Ở đây các giao dịch chứng khoán được tập trung tại một địa điểm. Các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Thị trường tập trung được sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ( mà trực tiếp là UBCKNN). Mọi hoạt động diễn ra trên thị trường tập trung đều chịu sự điều chỉnh của cơ quan cấp trên.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh : là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý và thực hiện giao dịch đối với các loại chứng khoán được UBCKNN cấp phép niêm yết. Đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu được quy định trong Thông tư 59/2004/TT – BTC ngày 18/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK tập trung.
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tự do ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho mọi người e dè với TTCK, người dân còn ngập ngừng trong việc đầu tư chứng khoán, coi việc đầu tư chứng khoán như một trò chơi đỏ đen, rất rủi ro. Họ tìm đến đầu tư các lĩnh vực khác quen thuộc hơn. Do đó, có thể nói khi TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, số lượng nhà đầu tư là rất ít ỏi. Chủ yếu là tầng lớp khá giả, đã có của ăn của để.
Bước sang năm 2006, TTCK VN bùng nổ, mọi người biết đến chứng khoán nhiều hơn, tin chứng khoán được truyền thông trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, lúc này mọi người đổ xô nhau đi chơi chứng khoán, “nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán”, khiến cho việc đầu tư chứng khoán trở thành một hiện tượng của năm. Số lượng các nhà đầu tư tăng lên từng ngày. Tại các sàn tập trung, lúc nào cũng chật cứng các nhà đầu tư tới theo dõi bảng điện tử. Số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đến cuối tháng 12/2006 là gần 100.000 (tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thị trường), trong đó các nhà đầu tư là tổ chức là 502.
Sự nổi dậy của TTCK ở Việt Nam có hai mặt. Mặt cơ bản và quan trọng nhất là dân chúng đã biết thêm một cửa ngõ dùng tiền dư, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu (bonds) để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ doanh nghiệp bằng cách bỏ vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng lập doanh nghiệp.
Bảng dưới đây cho thấy ở Việt Nam tổng số tiền để dành (ngắn, trung và dài hạn) trong ngân hàng hiện lên tới trên 15 tỷ đô la Mỹ năm 2006 và tăng rất nhanh (coi biểu đồ 1). Điều này cho thấy TTCK có cơ hội phát triển vì nguồn vốn sẵn có trong nền kinh tế tăng mạnh.
Biểu đồ 2.2: Tài khoản để dành của Việt Nam
Nguồn: Số liệu tài khoản để dành từ Asian Development Bank, Key Indicators 2006. GDP từ Liên Hợp Quốc. Thời giá chứng khoán từ US Bureau of Census, Statistical Abstract of the US.
Cùng với sự tăng lên đáng kể của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Trong những tháng cuối năm 2006 - đầu 2007, giá trị cổ phiếu Việt Nam tăng 19%. Đó là mức tăng ngoạn mục mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không quan tâm. Cổ phiếu ở Việt Nam nhìn chung không quá đắt, mà quản trị của các doanh nghiệp hàng hiệu trên TTCK lại tốt hơn các công ty trong khu vực như ở Trung Quốc. Đó là chưa kể tỉ lệ cổ phiếu của một công ty niêm yết mà nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ ở Việt Nam tối đa tới 49%, trong khi của Trung Quốc chỉ 30%. Đây chính là một lợi thế của TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện ở: Môi trường chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng mạnh; cam kết hoàn thiện môi trường đầu tư của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường đầu tư; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, điện lực, viễn thông......Và sức hấp dẫn thực sự của chứng khoán Việt Nam chính là mức tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng. Mức tăng trưởng lợi nhuận của các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang là 25-30% và sẽ còn cao hơn vào năm tới. Ngay trong tuần lễ diễn ra cuộc họp cấp cao APEC, tổng giá trị giao dịch hàng ngày của sàn TP.HCM đã tăng từ mức trung bình 8,1 triệu USD trước đó lên 14 triệu USD. Các nhà đầu tư nước ngoài trong 90 ngày đã góp thêm vào giá trị mua cổ phiếu niêm yết 123 triệu USD và hiện họ đang nắm giữ 31% chứng khoán trên sàn. Họ hiện có khoảng 1700 tài khoản giao dịch và 23 quỹ ĐTNN với quy mô vốn ước tính đạt 2,3 tỷ đôla, gần 50 tổ chức ĐTNN mở tài khoản hoặc uỷ thác đầu tư trên TTCK. Điều đó cho thấy, mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ và rõ ràng Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn nhất châu Á. Nhiều công ty nước ngoài đang thực hiện chủ trương xin thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để chuẩn bị tham gia TTCK.
