Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010

Lời mở Đầu 1

Chương I: KCN tập trung và vai trò của nói đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 4

I. Vai trò của KCN tập trung trong quá trình CNH-HĐH 4

1. Khái niệm KCN. 4

2. Những đặc điểm chủ yếu và các loại hình KCN. 6

2.1. Những đặc điểm chủ yếu của KCN. 6

2.2. Phân loại KCN. 7

3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành KCN 9

3.1. Điều kiện hình thành KCN. 9

3.2. Mô hình quản lý các KCN ở nước ta. 10

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành của các KCN. 11

4. Vai trò của KCN tập trung trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 13

4.1. KCN, KCX góp phần thu hút đầu tư , đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng. 13

4.2. KCN góp phần phát triển các ngành công nghiệp theo đúng định hướng và quy hoạch chung, tạo việc làm cho một bộ phận lớn người lao động. 14

4.3. KCN, KCX góp phần hình thành các vùng kinh tế trọng điểm cho cả nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đảm bảo được yêu cầu về quy hoạch vùng và lãnh thổ. 15

4.4. KCN và KCX góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 15

II. Sự cần thiết phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà nội. 16

1. Quy hoạch phát triển KCN là nội dung không thể tách rời quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà nội. 16

2. Quy hoạch KCN Hà nội phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống KCN trong cả nước. 17

3. Phát triển KCN – nhân tố quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của công nghiệp Hà nội trong quá trình hội nhập cả nước và khu vực. 17

3.1. Phát triển KCN là một trong những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. 18

3.2. KCN- mô hình kinh tế năng động. 18

III. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố về việc phát triển KCN có thể vận dụng cho Hà nội. 19

1. KCX Tân Thuận- Thành phố Hồ Chí Minh. 19

1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 19

1.2. Những yếu tố tạo nên sự thành công bước đầu ở KCX Tân Thuận. 21

1.3. Kinh nghiệm KCX Tân Thuận có thể vận dụng cho Hà Nội. 22

2. Các KCN tỉnh Bình Dương. 23

2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 23

2.2. Những nhân tố tạo nên sự thành công của KCN Bình Dương. 25

2.3. Kinh nghiệm các KCN Tỉnh Bình Dương có thể vận dụng cho Hà Nội. 25

3. Các KCN tỉnh Đồng Nai. 26

Chương II: Thực trạng các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội 27

I. Thực trạng phát triển các KCN nước ta. 27

1. Số lượng các KCN và KCX trên cả nước 27

2. Những kết quả đạt được bước đầu của các KCN 29

3. Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, phát triển KCN. 32

3.1. Những thuận lợi. 32

3.2. Một số khó khăn khi xây dựng và phát triển các KCN và KCX. 33

II. Thực trạng phát triển các KCN Hà Nội. 34

1. Thực trạng các KCN hình thành trước thời kỳ đổi mới. 34

2. Thực trạng KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1991-2002. 35

2.1. Sự hình thành các KCN mới tập trung. 35

2.2. Thực trạng các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội. 40

III. Đánh giá chung về sự phát triển của KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội. 52

1. Những thành tựu chủ yếu. 52

2. Tồn tại và nguyên nhân trong quá trình xây dựng và hoạt động các KCN ở Hà Nội. 55

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 59

I. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp 59

1. Quan điểm phát triển các KCN trong thời gian tới 59

1.1. Phát huy nội lực đồng thời thu hút thêm đầu tư nước ngoài đề đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 59

1.2. Phát triển lâu bền, chú trọng bảo vệ môi trường. 60

1.3. Phát triển công nghiệp có hiệu quả. 61

2. Phương hướng và mục tiêu chủ yếu của Hà Nội giai đoạn 2001-2010. 63

3. Cơ hội và thách thức trong phát triển công nghiệp của Hà Nội. 66

3.1. Cơ hội phát triển công nghiệp Hà Nội. 66

3.2. Thách thức của công nghiệp Hà Nội. 68

II. Phương hướng phát triển các KCN tập trung của Hà Nội đến năm 2010 69

1. Định hướng phát triển chung cho các KCN tập trung của Hà Nội. 69

1.1. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các KCN Hà Nội trên địa bàn Hà Nội. 70

