MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Phần I : Thương mại điện tử 4
I- Lý luận cơ bản về thương mại điện tử 4
1) Khái quát về thương mại điện tử 4
2) Hoạt động Thương mại điện tử 4
2.1) Hoạt động chung 4
2.2) Các đặc trưng của thương mại điện tử 4
2.3) Lợi ích của thương mại điện tử 7
2.4) Phương tiện 7
2.5) Các bên tham gia 7
II- Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 7
1) Quá trình phát triển và ứng dụng vào Việt Nam 7
2) Thực trạng của thương mại điện tử ở Việt Nam 8
3) Nguyên nhân 10
4) Một số gợi ý giải pháp 11
Phần II : Thương mại điện tử trong ngân hàng 14
I) Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử 14
1) Khái niệm về ngân hàng thương mại 15
2) Sự hình thành phát triển của ngân hàng điện tử 15
II) Những dịch vụ của ngân hàng liên quan đến thương mại điện tử 16
1) Ngân hàng trực tuyến trên mạng Online Banking hay Internet Banking 16
2) Ngân hàng trực tuyến qua mạng điện thoại di động 17
3) Máy rút tiền tự động ATM 19
4) Các khoản thu phí dịch vụ ngân hàng 19
5) Phát hành thẻ thanh toán hoặc thẻ tín dụng 20
6) Tiền gửi thanh toán 20
7) Cho vay 20
III) Ưu điểm và nhược điểm của E- Banking 20
1) Theo quan điểm của khách hàng 20
2) Theo quan điểm của ngân hàng 21
IV) Thực trạng – giải pháp 22
1) Thực trạng E- Banking 22
2) Một số giải pháp 23
2.1) Đối với Nhà nước 23
2.2) Đối với ngân hàng nhà nước 23
2.3) Các biện pháp thực hiện từ bản thân nội tại các ngân hàng thương mại 23
Kết luận 25
Danh mục tài liệu tham khảo 26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2) Thực trạng của TMĐT ở Việt Nam:
Có thể nói rằng việc ứng dụng TMĐT vào Việt Nam hiện nay mới chi mang tính khởi đầu .Có thể kể đến một trong những doanh nghiệp tiên phong là siêu thị ảo Cybermail do Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VASC) cộng tác với Công ty Thiên Phát thiết lập và đi vào hoạt động từ tháng 12/1998 Trên siêu thị có hơn 500 mặt hàng của nhiều nhà cung cấp khác nhau từ ôtô ,hàng điên tử ,hàng gia dụng tới mỹ phẩm, lương thực , thực phẩm. Các mặt hàng được phân loại và người mua có thể tìm kiếm dễ dàng bằng công cụ search có sẵn trên đó. Các mặt hàng cùng với giá cả,tỷ gía được cập nhật thường xuyên. Sau sự ra đời của Cybermail ,hàng loạt siêu thị khác đã được thiết lâp ,đang chú ý là siêu thị máy tính Bluesky của công ty Nhật Quang, cửa hàng bách hoá Bookstore của Xunhahaba và thế giới sách Fuhasa TP HCM .Các công ty chuyên kinh doanh TMĐT cũng đã được thành lập như Vietnamthink.com.vn ,B2Vn.com.vn .
Trong điều kiện kinh doanh ở Việt nam hiện nay, không phải bất cứ doanh nghiệp nào tham gia TMĐT cũng thu được thành công, mà chỉ có những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sau đây mới có nhiều triển vọng phát triển:
* Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
* Các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và du lịch
* Các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp có nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời về thị trường thế giới
* Các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ sản phẩm công nghệ cao như: điện tử viễn thông, tin học, tư vấn, thị trường, giá cả.
Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, những trang Web phổ biến phuc vụ cho việc cung cấp thông tin kinh doanh và cơ hội giao lưu trong cả nước đều thuộc các lĩnh vực trên Có thể kể ra đây như www.fpt.com.vn ; www.vdc.com.vn; www.mekongresearch.com.vn; www.sonystyle; www.nhadat.com.vn ; www.realestate.com.vn ; .....
