MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Nội dung nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Đóng góp 2
PHẦN II : NỘI DUNG 3
I. Tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi Tử 3
I.1 Cơ sở xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử (280? - 233 TCN)3
I.1.1 Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia - Hàn Phi Tử 3
I.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử 4
I.2 Nội dung cơ bản của Pháp Gia - Hàn Phi Tử 4
I. 2.1. Pháp 5
I.2.2 Thế 5
I.2.3. Thuật 6
II: Tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng. 8
II.1 Tần Thuỷ Hoàng Đế (246 - 209 TCN) 8
II.2 Thời đại mới với nhiều thay đổi - cần đến một quan niệm quốc trị mới.9
II.3 Tần Thuỷ Hoàng với triết lý Pháp gia trong nghiệp trị quốc. 10
II. 3.1. Trọng tài dụng người, thâu tóm lục quốc 10
II.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quy ền trung ương 12
II.3.3 Thực hiện, củng cố chế độ trung ương tập quyền 14
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ - KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật, sau có “thế” là để đề cao việc cai trị của người cầm quyền, cụ thể là sự cai
trị của Vua. Đến Hàn Phi Tử ông đề ra “thuật” là đề cao thủ thuật trị nước của Vua.
Hàn Phi Tử thống nhất cả ba nhóm tư tưởng đó, và tư tưởng pháp gia của ông được
thực hiện thịnh nhất vào thời Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính.
I.2.1. Pháp :
Hàn Phi Tử cho rằng, Pháp là luật lệ là những quy tắc, những quy định, được
đề ra để cho mọi người trong xã hội biết mà làm theo, khi đó xã hội sẽ được ổn định
và đi vào trật tự, nó điều chỉnh xã hội từ loạn mà trở nên thái bình. Do vậy, ông nói
“hình pháp là cái gốc của thiên hạ, nó ngăn ngừa việc bạo ngược, làm cho con người
ta biết ghét bỏ điều ác, ngăn những việc ác chưa xảy ra. Hiểu một cách rộng hơn
“Pháp” là đại diện cho một thể chế, một chế độ chính trị.
“Pháp” thực sự là căn cứ khách quan, là tiêu chuẩn đặt rõ phải trái, tốt xấu mà
không bị ảnh hưởng và chi phối bởi tâm lí con người. Thông qua “Pháp”, con người
biết được vai trò bổn phận của mình, biết được những điều nên làm và không nên
làm. Bên cạnh đó, nên vì vốn bản tính là tránh hại cầu lợi “Pháp” đặt ra là luôn luôn
trị được số đông, có thưởng có phạt, khích lệ con người làm theo pháp luật.
Hàn Phi Tử còn đặt ra, thi hành “pháp” thì phải nghiêm minh, không được
dùng tự tư cá nhân, không được tự tư tự lợi, không được tuỳ tiện, tự động thay đổi
“pháp”. Không phân biệt đẳng cấp khi luận tội, và thưởng phạt phải công bằng,
nghiêm minh.
Ta nhận thấy một điều rằng pháp là do nhà vua đề ra, và như thế luật pháp còn
thấp hơn cả vị thế nhà vua.
I.2.2. Thế .
Hàn Phi Tử cho rằng thế là địa vị, là thế lực và quyền uy của người đứng đầu
chính thể, mà cụ thể là địa vị, quyền uy và thế lực của Vua.
Thế là một hệ quả tất yếu khi mà đã đề ra “Pháp”. Có pháp rồi thì phải có
quyền uy có thế lực để ban bố và cho Pháp được thực hiện đúng.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
6
Ông cho rằng thế còn có thể thay thế quyền lực của thánh quyền, thay thế cho
bậc thánh nhân (bậc thánh nhân là quan điểm của Nho giáo). Như vậy Hàn Phi Tử
coi trọng pháp luật hơn đạo đức.
I.2.3. Thuật.
Ngoài “pháp” và “thế” thì rất cần đến thuật. Thuật chính là những phương
pháp những thủ thuật, là mưu lược để điều khiển và giải quyết công việc, là phương
pháp cách thức dùng người khiến người ta thi hành triệt để pháp luật, khiến cho
người ta tận trung tận lực.