1.2. Tiếp tục tăng đầu tư. 70

1.3. Hình thành và phát triển các KCN vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. 71

2. Định hướng phát triển riêng cho từng KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010. 71

III. Các giải pháp phát triển các KCN ở Hà Nội 74

1. Các giải pháp về phía Nhà Nước. 74

1.1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư 74

1.2. Giải pháp về tiếp thị đầu tư. 75

1.3. Giải pháp về đất đai và cơ sở hạ tầng. 76

1.4. Chú trọng đào tạo lao động trong KCN. 78

1.5. Hoàn thiện môi trường pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý đối với các KCN. 79

1.6. Hỗ trợ phát triển về dịch vụ KCN. 79

1.7. Các giải pháp khác 80

2. Các giải pháp thuộc các KCN. 80

Kiến nghị 83

Kết luận 85

Danh mục tài liệu tham khảo 87

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới. Từ những năm 1960 – 1970 Hà Nội đã hình thành nên các KCN: Minh Khai - Vĩnh Tuy; Trương Định – Đuôi Cá, Văn Điển – Pháp Vân, Thượng Đình, Cầu Diễn – Mai Dịch, Gia Lâm – Yên Viên, Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu. Đó là những KCN cũ hình thành không theo quy hoạch tổng thể như hiện nay. Có thể nói sự ra đời tự nhiên của tổ hợp một số nhà máy xí nghiệp là do sự cần thiết trong phát triển công nghiệp của thành phố, chưa tính hết khả năng phát triển của thành phố trong tương lai, đặc biệt là vấn đề môi sinh. Do vậy, hiện nay Hà Nội vẫn tồn tại các KCN nằm phân tán trong các khu dân cư nên đã bộc lộ nhiều thiếu sót, mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn giải quyết. Bảng 4: Các KCN cũ hiện có trên địa bàn Hà Nội. TT KCN Diện tích (ha) Lao động (nghìn người) Các ngành CN chính 1 Minh Khai – Vĩnh Tuy 81 15,91 Dệt may, CK, TP, VLXD 2 Trương Định - Đuôi Cá 32 3,76 Thực phẩm, cơ khí 3 Văn Điển – Pháp Vân 39 5,90 CK, hoá chất, VLXD 4 Thượng Đình 76 17,27 CK, hoá chất, da giày 5 Cầu Diễn – Mai Dịch 27 1,95 VLXD, CBTP, CK 6 Gia Lâm – Yên Viên 38 10,23 CK, HC, VLXD 7 Đông Anh 68 9,29 VLXD, dệt 8 Chèm 14 2,31 Cơ khí, hoá chất 9 Cầu Bươu 12,4 1,39 Cơ khí, hoá chất Tổng số 379 120,10 Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà Nội Việc hình thành các KCN này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là tình trạng thiếu quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng không đồng bộ cả trong và ngoài KCN. Hiện nay, các KCN đang cung "chung sống" với các khu dân cư, đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân thủ đô và vấn đề giao thông đô thị... Chính điều này giờ đây đã trở thành gánh nặng của thành phố và bản thân các công ty, doanh nghiệp này trong việc giải toả để đảm bảo tính chất thuần nhất của KCN, KCN phải là nơi chỉ dành riêng cho sản xuất kinh doanh và được quản lý chặt chẽ về mọi mặt. 2. Thực trạng KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1991-2002. 2.1. Sự hình thành các KCN mới tập trung. Nhờ rút kinh nghiệm từ thực tế trong những năm qua, TP Hà Nội đã sắp xếp quy hoạch các KCN mới gắn trong quy hoạch tổng thể phát triển thủ đô đến năm 2020 một cách khoa học, hợp lý, để đảm bảo các KCN sẽ thực sự là tiền đề của phát triển đô thị, là trung tâm phát triển kinh tế của thủ đô. Kể từ khi quy chế KCN, KCX và KCNC được Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 5 KCN được cấp giấy phép hoạt động. Đó là các KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội - Đài Tư, KCN Daewoo – Hanel và KCN Thăng Long. Hà Nội là nơi tập trung nhiều KCN đứng thứ 4 trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh (12KCN), Đồng Nai (10 KCN) Bình Dương (9 KCN) đứng thứ nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 20,6% tổng số 19 KCN. Các KCN này chủ yếu tập trung ở những vùng ngoại thành thành phố Hà Nội. * KCN Sài Đồng B. Được khởi công xây dựng vào năm 