CÁC NỘI DUNG CHÍNH
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ 1
1.Nguồn gốc của thuế 1
2.Khái niệm 2
3.Các đặc trưng cơ bản của thuế 2
4. Phân loại 5
II. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM 9
III. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11
1. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN 11
2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội 15
3. Góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội 20
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào thu nhập cá nhân gồm: tiền lương, tiền công, lợi tức cổ phần và các khoản thu nhập khác.
Thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập)
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT): là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Ba mức thuế VAT như sau:
Mức thuế 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu phần mềm, các dịch vụ cho công ty hoạt động trong khu chế xuất, hàng hoá do nhà thầu phụ sản xuất và hàng của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bán cho khác hàng là người nước ngoài nhưng giao nhận tại Việt Nam; và các hoạt động xây lắp cho các dự án xây dựng nước ngoài
Mức thuế 5% áp dụng cho khoảng 41 nhóm hàng hoá và dịch vụ như than, máy móc, sản phẩm luyện kim, khuôn đúc, hoá chất, máy tính và linh kiện, chất nổ, săm lốp, que hàn, dịch vụ xây lắp, dịch vụ sửa chữa thiết bị , dịch vụ đăng ký phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm xi măng công nghiệp, nhựa thông, đường, mía, nước uống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, dược phẩm, đồ chơi, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa qua chế biên, máy tính và đĩa vi tính
Mức thuế 10% áp dụng cho 16 hạng mục hàng hoá và dịch vụ đặc biệt cùng với nhóm hàng thứ 17 bao gồm bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào không bao gồm trong hai mức thuế nói trên như kinh doanh vàng, bạc và đá quý, đại lý vận chuyển đường biển, dịch vụ môi giới, ôtô bốn chỗ, dầu mỏ, khí ga, đồ điện tử, thiết bị gia dụng, vải, quần áo, xây dựng, lắp đặt, bưu chính, viễn thông, tư vấn, kế toán, dịch vụ du lịch và vận chuyển đường biển.
Thuế đánh vào tài sản.
VD: Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.
Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại:
Thuế đánh vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải chịu các khoản thuế sau:
Thuế môn bài.
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài nguyên
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Phí, lệ phí khác
Tiền thuê đất
Thuế đánh vào hộ gia đình.
Thuế đánh vào sản phẩm:
VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)….
Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế.
Ví dụ: thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản...
Phân loại theo tính chất kỹ thuật
Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế, mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo cách này, thuế được phân thành các nhóm chủ yếu sau:
Thuế trực thu và thuế gián thu
Thuế trực thu
Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế
Ở nước ta hiện nay, thuế trực thu bao gồm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân,
Thuế chuyển quyền sử dụng đất...
Thuế gián thu
Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Ở nước ta hiện nay, thuế gián thu bao gồm:
Thuế giá trị gia tăng
Thuếtiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất khẩu,
Thuế nhập khẩu.
Thuế tỷ lệ và thuế luỹ tiến
Thuế tỷ lệ: là loại thuế áp dụng một thuế suất như nhau đối với mọi đối tượng chịu thuế.
Thuế luỹ tiến là loại thuế áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế.
Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ; đối với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến.
Thuế theo mức riêng biệt hoặc thuế theo giá trị
Loại thuế có mức riêng biệt: (cũng có thể được dịch là thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối)
Nếu trong đó, mức thuế suất được xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bị đánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích...), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng.
Thuế tính theo giá trị:
Là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế.
4.3 Phân loại theo tính chất hành chính
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế được phân thành hai loại:
+ Thuế nhà nước (quốc gia)
+ Thuế địa phương.
Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung - dân chủ: Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địa phương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng. Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiện hành ở nước ta không sử dụng cách phân loại này.
SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM
Dưới thời phong kiến
Nhà Lê đã có hai loại thuế chính là:
Thuế trực thu (thuế than, thuế điền)
Thuế gián thu (đánh vào hoạt động thủ công nghiệp).