Thuật bao gồm ba mặt : “bổ nhiệm”, “khảo hạch” và “thưởng phạt”. “Thuật”
“bổ nhiệm” là phương pháp chọn quan lại : chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đến
đức hạnh dòng dõi. Thuật “khảo hạnh” và “thưởng phạt” là căn cứ theo trách nhiệm
để kiêm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất
nặng.
Thuật không ban bố như Pháp, “thế” “thuật” là của riêng nhà vua. Pháp để trị
dân do quan nắm giữ, còn thuật là để trị quan và chỉ mình vua nắm giữ.
Hàn Phi Tử cho rằng vua phải luôn luôn có “thuật”, và thuật phải luôn di cùng
“pháp”, cùng “thế”. Khi đó vua sẽ có bề tôi tận trung, cótài và tận lực. Và vua thì
không được chia sẻ quyền lực với ai, không được tin ai, không yêu riêng ai, không
ghét riêng ai, không được để bề tôi khinh nhờn, và đặc biệt không được sùng bái quỉ
thần… nếu làm ngược lại, thì thuật bị lộ và không cai trị được nước, được dân.
Đối với văn hoá Thế Giới nói chung và văn hoá Trung Quốc nói riêng, tư
tưởng triết học Pháp gia của Hàn Phi Từ là một sản phẩm lịch sử vô cùng vĩ đại. Về
mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, và là một
trong những công trình đầu tiên của chính trị học Thế Giới. Về mặt tư tưởng nó xác
định trường phái Pháp gia, là một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng Trung
Quốc (Nho gia - Mặc gia - Lão gia - Pháp gia).
Khi tìm hiểu về Pháp gia, một tác phẩm của cách đây hơn 2300 năm, ta chợt
giật mình bởi tính thời sự của nó. Ta cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói
với ngôn ngữ và cách lí luận hôm nay về các quan hệ giữa người với người hôm nay,
không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới, trong đó ta bắt buộc phải thừa nhận rằng
con người viết ra nó thực sự là một thiên tài toàn diện, một đầu óc lỗi lạc nhất của
Trung Hoa và của loài người, con người Trung Hoa đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
7
thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó, để tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho
dân thường trong khuôn khổ thời đại quân chủ.
Ta nhận thấy rằng, phái Pháp gia chủ trương dùng pháp luật để trị nước là vô
cùng đúng đắn. Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung
Quốc. Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ
nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn hoá giáo dục là đi ngược với sự phát triển của
văn minh và làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt.
Tần Thuỷ Hoàng là người đầu tiên thực hiện Pháp trị của Hàn Phi Tử, chủ
trương cai trị bằng pháp chế, đã mang lại cho Tần Thuỷ Hoàng những thành công to
lớn trong việc cai trị Đát Nước : thâu tóm lục quốc, thu giang sơn về một mối, xây
dựng và phát triển một nhà nước tập quyền trung ương đầu tiên của Trung Quốc.
Song cũng bởi chính sách cai trị khắc nghiệt mà Nhà Tần đoản mệnh chỉ tồn tại được
trong 15 năm, và Tần Thuỷ Hoàng bị coi là một hôn quân, bạo chúa.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
8
II. TƯ TƯỞNG PHÁPGIA TRONG NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA
TẦN THUỶ HOÀNG.
II.1. TẦN THUỶ HOÀNG ĐẾ(246 - 209TCN).
Tần Thuỷ Hoàng đế (246 - 209 TCN) là con của Trang Tương Vương nước
Tần, ông họ Doanh tên Chính. Do cha Trang Tương Vương làm con tin của nước
Tần ở nước Triệu, Trang Tương Vương đã lấy người thiếp của Lã Bất Vi là Triệu Cơ
nên Tần Thuỷ Hoàng đã được sinh tại Hàm Đan vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần
Chiêu Vương.