1996, chủ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật là công ty điện tử Hanel bằng nguồn vốn trong nước. Tổng diện tích 97 ha trong đó đất xây dựng KCN 79 ha. KCN Sài Đồng B cách trung tâm Hà Nội về phía Đông Bắc 7 – 8 km sát trục quốc lộ số 5 và quốc lộ 1A thuộc lưu vực sông Đuống và sông Hồng. KCN này hình thành tạo ra hướng phát triển KCN tập trung trong nền kinh tế mở, giao lưu quốc tế phát triển. Do nằm ở vị trí trung tâm của cả nước cho nên công tác thông tin liên lạc ở đây thấp hơn với nhiều KCN khác. Đồng thời KCN nằm sát 2 trục đường quốc lộ lớn, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, có cảng sông thuận tiện cho phương tiện vận tải thuỷ hoạt động, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30 Km và năm sát sân bay Gia Lâm, sẽ rất thuận tiện và nhanh chóng trong việc cung ứng nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm xuất khẩu. Cũng như các KCN khác trên địa bàn Hà nội, KCN Sài Đồng B có lợi thế về nguồn lao động dồi dào với giá lao động không cao. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi giúp cho KCN Sài Đồng B cạnh tranh về chi phí sản xuất và vận chuyển, thu hút được các nhà đầu tư nhiều hơn nữa. * KCN Nội Bài – Sóc Sơn Đây là KCN được xây dựng sớm nhất trong các KCN của Hà Nội từ năm 1994. Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là Công ty liên doanh giữa công ty Renong (Malayxia) và công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội với tỷ lệ góp vốn là VN: 30% và Malayxia: 70%. Tổng diện tích 100 ha và sử dụng cả 100 ha là đất xây dụng KCN. Với ưu điểm là KCN nằm gần sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Thăng Long. Hiện nay trong khu đã có 3 nhà máy hoạt động trong ngành nội địa hoá sản xuất phụ tùng xe máy, ôtô, sản xuất khung nhà thép phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ nội địa. * KCN Hà Nội - Đài Tư: Được xây dựng năm 1995, chủ đầy tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là công ty thuộc Đài Loan với 100% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của phía Đài Loan. Tổng diện tích 40 ha, sử dụng cả 40 ha là đất xây dựng KCN. KCN Hà Nội - Đài Tư nằm trên địa phận huyện Gia Lâm cùng với 2 KCN Sài Đồng B, KCN Daewoo – Hanel vị trí có rất nhiều thuận lợi: nằm sát sân bay Gia Lâm, cạnh đường xe lửa song song với quốc lộ 5, thuận tiện cả đường sắt và đường bộ ra cảng Hải Phòng, gần nguồn năng lượng ổn định, nguồn lao động dồi dào, hệ thống cấp và thoát nước ra sông Hồng. Có thể nói đây là những điều kiện mà không phải bất cứ KCN nào cũng có được cho nên KCN này cần có chế độ, chính sách hợp lý để phát huy một cách tối đa lợi thế này. * KCN Daewoo- Hanel: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là công ty liên doanh giữa tập đoàn Daewoo(Hàn Quốc) và công ty điện tử Hà Nội (Hanel) khởi công xây dựng vào năm 1996 nhưng việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm trễ. Sau sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và sự tiến triển tốt của môi trường đầu tư của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng, tập đoàn này cùng với phía Việt Nam nhanh chóng triển khai dự án vào đầu năm 2001 để sớm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng KCN. Tổng diện tích 407 ha được quy hoạch làm 3 chức năng: KCN 197 ha, khu nhà ở 100 ha và 110 ha làm công viên vườn hoa. * KCN Thăng Long (Bắc Thăng Long và Nam Thăng Long) Tiến hành xây dựng năm 1997, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitumo ( Nhật Bản) và công ty cơ khí Đông Anh. KCN Thăng Long nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, thuận tiện về giao thông đường thuỷ và đường bộ, đường hàng không gần trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu có nguồn lao động dồi dào, có đầy đủ các điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. Với