Mới đây, ngày 23/4/2003 một bước khởi phát quan trọng đánh dấu những hứa hen cho phát triển TMĐT ở Việt Nam là sự ra đời của sàn giao dịch TMĐT đầu tiên có địa chỉ www.vnemart.com.vn .Sàn giao dịch này sẽ đóng vai trò trung tâm giao dịch thương mại triển lãm văn hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tăng cường xuất khẩu. Sàn giao dịch còn là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; tư vấn về thị trường, sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như thông tin về luât pháp chính sách thương mại quốc tế và Việt Nam với thời gian nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp như vậy là rất ít và, nhìn chung, sự tham gia còn mantg tính tự phát và cầm chừng, chưa thực sự phát triển.Theo kết qua điều tra do Bộ Thương mại thực hiựn mới đây ở hơn 60000 doanh nghiệp trên cả nước thì chỉ có khoảng 7% số doanh nghiệp sã ứng dụng một số khâu của TMĐT,khoảng 3% có ý định ứng dụngTMĐT ở mức độ khác nhau, và 90% số doanh nghiệp còn lại hiểu biết mơ hồ hoặc không hiểu biết gì về TMĐT.
Theo số liệu của Ngân hàng Công thương Việt Nam (incombank) thì cả nước hiện nay mới chỉ có khoảng 3000 doanh nghiệp có trang Web riêng, 8% bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng mạng Internet,90% vẫn đang đứng ngoài cuộc. Trong những giao dịch TMĐT mạng tính thử nghiệm 33,1% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 54,9% chưa thành công, 58% gặp khó khăn về thiết bị,37%thiếu nguồn nhân lực ...
Còn theo kết quả điều tra do Quỹ Phát triển Chương trình Mêkông (MPDF) tiến hành ở 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng mạng Internet thì 48% số doanh nghiệp chỉ để gửi và nhận thư điện tử, 33% không dùng để hỗ trợ cho công việc kinh doanh và 50% chỉ khoảng 4 người biết gửi và nhận thư điện tử
Đánh giá một cách tổng quát, có thể chia các doanh nghiệp Việt Nam thành ba nhóm chính dưới đây.
Nhóm 1: Có tới 90% số doanh nghiệp chưa hề biết và không quan tâm tới TMDT, không hiểu biết nội dung, lợi ích và xu thế phát triển tất yếu của nó và cho rằng ở Việt Nam hoàn toàn chưa có điều kiện để áp dụng TMĐT, rằng đó là việc của các doanh nghiệp lớn ,doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và chưa tin vào khả năng áp dụng TMĐT của bản thân mình .
Nhóm 2: Có khoảng 3% số doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến TMĐT. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này có biết nhưng chưa hiểu rõ nội dung, lợi ích và xu hướng Phát triển, vì vậy còn băn khoăn, e ngại về năng lực ứng dụng TMĐT với các lý do khác nhau. Một số doanh nghiệp đã bước đầu kết nối với mạng Internet, có trang Web nhưng mang tính phong trào, chưa xây dựng kế hoạch tham gia TMĐT.
Nhóm 3: Nhóm này chiếm khoảng 7% số doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp đã nhận thức vai trò và xu thế phát triển tất yếu của TMĐT trên toàn thế giới và Việt Nam, đã có ý thức chủ động đầu tư, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT.
3) Nguyên nhân
Tinh hình nêu trên cho thấy rằng ở Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng khởi động, chỉ mới thực hiện những bước đầu dò dẫm trên một thị trường rộng mênh mông nhiều bất trắc.Vậy đâu la nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy? Một trong những nguyên nhân rất cơ bản là sự yếu kém của các kết cấu hạ tầng cho TMĐT, nhất là về công nghệ thông tin, kinh tế và pháp lý.Bên cạnh đó, một số chuyên gia trong lĩnh vực này đã đúc ra những nguyên nhân cụ thể sau đây:
Thứ nhất, cước truy cập mạng Internet tại Việt Nam còn ở mức khá cao.trong khi tốc độ truy cập lại thấp. Hiện nay tại các nước trong khu vực, cáp sợi quang va băng thông rộng đã được sử dung phổ biến,nâng cao được tốc độ truy cập Internet, còn ở nước ta, các tiện ích này còn phải phấn đấu đạt được trong những năm tới.