Sau khi trở về nước, Trang Tương Vương được phong vua và Doanh Chính
được phong làm Thái tử. Năm 147 TCN, Tần Trang Vương chết và Thái tử Doanh
Chính lên ngôi Hoàng đế năm 13 tuổi, song mọi quyền lực đều tập trung ở trong tay
tướng quốc Lã Bất Vi. Năm 233-TCN là năm thứ 9 vương triều Tần, Doanh Chính
đã 22 tuổi, lúc đó mới thực sự cầm quyền điều hành Đất Nước. Năm sau Doanh
Chính bãi miễn chức tướng quốc Lã Bất Vi, thế vị trí đó là Lý Tư và tập trung quyền
lực vào tay mình. Tần Doanh Chính bắt đầu sự nghiệp trị quốc của mình
Ngay từ lúc còn nhỏ, Doanh Chính đã được tiếp thu những tư tưởng trị nước
của Nho gia, Mặc gia và Đạo gia, Doanh Chính đã có tư tưởng cởi mở và biết trọng
những kiến nghị của tri thức đương thời. Đây là một nguồn tri thức cho sự nghiệp
Quốc trị của Tần Thuỷ Hoàng sau này. Song Doanh Chính cũng sớm bộc lộ bản tính
độc ác và độc đoán của mình.
Sau khi nắm quyền điều hành Đất Nước, Tần Doanh Chính đã thực sự tiếp thu
một cách sâu sắc tư tưởng dùng pháp chế để trị quốc của Hàn Phi Tử. Có thể coi Hàn
Phi Tử là một tư tưởng gia xuất sắc với tư tưởng pháp trị, và Tần Thuỷ Hoàng là
người đã biến tư tưởng Pháp trị ấy thành hiện thực.
Ông cho rằng thời đại của mình là một thời đại mới, và rất cần đến một quan
niệm Quốc trị mới, và dùng pháp trị để trị quốc là một điều tất yếu. Với tư tưởng
Pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã dần thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa, xây
dựng nhà nước tập quyền Trung ương tuyệt đối, và là nhà nước phong kiến đầu tiên
trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã đưa Tần quốc trở thành một cường quốc vững
mạnh với nền chính trị thống nhất, với một xã hội phát triển. Chính những thành
công đó, cùng với sự cai trị độc ác của Tần Thuỷ Hoàng, mà ông được coi là một vị
“thiên cổ nhất đế”.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
9
II. 2. THỜI ĐẠI MỚI VỚI NHIỀU THAY ĐỔI - CẦN ĐẾN MỘT QUAN
NIỆM QUỐC TRỊ MỚI.
Trong lịch sử Trung Quốc, thời Xuân Thu náo loạn đi qua, nhưng thời Chiến
Quốc (479 - 221 TCN) lại đến, vì nội chiến Trung Quốc vẫn không chấm dứt. Ngũ
Bá (Tề Hoàng Công, Sở Trang Công, Tần Mục Công, Tần Văn Công, và Tống
Tương công) tiếp tục dùng bạo lực để thôn tín lẫn nhau dẫn đến Ngũ Bá hoá thành
Thất Hùng : Tần, Sở, Yên, Tề, Triệu, Hàn và Nguỵ tranh giành quyền lực. Năm 221-
TCN, Tần Vương Chính chinh phục được sáu tiểu quốc gia kia, và tấn bình phong
Chu Triệu để thành lập chế độ quân chủ chuyên chế.
Trước khi thống nhất thiên hạ, Tần Vương Chính có nhu cầu tập trung sức
mạnh quốc phòng để tiêu diệt các đối thủ chính trị (thống nhất chính trị), cũng như
các tư tưởng đối trọi (thống nhất văn hoá) cho nên cần đến một sách lược quốc trị
mới, khác với đường lối nhân trịcủa Khổng Tử hay vô trị của Lão Tử. Cùng với bối
cảnh lịch sử lúc đó (“Thất hùng tranh bá triền miên, mà không có được sự thống nhất
tập trung cao nhất) thì sách lược pháp trị của Hàn Phi Tử (của trường phái Pháp gia)
là vô cùng đúng đắn và hiệu quả để Tần Vương Chính - Tần Thuỷ Hoàng thống nhất
thiên hạ. Tần Vương Chính đã sớm nhận ra và đã áp dụng triệt để sách lược pháp trị
này, và chỉ có Tần Thuỷ Hoàng mới có đủ tài trí, đủ độc ác để sử dụng pháp trị thống
nhất thiên hạ.