tổng diện tích 121 ha và sử dụng cả 121 ha là đất xây dựng KCN. KCN Thăng Long đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc Hà Nội. 2.2. Thực trạng các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội. 2.2.1. Quy mô đất đai và cơ sở hạ tầng của các KCN Hà Nội. * Về quy mô đất đai: Theo bảng 3, Hà Nội hiện có 5 KCN với tổng diện tích là: 765 ha trong đó diện tích đất KCN chiếm 537 ha gồm: - KCN Nội Bài : 100 ha - KCN Hà Nội- Đài Tư : 40 ha - KCN Sài Đồng: 79 ha - KCN Daewoo-Hanel: 197 ha KCN Thăng Long: 121 ha Về diện tích đất cho thuê của các KCN Hà Nội: đến nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê 75,52 ha( trong 222 ha đất dành cho doanh nghiệp) chiếm 34% tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình của cả nước là 43,53%.Mặc dù diện tích cho thuê đất tại các KCN còn thấp so với diện tích có khả năng cho thuê nhưng trong đó KCN Sài Đồng B tỷ lệ này đạt khá cao chiếm 59,02% tổng diện tích đất có thể thuê, KCN Thăng Long 29,9%, KCN Nội Bài :24,59% * Về tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN: Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng của cả 5 KCN trên địa bàn Hà Nội đều do công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN thực hiện. Việc huy động vốn của các công ty này tuỳ thuộc vào từng KCN. Có thể là huy động từ nguồn vốn trong nước như KCN Sài Đồng B, có thể là liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài như các KCN Nội Bài, Daewoo - Hanel, cũng có thể là 100% vốn nước ngoài như KCN Hà Nội- Đài Tư. Cho đến nay chỉ có công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B, hoạt động tương đối hiệu quả với hình thức huy động vốn hoàn toàn trong nước.Do hạn chế nguồn vốn nên phương châm của công ty là thực hiện xây dựng theo hình thức cuốn chiếu vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa cho thuê để lấy vốn tái đầu tư tiếp. Với phương châm này công ty đã thu được kết quả khả quan. Trong khi đó 4 KCN còn lại đều có sự tham gia góp vốn của nước ngoài, nhưng kết quả có vẻ ít khả quan hơn với nhiều lý do khác nhau. Các KCN Nội Bài, Daewoo- Hanel và Thăng Long có cơ sở hạ tầng tương đối tốt nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất với thành phố như chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu định cư mới... Còn KCN Hà Nội - Đài Tư với 100%vốn của Đài Loan lại có tốc độ triển khai rất chậm. KCN này được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng phải đến năm 1997 mới giải phóng xong mặt bằng và hiện đang gặp khó khăn về thủ tục đầu tư do chưa hiểu rõ môi trường đầu tư tại Việt Nam. 2.2.2. Số lượng dự án và vốn đầu tư của các KCN Hà Nội. Ngoài KCN Daewoo- Hanel đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, 4 KCN còn lại đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Cho đến nay trong 5 KCN của Hà Nội đã có 14 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể: Công ty điện tử Ashin, là công ty có 100% vốn của Hàn Quốc. Công ty Daewoo- Hanel là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Công ty bao bì Tân á. Công ty Jamil- Steel. Công ty Orion-Hanel, là công ty liên doanh giữa Vịêt Nam và Hàn Quốc. Công ty Orion- Metal, là công ty liên doanh giữa Vịêt Nam và Hàn Quốc. Công ty Parket-Processing, là công ty có 100% vốn của Nhật Bản. Công ty Pentax Vịêt Nam, là công ty có 100% vốn của Nhật Bản. Công ty nhãn mác NCI, là công ty có 100% vốn của Nhật Bản. Công ty Tsukuba, là công ty có 100% vốn của Nhật Bản. Công ty Sumi Hanel, là công ty liên doanh Việt Nam- Nhật Bản. Công ty VSP. Công ty Phúc Đầy, là công ty liên doanh giữa Việt Nam- Đài Loan. Công ty Sơn Mài mới, là công ty 100% vốn của Hồng Kông. Đây là mô hình mới được áp dụng ở Việt Nam nên ngay sau khi KCN Sài Đồng B đã được cấp giấy phép vào năm 1997 