MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 2
1. Giới thiệu đề tài: 4
2. Nội Dung: 5
2.1. Cơ sở của đề tài: 5
2.1.1. Cơ sở lý luận: 5
2.1.2. Cơ sở thực tế: 14
2.2.1. Những thành công trong sự ngiệp đổi mới hiện nay ở nước ta: 17
2.2.2. Những mặt hạn chế: 19
2.2.3. Định hướng phấn đấu xắp tới. 20
3. Kết luận 22
Tài liệu tham khảo: 24
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phép biện chứng duy vật đối với sự nghiệp lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dân, do nhân dân,vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trì thức".
Bốn. Khi nghiên cứu cặp phạm trù tất yếu và ngẫu nhiên ta thấy rằng tất nhiên là do "những nhuyên nhân cơ bản bên trong của sự vật quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải sảy ra như thế, chứ không phải sảy ra thế khác" còn "ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bên trong mà do các nguyên nhân bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoăc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác". Từ đó rút ra nhân xét:
- Nếu cái tất nhiên là cái nhất định phải xuất hiện theo quy luật nội tại của nó, còn ngẫu nhiên có thể xuất hiện và cũng có thể không xuất hện, thì trong nhận thức phải đạt đến cái tất nhiên và trong hiọat động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên.
- Khi nhất mạnh cái tất nhiên, chúng ta không thể quyên cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên. Phải xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến những cái ngẫu nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá qua lại, nên phải tạo ra điểu kiện để cản trở hay chuyển hoá giữa chúng do yêu cầu cụ thể của thực tiễn.
Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần nắm rõ cặp phạm trù này cũng như các cặp phạm trù khác để có thể có xác định rõ kết quả hoạt động của mình thành hay bại là do đâu. Có thể do ngẫu nhiên mà thắng lợi hay sự thắng lợi mang tính tất nhiên, tất yếu của sự chăm chỉ, tích cực học tập... Từ đó ta có thể đề những phương hướng phấn đấu, kế hoạch thực hiện cho ngày mai phù hợp với sự phát triển nhận thức của ta hiện nay. Có như thế thì định hướng, kế hoạch đó mới sát thực tế phù hợp với điều hiện, góp phần to lớn cho sự phấn đấu của chúng ta đạt kết quả tốt.
Năm. Khi nghiên cứu cặp phạm trù khả năng và hiện thực ta thấy rằng "khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng sẽ tới nó sẽ xuất hiện khi đã có đủ các điều kiện thích hợp", còn "hiện thực là tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự". Khi nghiên cứu cặp phạm trù này cần chú ý phân biệt khả năng thực tế (là những khả năng do mối hiên hệ và quan dệ tất nhiên quyết định, xuất hiện từ bản chất bên trong của sự vật khi có đầy đủ điều kiện sữ trở thành hiện thực)(1) với khả năng hiện thực (là những khả năng do những mối liên hệ và quan hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp từ những hoàn cảnh bên ngoài quyết định chưa có đủ điều kiện cần thiết để chuyển thành hiện thực). Khả năng gần vời khả năng xa, khả năng chủ quan và khả năng khách quan v.v... Từ đó chúng ta rút ra ý nghĩa:
- Trong thực tế phải căn cứ vào hiện thực, chứ không căn cứ vào khả năng để đánh gía tình hình.
- Phải phán đoán đúng tính chất và xu hướng của khả năng có thể sảy ra để có sự ứng sử đúng đắn trong hoạt động thực tiễn.
- Phải phát huy tối đa tính năng dộng chủ quan để biến khả năng thành hiện thực khi cần thiết, tránh tư tưởng chờ đợi, thụ động.
Đối với những người quản lý đất nước, những người hoạch định chính sách cho tổ quốc thì việc nắm rõ cặp phạm trù khả năng _hiện thực là hết sức quan trọng. Từ việc nẵm rõ cặp phạm trù này cùng với việc nắm rõ hiện thực, thực trạng đất nước, tình hình thế giới để có những quyết sách đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi lạc hậu trì trệ, phát triển nguồn lực, phát triển cao hơn nữa đời sống vật chất tinh thần. Dần dần đưa nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.