Ta đã biết, Hàn Phi Tử là người có công lớn nhất khi đề ra tư tưởng
dùng”Pháp” để “trị” và với người bạn học cũ Lý Tư, ông được coi là người có công
lớn hơn khi cống hiến tư tưởng quốc trị mới cho Tần quốc, nhưng Lý Tư lại là người
trực tiếp tham chính, và đại diện cho hành pháp vào thời Tần Thuỷ Hoàng (bởi Hàn
Phi do đã bị bức tử quá sớm nên danh tiếng của ông chỉ gắn liền với triết lý pháp gia,
thay vì chính trị Pháp gia). Như vậy, Hàn Phi là người đã hệ thống hoá sách lược, áp
dụng pháp thuật vào việc trị quốc, sách lược này hình thành là phù hợp với quy luật
của lịch sử, là đáp ứng được nhu cầu của lịch sử, và nó cũng chính là sản phẩm tất
yếu của lịch sử. Tần Thuỷ Hoàng cùng vị tướng Lý Tư mưu tài đã cụ thể hoá và thực
hiện sách lược này vào việc cai trị Đất Nước. Qua những thành công mà Tần quốc
đạt được, thì đã thể hiện được triết lý pháp gia của Hàn Phi mà Tần Thuỷ Hoàng đã
sử dụng, và khẳng định được rằng, người sử dụng triệt để nhất, hiệu quả nhất triết lý
pháp gia vào việc trị quốc chỉ có thể là Tần Thuỷ Hoàng Đế.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
10
II.3. TẦN THUỶ HOÀNG VỚI TRIẾT LÍ PHÁP GIA TRONG NGHIỆP
TRỊ QUỐC.
Như ta đã biết, Pháp gia của Hàn Phi Tử gồm ba nội dung chính là Pháp, Thế
và thuật. Song ba phạm trù này không tách rời riêng biệt, mà nó có quan hệ móc xích
lẫn nhau, và phát triển cho nhau. Chính vì thế khi thực hiện “Pháp gia” là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa Pháp - Thế - Thuật. Như thế, tư tưởng pháp trị mới được thực sự
thực hiện. Trong mỗi chính sách cai trị Đất Nước của Tần Thuỷ Hoàng, ta đều thấy
rõ có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba phạm trù đó. Cũng như trong mỗi sự phát triển của
nước Tần, đều có những sách lược pháp trị đúng đắn của Tần Thuỷ Hoàng. Thâu tóm
lục quốc, thống nhất thiên hạ là thành công đầu tiên thể hiện rõ triết lí pháp gia của
Hàn Phi Tử trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng, tiếp sau đó là xây dựng nhà
nước tập quyền Trung ương, và thực hiện củng cố chê độ trung ương tập quyền đó.
Đưa Tần Thuỷ Hoàng trở thành đại diện lớn nhất, đưa pháp gia lần đầu tiên được áp
dụng và phát triển cao nhất trong lịch sử Trung Quốc.
II.3.1. Trọng tài dùng người - thâu tóm lục quốc.
Sau khi Tần Vương Chính chính thức nắm quyền thì, các nước Hàn, Triệu,
Nguỵ, Yên, Tề đang trong tình trạng hèn yếu. Nhưng các nước đó vẫn một mực liên
kết với nhau chống lại nước Tần hùng mạnh. Nhiệm vụ nặng nề của Tần vương
Chính là làm gì để thống nhất thiên hạ. Đứng trước nhiệm vụ lịch sử nặng nề, Tần
Vương Chính cảm thấy khó khăn vô cùng, chưa biết phải làm gì và làm như thế nào
để thống nhất Đất Nước. Nhưng cuối cùng Tần Vương Chính cũng hoàn thành được
xứ mệnh đó. Vậy là do đâu ? Có thể nói đó là “thuật” dùng người của ông; trọng
người tài giỏi va dùng họ vào đúng mục đích đúng vai trò và đúng hoàn cảnh lịch sử.