Thứ hai, các doanh nghiệp phải trả một mức phí cao so với lợi ích thu được để xây dựng những trang Web, hoặc biến trang Web phục vụ hữu hiệu cho TMĐT.
Thứ ba, hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hang chưa phát triển đủ để đáp ứng đủ nhu cầu của TMĐT. Do mức đầu tư cho CNTT ở phần lớn các ngân hàng Việt Nam còn quá thấp, nên việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng như việc phát triển các loại thẻ thanh toán điện tử còn hạn chế trong phạm vi hẹp, hoặc còn mang tính thử nghiệm, chưa trở thành giải pháp tổng thể đối với từng ngân hàng.
Thứ tư, còn nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại đối với thương mại truyền thống. Để xây dựng hệ thống này cần có một thời gian dài .Chính tiến trình này là một trong những cản trở của việc chấp nhận thanh toán điện tử trong TMĐT ở Việt Nam.
Thứ năm, công nghệ bảo mật thông tin trong TMĐT chưa phát triển và đang còn ở mức thấp so với các nươc trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, Việc bảo mật thông tin giao dịch kinh tế - thương mai và ngân hàng trong xã hội còn hạn chế .
Thứ sáu, đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé ,tiềm lực tài chính có hạn, gặp nhiều khó khăn trong đầu tư lao đông, cơ sở vật chất để áp dụng TMĐT.Phần lớn các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam không có tên tuổi trên thị trường quốc tế, và các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong quan hệ hợp tác quôc tế, chưa thông thạo luật pháp và tập quán của thị trường.
Thứ bảy, không chỉ người dân mà ngay cả lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước chưa tin tưởng và chưa quyết tâm vận dụng TMĐT.Họ cho rằng TMĐT có nhiều rủi ro, bị tin tặc tấn công, rút tiền của khách hàng, các thông tin về công nghệ bị đánh cắp. Thói quen của người tiêu dùng mua bán trực tiếp đã ăn sâu bám rễ, không dễ dàng xoá bỏ ngay được. Ngoài ra, thưc trạng đào tạo nhân lực cho phương thức làm ăn kinh doanh mới vẫn còn nhiều bất cập .
4) Một số gợi ý giải pháp :
Thực trạng trên đây đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết , kinh nghiệm phát triển của những nước đi trước cho thấy rõ một cách tiếp cận chung là Chính phủ tạo ra môi trường thuận lợi , còn doanh nghiệp là động lực thúc đẩy TMĐT phát triển .Với cách tiếp cận này, chúng tôi xin kiến nghị một số gợi ý giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam trong những năm tới như sau:
a) Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại:
Phát triển mạng viễn thông và mạng Internet tiên tiến hiện đại ,hoạt động hiệu quả, an toàn tin cậy, phủ sóng cả nước; tình hình xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao; cung cấp dịch vụ truy cập băng thông rộng đến tận hộ tiêu dùng;cáp quang vô tuyến điện băng rộng, thông tin vệ tinh ...; phát triển các mạng thông tin dùng riêng.
- Đẩy mạnh việc phổ cập Internet trong các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể truy cập Internet với chất lượng tốt, giá cả tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực.
- Phát triển mạng Internet để ứng dụng các loại dịch vụ và ứng dung CNTT khác nhau, gồm cả TMĐT.
- Mở cửa cho phép thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IXP) dịch vụ truy cập (IPS), dịch vụ ứng dụng (OPS) tham gia cạnh tranh bình đăng nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy thị trường phát triển.
b) Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và TMĐT
- Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện có thông qua việc nâng cao trình độ của giáo viên ,giảng viên;cập nhật giáo trình hiện đại theo nhu cầu của xã hội và thị trường.
- Xây dựng một số cơ sở chuyên trách đào tạo chất lượng cao các kỹ sư, cử nhân và sau đại học về CNTT đáp ứng nhu cầu về lao động chuyên nghiệp cho công nghiệp CNTT, cho nghiên cứu giảng dạy CNTT.
- Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngoài cho các sinh viên; cử chuyên viên và cán bộ các cấp đi thực tập ngắn hạn, nghiên cứu, khảo sát kinh ngiệm trong lĩnh vực CNTT ở các nước và khu vực có nền CNTT phát triển.