với 5 doanh nghiệp có sẵn ở cụm công nghiệp Gia Lâm trước đây có tổng số vốn đăng ký 265,7 triệu USD, chiếm diện tích 23 ha. Từ đó đến nay 4 KCN nữa đã được hình thành tại Hà Nội với tổng diện tích quy hoạch là 765 ha đã được cấp giấy phép cho 46 dự án đầu tư với tổng số vốn 530,34 triệu USD. Sự ra đời của 5 KCN trên được đánh giá là nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tạo thêm việc làm, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi kinh tế trên địa bàn Thủ đô. Bảng 6: Số dự án và vốn đầu tư vào KCN Hà Nội Đơn vị: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 3tháng đầu năm 2002 Tổng số Số GPĐK 15 3 2 13 10 3 46 Vốn đầu tư 307,6 4,4 9,7 24,1 154,2 29,2 530,34 Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà Nội Qua bảng 6 cho thấy năm 1997 được coi là năm các KCN Hà Nội thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất lên tới 15 dự án với tổng số vốn đầu tư là 307,6 triệu USD chiếm 58% tổng số vốn đầu tư vào các KCN. Trong 2 năm 1998 -1999 số lượng các dự án giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tính chung cho 2 năm thu hút thêm được 5 dự án, tổng số vốn đầu tư là 14,1 triệu USD chiếm 2,66% tổng số vốn đầu tư thu hút được. Năm 2000 được coi là mốc đánh dấu sự tăng tốc trở lại của các KCN sau 2 năm liền chững lại, mặc dù thu hút thêm được 13 dự án chiếm 28,26% trong tổng số 46 dự án nhưng quy mô vốn đầu tư nhỏ đạt 24,1 triệu USD chỉ chiếm 4,54% trong tổng số 503,34 triệu USD. Sang năm 2001 được coi là năm tiếp tục khẳng định đà tăng trưởng đó một cách vững chắc cả bề rộng lẫn chiều sâu, thu hút thêm được 10 dự án giảm 23% so với năm 2000 nhưng lại chiếm số vốn rất lớn là 154,2 triệu USD chiếm 29,08% tổng số vốn đầu tư vào các KCN, gấp 6,4 lần số vốn đầu tư năm 2000. Theo thống kê chưa đầy đủ, tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN 3 tháng năm 2002 có chững lại đôi chút tuy chỉ thu hút được 3 dự án nhưng chiếm được số vốn khá lớn lên tới 29,3 triệu USD. Theo bảng 5, số lượng dự án và vố đầu tư vào từng KCN cụ thể như sau: trong số 46 dự án mà các KCN thu hút được, Sài Đồng B đang dẫn đầu 25 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 306,3 triệu USD, chiếm 54,35% tổng số 46 dự án và chiếm 57,76% tổng số vốn đăng ký. KCN Thăng Long rất phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chính vì vậy sau khi hoàn tất xong hạ tầng KCN vào năm 2000 tốc độ thu hút các dự án đầu tư nhanh tính đến nay KCN Thăng Long đã thu hút được 10 dự án với tổng số vốn là 162,1 triệu USD chiếm 30,57% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Chỉ tính năm 2001 số lượng dự án mà KCN này thu hút được là 7 dự án, chiếm 70% số dự án mà cácKCN thu hút được. Bên cạnh đó các KCN Nội Bài, KCN Hà Nội - Đài Tư tốc độ thu hút rất chậm do chưa có những điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư KCN Nội Bài có 6 dự án với tổng số vốn đăng ký là 55,73 triệu USD chiếm 10,5% tổng số vốn đăng ký và chỉ bằng 0,18 lần số vốn đầu tư mà KCN Sài Đồng B thu hút được( 306,3 triệu USD), riêng KCN Hà Nội - Đài Tư có 5 dự án, quy mô vốn đầu tư chỉ chiếm 1,17% tổng số vốn đăng ký (6,21 triệu USD), KCN Daewoo – Hanel chưa thu hút được dự án nào do đang trong xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Tính cho đến nay,trong 46 dự án trên đã có 14 dự án hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 313 triệu USD trong đó vốn thực hiện là 292 triệu USD chiếm 93,2%, các dự án còn lại đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị, đào tạo nhân công... bàng gnang 1 2 3 4 5 Về đối tác của dự án đầu tư KCN: một điều đặc biệt ở đây là trong số 46 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN ở Hà Nội lại không có một dự án nào 100% vốn trong nước. Toàn bộ các dự án được cấp giấy phép hiện nay