Ví như chuyện nước Hàn cử Trịnh Quốc vào Tần giúp làm thuỷ lợi, danh
nghĩa là thế nhưng trong bụng họ muốn Tấn hao tốn tiền của và nhân lực. Hay như
việc đưa Lý Tư (cũng là người nước Hàn) lên làm tể tướng thay Lã Bất Vi… đã làm
cho các bậc quần thần bất mãn đòi phải “tống cổ hết lũ tàn khách nước ngoài” [
189] bởi họ sợ lại có những tập đoàn hoành hành, thao túng như tập đoàn Lao, Lã
trước đây. Tần Vương Chính đã có “lệnh đuổi khách” nhưng ông đã thu hồi lại lệnh
đó sau khi nghe lời can ngăn của Lý Tư. Trên thực tế, Tần Vương Chính đã nhận
thấy Trịnh Quốc là một nhà xây dựng giỏi, việc xây dựng và tu sửa các công trình
thuỷ lợi cho nhà Tần, càng làm cho kinh tế nước Tần phát triển hơn, và đó sẽ là cơ sở
để nước Tần thống nhất Trung nguyên.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
11
Ví như chuyện sau khi Tần Vương Chính thu hồi lệnh đuổi khách, ông đã tiếp
thu ý kiến của một nhân vật trụ cột ở nước Nguỵ là Liễu về tình thế trước mắt. Rằng
với thực lực của mình, nước Tần tiêu diệt sáu nước phía Đông là chuyện không khó,
nhưng các nước chư hầu hợp lực cùng nhau chống Tần sẽ là trở ngại lớn nhất cho
việc thống nhất Đất Nước. Từ đây ông đã nhận thấy cần phải phá vỡ mối liên minh
này, bằng cách phải li gián quân vương các nước, và cử Tướng giỏi áp cảnh tiêu diệt
các nước Tần Vương Chính đã để cho Liễu làm thái uý thống lĩnh binh quyền, và Lý
Tư lập phương pháp thi hành cụ thể, cuối cùng kế hoạch của Tần Thuỷ Hoàng đã
được thực hiện ngay.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, “thuật” trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng không chỉ
là biết dùng người tài trí, mà ông còn có một trí lược, mưu lược thâm cao. Một mặt
ông trực tiếp tấn công các nước chư hầu, mặt khác ông cử thuyết khách đến các nước
hoạt động. Tần Vương còn có những hành động quân sự kèm theo làm áp lực. Tần
Thuỷ Hoàng năm thứ 13 (234 TCN) ông tiến đánh Hàn không chỉ mong thu phục
Hàn mà mụcđích là muốn có được Hàn Phi Tử - người đã mang sách lược pháp trị
đến cho ông.
Đối với đời sống chính trị trong nước, ông cũng luôn biết lắng nghe ý kiến
của những bậc cao nhân, hiểu biết : Như kế sách lấy vàng ngàn cân để phá hoại liên
minh bốn nước Yên - Triệu - Ngô - Sở của Diệu Cơ, hoặc giả phải căn cứ vào tài
năng mà dùng người, đừng nên “cầu toàn trách bị”. Đặc biệt là tư tưởng Pháp trị của
Hàn Phi.
Như vậy với thuật dụng người tài trí và mưu lược thâm cao, mà trong suốt 10
năm, từ Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 16 đến năm thứ hai mươi sáu (230 - 221 TCN).
Tần Vương Chính đã cất quân tấn công các nước chư hầu, thống nhất Đất Nước.
Trong vòng mười năm, bằng tài mưu lược của mình, Tần Vương Chính đã kết thúc
cục diện phong kiến cát cứ hàng bảy - tám trăm năm kể từ thời Tây Chu - Xuân Thu
- Chiến Quốc. Lần đầu tiên nước Trung Hoa được thống nhất thu về một mối. Tần
Vương Chính thuận theo yêu cầu phát triển của lịch sử, hoàn thành thống nhất Đất
Nước một sứ mệnh nặng nề mà lịch sử giao phó, lập nên kì tích bất hủ trong sự phát
triển của lịch sử. Tần Thuỷ Hoàng đã thể hiện được cái uy cái “thế” của một bậc
quân vương.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
12
Sau khi thống nhất Đất Nước, Tần Thuỷ Hoàng xây dựng một nhà nước tập
quyền trung ương, lúc này “pháp” là một phương tiện vô cùng quan trọng để cai trị
Đất Nước và cũng từ đấy, “thể” và “thuật” của ông được đưa lên vị trí cao nhất.
II.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương.
