LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3
I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1. Khái niệm xuất khẩu 3
2.Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế 3
2.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. 3
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. 4
2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân 5
2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. 5
3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 6
3.1 Xuất khẩu trực tiếp: 6
3.2 Xuất khẩu gián tiếp 6
3.3 Xuất khẩu ủy thác 7
3.4 Xuất khẩu tại chỗ 7
3.5 Xuất khẩu gia công ủy thác 7
II. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 7
1. Khái niệm thị trường xuất khẩu 7
2. Phân loại thị trường hàng xuất khẩu 8
3. Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp 10
4. Khái quát về thị trường xuất khẩu hàng hóa 11
4.1 Thị trường Châu Á 11
4.2 Thị trường EU 12
4.3 Thị trường Mỹ 14
III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 15
1. Các hình thức phát triển thị trường 15
1.1 Phát triển về mặt hàng 15
1.2 Phát triển thị trường theo chiều rộng 16
1.3 Hình thức phát triển theo chiều sâu 16
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường 16
2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 16
2.1.1 Môi trường chính trị luật pháp 16
2.1.2 Nhân tố chính sách thương mại thuộc về thuế quan và phi thuế quan 17
2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội 18
2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 19
3. Kinh nghiệm phát triển thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu Đài Loan 20
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 22
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 22
1. Sự hình thành và phát triển 22
2. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty. 25
3. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty. 26
3. Đặc điểm chủ yếu về hoạt động kinh doanh của Công ty 27
3.1. Về mặt hàng kinh doanh của công ty 27
3.2. Thị trường của công ty 28
3.3. Về phương thức kinh doanh. 29
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI 29
1. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2006 29
2. Tình hình tài chính của công ty 33
3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. 35
3.1 Những kết quả đạt được 35
3.2 Những khó khăn chủ yếu 36
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TOCONTAP HÀ NỘI 37
1.Thực trạng thị trường xuất khẩu của TOCONTAP HÀ NỘI 37
2.1 Thị trường Châu Á 39
2.2 Thị trường EU 43
4.3 Thị trường các nước khác 46
3. Tình hình mở rộng thị trường của TOCOTAP 48
4. Các biện pháp mở rộng thị trường mà công ty đã áp dụng 49
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 50
1. Một số kết quả đạt được 51
2. Những hạn chế 52
3. Nguyên nhân của những hạn chế 53
3.1 Nguyên nhân khách quan 53
3.2 Nguyên nhân chủ quan 54
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 56
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI 56
1. Các căn cứ định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty 56
1.1 Cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty 56
1.2 Thách thức mà công ty phải đương đầu 57
2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 58
3. Định hướng phát triển thị trường của công ty trong một số năm tới 58
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 61
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để lựa chọn thị trường kinh doanh 62
2. Công ty cần xây dựng chính sách phát triển thị trường 63
3. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu 66
4. Nâng cao hiệu quả của công tác thu mua tạo nguồn 66
5. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến phát triển thị trường 67
6. Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ 68
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 69
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho xuất khẩu 69
2. Tăng cường các tham tán và xúc tiến thương mại ở các nước. 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cụ cầm tay, dây điện và cáp điện, máy quay phim máy ảnh, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thiết bị y tế, xe ô tô các loại….
Ngoài hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty còn thực hiện các hoạt động dịch vụ về quá cảnh, gia công sản xuất, tái xuất hàng, chế biến hàng xuất khẩu, giao nhận hàng xuất khẩu tại các cảng biển Việt Nam.
Mặt khác, công ty còn liên doanh với Canada để sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng chổi quét sơn, con lăn tường, xây dựng nhà máy bia Kiến An để sản xuất và tiêu thụ bia, nước ngọt, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỳ ăn liền tại Lào….
Biểu đồ 1: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty.
Mặt hàng
Thị trường
1. Chổi sơn
Canada, Úc, Anh, Ai Cập
2. Quần áo
Canada, Pháp, Slovakia, Đức, Đài Loan, Angola.
3. Hàng thủ công mỹ nghệ
Tây Ban Nha, Úc, Chi Lê, Mỹ, Anh,
Nhật, Đài Loan, Nam Phi..