Sáu. Khi nghiên cứu cặp phạm trù nội dung và hình thức ta nhận thấy rằng "nội dung là phạm trù chỉ yêú tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật"(3), còn "hình thức là chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó"(4). Từ đây ta rút ra ý nghĩa:
- Nội dung và hình thức luôn luôn gắn bó hữu cơ với nhau, do đó trong hoạt động thực tiễn cần tránh sự tách rời hoặc tuyệt đối hoá một trong hai mặt đó.
- Vì nội dung quyết định hình thức nên khi xét đoán sự vật, trước hết cần phải căn cứ vào nội dung đồng thời thấy được sự tác động của hình tức đối với nội dung. Do đó, trong hoạt động thực tiễn cần nắm vững mối quan hệ giữa nội dung và hình thức để có sự điều chỉnh, áp dụng một cách linh hoạt trong sản xuất.
Vận dụng điều này hết sức đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất một mặt hàng nào đó thì chúng ta cần nghiên cứu thì trường đẻ quyết định nội dung của sản phẩm, nội dung ở đây có thể được hiểu là công dụng và chất lượng của mặt hàng. Nội dung, giá cả của sản phẩm là quan trọng những chú trọng đến hình thức là một điều hết sức quan trọng, hình thức ở đây có thể coi là những nét bên ngoài của sản phẩm. Quan tâm đến hình thức tức là đem lại cho sản phảm một nét độc đáo, mới lạ, có thể hợp thời trang, model...hợp thị hiếu của khách hàng. Có như vậy thì hàng hoá mới có thể tiêu thụ được.
Bảy. Khi nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong ba quy lật cơ bản của phép biện chứng thì quy luật này được Lênin coi là "hạt nhân của phép biện chứng", bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật, và là "chìa khoá" giúp người ta nắm vững thực chất của các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Khi nghiên cứ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ta rút ra nhận xét sau:
- Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên muốn nắm được bản chất của sự vật cần phải thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của chúng.
- Mâu thuẫn là phổ biến, da dạng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể. Việc giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các mặt dối lập và với những điều kiện chín muồi.
Tức là với quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ta thấy rằng mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Tuy nhiên để phát triển thì không chỉ kích thích sự đối lập, nếu sự đối lập là gay gắt sẽ dẫn đến sự đấu tranh và bài trừ, xung đột giữa các mặt là gay gắt khi đó ta sẽ không thể kiểm soát được chúng và rất có thể đem laị những hậu quả nguy hại.
Khi nghiên cứu quy lật này thì chúng ta cần lưu ý các phạm trù sau:
a. Mâu thuẫn bên trong (là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập trên cùng một sự vật) với mây thuẫn bên ngoài (là sự tác động qua lại giưa những mặt đối lập thuộc các sự vật thuộc các sự vật khác nhau) để rút ra kết luận:
Nếu mâu thuẫn bên trong quyết định sự vận dộng phát triển của sự vật thì trong thực tiễn muốn tác động làm cho sự vận động phát triển, trước hết cần phát hiện, tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn bên ngoài, vì giải quyết mâu thuẫn bên ngoài cũng có tác dụng rất quan trong đối với sự phát triển của sự vật.
Trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước để hội nhập cùng khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát huy nội lục, phát huy đoàn kết tàn dân: "Phải động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng tâm nhất trí nỗ lực vượt vậc, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực nỗ lực vượt bậc, nếu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, mở rộng lợp tác quốc tế thực hành cần kiệm liêm chính, ra sức khai thác thuận lợi, nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ vượt qua thử thách thúc đẩy nhanh hơn những mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" (Mục tiêu khái quá mà Đại hội VII đề ra). Không những thế chúng ta còn kịch liệt phê phán những tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào bên ngoài "có ý kiến cho rằng sức ta đang yếu nên phỉa dựa vàonguồng lực bên ngoài là chính mới có thể phát triển nhanh. Cách suy nghĩ đó chưa thoát khỏi thói quen dựa dẫm vào viện trợ vên ngoài. Cần thấy rằng quan hệ kinh tế với bên ngoài phải trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi; do đó, chỉ có thể mở rộng và đem lại hiệu quả tốt khi dựa trên cơ sở và hướng vào khai thác tối đa nguồn lực và lợi thế bên trong. ý trí tự lực tự cường không mâu thuẫn mà ngược lại điều kiện cơ bản thu hút các nguồn lực bên ngoài". (Báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khoá VI).