Tần Vương Chính thâu tóm lục quốc, thống nhất thiên hạ, xây dựng một quốc
gia rộng lớn, Hàm Dương làm kinh đô, đất đai chạy dài phía đông đến biển, phía tây
đến Lâm Thao Khương trung (cao nguyên Cam Thanh), phía nam đến miếu cửa nhà
quay mặt về hướng Bắc, phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới, Nam theo Âm Sơn
đến tận Liêu Đông. Lịch sử đã viết sang trang mới. Nhưng xây dựng một nhà nước
như thế nào, cho phù hợp với một thời thế mới, là một điều rất quan trọng. Trong các
đại thần đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Thừa tướng Vương Quán cho rằng nên
theo chế độ phân phong, Đình uý Lý Tư chủ trương xây dựng một nhà nước có nhiều
quận, huyện, trung ương tập quyền. Đứng về mặt lịch sử, Tần Vương Chính thấy rõ
căn bệnh cổ hữu của phân phong là chính quyền phân tán, cát cứ từng vùng gây ra
chiến tranh liên miên, lập các nước chư hầu là lại đi theo lối cũ, là như gieo mầm hậu
hoạ. Trên cơ sở nước Tần, Tần Vương chính quyết định xây dựng một nhà nước
trung ương tập quyền. Từ đây, ông xác lập vị trí cao nhất cho địa vị, thế lực và uy
quyền của mình. Điều này là phù hợp với “Thế” của tư tưởng pháp gia, và sách lược
pháp trị của Hàn Phi Tử.
Việc đầu tiên ông làm là đổi vương hiệu thành Hoàng đế. Ông cho rằng, lúc
này, sáu tiểu vương đã bị diệt, thiên hạ nhất tôn. Hơn nữa hiệu Vương từ thời Ân,
Chu đến nay không còn xứng đáng với công lao cao quí của mình, bởi vậy cần phải
thay đổi danh hiệu, xác lập uy quyền tuyệt đối của người thống trị cao nhất. Cuối
cùng đã đổi “mệnh” thành “chế” (mệnh lệnh của vua ban ra gọi là chế thư) đổi
“lệnh” thành “chiếu” (chiếu thư), từ này thiên tử tự xưng là “trẫm” để biểu thị sự độc
tôn vô nhị. Còn như đế hiệu, tần vương Chính tự nhận mình “đức” bằng cả Tam
Hoàng, càng cao hơn ngũ đế, từ trước tới nay chưa có bậc đế vương nào có công đức
ấy, bởi vậy là nguyên thủ quốc gia, ông lấy hiệu là “Hoàng Đế”, và trở thành vị
Hoàng Đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Từ đây, ông phế bỏ việc đặt”Pháp thuỵ”
cho mỗi bậc quân vương sau khi qua đời, ông tự xưng là “Thuỷ Hoàng đế”, các triều
sau cứ theo số mà tính : Nhị thế - Tam thế đến vạn thế truyền mãi mãi như vậy Tần
Thuỷ Hoàng đã iếp thu tư tưởng “Thế”, trong pháp gia, xác lập vị thế cao nhất cho
mình, thể hiện cái uy quyền tuyệt đối trong những ngày đầu cai trị Đất Nước.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
13
Thứ đến là ông kiện toàn tổ chức Trung ương tập quyền. Người thống trị cao
nhất của Đất Nước là Hoàng Đế. Dưới hoàng đế là cơ cấu chính quyền trung ương,
do “Tam công” phân quản. Thừa tướng đứng đầu trăm quan, giúp Hoàng đế xử lí đại
sự quốc gia, Thái uý đương đầu các quan võ, nắm giữ việc quan ; ngự cử đại phu phò
ta thừa tướng nắm giữ sổ sách tấu chương, giám sát quan lại các cấp. Dưới “tam
công” có “cửu khanh”, là người trông coi cụ thể mọi công việc của các quan lại (…) .
Song Hoàng đế trực tiếp phụ trách tam công, cửu khanh, và là người quyết định mọi
việc quan trọng nhất của Đất Nước. Rõ ràng, Tần ThuỷHoàng đế đã xác lập vị thế
cao nhất cho mình, là người có quyền lực tập trung cao nhất, nó làm nên đặc điểm
nổi bật nhất của chế độ trung ương tập quyền.