- Gấp rút đào tạo đội ngũ chuyên gia CNTT cấp cao và các chuyên gia đầu ngành về CNTT.
- Xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo về CNTT, khuyến khích các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế than gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức, thông tin về CNTT trong toàn xã hội. Tạo điều kiện và môi trường thu hút người nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam.
- Có chính sách ưu tiên cho xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia TMĐT, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập kiến thức về TMĐT cho toàn dân.Trước hết cần dự báo được những yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng nhân lực cho TMĐT trong vòng 5-10 năm tới. Từ đó xác định rõ được mục tiêu đào tạo thích hợp. Với mỗi mục tiêu về giáo dục đào tạo, đề xuất những giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện được những mục tiêu riêng hướng mục tiêu chung là hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhân lực cho TMĐT đến năm 2010.
c) Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT:
Nhanh chóng hoàn thành Pháp lệnh về TMĐT và các văn bản hướng dẫnthi hành Pháp lệnh về TMĐT và các văn bản quy định về những vấn đề có liên quan đến giao dich điện tử, bao gồm:
- Quy định về phạm vi hiệu lực của chữ ký điện tử.
- Quy định về các tiêu chuẩn liên quan đến tính trung thực và không giả mạo chữ kí điện tử.
- Quy định về các tiêu chuẩn của chữ kí điện tử.
- Quy định về các tiêu chuẩn của việc xây dựng một quy trình hệ thống mã hoá cho các doanh nghiệp để quản lý và xử lý trong giao dịch điện tử.
- Quy định về các tiêu chuẩn của việc xử lý các vi phạm về TMĐT như tội phạm tin hoc (hackers), những vấn đề tranh chấp.
- Quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
d) Xây dựng kết cấu hạ tầng thanh toán điện tử chung cho các ngân hàng Việt nam:
- Nhiều ngân hàng ở Viêt Nam trong đó có cả Ngân hàng Nhà nước Việt nam tham gia và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án này để có những đánh giá, tổng kết và từng bước áp dụng sâu rộng trên toàn quốc.
- Phát triển việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt mà trước hết là phải tạo ra công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như tạo và phát triển tiền điện tử, séc điện tử, thẻ thông minh, thẻ tín dụng.
e) Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc phát triển TMĐT:
- Chúng ta cần thành lập ngay một đầu mối quốc gia về kinh tế số hoá và TMĐT. Một hội đồng đại diện của nhiều Bộ, ngành và giới có liên quan là hữu hiệu để hội tụ được kiến thức và sự nhìn nhận từ nhiều góc cạnh.
- Bên cạnh đó cần thành lập một uỷ ban Quốc gia cho chức năng và quyền hạn ra quyết định, chỉ đạo và xử lý giải quyết. Hội đồng và Uỷ ban sẽ là đầu mối vạch kế hoạch chiến lược cũng như chương trình hành động trước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược chương trình đó.
Phần II
Phát triển Thương mại điện tử trong
ngân hàng
Sự lựa chọn của các Ngân hàng hiện đại
Tại Hội nghị thương mại điện tử quốc tế lần thứ năm tại Bắc Kinh, các chủ ngân hàng cho biết ngân hàng điện tử là sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay. Những ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng đó trở thành chủ đề được quan tâm nhất tại hội nghị.
Mức độ phát triển nhanh chóng của mạng và công nghệ thông tin đó mạng lại thay đổi chưa từng thấy trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng truyền thống và các ngân hàng ngày nay không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để phát triển được, các ngân hàng buộc phải tìm kiếm những giải pháp kết hợp công nghệ thông tin và mạng cùng với các phương thức kinh doanh ngân hàng truyền thống.
Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng đang đúng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cùng với sự xuất hiện hàng ngày các sản phầm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ... và tiền điện tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực.
Ngân hàng điện tử thực sự là một cuộc cách mạng ngân hàng, nếu trước kia công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì ngày nay ngân hàng điện tử sẽ thay đổi bộ mặt của kinh doanh ngân hàng.