4. Mũ cát
Pháp
5. Cao su
Đức, Achentina, Bungarie.
6. Thiết bị sản xuất đũa tre
Lào
7. Dây chuyền sản xuất mỳ
Lào
8. Manơcanh
Úc
9. Cót ép
Úc
10. Hàng nông sản thực phẩm
Tây Ban Nha, Tiệp, Lào, Singapo, Campuchia
Nguồn: Phòng tổng hợp
3.2. Thị trường của công ty
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm có địa bàn hoạt động cả trong và ngoài nước. Các bạn hàng trong nước chủ yếu của công ty là các công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất mà không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không đủ kinh nghiệm để xuất nhập khẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm được thị trường.Với 50 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty có thể nhận làm trung gian, thực hiện các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu ủy thác, gia công ủy thác…cho các bạn hàng.
Đối với thị trường ngoài nước, bạn hàng của công ty có nhiều nước khác nhau. Ngoài thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Mỹ, ASEAN…Hiện nay công ty còn mở rộng thêm nhiều thị trường mới giàu tiềm năng như Mỹ La tinh, Hàn Quốc, các nước Bắc Âu.
3.3. Về phương thức kinh doanh.
Từ khi mới thành lập công ty đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh trong ngoại thương như hàng viện trợ, hàng mậu dịch, đổi hàng, hợp tác gia công để đảm bảo sự phát triển của mình và các phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng để phù hợp với điều kiện thực tế. Phương thức kinh doanh của công ty có bán buôn, bán lẻ, làm đại lý, sản xuất theo đơn đặt hàng nước ngoài, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, liên doanh làm hàng xuất khẩu….nhằm cố gắng đạt những mục tiêu của chiến lược kinh tế đã vạch ra và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đòi hỏi khác nhau trên thị trường.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI
1. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2006
Hằng năm, bộ Thương Mại căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty năm trước, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, biến động của thị trường, các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu…để giao chỉ tiêu kế hoạch cho công ty.
Trong nhiều năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới không ổn định , hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao kết quả là công ty đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm sau thường cao hơn năm trước, công ty luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu bộ Thương Mại. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Bảng2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2006
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Kim ngạch XNK
24.000
25.892
28.000
46.768
30.000
40.877
32.000
39.375
Xuất khẩu
7.000
6.751
7.500
17.227
7.500
4.198
7.000
4.134
Nhập khẩu
17.000
19.141
22.500
29.540
22.500
36.679
25.000
35.241
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003 - 2006
Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu
qua các năm 2003- 2006
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ trên ta thấy:
Năm 2003 là năm có kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhất so với các năm 2004, 2005, 2006 đạt 25.892 nghìn USD, tuy nhiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn đạt 107,9% so với chỉ tiêu được giao. Trong năm này, công ty đã cố gắng tận dụng những điều kiện lợi thế, khắc phục khó khăn, tìm kiếm và khai thác thị trường để kinh doanh có hiệu quả.
Năm 2003 nhìn chung tình hình kinh tế thế thương mại thế giới đã có sự phục hồi nhưng vẫn chậm và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Giá cả trên thị trường biến động hơn so với năm 2002 và một số đồng tiền không ổn định nên sức mua của nhiều thị trường bị giảm sút đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. So với năm 2002 thì xuất khẩu năm 2003 tăng tuy nhiên mặt hàng thì chưa được mở rộng và triển vọng duy trì tăng trưởng là không mấy sáng sủa. Về nhập khẩu: Năm 2003 kim ngạch nhập khẩu là 19.141 nghìn USD đạt 112,59% so với kế hoạch cả năm.
Vẫn theo tình hình chung của cả nước và như nhiều năm trước, kim ngạch nhập khẩu của Công ty cao hơn hẳn xuất khẩu. Tuy nhiên cơ cấu hàng nhập khẩu đã có thay đổi. Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng ngày càng giảm dần. Đây là hướng thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng.