b. Mâu thuẫn cơ bản (là mâu thuẫn xuất phát từ bản chất của sự vật, nó quy định quá trình và phát triển của sự vật và là cơ sở sự phát sinh các mâu thuẫn khác) với mâu thuẫn không cơ bản (là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, ccó ảnh hưởng đến quá trình vận động và phát triển của sự vật), để từ đó rút ra nhận xét:
- Trong nhận thức phải xác định đúng mâu thuẫn cơ bản, thì mới hiểu đúng bản chất của sự vật. Trong thực tế xã hội,có xác định đúng mâu thuẫn cơ bản thì mới xác định được đường lối chiến lược của cách mạng khoa học.
c. Mâu thuẫn củ yếu (là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định đối với mâu thuẫn khác của quá trình phát triển của sự vật) với mâu thuẫn không chủ yếu (là những mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định) để thấy được ý nghĩa:
- Trong cách mạng, việc xác định mâu thuẫn chủ yếu là rất quan trọng. Nó giúp cho cách mạng xác định được kể thù trước mắt, để đề ra nhiệm vụ trung tâm cần giải quyết và có sách lược phù hợp để đưa cách mạng tiến lên.
- Trong hoạt động thực tiễn, mỗi người, mỗi nhành cũng cần tìm ra mâu thuẫn chủ yếu của bản thân, của ngành mình để có hướng tập trung vào công việc chính, trước mắt để giải quyết kịp thời.
d. Mâu thuẫn đối kháng (là mâu thuẫn giữa những giai cấp tập đoàn người có khuynh hướng đối lập nhau về lợi ích cơ bản) với mâu thuẫn không đối kháng (là mâu thuẫn giữa lực lượng có khuynh hướng đối lập nhau về lợi ích không cơ bản) từ đó ta rút ra ý nghĩa: Trong thực tiễn cách mạng không được lẫn lộn hại loại mâu thuẫn để tránh phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Nếu mâu thuẫn đối kháng mà xã định nhầm thành mâu thuẫn không đối khánh thì dẫn đến "hữu khuynh" -ngược lại, mâu thuẫn không đối kháng thành mâu thuũn đối kháng thì sẽ dẫn đến "tả khuynh" trong việc gải quyết mâu thuẫn. Do đó, cần phân tích và giải quyết khoa học hai loại mâu trhuẫn này. Song, dù tiến hành giải quyết bằng phương pháp nào thì cả hai loại mâu thuẫn này để giải quyết bằng đấu tranh, chứ không thể dung hoà điều hoà giữa các mặt đối lập.
Tám. Khi xét nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trọng ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ cách thức của sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất là lượng) sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất; chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất. Từ đó rút ra ý nghĩa:
- Quy luật lượng _chất có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do sự vận động và phát triển của sự vật, trước hết, là sự tích luỹ về lượng và khi sự tích luy về lượng vượt quá giới hạn cho phép, thì tất yếu có bước nhảy về chất, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần thống nhất cả hai khuynh hướng: Thứ nhất, "tả khuynh"-Tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý chí, thể hiện ở chỗ khi chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất. Thứ hai, "hưu khuynh"-tư tưởng bảo thủ, chờ đợi, không thực hiện bước nhảy về chất, khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng hoặc chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng.
- Cần có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện bước nhảy có các điều kiện đầy đủ.
Chín. Khi xét nội dung quy luật phủ định của phủ định ta thấy rằng đây là quy luật thứ ba cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó chỉ rõ khuynh hướng của sự vận động, phát triển của sự vật và sự liên hệ giữa cái mới và cái cũ. Để hiểu được bản chất của sự vật và sự liên hệ giữa cái mới và cái cũ. Để hiểu được bản chất của quy luật, trước hết cần nắm được khái niệm phủ định và phủ định viện chứng:
- Khái niệm phủ đinh: Trong thế giới vật chất, các sựvật đều có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi và được thay thế bằng sự vật khác. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phủ định. Như vậy, phủ định là thuộc tính khách quan của thứ giới vật chất.