Ma Weihua, Chủ tịch của Ngân hàng Merchant, Trung Quốc cho biết "Thương mại điện tử đó đưa lại cho ngành công nghiệp ngân hàng những vũ khí lợi hại để phá bỏ những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng trước kia và mở rộng dịch vụ mới".
Giới chủ ngân hàng tỏ ra lạc quan với xu hướng phát triển hiện nay sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động ngân hàng trong những năm tới.
I) Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử:
E-banking đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra môi trường tài chính năng động, đã có hàng ngàn cá nhân và các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử mà không gặp bất kỳ một vấn đề nào.
Ngân hàng điện tử bao gồm hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, rút tiền ATM, .... đó giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn thông qua các hoạt động tự động của ngân hàng và các giao dịch điện tử với ngân hàng.
Dịch vụ này giúp các doanh nghiệp cú thể kiểm soát tài chính của mình tại nhà, văn phòng hoặc khi đi cộng tác chặt hơn chẽ. Kết quả là, ngân hàng điện tử có thể giúp cá nhân và doanh nghiệp giảm được các chi phí hành chính, nâng cao năng suất và quản lý tiền mặt tốt hơn trong một môi trường hoàn toàn an toàn.
1) Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, nó là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại tạo lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa cho vay và đi vay và những sản phẩm dịch vụ mà nó cung cấp.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, dịch vụ TMĐT (E-Commerce) đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành đề tài nóng hổi trong bất kì cuộc hội thảo nào về công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực ngân hàng, TMĐT được nhiều tổ chức tín dụng quan tâm chiến lược nhằm giảm chi phí hoạt động, gìn giữ và thu hút khách hàng, tăng thị phần qua đó nâng cao hình ảnh và tăng doanh lợi cho ngân hàng.
ở Việt nam, mức độ quan tâm của các tổ chức tín dụng còn khác nhau, song xét cho cùng đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ, nhưng nhiều tổ chức tín dụng quốc tế coi dịch vụ này là chiến lược cạnh tranh tất yếu của mình.
Có 2 hình thức khác của ngân hàng điện tử đó là ngân hàng trực tuyến (Online Banking) hay ngân hàng mạng (Internet) là một hình thức ngân hàng mà cung cấp các dịch vụ của nó thông qua mạng Internet. Mỗi trang chủ của ngân hàng được coi là một cửa sổ giao dịch. Thông qua trang chủ của ngân hàng, người sử dụng có thể truy cập tài khoản của mình và các dịch vụ trực tuyến khác như mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư vào chứng khoán.... Mỗi lần nhấp chuột sẽ là một cơ hội để kinh doanh và đầu tư, theo đó ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán và trừ các chi phí dịch vụ thông qua tài khoản của họ tại ngân hàng. Đây là hình thức ngân hàng điện tử chủ yếu.
Ngoài ra còn có một hình thức Ngân hàng điện tử khác đó là PC- banking, là hình thức theo đó ngân hàng có thể cung cấp phần mềm được cài đặt tại các văn phòng của người sử dụng. Sau đó người sử dụng có thể truy cập tài khoản của mình thông qua modem và đường nối điện thoại với ngân hàng. Đồng thời họ có thể chuyển tiền từ tài khoản vãng lai sang tài khoản tiết kiệm của cùng một chủ tài khoản. Cách truy cập này không cần thiết phải thông qua Internet.
2) Sự hình thành và phát triển ngân hàng điện tử:
Khoảng một thập kỷ trước, hàng loạt các ngân hàng bắt đầu cung ứng một loại phần mềm cho khách hàng, giúp cho khách hàng có thể xem được số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước ... .Đến năm 1995, E-Banking chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của công ty Intuit Inc, với sự tham gia của 16 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Khi đó, khách hàng chỉ cần có một máy vi tính, một modem và phần mềm Quicken là có thể sử dụng đựơc dịch vụ này.
Kể từ đó, E-banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Ngày nay, ở những nước phát triển dịch vụ này đã trở nên quen thuộc với khách hàng vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó; như ở Mỹ chẳng hạn, năm 1998 có 7triệu hộ gia đình giao dịch với ngân hàng qua Internet, năm 2001 có khoảng 9 triệu, và dự kiến con số này dự kiến sẽ lên tới 12 triệu năm 2005.
