lao động phổ thong theo thời vụ, khi có việc thì làm, khi không có việc thì cho nghỉ khá phổ biến.
Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đã thể hiện trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Bộ xây dựng : “ Phát triển đội ngũ lao động thuộc các lĩnh vực của ngành xây dựng một cách đồng bộ, đủ trình độ và hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có khả năng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ và khoa học xây dựng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của ngành xây dựng trong nước và tham gia cạnh tranh có hiệu quả trong thị trường xây dựng khu vực và quốc tế; góp phần hoàn toàn thắng lợi sự nghiệp CNH và HĐH Đất nước.”
2.4.7/ Ứng dụng và phát triển công nghệ trong ngành:
Tuy đã lớn mạnh về nhiều mặt nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của lực lượng xây dựng nước ta còn yếu kém. Hiện ngành xây dựng mới chỉ tiếp cận được các công nghệ phổ thong của thế giới chứ chưa phải công nghệ đỉnh cao.
Nhiều công trình lớn đã áp dụng những công nghệ xây dựng tiên tiến như: Hầm Hải vân, Cầu dây văng, Cảng biển, nhưng chủ yếu thực hiện là do các tập đoàn nước ngoài. Chúng ta chỉ học hỏi qua những cơ hội thực hiện được.
Xu hướng phát triển công nghệ trong ngành được thể hiện qua chiến lược phát triển khoa học công nghệ xây dựng .
Thiết kế, kiến trúc, quy hoạch.
Sử dụng công nghệ tin học tiên tiến và tự động hóa, áp dụng công nghệ sạch, bảo đảm vệ sinh môi trường. Tăng cường hàm lượng khoa học của các sản phẩm thiết kế, quy hoạch phù hợp với tiến bộ KHC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3.DOC