- Khái niêm phủ định biện chứng: Theo Mác -Lênin coi phủ định là sự phủ định biện chứng- sự phủ định có tính kế thừa, tạo điều kiện cho sự phát triển.
Qua quy luật này ta rút ra được ý nghĩa:
- Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển và khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong trế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện giản đơn trong việc nhận thức sự vật, hiện tương, đặc biệt là các hiện tượng xã hội.
- Quy luật phủ định của phủ định tính tất thắng của cái mới vì cái mới, là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần có ý thức phát hiện ra cái mới tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
- Trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ "hư vô chủ nghĩa", "phủ định sạch trơn".
Trong cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật trong sự ngiệp đổi mới hiện nay ở nước ta" còn nhiều yếu tố, nhiều điểm cần đề cập tới như: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, hình thái kinh tế xã hội, đấu tranh gai cấp, bản chất của nhà nước, vĩ nhân- quần chúng... Do khuôn khổ bài viết có giới hạn nên những điểm này có thể có được đề cập đến ở những phần sau.
2.1.2. Cơ sở thực tế:
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thì chúng ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cổng sản Việt Nam 3/2/1930-3/2/2000. Bảy mươi năm sắp trôi qua kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, so với lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc, đây chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng chính trong thời gian này trải qua một quá trình đấu tranh liên tục sôi động và vô cùng oanh liệt chống lại nhiều kẻ thù xâm lược khác nhau và để là những tên đế quốc hùng mạnh nhất thể giới, trong đó có tên đầu sỏ là đế quốc Mĩ. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã dành được những thắng lợi vĩ đại làm cho bộ mặt của đất nước của dân tộc hoàn toàn thay đổi (1). Cũng thời gian đó "phép biện chứng duy vật" cũng được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đưa vào nước ta và liên tục được hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước, nó đã trở thành vũ khí lí luận sắc bén và là trợ thủ đắc lực trong công cuộc chiến bảo vệ hoà bình, độc lập tự do cho dân tộc. Không những thế "phép biện chứng duy vật" còn là mặt trời soi sáng cho bóng đêm của cuộc đời lô nệ, nghèo đói. Không hề lỗi thời "Chủ nghĩa Mác -LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh" vẫn luôn được hoàn thiện hơn bởi lớp lớp các thế hệ Việt Nam sau này, giúp Đảng ta luôn vượt qua mọi thử thách, đưa đất nước ta bước trên con đường đổi mới hiện nay. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hành đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đứng ở vị trí trung tâm của các sự kiện lịch sử vĩ đại, của các biến đổi sâu sắc đã diễn ra trên đất nước ta trong vòng gần ba phần tư thế kỷ và là người tổ chức và lãnh đạo duy nhất mọi thắng lợi của Việt Nam. Sở dĩ Đảng có được vinh quang đó là bởi vì:
2.1.2.1. Đảng là đại biểu trung thành và đầy đủ lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả đân tộc Việt Nam. Ngoài việc phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân Đảng không còn lợi ích nào khác.
Chỉ có một Đảng tuyệt đối trung thành vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, luôn luôn vì tổ quốc, vì nhân dân mà chiến đấu, bất chấp mọi kẻ thù hung bạo, bất chấp mọi gian khổ hi sinh mới được nhân dân tin yêu, một lòng, một dạ đi theo đến cùng và do đó Đảng mới có đủ sức mạnh làm nên sự nghiệp lớn.
2.1.2.2. Đảng luôn luôn quán triệt mọi hoạt động của mình, quan điểm sự nghiệp cách mạng là của nhân dân và vì nhân dân, phải "lấy dân làm gốc".Nhấn mạnh đến vai trò to lớn của quần chúng trong công cuộc xây dựng CNXH, V.I. Lênin nói: "Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không phải là việc riêng của Đảng Cộng sản -Đảng chỉ là một giọt nước trong đại dương -mà là tất cả quàn chúng nhân dân lao động" (1).