Với kim ngạch nhập khẩu 19.141 nghìn USD cho hơn 30 mặt hàng, nhập khẩu từ 37 nước thuộc 905 hợp đồng nội, ngoại có thể nói rằng Công ty là một trong những Công ty có mặt hàng nhập khẩu phong phú.
Năm 2004 tình hình kinh tế thế giới đã có những bước phát triển nhanh chóng hơn so với những năm trước làm tăng nhu cầu nhập khẩu vật tư và hàng hóa đồng thời quan hệ quốc tế mở rộng tạo cơ hội lớn về phát triển thị trường, góp phần thúc đẩy đầu tư và thương mại. Do những điều kiện thuận lợi như vậy đã tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty năm 2004. Năm 2004 là năm đỉnh cao thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 với tổng kim ngạch cao gần gấp đôi năm 2003 đạt 46.768 nghìn USD bằng 175,8 % kế hoạch.
Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu của Công ty thực hiện đạt 136,3% so với kế hoạch Bộ giao và thực hiện cao hơn so với năm 2003. Tuy nhiên so với năm 2004 là năm đỉnh cao thì kim ngạch năm 2005 thấp hơn năm 2004 và bằng 87%.
Hoạt động chính của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu, nhìn chung kinh doanh hoạt động tập trung nhiều vào nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu cao hơn hẳn xuất khẩu. Trong năm 2005 xuất khẩu bằng 11,44% nhập khẩu và chiếm tỷ trọng trên 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm. So với năm 2004 kim ngạch xuất khẩu bằng 24,37%. Năm 2005 cũng là năm thực hiện kim ngạch thấp nhất trong 5 năm 2001- 2005. Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty tập trung chủ yếu vào hàng xuất khẩu sang Iraq nhưng do ảnh hưởng tình hình chính trị của Iraq nên việc xuất khẩu sang thị trường này găp nhiều khó khăn và rủi ro, năm 2005 không xuất khẩu được. Mặt khác những mặt hàng truyền thống của công ty như gốm sứ, thủ công mỹ nghệ đều giảm sút bởi môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt cả ở thị trường trong và ngoài nước. TOCONTAP lại thiếu cơ sở sản xuất và không có mặt hàng chủ lực, các mặt hàng đã xuất không có tính ổn định.
Nhưng ngoài nguyên nhân khách quan vừa nêu làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty thấp hơn hẳn thì nguyên nhân chủ quan là TOCONTAP còn ngại làm hàng xuất khẩu, không tìm kiếm hợp tác với các cơ sở sản xuất và nghiệp vụ xuất khẩu còn yếu, hàng xuất khẩu không giữ được khách hàng. .
Ngược với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2005 thực hiện cao nhất so với những năm gần đây. Kinh doanh nhập khẩu của công ty về cơ bản vẫn là nhập các máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu hục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong năm 2005 các phòng kinh doanh đã rất cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như tìm hiểu hàng hoá, đã tìm mọi biện pháp “ thu gom” nhiều mặt hàng kể cả những mặt hàng có giá trị không lớn cũng không ngại làm. Để nhập khẩu hơn 60 mặt hàng, TOCONTAP đã ký 697 hợp đồng với 36 nước, những con số này chứng tỏ TOCONTAP chứng tỏ các cán bộ kinh doanh đã rất cố gắng và chịu khó lặn lội trong kinh doanh.
Năm 2006 hoạt động kinh doanh của TOCONTAP chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận lợi như:
Giá cả nguyên vật liệu chủ yếu như xăng dầu, sắt thép đều tăng và biến động liên tục, giá cả các loại ngoại tệ tiếp tục tăng, tỷ giá các loại ngoại tệ biến động thường xuyên, các chính sách của Nhà nước về xuất khẩu vẫn chưa thực sự khuyến khích hoạt động nhập khẩu…
Song với tinh thần cố gắng phấn đấu, TOCONTAP đã từng bước vượt qua những khó khăn, đạt được những thành công nhất định, dù thành tích không ở mức cao như những năm trước nhưng cũng đáng khích lệ.
Năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty thực hiện đạt 123% so với kế hoạch bộ giao nhưng chỉ bằng 96.30% so với năm 2005 và chỉ bằng 84,19% so với năm 2004.