Đến thời Nhà Nguyễn, chế độ thuế cũng chia làm hai loại:
Thuế chính phú (thực chất đây là thuế trực thu) gồm các thuế điền thổ, thuế than, thuế tạp dịch
Thuế tạp phú (thực chất đây là thuế gián thu) gồm thuế cảng, thuế quan tân, thuế hầm mỏ, thuế các hộ sản xuất.
Thời phong kiến nửa thuộc địa (từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945)
Một mặt, về cơ bản các loại thuế thời Nguyễn vẫn được duy trì nhưng ở mức độ nặng nề hơn
Mặt khác, thực dân Pháp cho kinh doanh thuốc phiện, mở sòng bạc, quán rượu, tiệm nhảy,… để thu thuế. Ngoài chế độ thuế khóa nặng nề nhân dân còn bị bọn tham quan, ô lại nhũng nhiễu.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ đã hủy bỏ thuế thân, giảm, miễn thuế ruộng đất, thuế môn bài. Chính phủ ban hành các sắc lệnh về thuế nhằm đáp ứng một phần chi tiêu cho kháng chiến chống Pháp, phát triển để sản xuất.
Trong thời gian khá dài, nền kinh tế được quản lý theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Trong cơ chế quản lý này, vai trò của thị trường và hạch toán kinh tế bị coi nhẹ. Ngân sách Nhà nước dưạ vào chế độ thu hoặc bù theo chi tiêu. Vai trò của thuế với ý nghĩa thực sự của nó không quan trọng lắm.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thuế bắt đầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước.
Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam bao gồm:
Thuế giá trị gia tăng
Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế tài nguyên
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Các sắc thuế khác như thuế môn bài, …
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN
Đây là vai trò quan trọng nhất của thuế đối với nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. ngân sách Nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
Thuế chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu NSNN.
Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Vì mang tính không hoàn trả trực tiếp nên nhà nước có thể yên tâm dùng thuế làm công cụ chủ yếu để thu ngân sách, phục vụ các chi tiêu của quốc gia mà không phải lo lắng về nghĩa vụ bồi hoàn hay trả nợ. Hàng năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2008
2009
2010
Dự toán thu NSNN
323.000
389.900
461.500
Thu từ thuế, phí
300.100
364.472
432.536
Thuế/tổng thu NSNN
93%
93.5%
93.7%
(Nguồn: www.mof.gov.vn)
Với việc đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong việc huy động tài chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc gia.
Chủ thể nộp thuế rất rộng.
Hầu hết mọi cá nhân, tổ chức sống, hoạt động và thực hiện các giao dịch trong phạm vi quy định đều phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tài sản nào cũng đều phải nộp thuế trên giá trị hàng hóa đó. Loại thuế không thể tránh được là thuế giá trị gia tăng, ngoài ra còn có thể có thuế xuất nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt.
Khi thực hiện các giao dịch khác liên quan đến tài sản của mình, tổ chức và cá nhân cũng phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, hầu như không ai sống trong xã hội mà không phải nộp thuế cho nhà nước. Từ những người nội trợ, người làm việc văn phòng, doanh nhân cho đến các tổ chức hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận hay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kiếm lời đều phải thường xuyên đóng thuế vào ngân sách Nhà nước.
Đối tượng đánh thuế bao quát toàn bộ nền kinh tế.
Đối tượng đánh thuế trong mỗi nền kinh tế rất rộng lớn và gần như bao quát toàn bộ nền kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Thuế đánh vào tiêu dùng: là loại thuế phổ biến và có tính thường xuyên, ổn định nhất. Không có tổ chức, cá nhân nào có thể tồn tại trong nền xã hội mà không tiêu dùng. Vì vậy, đánh thuế vào tiêu dùng là một chính sách giúp ổn định nguồn thu và tạo tính công bằng xã hội. Mọi hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường đều phải chịu thuế, trong đó, thuế phổ biến nhất là thuế giá trị gia tăng. Tiêu dùng ở đây không chỉ nói đến tiêu dùng cho đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân mà còn nói đến nhu cầu mua sắm nói chung, kể cả mua sắm nguyên vật liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước. Vì vậy, thuế đánh vào tiêu dùng đã tạo nên nguồn thu ổn định nhất cho ngân sách.