Thấm nhuần ý thức đó, một phần nhận thức được "vai trò của quần chúng và vĩ nhân lãnh tụ đối với sự nghiệp phát triển xã hội" mà trong đường lối đổi mới của Đảng, một trong những điều quan trọng là phải "lấy dân làm gốc", phải luôn luôn tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng Nhà nước với nhân dân và nguyện vọng chân chính của mình Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Phải coi việc thực hiện XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Chủ trương của Đảng về kiện toàn hệ thống chính trị chính là nhằm thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phải quán triệt đầy đủ tinh thần đại hội VI và đại hội VII của Đảng đề ra: xây dựng CNXH do dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2.1.2.3. Đảng biết nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đề ra dường lối chủ trương độc lập, tự chủ, đúng đắn.
Cách Mạng là sáng tao, chân lý là cụ thể. quán triệt quan điểm đó, Đảng luôn luôn có ý thức vận dụng một cách độc lập và sáng tạo chủ nghĩa Lênin và hoàn cảnh cụ thể nước ta, có ý thức kế thừa di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, sản phẩm trí tuệ của việc kết hợp nhuần nhuyễn gữa chủ nghĩa Lênin với thực tiễn đất nước và tinh hoa truyền thống dân tộc, chú trọng kết hợp hài hoà lợi ích cách mạng nước ta với lợi ích cách mạng thế giới, học tập có phê phán kinh ngiệm của phong trào cộng sản quốc tế. Nhờ đó mà Đảng ta đề ra được nhiều đường lối chủ trương và chính sách sát hợp, cho phép giải quyết đúng đắn do thực tiễn cách mạng nước ta đề ra.
Trên thực tế thì sự lãnh đạo của hiện nay là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của dân tộc và lợi ích Quốc gia. Rõ ràng nhất được thể hiện ở hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hệ thống chính trị của nước ta hiện nay là kết quả của một quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa trên nửa thế kỷ qua. Sự ra đời tồn tại và phát triển của nó được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện chính trị, xã hội phù hợp với quy luật vận động của xã hội nước ta.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ ngiã Việt Nam, mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam v.v...Hệ thống chính trị đó hoạt động theo cơ cấu bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân thông qua công tác quản lý của Nhà nước và các hoạt động của các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng vì mục đích xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không những chỉ ở hệ thống chính trị mà hệ thống kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Đã và đang thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Kết quả, những thành tựu đã đạt được là:
- Lương thực giải quyết tương đối vững chắc.
- Năng lực cung ứng nguyên liệu nông, lâm, hải sản cho công nhiệp chiến biến tăng thêm.
- Thị trường trong nước mở rộng hơn.
- Nên kinh tế bắt đầu có tích luỹ nội bộ.
Kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể, để tạm cân đối được ngoại tệ để đáp ứng nhu cấu nhập khẩu vật tư hành hoá thiết yếu.
- Quan hệ quốc tế mở rộng, cho phép tranh thủ nhiều nguồn vốn các nước các tổ chức quốc tế.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và điều kiện phát triển nhanh và có hiệu quả cao. Xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu thu được nhiều thành tựu, làm cho lưu thông hàng hoá tăng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng khá hơn.
Sự no ấm về kinh tế, sự ổn định về chính trị là cũng đã rất thành công đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Song đối với Đảng ta như vậy thì chưa đủ, cùng no ấm, ổn định xã hội nhưng chúng ta phải đạt một số vấn đề văn hoá xã hội nhất định.
Tư tưởng chỉ đạo suyên suốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá xã hội là chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là cục tiêu của cách mạng. Trong đó, việc làm, công bằng xã hội, nâng cao dân trí, lành mạnh hoá xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân là vấn đề nổi lên hiện nay.
Tóm lại, trên cơ sở thực tế hiện nay ở nước ta hiện nay, ta thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta thì đem lại cho chúng ta nhiều thời cơ lớn tuy nhiên không nên xem thường những nguy cơ, thách thức.