Tờ "Người quản lý" của Thái Lan số ra ngày 2/4 nhận xét các nhà đầu tư nước ngoài đang "sốt sắng" vào Việt Nam vì đây là đất nước có nền kinh tế phát triển mạnh, lực lượng lao động dồi dào và là nơi tiêu thụ hàng hoá lớn của thế giới. Theo Ngân hàng thế giới (WB), các nhà đầu tư nước ngoài hiện đầu tư khoảng 4 tỷ USD trong tổng số 24,4 tỷ USD đầu tư hiện nay trên TTCK Việt Nam (trích trong Bản báo cáo Cập nhật tình hình Đông Á – Thái Bình Dương vừa được WB công bố ngày 5/4)
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự tham gia vào TTCK VN của nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Merrill Lynch, City Group và JP Morgan, Công ty tài chính quốc tế (IFC)... Đây là tín hiệu tốt cho thị trường về một sức cầu tiềm năng, Sự tham gia của các tổ chức này TTCKVN là một lời minh chứng đáng tin cậy hơn bất kì một lời quảng bá nào về TTCK VN đối với giới tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, dòng vốn chảy vào thì bất kì lúc nào nó cũng có thể chảy ra. Đó là hiện tượng dòng vốn chảy ngược ra nước ngoài. Đây là bài học cay đắng nhất của cơn bão tiền tệ năm 1997, phải luôn luôn đề phòng. Do mọi việc nằm trong tầm kiểm soát, nên mặc dù những ngày gần đây vốn nước ngoài mua cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đã nhiều hơn ở Đài Loan, Chính phủ và UBCKNN thấy chưa cần phải áp dụng những biện pháp kiểm soát mới. Quyết định này có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là nền kinh tế đang phát triển năng động, xuất khẩu và khả năng thu hút FDI tiếp tục tăng, chế độ chính trị ổn định, quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Song để giành chủ động, thiết nghĩ Nhà nước phải tập trung hơn nữa vào hướng chính là: lo tăng “cầu” về đầu tư cho các dự án kinh tế khả thi với một tầm nhìn chiến lược mới và quyết tâm đổi mới thể chế quản lý theo khuôn khổ WTO mà ta đã cam kết.
Tuy là phát triển siêu nóng, song TTCK Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé so với nhiều TTCK ở các nước chung quanh, nhỏ bé so với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Lượng vốn nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn ở quy mô nhỏ bé tương ứng. Việc hấp dẫn khối lượng vốn nước ngoài lớn hơn nữa từ những “đại gia” tầm vóc quốc tế tham gia TTCK nước ta là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển mang tính chiến lược của đất nước
-Khuôn khổ pháp lý
Cùng với sự phát triển của các sự kiện diễn ra trên thị trường thì hệ thống pháp lý của TTCK VN cũng được hoàn thiện dần. So với thời kì ban đầu thành lập Nghị định số 48/1998/NĐ – CP tồn tại là khuôn khổ pháp lý đầu tiên cho TTCK thì đến nay Luật chứng khoán đã ra đời với bước đầu đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2007. Luật chứng khoán là văn bản cao nhất về chứng khoán và TTCK. Luật chứng khoán ra đời thúc đẩy TTCK và tăng khả năng hội nhập. Điều này đảm bảo một TTCK hoạt động có tố chức, hiệu quả và quản lý một cách chặt chẽ.
-Cơ sở trang thiết bị vật chất kĩ thuật
Từ khi mới thành lập, trang thiết bị vật chất kỹ thuật cho hoạt động của TTCK nói còn nhiều hạn chế . Sự cố sập sàn giao dịch chứng khoán xảy ra ngày 8/12 và lặp lại vào ngày ......... là một minh chứng. Hệ thống giao dịch của chúng ta là hệ thống đã cũ , mua lại của Thái Lan , và nó đã trở nên lạc hậu đối với thị trường. Như vậy , có thể thấy chúng ta cần cải thiện hệ thống trang thiết bị vật chất kỹ thuật cho TTCK cũng như cho hoạt động thanh toán lưu ký chứng khoán , nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của TTCK.