Thuế đánh vào tài sản: mọi hoạt động, giao dịch liên quan đến tài sản của tổ chức, cá nhân đều phải chịu thuế của Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, tài sản bị đánh thuế có rất nhiều chủng loại và giá trị thường cao, thêm vào đó, các hoạt động, giao dịch liên quan đến tài sản là rất đa dạng như đăng ký tài sản, thừa kế, biếu, tặng, chuyển nhượng tài sản (nhà, đất, vốn, trái phiếu...), khai thác tài nguyên quốc gia... nên nó tạo nên một nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, trong những tài sản này, thuế thu được từ bất động sản chiếm một tỷ trọng rất lớn. Hàng năm, lượng bất động sản được giao dịch với số lượng rất lớn như mua, bán, tặng, thừa kế… thêm vào đó, đây lại là hàng hóa có giá trị cao nên thuế thu được từ tài sản này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách Nhà nước.
Thuế đánh vào thu nhập: hai loại thuế thu nhập mang tính thường xuyên và ổn định nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh có lãi đều phải trích nộp 25% lợi nhuận của mình vào ngân sách nhà nước. Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định cá nhân có thu nhập trên 4 triệu đồng phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Nhà nước huy động thuế vào ngân sách nhà nước bằng cả hình thức thu trực tiếp lẫn gián tiếp
Nhà nước sử dụng công cụ thuế để thu ngân sách khá triệt để bằng cả hai hình thức là thu trực tiếp (thuế trực thu) và thu gián tiếp (thuế gián thu).
Dù là bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp, mọi đối tượng thực hiện các hoạt động, giao dịch để có được thu nhập, thu được lợi ích đều phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Phương pháp này giúp Nhà nước quản lý rất hiệu quả công tác thu ngân sách của mình, hạn chế tối đa được thất thu ngân sách.
Thuế là nguồn động viên GDP vào NSNN
Thuế là nguồn động viên GDP vào ngân sách nhà nước để chính phủ có tiền
thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu công, nhằm thực hiện việc phân phối lại tổng sản
phẩm cho xã hội. Hiện nay, thuế chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Giai đoạn 2001-2005
Tổng thu nội địa năm 2005 ước đạt 170.500 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ. Hầu hết các khoản thu, sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn đều hoàn thành vượt mức dự toán pháp lệnh và có mức tăng trưởng cao so với năm trước.
Cụ thể là:
Tổng thu NSNN 5 năm ước đạt 770.000 tỷ đồng (vượt 150.000 tỷ đồng) đạt khoảng 25,1% GDP
Tổng số thu thuế và phí 5 năm ước đạt 708.000 tỷ đồng (vượt 148.000 tỷ đồng)
Điều đáng nói là cơ cấu số thu về thuế đã chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng thu nội địa (trừ dầu thô) trong tổng thu Ngân sách Nhà nước đã tăng từ 50,7% năm 2001 lên 55% năm 2005. Ngược lại, thu từ xuất nhập khẩu giảm từ 22,1% năm 2001 xuống còn 17,9% năm 2005. Tỷ trọng nguồn thu từ các cơ sở kinh doanh so với thu nội địa ngày càng tăng, nếu trong giai đoạn 1996-2000 mới chỉ chiếm 66,4% thì đến giai đoạn 2001-2005 đã chiếm tới 71,4%, bình quân mỗi năm tăng 19,9%.