Những chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với những việc đã làm được, làm cho chúng ta càng hy vọng vươn tới xã hội chủ nghĩa, một xã hội giàu mạnh, cộng bằng và văn minh. Tuy nhiên, tình hình trong nước và thế giới vẫn hết sức khó khăn, cũng như lời phát biểu của đồng chí Lê Khả Phiêu - Tổng bí thư ban chấp hành Trung Ương Đảng tại hội nghị công tác tư tưởng - văn hoá toàn quốc tháng 3/1998: "Năm 1998 và những năm sắp tới cục diện nước ta vẫn trong bối cảnh vừa có thời có lơn vừa đứng trước những nguy cơ không thể xem thường mà đặc điểm nội bật là sự đan xen phức tạp giữa thời cơ và nguy cơ, không loại từ sự xuất hiện những khó khăn thách thức mới"(1).
2.2 Thực trạng của đề tài:
Gần 70 năm ra đời, Đảng ta đã vận dụng được một cách đúng đắn sáng tạo "chủ nghĩa Mác -LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nền tảng là phép biện chứng duy vật, đã thực sự khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng của mình trong việc lãnh đạo nhân dân ta. Bài học thành công thì không kể hết, tuy nhiên những khó khăn vấp váp cũng không nhỏ.
2.2.1. Những thành công trong sự ngiệp đổi mới hiện nay ở nước ta:
2.2.2. Trong xây dựng bộ máy nhà nước: Đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy trên nhiều lĩnh vực, quan trọng nhất, cơ bản nhất trọng kinh tế (giải phóng sức sản xuất, phát huy tính năng động chủ động, tích cực của mọi thành phần kinh tế,...) và trong chính trị (trong xây dựng pháp luật, trong bầu cử, trong sinh hoạt của quốc hội, Hội đồng nhân dân, trong hoạt động của đài, báo,...). Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, tước hết là các cơ quan hành chính của Nhà nước đã có bước điều chỉnh trước yêu cầu của bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã cho bước đổi mới vừa đảm bảo tính vai trò lãnh đạo của Đảng vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan Nhà nước.
2.2.1.1. Trong dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự tham gia, quản lý của Nhà nước:
- Qua hơn 10 năm đổi mới, thì trường hàng hoá, dịch vụ ngày càng được mở rộng, cung cầu hàng hoá vận động theo xu hướng có lợi cho sản xuất và tiêu dùng. Người tiều dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và người sản xuất có nhiều điều kiện đầu tư sản xuất cho sản phẩm của mình hơn.
- Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vẫn giữ ở mức tăng ổn định: Mức tăng GDP bình quan hơn 8% /năm, trong đó tất cả các khu cực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để tăng trưởng cao, lương thực đủ ăn, có dư gạo xuất khẩu đứng hàng thứ hai trên thế giới, ngoại thương tăng trưởng mạnh, lạm phát được kiềm chế... trên cơ sở kinh tế phục hồi đời sống của nhân dân có nhiều cải thiện rõ rệt. Nhiều công ăn việc làm mới được tạo ra, tình hình an ninh chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại mở rộng, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước được nâng lên. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được khội phục. Mặt khác, sự thay đổi cơ chế kinh tế đánh dấu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng về xây dựng con đường XHCN đã được thực tiễn kiểm chứng là đúng đắn. Công cuộc đổi mới là hợp lòng dân, là đúng xu hướng phát triển khách quan của thời đại và hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.
- Quan trọng nhất là từ năm 1997 đến nay, trong cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế từ khu cực lan rộng ra thế giới (Bắt đầu là từ tháng 12/1997 tại Thái Lan). Đảng ta đã có những quyết sách đúng để tiếp tục giữ được ổn định chính trị giữa được mức tăng trưởng kinh tế trong khi đó các nước trong khu vực bị giảm sút, mất ổn định.
2.2.1.3. Các vấn đề khác:
- Ta đang sắp hội nhập vào thị trường chung thế giới và cũng đang hoạt động trong nhiều tổ chức đa quốc gia khác. Đặc biệt là hội đồng tương trợ kinh tế và chính trị các nước Động Nam á- ASEAN, và sắp tới là các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới (như IMF, WB, WTO...) sẽ tạo nhiều cơ hội cho ta mở rộng phạm vi kinh doanh, tham gia và quá trình phân công lao động quốc tế để tìm được vị trí thế mạnh và chuyên môn hoá lao động nước ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35198.doc