2.1.3. Phân loại TTCK Việt Nam và đánh giá
Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, TTCK VN có thể phân chia thành loại 2 thị trường:
2.1.2.1.Thị trường tập trung (Bao gồm Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Ở đây các giao dịch chứng khoán được tập trung tại một địa điểm. Các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Thị trường tập trung được sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ( mà trực tiếp là UBCKNN). Mọi hoạt động diễn ra trên thị trường tập trung đều chịu sự điều chỉnh của cơ quan cấp trên.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh : là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý và thực hiện giao dịch đối với các loại chứng khoán được UBCKNN cấp phép niêm yết. Đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu được quy định trong Thông tư 59/2004/TT – BTC ngày 18/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK tập trung.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. TTGDCKHN thực hiện các nội dung hoạt động sau:
- Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp : TTGDCKHN cung cấp các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP. Trong đó quy định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK.
-Tổ chức đấu thầu trái phiếu : TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình …
-Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch: thực hiện giao dịch các loại hàng hoá là : Các loại chứng khoán của các công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, chưa thực hiện niêm yết tại TTGDCKTP. HCM, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ đông tối thiểu là 50 người (kể cả trong và ngoài doanh nghiệp) ; Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương
Như vậy, các loại chứng khoán được niêm yết và đăng kí giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán , ngoài việc có được những sự ưu đãi cho chính mình thì cũng phải có nghĩa vụ thực hiện những điều kiện cần thiết do Trung tâm giao dịch chứng khoán yêu cầu.
2.1.2.2.Thị trường tự do
Đây là thị trường giao dịch các loại chứng khoán của các tổ chức phát hành không có đủ điều kiện niêm yết hoặc đăng kí giao dịch tại TTGCK. Đặc biệt, giao dịch trên thị trường tự do diễn ra dưới nhiều hình thức và tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư.
Thị trường tự do nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Nó không bảo vệ cho nhà đầu tư, không có cơ chế thị trường hiệu quả, công bằng và trật tự, cũng không có được sự minh bạch như ở các trung tâm giao dịch chứng khoán. Các quy định của TTCK không được áp dụng bên ngoài các trung tâm giao dịch chứng khoán có tổ chức, và do vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có khả năng quản lý thị trường tự do.
Nét nổi bật của thị trường này là giá cả chỉ được xác định trên cơ sở thoả thuận, điều này tạo cho các nhà môi giới một quyền rất lớn trong việc định giá. Mặc dù hiện nay, có rất nhiều nhà môi giới tham gia hoạt động trên thị trường này nên giá cả cũng tương đối có tính cạnh tranh, nhưng do thị trường này không được quản lý, thông tin đến với nhà đầu tư lại không đầy đủ, thậm chí nhiều khi bi méo mó, nên việc đầu tư vốn vào thị trường này còn rất “mò mẫm” và phụ thuộc nhiều vào sự may rủi.
Giá cả của chứng khoán không niêm yết do những người môi giới đưa lên trang Web để người mua và bán lựa chọn. Khi có người cần mua cổ phiếu nào đó, họ đẩy lên mạng hàng loạt rao bán cổ phiếu này với giá rẻ để gây áp lực tâm lý với người bán. Đến khi cần bán, họ lại tung hàng loạt rao mua với giá cao nhằm kéo giá thị trường. Thế là nhiều nhà đầu tư mua phải cổ phiếu giá quá cao, sau đó mới biết doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và mình bị lừa. Rủi ro của thị trường OTC là như vậy nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn “chơi” bởi họ không cưỡng nổi được “khát vọng” làm giàu. Đồng thời, cứ thấy cổ phiếu ở những lĩnh vực “nóng” như ngân hàng, tài chính, chứng khoán là mua ngay dù giá đã cao ngất ngưởng.
Theo các chuyên gia về chứng khoán, thị trường này hấp dẫn nhà đầu tư bởi sự “tù mù”, tồn tại nhiều hình thức đầu tư, giá cổ phiếu không được niêm yết, người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau... Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường tự do tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Quy mô của thị trường tự do lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường tập trung. Trong số khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, chỉ có chưa tới 3% đã niêm yết, như vậy có thể cho rằng một số lượng lớn cổ phiếu của các doanh nghiệp này đang được mua bán trên thị trường tự do. Mà thị trường này không được kiểm soát bởi các luật lệ chặt chẽ khiến cho thị trường này hoạt động còn lộn xộn, quyền lợi của các nhà đầu tư không được đảm bảo. Chính điều đó đã dẫn tới hoạt động môi giới trên thị trường này rất hỗn loạn, hoàn toàn không thể kiểm soát. Lo lắng chung từ phía quản lý nhà nước cũng như giới doanh nghiệp là thị trường tự do không được kiểm soát này có nguy cơ sụp đổ cao và có thể gián tiếp làm tổn hại cho thị trường chính thức mới manh nha phát triển.