2. Tình hình tài chính của công ty
TOCONTAP là một doanh nghiệp mạnh của bộ thương mại. Trong thời kỳ đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất của công ty ban đầu gặp nhiều khó khăn do chưa quen với cơ chế thị trường cũng như là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng công ty đã kịp thời tìm ra hướng đi riêng, đúng đắn cho mình và liên tục từ rất nhiều năm nay công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu bộ giao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được chăm lo và cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính sau đây:
Bảng 3: Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2003 – 2006
Đơn vị: nghìn USD
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Doanh thu
678.444
678.444
430.000
580.052
500.000
563.402
Nộp NSNN
49.172
61.655
50.172
69.445
53.000
61.545
Lợi nhuận
2.200
2.890
3442
2800
3600
Thu nhập bq/người/tháng
2,1
2,4
2,5
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2003 - 2004
Công khai tài chính là việc làm được thực hiện thường xuyên ở công ty trong những năm qua. Mỗi năm công ty đều có hai lần công khai tài chính trước toàn thể các cán bộ công nhân viên vào dịp tổng kết sáu tháng và cả năm. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và có khả năng tăng lên.
Hàng năm công ty luôn đã nộp vào ngân sách Nhà nước một khoản rất lớn thấp nhất là 61.545 (tỷ đồng) và cao nhất là 69.445 ( tỷ đồng) vào năm 2005.
Lợi nhuận của công ty tương đối ổn định qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Tiền lương của công nhân viên cũng tăng qua các năm cho thấy đời sống của các cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên công ty cũng gặp phải một số khó khăn như: Sau khi cổ phần hóa vốn pháp định của công ty là 34 tỷ đồng trong vốn pháp định chỉ có 10 tỷ đồng. Đây là một số vốn rất nhỏ dùng cho kinh doanh không đủ dùng cho một phòng kinh doanh chứ chưa nói đến là đủ dùng cho một phương án kinh doanh lớn. Vốn kinh doanh của công ty hiện nay chủ yếu là đi vay ngân hàng, do đó phải tuân thủ tuyệt đối việc vay trả đúng hạn nếu không trả đúng hạn sẽ bị xếp vào danh sách nợ quá hạn và rất khó có thể vay tiếp. Có thể nói đây là một khó khăn lớn mà công ty gặp phải cản trở việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
3.1 Những kết quả đạt được
Trải qua hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty đã có được những kinh nghiệm quí báu và luôn tự hoàn thiện vươn lên phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu bộ Thương Mại. Đến nay công ty đã đạt được những thành tích đáng tự hào mà hiếm có một doanh nghiệp Việt Nam nào có thể có được.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty các năm 2003 – 2006 là tương đối khả quan. Điều đó thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất kết quả hoạt động kinh doanh công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch bộ giao.
Thứ hai, trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ và có tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam, Công ty đã tiến hành đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, thay đổi phương thức kinh doanh cũng như hoạt động thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng. Điều đó được thể hiện như sau:
Về xuất khẩu: Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Trung Quốc thì Công ty đã tìm hiểu và mở rộng được sang các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ Latinh, Bắc Âu…
Về nhập khẩu: Hiện Công ty đã có quan hệ làm ăn với các bạn hàng ở trên 36 nước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Sắt thép, máy móc, thiết bị y tế….Phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Có thể nói đây là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn của TOCONTAP. Việc mở rộng thị trường đã và đang sẽ mang lại cho Công ty những thuận lợi, cơ hội kinh doanh khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Thứ ba, các cán bộ kinh doanh đã dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm và thích ứng với cơ chế thị trường. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã xúc tiến việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng những yêu cầu mới, những thay đổi mới.
3.2 Những khó khăn chủ yếu
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy:
Trong cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu thì xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, phần lớn là nhập khẩu và tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm. Điều này cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam khi mà hàng hóa của chúng ta vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới trong khi chúng ta đang cần nhập khẩu một khối lượng máy móc thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Các mặt hàng truyền thống như gốm sứ mây tre đan, thủ công mỹ nghệ ngày càng có kim ngạch xuất khẩu thấp chưa xứng đáng với tiềm năng của Công ty.