Những dịch vụ tiện ích mà các ngân hàng có thể cung cấp:
- Vấn tin (số dư tài khoản, tỷ giá, lãi suất ...)
- Chuyển khoản.
- Thanh toán hoá đơn dịch vụ công công như điện, nước, thuế ....
- Kinh doanh chứng khoán
- Vay vốn.
- Thông tin quảng cáo.
- Trao đổi thông tin.
II) Những dịch vụ của ngân hàng liên quan đến TMĐT
Ngân hàng có thể cung ứng các dịch vụ sau tuỳ vào tình hình cụ thể với các điều kiện và tỷ lệ phí khác nhau.
1) Ngân hàng trực tuyến trên mạng Online Banking hay Internet Banking
Dịch vụ này cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin dịch vụ ngân hàng, thực hiện các giao dịch chuyển khoản và kiểm tra thông tin tài khoản trực tiếp với ngân hàng từ máy vi tính cá nhân có kết nối với máy vi tính của ngân hàng thông qua mạng Internet.
Ngay từ thời điểm mới ra đời, Internet Banking có hai hướng hoạt động: thụ động và chủ động. Hướng thứ nhất mạng lại khả năng nhận thông tin về tài khoản ngân hàng nhưng không cho phép quản lý chúng. Hướng chủ động có thể thực hiện nghiệp vụ quản lý tài sản ở chế độ trực tuyến.
Lợi thế của Internet Banking thể hiện :
- Đối với khách hàng : Sử dụng dịch vụ trực tuyến có thể tiết kiệm nhiều thời gian bởi vì khách hàng không cần thiết phải đến ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ. Ngay cả các tài khhoản cũng được tiếp cận 24/24 : có thể kiểm soát và thực hiện các nghiệp vụ tài chính ( Mua bán tiền tệ hay chứng khoán) bất kì lúc nào. Hơn nữa, các hệ thống Internet Banking cũng rất thuận tiện trong việc giám sát các nghiệp vụ thẻ ngân hàng- một sự giảm tài sản lập tức được phản ánh trên tài khoản, do đó góp phần tăng khả năng kiểm soát từ phía khách hàng.
- Đối với ngân hàng : Việc chuyển sang không gian Internet làm giảm chi phí gắn với việc thuê và duy trì ( khấu hao, sữa chữa, vận hành…) trụ sở làm việc,mà sự cần thiết của chúng trong chế độ phục vụ tự động sẽ mất đi. Nhờ tự động hoá quá trình quản lý nên giảm mạnh số nhân sự cần thiết nghĩa là, chi phí tiền lương cũng được giảm theo. Kết quả là, chi phí tiền lương cũng được giảm theo. Kết quả là giá trị giao dịch giảm , và kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn. thậm chí khi phục vụ các chủ tài có số tiền trên tài khoản không lớn lắm.
- Nhưng tiết kiệm chi phí dường như chưa phải là luận cứ quan trọng nhất của ngân hàng điện tử. Các công trình nghiên cứu cho thấy áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh mới là động lực chủ yếu làm tăng cường việc ứng dụng IM. Đây là nhân tố mạnh hơn nhiều lần so với yếu tố mạnh hơn nhiều so với giảm chi phí.
ý tưởng sử dụng các lợi thế của IB trong cuộc canh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng mạng thuần tuý. Do chi phí tổ chức dịch vụ ngân hàng thông qua Internet nhỏ so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, nên các ngân hàng mạng đã đưa cho khách hàng những mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn và cao hơn. Tuy nhiên, thời gian đã cho thấy, điều ấy không đủ để đẩy các thành viên truyền thống khỏi thị trường bán lẻ.
2) Ngân hàng qua mạng điện thoại di động Phone Banking
Điện thoại di động ra đời đánh dấu sự phát triển của công nghệ truyền thông. Ngày nay việc sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày càng trở nên phổ biến ngay cả ở những nước đang phát triển.Bước vào thế kỷ XXI một số nước châu Âu đã đưa ra một phương thức thanh toán mới, phương thức thanh toán thông qua mạng vô tuyến viễn thông( Mobile network) và sử dụng thiết bị đầu cuối là ĐTDĐ của khách hàng.