Các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh việc đầu tư trên sàn, đầu tư vào những công ty đã niêm yết, họ còn ở trong trạng thái hứng khởi hơn với thị trường tự do của hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mà có thể sẽ, hoặc rất có thể là không bao giờ, niêm yết trên TTCK một ngày nào đó. Các nhà đầu tư là tất cả các thành phần và đối tượng nhưng đông đảo nhất là giới công chức. Vì sao vậy? Vì đầu tư không niêm yết không đòi hỏi chặt chẽ về thời gian như TTCK đã niêm yết mà cần ở mối quan hệ bạn bè ở mức “thâm giao”.
Một phiên đấu giá gần đây tổng giá trị đã lên tới 170 triệu USD cho một công ty sản xuất cáp đồng có báo cáo tài chính đạt lợi nhuận 1,1 triệu USD trong năm vừa rồi.
Thị trường tự do là 1 dạng “chợ tự do” hợp với sở thích của nhiều đối tượng trong xã hội, dễ giao dịch, dễ làm giàu. Nhưng thị trường tự do cũng chứa đựng nguy cơ rủi ro, thất bại lớn. Vì vậy, các nhà đầu tư cần trang bị một chút kiến thức về TTCK và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hay bán cổ phiếu. Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang nỗ lực trong quản lý công bố thông tin để hạn chế những rủi ro cho nhà đầu tư trên thị trường này.
2.1.2.3.Những đánh giá về TTCK VN
Có thể đánh giá TTCK như một tảng băng mà ba phần nổi là thị trường niêm yết tập trung trên sàn giao dịch và bảy phần chìm là thị trường phi tập trung (thị trường tự do). Thử làm một so sánh để xem có gì khác nhau của hai thị trường này:
-Nếu thị trường niêm yết có khoảng 200 doanh nghiệp thì thị trường tự do có hơn 800 doanh nghiệp (con số thống kê của Hội thảo “Tác động của kinh tế thế giới đến kinh tế- tài chính Việt Nam”). Một thống kê khác cho thấy, Việt Nam đã cổ phần hoá được 3.000 doanh nghiệp sau hơn 10 năm.
-Thị trường chính thức có tổng giá trị niêm yết của các doanh nghiệp là 3,2 tỷ USD, thì thị trường tự do ước tính là 6 tỷ USD (số liệu nghiên cứu của Tập đoàn HSBC Holdings Plc). Một ước tính khác đánh giá thị trường tự do gấp từ 3 đến 6 lần thị trường chính thức.
-Thị trường niêm yết có khoảng 70 CTCK hoạt động thì thị trường tự do có hàng trăm, hàng ngàn nhà môi giới hoạt động tự do, không cần có chứng chỉ của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Thị trường chính thức có khoảng 160.000 nhà đầu tư (tính đến tháng 3/2007), nhưng không thể tính được con số này ở thị trường tự do nơi mà ngoài cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp cổ phần thì bất kỳ ai đều có thể trở thành nhà đầu tư.
-Thị trường niêm yết chỉ có cổ phiếu, chứng chỉ qũy và trái phiếu thì thị trường tự do có thêm cổ phiếu biên lai, cổ phiếu chưa ra sổ, năm thâm niên và cổ phiếu giả...
-Thị trường niêm yết quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin thì thị trường tự do chỉ có những tin đồn.
-Thị trường niêm yết có hàng trăm văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước thì thị trường tự do có 01 văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký công ty đại chúng.