Việc giành và giữ thị trường còn hạn chế những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp.. mất dần trong khi đó các thị trường mới khai thác được như Mỹ, Chi Lê, Brazil.. thì có kim ngạch xuất khẩu thấp, hàng hóa xuất sang mới chỉ mang tính chất thăm do, công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường không được chú trọng.
TOCONTAP đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nếu như trước đây, TOCONTAP là đầu mối xuất khẩu của cả nước làm trung gian xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước vốn không được phép xuất khẩu hay không có kinh nghiệm xuất khẩu trực tiếp nên không có sự cạnh tranh thì hiện nay thị trường mở cửa các doanh nghiệp đó đã tự tìm kiếm khách hàng đứng lên trực tiếp xuất khẩu làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng giảm.
Khách hàng đến với công ty nhiều nhưng cũng có nhiều khách hàng không có khả năng về tài chính không cao nên hàng không tránh khỏi tình trạng tồn kho vòng quay chậm, và khó khăn về vốn.
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TOCONTAP HÀ NỘI
1.Thực trạng thị trường xuất khẩu của TOCONTAP HÀ NỘI
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì thị trường xuất khẩu có vai trò rất quan trọng nó quyết địn tới sự sống còn của doanh nghiệp. TOCONTAP HÀ NỘI là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cái tên TOCONTAP đã trở nên quen thuộc với các bạn hàng trong nước và nước ngoài. Khách hàng trong nước của TOCONTAP là các công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không có đủ kinh nghiệm xuất khẩu hay không thể tìm kiếm thị trường Công ty có thể đứng ra làm trung gian thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác hay gia công ủy thác…Đối với thị trường ngoài nước, bạn hàng của Công ty có nhiều nước khác nhau. Ngoài các thị trường truyền thống như Iraq, Nhật Bản, EU…thì hiện nay Công ty đang tìm kiếm và mở rộng thêm các thị trường mới giàu tiềm năng như Mỹ Latinh, Hàn Quốc, Bắc Âu…
Như vậy chúng ta có thể chia thị trường của TOCONTAP theo các khu vực sau: Châu Á, thị trường EU, thị trường các nước khác
Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
sang các thị trườngtừ năm 2003-2006
Đơn vị: USD
Thị trường
2003
2004
2005
2006
Châu Á
3.075.298
13.829.659
1.083.487
601.662
EU
268.966.
280.082
180.082
390.136
Thị trường khác
3.407.222
3.118.249
2.935.064
3.143.152
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2003 – 2006
Biểu đồ 2:Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty các năm 2003- 2006
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy:
Cơ cấu thị trường của Tocontap không đồng đều tập trung chủ yếu vào thị trường Châu Á, Châu Mỹ còn thị trường Châu Âu chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể.
Nếu như năm 2003, 2004 thì thị trường châu Á luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của công ty thì đến năm 2005, 2006 đã có sự sụt giảm đáng kể. Bởi vì trong những năm qua thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty ở Châu Á là xuất sang Iraq nhưng do tình hình bất ổn chính trị ở Iraq nên hàng xuất khẩu của công ty xuất sang thị trường này hầu như không xuất được nữa dẫn đến dần dần mất hẳn thị trường này.
Thị trường các nước khác như Mỹ, Canada, Arghentina…trong 2 năm gần đây vươn lên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là sang Canada còn sang các nước như Mỹ, Braxin, Arghentina…khác không đáng kể.
Trong các thị trường xuất khẩu theo khu vực thì thị trường EU có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất. Nguyên nhân là do hàng hoá vào thị trường EU phải vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe như vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng…cũng như thị hiếu của người dân EU là thích dùng hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng do đó hàng hoá xâm nhập vào thị trường EU rất khó trong khi đó hàng hoá của TOCONTAP lại chưa đáp ứng được những yêu cầu này. Đây không chỉ là khó khăn đối với TOCONTAP nói riêng mà còn là khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU.