chỉ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư này chủ yếu là các chủ đầu tư đến từ các quốc gia Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... trong khi đó các nhà đầu tư ở các nước đang phát triển và có nền công nghệ hiện đại hiện vẫn chưa có mặt tại các KCN này. Nhìn chung, các KCN Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án đầu tư đặc biệt là KCN Sài Đồng B chiếm 50% tổng số dự án đầu tư vào các KCN, KCN Thăng Long tuy mới được hoàn tất về xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào, nhưng đây là một mô hình KCN phù hợp vơí các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hơn nữa KCN này lại gần với đường quốc lộ, sân bay Nội Bài. Đây là một ưu thế của KCN so với các KCN khác, chỉ tính riêng năm 2001 số dự án mà KCN thu hút được là 7 dự án, chiếm 70% số dự án vào các KCN trên địa bàn Hà Nội năm 2001. Các KCN còn lại tốc độ thu hút đầu tư rất chậm. 2.2.3. Thực trạng thu hút lao động của các KCN,KCX Hà Nội. Bảng 8 : Tình hình sử dụng lao động trong các KCN, KCX Hà Nội. Đơn vị: lao động Năm 1998 1999 2000 2001 Số lao động 2600 2900 3500 3800 Việc các doanh nghiệp trong KCN đưa vào hoạt động đã thu hút một số lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong 3800 lao động hiện đang làm việc trong các KCN, thì KCN Sài Đồng B đã giải quyết được số lượng việc làm lớn nhất, với số lượng trên 2700 người chiếm 71% trong tổng số lao động của các KCN Hà Nội, KCN Nội Bài với số lượng là trên 300 người chiếm 7,9% trong tổng số lao động của các KCN.Phần đông lao động trong các KCN Hà Nội là lực lượng trẻ (18-25) trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật chiếm trên 20% còn lại là lao động được đào tạo tại các doanh nghiệp. Hiện tại chỉ riêng KCN Sài Đồng B xây dựng được trung tâm đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động trực tiếp của các doanh nghiệp trong KCN này, ngoài ra các KCN còn lại chưa xây dựng được theo mô hình này vì thế phần lớn lao động làm việc ở đây là qua tuyển dụng từ ngoài vào, do vậy phải mất thêm thời gian và chi phí đào tạo lại. 2.3.4. Kết quả hoạt động cuả các KCN Hà Nội. Bảng 9: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN STT Các chỉ tiêu Đơn vị Số lượng 1 Số DN hiện đang hoạt động Doanh nghiệp 14 2 Doanh thu USD 449.327.145 3 Nộp thuế USD 5.300.000 4 Nhập khẩu USD 116.115.997 5 Xuất khẩu USD 124.315.355 Nguồn: Sở công nghiệp Hà Nội Lợi ích mà các KCN mang lại được thể hiện qua các chỉ tiêu trong bảng trên. Trong năm 2001, doanh thu của 14 doanh nghiệp đạt 449.327.145 USD đóng góp cho ngân sách Nhà nước 5,3 triệu USD tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp hàng năm tăng 14%, tỷ trọng này đã vượt chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mà thành phố đề ra là 9-10%. Các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội là: Sản phẩm đèn hình của công ty Orion-Hanel. Sản phẩm tivi, tủ lạnh, linh kiện điện tử của ty Daewoo- Hanel và công ty điện tử Ashin. Sản phẩm chi tiết kim loại dùng trong công nghiệp điện tử của Orion Hà Nội. Sản phẩm thiết bị quang học của công ty Pentax Việt Nam. Sản phẩm bao bì cát tông gợn sóng, bao bì giấy nhôm của công ty công nghệ Tân á. Sản phẩm thức ăn gia súc của công ty Newhope Hà Nội. Sản phẩm nước tinh lọc của công ty Phúc Đầy. Sản phẩm may mặc của công ty MSA-Hapro. Sản phẩm nhãn mác đề can của công ty NCI. Sản phẩm ống thép cao cấp của công ty thép Việt Nam. Sản phẩm khung nhà thép tiền chế của công ty ABS. Sản phẩm khuôn đúc của công ty Tsukuba. Trong đó các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các KCN Hà Nội là: Sản phẩm linh kiện điện tử của công ty Ashin. Sản phẩm tivi, tủ lạnh, linh kiện điện tử của ty Daewoo- Hanel. Sản phẩm đèn hình của công ty Orion-Hanel. Sản phẩm khuôn đúc của công ty Tsukuba. Sản