Giai đoạn 2006-2010
Kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2010 do ngành thuế quản lý ước đạt 400,8 nghìn tỷ đồng, vượt 11% so dự toán ngân sách pháp lệnh tăng 21,4% so với năm 2009.
Trong đó :
Thu từ dầu thô ước đạt 70.8 nghìn tỷ đồng, vượt 6,8% dự toán và tăng 17% so với 2009.Sản lượng dầu thô thanh toán ước đạt 14 triệu tấn, bằng 95,4% sản lượng kế hoạch đã đề ra; giá dầu thô bình quan đạt 78,5 USD/thùng, tăng 10,5 USD/thùng tương đương 15,4% so dự toán.
Thu nội địa ước đạt 330 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ
Với kết quả này, ngành thuế đã hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tổng thu nội địa 5 năm ước đạt 1.551 nghìn tỷ đồng, bằng 116,5% so với dự toán, vượt 2,1% so với mục tiêu đề ra, tăng gấp 2,5 lần so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng thu bình quân đạt 16,5%/năm.
Trong đó:
Thu dầu thô đạt 383 nghìn tỷ đồng, bằng 115,8% so với dự toán, tăng gấp 1,9 lần so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005; thu nội địa trừ dầu đạt 1.168 nghìn tỷ đồng, bằng 116,7% so với dự toán, tăng gấp 2,8 lần so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005; đạt mức tăng trưởng bình quân 22,5%/năm.
Theo tổng cục thuế “Kết quả thu như trên đã góp phần đưa tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 27,9% GDP, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế phí đạt 25,2% GDP, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10 đã đề ra là 21-22% GDP”
Cũng theo Tổng cục Thuế, cơ cấu nguồn thu đã thay đổi theo chiều hướng tích
cực, tỷ trọng thu từ các yếu tố tài nguyên đất đai, dầu thô ngày càng giảm, tỷ trọng thu từ nội lực của nền kinh tế ngày càng tăng.
Cụ thể, tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu ngân sách nhà nước giảm từ 29,8% năm 2006 xuống còn 13,4% năm 2010; tỷ trọng thu nội địa trừ dầu tăng từ 52,0% năm 2006 lên 62,5% năm 2010; tỷ trọng nguồn thu từ khu vực sản xuất kinh doanh trong tổng thu nội địa trừ dầu ngày càng tăng, giai đoạn 2001-2005 chiếm 62,4% thì giai đoạn 2006-2010 tăng lên 67,1%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 22,5%/năm.
Thu sản xuất kinh doanh trong nước (không kể thu từ dầu thô, từ đất đai) tăng từ 2-2,2 lần so với giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng thu bình quân hàng năm tăng từ 15-16%/năm. Tỷ trọng nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước (không kể thu từ dầu thô) trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu chiếm 68%-70%.
Với nhiệm vụ trước mắt, ngành thuế đặt mục tiêu hoàn thành vượt mức ít nhất 5% nhiệm vụ thu ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao là 451,3 nghìn tỷ đồng, trong đó thu dầu thô là 69,3 nghìn tỷ đồng; thu nội địa là 382 nghìn tỷ đồng
Về nhiệm vụ công tác thuế giai đoạn 2011-2015,
Tỷ lệ huy động bình quân từ thuế, phí đạt khoảng 22% - 23% GDP.Trong đó thu từ thuế , phí đạt trên 21% GDP.
Dự toán thu nội địa của cả nước (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) nội địa tối thiểu tăng gấp 1,9 lần so với giai đoạn 2006-2010 và tăng bình quân tối thiểu 17-19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010
Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7-9% so đánh giá ước thực hiện năm 2010( cả hai mức dự toán này đã loại trừ các yếu tố tác động do thực hiện gia hạn thuế trong năm 2009 và 2010)
2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội
Thứ nhất : Thông qua pháp lệnh về thuế, Nhà nước chủ động tác động đến cung - cầu của nền kinh tế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thuế có tác động định hướng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thông qua tác động trực tiếp tới cung- cầu thị trường
Chính sách thuế phải thiết thực, góp phần chuyển được cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu sang cơ cấu kinh tế mới hiện đại, hợp lý và thay đổi được tỷ lệ tương quan giữa các ngành trong GDP, đúng chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc một phần rất lớn vào mối quan hệ cung cầu của thị trường. Có nhu cầu tất yếu đòi hỏi phát triển sản xuất, dịch vụ để đủ cung ứng cho nhu cầu và ngược lại.
Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là làm tăng tổng cung gắn với kích cầu để quá trình chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả tốt. Tổng cầu tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan, chủ yếu là thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả từng loại sản phẩm, cơ cấu hàng hoá trên thị trường…..
Ảnh hưởng của chính sách thuế thông qua các mức thuế, các chế độ miễn giảm, các chế độ quản lý thu thuế khác nhau có vai trò quan trọng đến việc tạo nên tổng cầu theo hai hướng: khuyến khích phát triển hay hạn chế. Thuế cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới cung của thị trường. Đó là việc đánh thuế cao hay thấp vào các yếu tố sản xuất, tiêu dùng, thu nhập.
Đối với sản xuất:
+ Nhà nước sử dụng thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích hoặc hạn chế các ngành sản xuất mong muốn.
Thực tế, đối với các ngành sản xuất yếu kém trong nước, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu kém cả về giá cả và chất lượng, nếu muốn duy trì và phát huy các ngành này, buộc nhà nước phải có chính sách bảo hộ nhất định để hạn chế được tính cạnh tranh gay gắt từ các mặt hàng nhập khẩu cùng loại, và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tăng sản xuất.
Nhà nước có thể điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất sẵn có trong nước theo mức độ tỷ lệ nội địa hoá, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đặc biệt trong tiến trình hội nhập hiện nay, làm cho hàng hoá trong nước có sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
Thông qua thuế nhập khẩu, chính sách thuế sẽ tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường, là công cụ hữu hiệu để hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả sang lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hơn. Đối với những hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu… phục vụ sản xuất, việc đánh thuế với thuế suất thấp có tác dụng làm giảm chi phí “đầu vào” của sản xuất, giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước có điều kiện đổi mới công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đánh thuế hàng nhập cao, giá hàng nhập đắt sẽ khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. Với điều kiện đó, hàng sản xuất trong nước có thế cạnh tranh hơn, giá thành hạ so với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ bị hạn chế do thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế. Hơn nữa nếu các quốc gia quá dựa vào vai trò bảo hộ từ thuế nhập khẩu, không những làm cho chính sách thuế nhập khẩu ảnh hưởng không lợi đến chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước trong bối cảnh mới, mà còn làm cho nền sản xuất trong nước trì trệ, kém phát triển, nhân dân thường xuyên phải dùng hàng hoá với giá đắt và mẫu mã không được đổi mới theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới
Ví dụ: Điển hình là ngành sản xuất ô tô. Theo cam kết WTO, tất cả các loại ôtô chở người đều quy về một mức thuế suất NK là 47%. Trong khi theo cam kết ASEAN/AFTA, ôtô chở người dưới 9 chỗ trong khu vực này NK vào VN sẽ áp mức thuế suất 0% từ năm 2018.
Do đó, hiện nay Việt nam vẫn đang duy trì mức thuế suất NK ô tô rất cao, nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa.