Tiếp đến là kiện toàn cơ cấu hành chính các cấp ở địa phương. Bãi bỏ chế độ
phân phong, tiếp tục kiện toàn cơ cấu hành chính hai cấp quận, huyện, và đứng đầu
quận huyện là quan lại. Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn các quan lại
trong cơ cấu chính quyền từ Trung ương đến quận huyện. Quan lại được hưởng bổng
lộc khi làm tốt vai trò của mình, và sẽ bị phạt khi không làm tốt trách nhiệm của
mình. Thông qua bộ máy quan liêu đó, quyền uy của Hoàng đế đến tận các địa
phương, thực hiện sự thống trị nhất quán từ trên xuống dưới, trong cả nước.
Tần Thuỷ Hoàng đế cho tăng cường xây dựng quân đội, ông xác định đây là
lực lượng chính để bảovệ Đất Nước, là bộ phận chủ yếu của chính quyền một nước.
Tần Thuỷ Hoàng qui định con trai 23 tuổi trở đi phải làm binh dịch hai năm, một
năm canh giữ kinh thành, một năm trấn thủ biên cương. Quân đội có cả bộ binh và
thuỷ quân. Hoàng đế cũng nắm cả quân đội.
Đặc biệt, Tần Thuỷ Hoàng đã cho soạn thảo pháp luật. Để duy trì đặc quyền
của giai cấp địa chủ, nhà nước đã soạn thảo pháp luật với nhiều hình phạt, có hơn ba
mươi điều, như “điều luật”, “quân tước luật”, “tư không luật”, “công luật”, “đạo”,
“tặc”, “liên toạ pháp” bao gồm các luật pháp về chính trị, kinh tế, quân sự. Về hình
phạt thì lấy trọng hình làm chính, gồm có tị, cung, hình, khí thị, yêu, trảm (xẻo múi,
ai phạm tội dâm con trai cắt dái, con gái giam trong cung, thích chữ vào mặt, hành
hình giữa chợ chém ngang lưng). Chủ trương dùng những hình phạt nặng nề, tàn
khốc để trấn át nhân dân, (…) . Được tiếp thu tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, Tần
Thuỷ Hoàng thấy rõ sự đúng đắn và hiệu quả khi dùng pháp luật cai trị Đất Nước. Từ
những qui định mang tình chất đơn giản trong chính trị, kinh tế, Tần Thuỷ Hoàng đã
cho phát triển thành những điều luật pháp luật, nó được ban bố rộng rãi và bắt buộc
mọi người phải làm theo (trừ vua). Để pháp luật thực hiện thì Tần Thuỷ Hoàng đã
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
14
đặt ra những chế độ khen thưởng cũng như những hình phạt. Song ta đã biết những
hình phạt ấy vô cùng độc ác, một mặt những hình phạt nặng nề như thế sẽ buộc
người dân phải thực hiện pháp luật, như thế mới có một xã hội ổn định để phát triển”,
tránh cho con người ta làm điều ác, một mặt sự tàn khốc của hình phạt khiến họ chỉ
vì sợ mà làm theo, trong tư tưởng thì luôn chống lại, đây chính là cơ sở cho những
cuộc nổi loạn chống lại triều đình. Song ban bố pháp luật và dùng hình phạt để pháp
luật có hiệu lực đó là một điều phù hợp với qui luật xã hội, và phù hợp với chính
sách pháp trị của Hàn Phi Tử. Bên cạnh đó, nó đã giúp Tần Thuỷ Hoàng đưa triều
Tần trở thành một Vương triều hưng thịnh, phát triển và ổn định nhất trong lịch sử
Trung Hoa (thời kì đó) cho dù triều Tần cũng chỉ tồn tại được 15 năm (221 - 206
TCN) vì chế độ hà khắc ấy.
Sau khi xây dựng nhà nước tập truyền Trung ương, Tần Thuỷ Hoàng ra sức
thực hiện và củng cố chế độ trung ương tập quyền đó. Qua đây, thế thuật trị nước của
tần Thuỷ Hoàng được thể hiện rất rõ.
II.3.3. Thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền.