Để tìm hiểu kỹ hơn về thị trường xuất khẩu của TOCONTAP chúng ta sẽ xem xét về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của TOCONTAP ở từng khu vực cụ thể.
2.1 Thị trường Châu Á
Việt Nam nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước trong khu vực Châu Á, trong bối cảnh đó định hướng thị trường của Việt Nam không thể đi ngoài xu hướng chung của khu vực.
Châu Á là một trong những thị trường quen thuộc và quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt Việt Nam lại là thành viên của khối ASEAN cho nên hàng hóa của Việt Nam khi xuất sang khu vực này được hưởng nhiều ưu đãi. Chính vì vậy hiện nay TOCONTAP đang tranh thủ cơ hội xuất khẩu sang các nước Châu Á.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á
Đơn vị: USD
Thị trường
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Iraq
2.091.600
68,01
13.613.836
98,44
Lào
474.811
15,44
33.056
0,24
94.041
8,67
52.384
8,7
Đài Loan
50.330
4,64
100.823
16,76
Nhật
13.487
0,44
27.007
0,2
30.090
2,8
24.789
4,12
Hàn Quốc
200.056
18,46
122.004
20,27
Singapore
25.483
2,35
Philippin
495.400
16,11
144.000
1,04
683.487
63,08
301.664
50,14
Ấn Độ
11.760
0,09
Tổng
3.075.298
100
13.829.659
100
1.083.487
100
601.664
100
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng hoá các năm 2003 – 2006
Biểu đồ 3: Tốc độ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
Châu Á các năm 2003 – 2006
Nhìn vào biểu đồ ta thấy xuất khẩu sang thị trường Châu Á không ổn định có sự chênh lệch lớn giữa các năm. Nguyên nhân là trong những năm qua thị trường chính của TOCONTAP ở Châu Á là thị trường Iraq. Năm 2003, 2004 thì kim ngạch xuất khẩu ở Iraq rất cao chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Tuy nhiên do tình hình bất ổn ở Iraq nên công ty chỉ xuất khẩu ở mức cầm chừng và đến năm 2005, 2006 thì chấm dứt hẳn việc xuất khẩu sang thị trường này. Điều này làm giảm hẳn giá trị xuất khẩu sang Châu Á. Đây là điều rất đáng tiếc cho công ty bởi vì Iraq là thị trường truyền thống của công ty ở Châu Á, hàng hoá xuất sang Iraq chủ yếu là văn phòng phẩm và hàng tiêu dùng, đòi hỏi của thị trường Iraq về những mặt hàng này không quá khắt khe như các thị trường khác.
Bên cạnh thị trường Iraq thì công ty còn xuất khẩu sang các thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…đây là những thị trường có sức mua lớn, có vị trí địa lý gần với Việt Nam tiện về vận chuyển. Mấy năm gần đây công ty đã xuất sang những thị trường này các sản phẩm như thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ, quần áo…tuy nhiên hàng hoá xuất sang có giá trị không lớn, nhỏ giọt không ổn định. Nguyên nhân là hàng hóa của Công ty ít có những thay đổi về mẫu mã kiểu dáng, không bắt kịp với nhu cầu sở thích của khách hàng dẫn đến mất dần các đơn đặt hàng từ những thị trường này.Trong tương lai đây là những thị trường có sức mua lớn, không quá khó tính công ty cần nâng cao giá trị xuất khẩu vào thị trường này.