Cụ thể, mức thuế suất ô tô nhập khẩu mới năm 2011 như sau:
Loại động cơ
Dung tích
Thuế NK mới (%)
ThuếTTĐB
(%)
Thuế GTGT (%)
Tổng thuế mới (%)
Thay đổi so với 2010 (%)
Xe 1 cầu
Xe 2 cầu
Xe 1 cầu
Xe 2 cầu
Xe 1 cầu
Xe 2 cầu
Xăng
Dưới 2lit
82(83)
82(83)
45
10
290,3
290,3
0,5
0,5
2-2,5 lít
82(83)
82(83)
50
300,3
300,3
0,5
0,5
2,5-3 lít
77(80)
77(80)
50
292
292
1,7
1,7
Trên 3 lít
77(80)
72(77)
60
311,5
302,7
1,7
2,8
Dầu
Dưới 2lit
82
82
45
10
290,3
290,3
0,5
0,5
2-3lit
50
300,3
300,3
0,5
0,5
Trên 3lit
60
320,3
320,3
0,5
0,5
Thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng năm 2011 cũng duy trì ở mức 150%. Như vậy là rất cao so với mức thuế nhập khẩu ô tô của WTO là 47%.
+ Khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh một số ngành nghề
Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành, vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa..
Chính sách thuế phân biệt theo thuế suất cao, thấp khác nhau đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối với từng sản phẩm, dịch vụ, tuỳ thuộc vào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã hội, tự nó đã có tác dụng điều chỉnh việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong xã hội.
+ Việc áp dụng các hình thức ưu đãi (thuế suất, thời gian miễn giảm thuế…) đối với hàng hoá, dịch vụ phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường sẽ làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ đó giảm xuống. Khi giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Để đáp ứng cho sự gia tăng về cầu hàng hoá, các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn.
+ Ngược lại, khi áp dụng thuế suất cao, giá tăng sẽ có giảm sút về cầu, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tìm lĩnh vực đầu tư mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục đích sản xuất mặt hàng khác có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn.
+ Với chính sách ưu đãi qua thuế suất, thời gian miễn giảm của thuế TNDN, Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài vào những ngành, những lĩnh vực và những vùng cần khuyến khích đầu tư.
Chẳng hạn: áp dụng mức thuế suất thấp và miễn giảm hấp dẫn đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư như các cơ sở sản xuất mới thành lập; đầu tư ở miền núi, hải đảo, các vùng có nhiều khó khăn
- Đối với tiêu dùng
Để hạn chế hay khuyến khích tiêu dùng, Nhà nước xây dựng một biểu thuế phù hợp, tác động trực tiếp đến tâm lý tiêu dùng của người dân.
Ví dụ:
- Đối với mặt hàng hạn chế tiêu dùng là thuốc lá, Nhà nước tiến hành tăng thuế suất từ 30% lên 50% và dự kiến tăng kịch sàn theo quy định của WTO là 100%.
Các nghiên cứu cho thấy, khi giá thuốc lá tăng 10% sẽ làm giảm ít nhất 5% lượng thuốc lá tiêu thụ.
- Hay việc quy định các mức thuế suất đối với thuế thu nhập cá nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng. Thuế tăng cao, đồng nghĩa với việc thu nhập giảm, người dân buộc phải có những điều chỉnh trong chi tiêu thích hợp để hài hòa ngân sách của chính mình.
Mức thuế thu nhập cá nhân lũy tiến tăng dần theo quy định như sau:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/ năm
Phần thu nhập tính thuế/tháng
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Thuế có vai trò phục vụ yêu cầu tài trợ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vai trò tích cực của thuế với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn có thể được xem xét ở góc độ tài trợ. Tài trợ từ thuế được thực hiện bằng phương pháp: trực tiếp hay gián tiếp.
Một là, thực hiện các thuế suất đặc biệt, cho miễn giảm thuế nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế có thêm thu nhập để giải quyết yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hai là, qua nguồn thu tăng nhiều từ thuế, Nhà nước có thêm vốn ban đầu cho các cơ sở, địa phương, vùng lãnh thổ có khó khăn trong việc thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc tài trợ cho các trường hợp dạy nghề để người lao động có trình độ thấp đáp ứng được yêu cầu phục vụ các ngành cần trình độ kỹ thuật công nghệ cao được hình thành trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông – lâm – ngư ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở việt nam hiện nay.doc