Như vậy, thanh toán qua mạng ĐTDĐ là một hình thức thanh toán trực tuyến song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet. Khi bàn đến thanh toán trực tuyến chúng ta sẽ nhận thấy một khía cạnh mang tính tiên quyết đó là có sự hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật. Thông qua ĐTDĐ chuyển thông tin, nhận thông tin, kiểm tra dữ liệu, nhập mã số kiểm tra chính xác thực …
Dịch vụ này cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin dịch vụ ngân hàng, kiểm tra số phát sinh giao dịch và số tài khoản, tư vấn… từ bất kỳ thuê bao điện thoại thoại nào gọi đến.
Về cơ bản thanh toán qua mạng ĐTDĐ mang lại những to lớn như của thanh toán trực tuyến khác.Nhưng xét riêng về thanh toán qua mạng ĐTDĐ thì nó có những lợi thế khác so với những hình thức thanh toán trực tuyến khác là nó cho phép thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi có thể đó là các cửa hàng, trên tãi, máy bán hàng tự động …
Cách thức thực hiện giao dịch qua ĐTDĐ:
- Trước tiên khách hàng lựa chọn cho mình một nhà cung ứng dịch vụ thanh toán
- Để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là phải cung cấp các thông tin cơ bản như: số ĐTDĐ, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán.
- Khi đã được cung cấp dịch vụ này khách hàng được nhà cung ứng cung cấp mã số định danh (ID). Mã số này không phải là số điện thoại và nó sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên ĐTDĐ giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng chính xác và đơn giản hơn những dịch vụ khác như ATM và những thẻ thanh toán khác
- Cùng với mã số định danh khách hàng còn được cung cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu.
Lợi ích của việc thanh toán qua mạng ĐTDĐ
* Xét về phương diện toàn xã hội:
- Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong thanh toán, đa dạng hoá cách thức thanh toán không dùng tiền mặt và giảm lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông.
- Theo phương thức thanh toán này khách hàng tham gia với vai trò chủ động, các thông tin cá nhân không bị tiết lộ làm giảm đi các hành vi phạm pháp.
* Đối với ngân hàng:
- Có thêm một phương thức cho khách hàng lựa chọn.
- Việc thực hiện thanh toán qua mạng ĐTDĐ không cần qua người giao dịch, không phải thu phí đậu xe, nó giúp việc thanh toán diễn ra dễ dàng hơn.
- Việc thanh toán có xác nhận số PIN của khách hàng lam giảm các rủi ro.
- Tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ thanh toán này.
* Đối với người sử dụng:
- Giữ thế chủ động trong giao dịch thanh toán ,khách hàng có quyền lựa chọn hình thức thanh toán mà mình thích: ghi nợ trực tiếp vào tài khoản, thẻ tín dụng…
- Thuận tiện khi sử dụng thanh toán chính xác số tiền cần chi trả, không cần giữ tiền mặt, tránh các rủi ro;
- Giao dịch có thể diễn ra bất cứ lúc nào, thanh toán không bị trở ngại về vấn đề biên giới quốc gia hoặc loại tiền tệ.
- An toàn và thuận lợi vì khi thanh toán luôn có xác nhận bằng số PIN ,không cần ký giấy tờ,có thể truy xuất các giao dịch bất cứ lúc nào cần thiết.
- Giống như phương thức thanh toán bằng thẻ phần phí người sử dụng không chụi mà điểm bán hàng sẽ chụi.
Một số hạn chế của việc thanh toán qua mạng ĐTDĐ.
- Sự giới hạn của công suất phát sóng và số lượng các trạm thu phát sóng và phải tính đến việc phủ sóng trong khu vực nhà cao tầng.
- Đòi hỏi người sử dụng phải sử dụng ĐTDĐ
- ở Việt Nam, các giao dịch thanh toán đa phần vẫn dùng tiền mặt
3) Máy rút tiền tự động ATM:
Thẻ ATM sử dụng cụng nghệ băng từ, trên đó có các thông tin được mã hoá. Mọi giao dịch của khách hàng tại máy ATM đều được sử dụng trên cơ sở mã số cá nhân (số PIN) ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72919.DOC