Riêng đối với thị trường các nước ASEAN thì công ty xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Lào. Tuy kim ngạch xuất khẩu sang Lào không lớn nhưng lại ổn định. Thị trường Philippin là một thị trường mới của công ty nhưng những năm gần đây công ty đã xuất khẩu sang thị trường này một khốí lượng hàng hoá tương đối lớn (chủ yếu là gạo). Ngoài thị trường Lào, Philippin thì các thị trường khác trong khối ASEAN công ty chưa khai thác được. Nguyên nhân là hàng hóa của các nước trong khối ASEAN có những nét tương đồng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hàng hóa của ta khó mà cạnh tranh được. Một nguyên nhân chủ quan khác là nếu như xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác như EU, MỸ thì Công ty chỉ cần liên kết với một nhà nhập khẩu trên thị trường đó sau đó việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm do nhà nhập khẩu lo hết Công ty chỉ phải lo tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp hàng hóa theo đúng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của nhà nhập khẩu. Nhưng khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì Công ty phải làm tất cả những bước từ tìm kiếm bạn hàng, nghiên cứu thị trường, xây dựng mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng…do đó các cán bộ kinh doanh của Công ty ngại khó khăn, vất vả không muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Mặt hàng xuất khẩu chính của TOCONTAP trên thị trường Châu Á trong những năm trước là văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ…tuy nhiên khi thị trường Iraq mất thì những mặt hàng này xuất khẩu được rất ít. Ví dụ như mặt hàng nông sản, thực phẩm nếu như năm 2003 có kim ngạch là 970.211 (USD) thì đến năm 2006 giảm xuống đến hơn 1/3 chỉ còn 301.014 (.USD). Các mặt hàng như quần áo, thiết bị sản xuất đũa tre…không ổn định năm xuất được năm không. Hai năm gần đây thì công ty chuyển sang xuất khẩu gạo sang Philippin. Năm 2005 công ty xuất khẩu được khối lượng gạo có giá trị là 683.487 USD. Chúng ta thấy rằng chủng loại hàng hoá công ty xuất khẩu sang Châu Á tương đối đa dạng nhưng có giá trị thấp. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như giày dép, quần áo, thủy sản chế biến công ty công ty vẫn chưa khai thác được nguồn hàng nên hầu như không xuất khẩu hoặc xuất khẩu rất ít.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng sang thị trường Châu Á
Đơn vị: USD
Mặt hàng
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
TCMN
13.487
0,44
27.007
0,2
10.015
0,92
13.026
2,17
Hàng NS,TP
970.211
31,55
485.212
3,51
550.673
50,8
301.014
50
VPP
970.211
68,01
25.638
2,37
66.434
11,04
Hàng may mặc
2.091.600
143.207
23,8
Bóng đèn
10.317.607
74,6
450.706
41,6
39.105
6,5
Thiết bị sx đũa tre
16.455
1,52
Quạt diện
2.988.073
21,61
30.000
2,77
39.968
6,6
Nhựa thông
11.760
0,09
Tổng
3.075.298
100
13.829.659
100
1.083.487
100
601.664
100
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng hoá các năm 2003 – 2006
TOCONTAP là một đơn vị xuất khẩu trung gian, cơ sở sản xuất ít, các mặt hàng xuất khẩu của TOCONTAP như thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm có tính cạnh tranh lớn phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường nên kết quả kinh doanh không cao. Như vậy, trong thời gian tới công ty cần tăng cường nghiên cứu tìm hiểu thị trường Châu Á để nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
2.2 Thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn, tất cả các sản phẩm được bán ở EU phải đảm bảo an toàn và theo những quy định hết sức nghiêm ngặt để bảo vệ qyền lợi của người tiêu dùng. Thị trường EU được coi là khó tính, chọn lọc kỹ, họ luôn tìm kiếm những thị trường cung cấp hàng đẹp nhưng phải rẻ.
Trong những năm qua TOCONTAP đã cố gắng xâm nhập vào thị trường này và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
Đơn vị: USD
Thị trường
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Kim ngạch
%
Pháp
18.252
10,14
45.207
11,58
Đức
30.617
11,38
83.861
29,94
39.210
21,77
80.230
20,56
Anh
155.783
57,92
157.633
56,28
100.389
55,75
184.699
47,34
Tây Ban Nha
28.643
10,65
10.071
5,59
33.256
8,52
Hà Lan
18.085
6,46
12.160
6,75
Italia
53.923
20,05
20.503
7,32
46.744
11,9
Tổng
268.966
100
280.082
100
180.082
100
390.136
100
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hàng hoá các năm 2003 –2006
Biểu đồ 4: Tốc độ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu thời kỳ 2003 – 2006
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu không ổn định. Năm 2004, 2005 kim ngạch giảm trong khi năm 2006 có dấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36595.doc