-Các hành vi vi phạm pháp luật cũng chủ yếu diễn ra ở thị trường tự do như rửa tiền, lừa đảo, tung tin đồn…
Nếu nói thị trường niêm yết lớn (mức vốn hóa là 24 tỷ USD) thì thị trường tự do là vô cùng lớn. Nếu nhận định thị trường niêm yết còn thiếu tính minh bạch thì thị trường tự do đang không minh bạch. Khủng hoảng đối với TTCK nếu xảy ra sẽ bắt nguồn từ thị trường tự do. Để phát triển TTCK trước hết phải làm “nổi” tảng băng chìm thị trường tự do
*Dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007
Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam “bùng nổ” và đã gặt hái hết thành công này đến thành công khác mặc dù cũng có lúc “sập sàn”. Dự báo năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2007 sẽ rất thuận lợi vào Việt Nam và cũng tiềm ẩn khả năng rút vốn ồ ạt chuyển ra nước ngoài khi có một “cú sốc” nào đó xảy ra ở thị trường chứng khoán trong nước.
Theo số liệu nghiên cứu của các Tập đoàn HSBC Holdings Plc, tổng giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên sàn tại Việt Nam hiện mới chỉ đạt chừng 3,2 tỉ USD, tổng giá trị các công ty giao dịch trên thị trường OTC cũng không vượt quá 6 tỉ USD. Nếu so sánh với giá trị các công ty niêm yết của Thái Lan là 138 tỉ USD thì con số này quả khiêm tốn. Tuy nhiên, với cú hích Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một số tổ chức đầu tư tài chính vừa đưa ra dự báo rất lạc quan: Đó là giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có sự đột phá mạnh, chiếm tới 20-30% GDP của Việt Nam trong 5 năm tới, thay vì chỉ khoảng 6% như hiện nay.
Năm 2007 và 2008 sẽ có một lượng cung cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi khổng lồ tung ra thị trường chứng khoán Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định (ngày 29-12-2006) phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2007-2010. Bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam sẽ có mặt trên thị trường chứng khoán trong năm 2007. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng sẽ tiếp tục tạo ra một “cơn lốc” tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu và dự kiến đến cuối năm 2007, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng. Trên thị trường trái phiếu, ngoài trái phiếu Chính phủ, năm 2007 sẽ có số lượng rất lớn trái phiếu của các tập đoàn phát hành như Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tập đoàn Dầu khí...
Theo nhận định của một số chuyên gia, tổng giá trị niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2007 sẽ tăng gấp khoảng 3 lần và đến cuối năm 2008 sẽ gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2006.
Phát biểu kết luận Hội nghị tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng: Hoạt động của thị trường chứng khoán đã đi vào thế tăng trưởng, đồng thời đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của thị trường chứng khoán còn gặp những khó khăn nhất định, quy mô thị trường còn nhỏ, tính ổn định và bền vững của thị trường chưa cao, trong khi đó quá trình hội nhập cũng đặt ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động thị trường.
Như vậy, thị trường chứng khoán năm 2007 sẽ còn mở rộng và rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư có thể tránh được rủi ro hay những cú sốc lớn, rất cần những chương trình phổ biến kiến thức về chứng khoán cho đông đảo công chúng. Ủy ban chứng khoán Nhà nước khuyến cáo mọi người hãy mua chứng khoán của tổ chức phát hành đã niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thỏa thuận
2.2.Hoạt động môi giới chứng khoán tự do
2.2.1.Thị trường chứng khoán tự do
2.2.1.1. Sự hoạt động và phát triển của thị trường tự do
Song song với sự phát triển của thị trường chính thức, thị trường tự do cũng đang trên đà phát triển. Thị trường tự do hoạt động bên ngoài sự hoạt động của TTCK chính thức. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của thị trường tự do có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường tập trung
Có thể nói, thị trường tự do ở Việt Nam đã có từ trước khi TTGDCK tp HCM đi vào hoạt động. Ban đầu khi các công ty TNHH, các công ty nhà nước cổ phần hoá, chưa có một địa điểm cụ thể chào bán, giao dịch các loại cổ phiếu của những công ty này. Các công ty này phát hành cổ phần cho các cán bộ công nhân viên công ty hoặc đi tìm kiếm những người mua và mời chào họ. Các giao dịch được thực hiện đơn lẻ giữa hai đối tượng với nhau. Thị trường tự do hình thành từ đây.
Đến khi thị trường tập trung hình thành đánh dấu bằng sự kiện ra đời của TTGDCK tp HCM thì thị trường tự do vẫn không mất đi. Mặt khác, chính sự ra đời của TTGDCK tp HCM đã có tác động không nhỏ kích thích quá trình cổ phần hoá, tăng hàng hoá và sự tham gia của các nhà đầu tư làm cho thị trường tự do giao dịch sôi động hơn.