phẩm dây dẫn điện của công ty Sumi- Hanel. Sản phẩm ống thép cao cấp của công ty thép Việt Nam. Bảng 10: Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội. Đơn vị: USD STT Tên doanh nghiệp Xuất khẩu Nhập khẩu 1 Điện tử Ashin 540.604 454.615 2 Daewoo-hanel 8.675.673 13.200.259 3 Bao bì Tân á 0 1.084.626 4 Jamil-steel 4.755.192 7.156.474 5 Orion-Hanel 75.292.262 52.575.568 6 Orion-Matal 0 4.649.622 7 Parker-Procesing 0 2.926.377 8 Pentax 18.799.876 18.782.998 9 Nhãn mác NCI 0 360.229 10 Tsukuba 280.343 842.814 11 Sumi- Hanel 15.818.377 12.116.728 12 VSP 0 1.911.480 13 Phúc đầy 0 54.207 14 Sơn mài mới 133.028 0 15 Tổng 124.315.355 116.115.997 Nguồn : Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội là tương đối lớn và ngày càng tăng lên, điều này chứng tỏ tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp đạt được. Cụ thể trong KCN Sài Đồng B tình đến hết tháng 12 năm 2001 sản phẩm của công ty orion- Hanel đạt giá trị xuất khẩu khá cao 75.292.262 USD chiếm 60.56% trong tổng giá trị xuất khẩu của cá doanh nghiệp trong KCN, sản phẩm thiết bị quang học của công ty Pentax Việt Nam đại giá trị xuất khẩu 18.799.876 USD chiếm 15.13% trong tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN. Chỉ tính riêng 2 doanh nghiệp trong KCN Daewoo- Hanel và orion – Hanel đã chiếm 47% kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử trên điạ bàn Hà Nội. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đang cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất một số phần lắp ráp và sản phẩm xuất khẩu. III. Đánh giá chung về sự phát triển của KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội. 1. Những thành tựu chủ yếu. Sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưỏng công nghiệp ở thủ đô Hà Nội .Điều này được phản ánh ở những nội dung sau: KCN,KCX Hà Nội góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế địa phương: Cho dù mới chỉ có 14 dự án đi vào hoạt động nhưng đã đạt doanh thu khoảng 450 triệu USD chiếm trên 30% giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, gấp 3 lần so với năm 1999 là 150 triệu USD. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN đã tạo điều kiện hình thành một loạt doanh nghiệp vệ tinh trên địa bàn Hà Nội cung cấp các sản phẩm đầu vào và các dịch vụ cho các KCN. Ngoài ra các KCN còn góp phần thúc đẩy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng nông thôn, ngoại thành của Thủ đô. Sự ra đời của các KCN ở Hà Nội đã đáp ứng được nhu cầu an cư lạc nghiệp cho các doanh nghiệp cho các doanh nghiệp cùng với các chính sách đầu tư hấp dẫn, thủ tục nhanh chóng nên đã thu hút được nhiều dự án đóng góp tích cực cho nền kinh tế Thủ đô. KCN Hà Nội góp phần phát triển mặt hàng, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển ngoại thương: Hàng hoá được sản xuất trong các KCN tại Hà Nội đạt chất lượng cao không chỉ đáp ứng đựơc yêu cầu của khách hàng trong nước mà còn thâm nhập được một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Với 14 dự án trong tổng số 3361 doanh nghiệp của cả thủ đô nhưng kim ngạch xuất khẩu của nó không ngừng tăng và luôn chiếm rỷ lệ cao. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 93,9% triệu USD chiếm 30,6 % thì năm 1999 đạt 107,5triệu USD chiếm 35,7%. Hoạt động của các KCN đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện ngoại thành: Các KCN được hình thành tại những vùng sản xuất nông nghiệp ở một số huyện ngoại thành thành phố. Sự xuất hiện các KCN này có tác động thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của địa phương đồng thời cũng góp phần tích cực quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thủ đô nói chung. Với việc cải tạo cơ sở hạ tầng thông qua việc hình thành các KCN không những làm thay đổi bộ mặt và trình độ dân trí nông thôn ngoại