Khi diệt trừ xong tình trạng phân phong,và cục diện phong kiến cát cứ hàng
mấy trăm năm, Tần Thuỷ Hoàng mới xác lập lên chế độ trung ương tập quyền. Đứng
trước thế lực mới, bọn quí tộc cũ, bọn thư sinh thủ cựu ở sáu nước từng bị tiêu diệt,
vẫn có thái độ thù địch và bất mãn. Bởi vậy cần phải cứng rắn hơn nữa với các thế
lực truyền thống cũ kĩ này. Cần có nhiều biện pháp thúc đẩy chính quyền mới phát
triển, cần phải có nhiều “thuật” củng cố nền chính quyền mới, và giải quyết các nhân
tố thù địch bất lợi với chế độ trung ương pháp quyền.
Việc trước tiên cần làm là tiêu diệt những thế lực cát cứ còn rơi rớt lại. Đầu
tiên, ông cho dời các nhà quí tộc bọn hào phú khắp trong thiên hạ về Hàm Dương.
Như vậy họ phải dời bỏ quê hương, ảnh hưởng chính trịvà tiềm lực kinh tế bị giảm
sút, không còn điều kiện để ngóc đầu dậy phản kháng, và đặc biệt, nhà nước Trung
ương tập quyền trực tiếp khống chế giám sát họ. Sau đó ông cho đốt thành tiêu trừ
địa bàn cát cứ, loại trừ mọi địa ban hoạt động của các thế lực phản động. Từ nay giao
thông thuỷ lợi cũng trở nên thuận lợi hơn. Và cuối cùng, để tiêu diệt hết các thế lực
cát cứ, ông cho tiêu huỷ binh khí. Đây là những binh khí còn lại trong tay bọn quí tộc
cũ, ông cho thu lại nhân lúc cho dời dân về Hàm Dương. Từ những “thuật” cai trị đó,
Tần Thuỷ Hoàng đã diệt được sự nổi loạn của bọn quí tộc cũ và ngăn ngừa được sự
phản kháng của nhân dân.
Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng
15
Việc tiếp theo Tần thuỷ Hoàng làm để củng cố chế độ Trung ương là “đốt
sách, chôn sống nhà nho” người đưa ra ý tưởng này là Lý Tư, ông cho rằng bọn bác
sĩ, nho sinh không nhìn thấy rõ chính quyền mới, họ chủ chung phân phong, khôi
phục Lễ trị, căn cứ vào Nho gia kinh điển như thế không có lợi cho chính quyền
trung ương tập quyền, làm nảy sinh trong dân chúng những ý nghĩ bậy bạ… Do đó,
cho đốt hết các sách sử hiện có ở các nước chư hầu, trừ sách sử của nước Tần ; ngoài
những người làm bác sĩ, ai mà còn giữ “kinh thi”, “kinh thư” đều phải đốt hết ;
những ai bàn luận về “Thi”, “thư”, các trước tác nho gia kinh điển thì đem ra chém
giữa chợ ; lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ, và những sách không bỏ là sách
thuốc sách bói, sách trồng trọt, cấm mở trường tư… Tần Thuỷ Hoàng đồng ý, đã cho
đốt sách và chôn sống nhà Nho. Trong lĩnh vực văn hoá, ông đã thực hiện chính sách
chuyên chế về văn hoá, với mục đích tăng cường thống trị, củng cố trung ương tập
quyền ngay từ mặt ý thức, “để thiên hạ hết lấy đời xưa mà chê đời nay”. Nhưng mặt
khác lại là sự huỷ diệt một nền văn hoá cổ đại, là một tổn thất nặng nề nhất cho nền
văn hoá Trung Quốc, và Tần Thuỷ Hoàng trở thành kẻ chống lại sự phát triển của
văn hoá.
Việc kế tiếp, Tần Thuỷ Hoàng cho thống nhất các loại chế độ. Lấy chế độ của
nước Tần (trước đây), làm tiêu chuẩn, chỉnh đốn lại chế độ mọi mặt văn hoá,
chínhtrị, kinh tế. Ông mệnh lệnh cho mọi người cày ruộng phải báo số lượng đất đai
của mình để pháp luật thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất, song buộc nông dân với đất
đai, ổn định trật tự phong kiến và đặt ra thuế má. Ông thống nhất tiền tệ, đó là một
loạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp gia và tư tưởng Pháp gia trong nghiệp trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng.pdf