Từ khi hình thành đến nay, quy mô của thị trường tự do lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường tập trung. Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) thì quy mô giao dịch của thị trường tự do không hề kém Philippines và lớn hơn nhiều so với thị trường niêm yết. Sở dĩ như vậy là vì số lượng hàng hoá được coi là “blue chip” ở thị trường tự do nhiều hơn so với sàn niêm yết. Theo ước tính, khối lượng giao dịch cổ phiếu của thị trường tự do lớn gấp khoảng 3 đến 6 lần so với lượng giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán, và giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi ngày cũng lớn hơn 3 lần. Tuy chưa có con số chính xác về khối lượng cổ phiếu đang được giao dịch ở thị trường này, nhưng ước tính tổng giá trị giao dịch cổ phiếu trên thị trường này lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.
Hiện nay trên thị trường này có rất nhiều cổ phiếu được săn lùng ráo riết . Lý do của hiện tượng này rất đơn giản: chỉ cần nhìn vào chiều hướng tăng giá của các loại chứng khoán trên thị trường chính thức là nhà đầu tư có cơ sở để kì vọng vào sự tăng giá của của các cổ phiếu hứa hẹn lên sàn. Để tham gia thị trường này, nhà đầu tư nhờ những mối quan hệ của mình hoặc là chỉ cần liên hệ với một trong những nhà môi giới trên thị trường (có thể gặp họ dễ dàng trên mạng, trên sàn giao dịch, trong những quán cà phê...) và đưa ra yêu cầu là họ có thể được chỉ dẫn nhiệt tình. Khi các cuộc buôn bán diễn ra dù là trên mạng hay tại các quán trà những người mua sẽ nắm quyền sở hữu các cổ phần cổ phiếu. Người mua hay người bán thường sẽ đến trụ sở chính của công ty để đăng kí chuyển đổi sở hữu. Trong một vài trường hợp, nếu không có đăng kí người bán chỉ việc trao cho người mua một giấy chứng nhận sở hữu kèm theo hợp đồng mua bán.
Trong khi điều đó không có gì phạm luật thì việc mua bán vẫn mang tính rủi ro. Không chỉ vì tính tiềm tàng của việc lừa gạt hay trộm cắp (Các chứng khoán mua bán là giả, đối tượng mua bán không muốn giao dịch chính thức mà chỉ tạo sự “sốt ảo” đối với loại chứng khoán đó.....) mà còn bởi vì tính mù mờ và sự đánh giá phân tích sai lầm. Có thể nói thị trường tự do hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế (thanh khoản kém, thông tin thiếu và nhiễu) và rủi ro (rủi ro thanh toán, lừa đảo). Các công ty niêm yết trên thị trường tự do không có nghĩa vụ về các thông tin về tài chính vì vậy các nhà đầu tư tìm mọi cách để phán đoán tình trạng của công ty xem khoản đầu tư có đúng đắn hay không? Sự phán đoán đó chỉ dựa vào những nguồn tin không chính thức mà họ thu thập được, không phải do chủ thể phát hành công bố nên có thể những phán đoán là hoàn toàn không chính xác. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư của nhà đầu tư.
Không khống chế biên độ, mua bán trao tay, khó xác định thông tin chính xác... những lý do đó khiến giá cả trên thị trường tự do được phát vô tội vạ. Cổ phiếu của một công ty xây dựng ngày 12/3 được một cổ đông lớn bán ra với giá 30.000 đồng, đến sáng 14/3 đã lên tới 42.000 đồng, hôm sau lên 48.000 đồng. Cổ phiếu Vincom từ 160.000 đồng được kéo lên trên 220.000 đồng, chưa đầy hai tuần sau lại xuống 165.000 đồng.
Hiện nay có rất nhiều trang điện tử (Website) tồn tại như một hình thức chợ mua bán chứng khoán không niêm yết. Ví dụ điển hình là trang web www.sanotc.com Đây là trang web được rất nhiều người biết đến với giao diện đẹp mắt, dễ tìm, dễ nhìn. Trang web ra đời tháng 7.2006 tại Hà Nội hiện có khoảng 18.000 người đăng kí sử dụng và đang có thêm 300 người mỗi ngày. Số lượng đăng kí thành viên tăng lên một cách chóng mặt cho thấy tác dụng của hình thức giao dịch điện tử này. Một vài năm trước đây những webiste
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tự do ở Việt Nam.doc