thành mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dâu phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tóm lại sự hình thành các KCN Hà Nội đã tạo sự thay đổi dần bộ mặt nông thôn ngoại thành, thu hút nhiều lao động tại chỗ và lao động kỹ thuật đời sống văn hoá xã hội, văn minh làng xã được cải thiện mặt bằng dân trí được nâng cao. Phát triển KCN Hà Nội là hạt nhân hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn: như công nghệ tin học và điện tử là một ngành có thể tạo cơ sở cho những bước nhảy vọt cho nền kinh tế Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đều mang tính chất các doanh nghiệp công nghiệp. Các sản phẩm đều là các sản phẩm thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đại như : đèn hình màu, súng điện tử, tivi màu, tủ lạnh, máy ảnh, máy ảnh trắc địa.... nhóm hàng phục vụ dân dụng gồm balô, túi xách, sản phẩm sơn mài may mặc ... Chính sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp này đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu của việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn các ngành công nghiệp hiện đại góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Phát triển các KCN Hà Nội góp phần đắc lực thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ: Việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng mà bên cạnh đó những dự án này còn góp phần đắc lực thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế nước ta. Hầu hết các dây chuyền sản xuất sử dụng trong các doanh nghiệp hiện đại trên thế giới: công nghệ sản xuất khuôn đúc trong KCN Sài Đồng B (Nhật Bản), công nghiệp sản xuất đèn hình (Hàn Quốc) công nghệ sản xuất thiết bị quang học của Nhật Bản, công nghệ sản xuất dây dẫn , linh kiện điện tử của Hàn Quốc, công nghệ sản xuất cấu kiện khung nhôm của Israel, công nghệ sản xuất chế biến tinh dầu hương liệu của Singapore, công nghệ sản xuất thức ăn gia súc của Trung Quốc, công nghệ sản xuất lồng thép cao cấp của Nhật Bản, công nghệ sản xuất khung nhà thép tiền chế của ả rập xê út, ....Các sản phẩm sản phẩm sản xuất ra do được sản xuất trên các dây truyền hiện đại có chất lượng cao giá cả thích hợp với thị trường nên đã tiêu thụ không chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường thế giới như thiết bị quang học của Petax, chi tiết công nghệ điện tử của Orion – Hanel, tivi tủ lạnh linh kiện điện tử của Daewoo- Hanel... Phát triển các KCN đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ môi trường sinh thái: sự ra đời của các KCN với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại hơn so với các xí nghiệp cùng loại của Việt Nam không gây ô nhiễm môi trường, hệ thống xử lý chất thải ở các KCN có chất lượng tốt, đảm bảo giảm thiểu tác động xấu trên môi trường đô thị. Mặt khác trong các KCN các nhà máy phân theo nhóm, tiến hành hoạt động một cách có hệ thống, quy định chặt chẽ từ việc xây dựng nhà máy cho đến tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm thoả đáng, đây là những ưu điểm khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động ngoài hàng rào KCN. Hiện nay một trong những vấn đề bế tắc nhất của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung là vấn đề xử lý chất thải. Các chất thải độc hại thường gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh các nhà máy đặc biệt là đời sống sinh hoạt của dân cư xung quanh. Các KCN cũ của Hà Nội như Minh Khai, Giáp Bát, Thượng Đình, hiện không có phương án xử lý, bảo vệ môi trường phần vì nằm lẫn trong các khu dân cư nên không có diện tích đất để mở rộng, phần vì các dây truyền sản xuất quá cũ kỹ chất lượng hoạt động không cao lại gây ô nhiễm môi trường,đây là vấn đề đáng lo ngại. Việc phát triển các KCN mới t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37118.doc
Tài liệu liên quan