BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
I. Chọn mẫu kiểm toán trong qui trình kiểm toán Báo cáo Tài chính. 5
1.1. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu. 5
1.2. Vị trí của chọn mẫu kiểm toán trong qui trình kiểm toán. 7
1.3. Ý nghĩa của chọn mẫu trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính. 9
II. Một số phương pháp chọn mẫu kiểm toán. 11
2.1. Chọn mẫu thống kê. 11
2.2. Chọn mẫu phi thống kê. 12
2.3. Chọn mẫu xác suất. 14
2.4. Chọn mẫu phi xác suất. 19
III. Quy trình chọn mẫu. 20
3.1. Thiết kế mẫu. 20
3.2. Lựa chọn các phần tử của mẫu. 28
3.3. Thực hiện các thủ tục kiểm toán (kiểm tra mẫu). 28
3.4. Đánh giá kết quả của việc kiểm tra chọn mẫu. 28
IV. Chọn mẫu thuộc tính. 30
81 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 5669 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm soát cụ thể phải được thiết kế để đảm bảo hợp lý cho việc đạt được mục tiêu. Sự vắng mặt của một thuộc tính được xem như một sai lệch trong việc thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát. Dưới đây trình bày năm thuộc tính được quan tâm và các tình trạng lệch lạc của chúng:
Thuộc tính
Tình trạng lệch lạc
1. Bản sao hóa đơn bán hàng được phê chuẩn việc bán chịu.
Không có những chữ ký tắt chỉ rõ sự phê chuẩn việc bán chịu.
2. Một bản sao của chứng từ vận chuyển được đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng.
Chứng từ vận chuyển không được đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng.
3. Số hiệu của tài khoản được tính tiền được ghi trên bản sao hóa đơn bán hàng.
Số hiệu của tài khoản không được ghi vào bản sao hóa đơn bán hàng.
4. Một bản sao hóa đơn bán hàng có thật cho từng chứng từ vận chuyển.
Bản sao hóa đơn bán hàng không có thật cho từng chứng từ vận chuyển.
5. Số lượng trên hóa đơn bán hàng giống như số lượng trên chứng từ vận chuyển.
Số lượng trên chứng từ vận chuyển và bản sao hóa đơn bán hàng khác nhau.
Các thuộc tính cần kiểm tra phải được xác định để khi tiến hành kiểm tra ta có thể tiếp cận một cách chính xác đến sự có mặt hay vắng mặt của thuộc tính đó. Sau khi xác định được thuộc tính cần kiểm tra, KTV cần xác định tổng thể. Trong kiểm tra chọn mẫu để thu thập các bằng chứng về hoạt động kiểm soát thì tổng thể được xác định dựa trên các hoạt động kiểm soát mà ta tin tưởng và các nghiệp vụ được thực hiện các hoạt động kiểm soát.
Khi xác định cỡ mẫu thuộc tính của thử nghiệm kiểm soát, KTV phải chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu (đã nêu ở phần quy trình chọn mẫu). Để xác định qui mô mẫu KTV cần phải thực hiện:
Thứ nhất là xác định tần số sai lệch lạc chấp nhận được (TDR). Việc xây dựng TDR đòi hỏi óc phán đoán chuyên nghiệp của các KTV. Ví dụ, KTV đánh giá TDR của thuộc tính Bản sao hóa đơn bán hàng được phê duyệt việc bán chịu là 5% thì dù có 5% Bản sao hóa đơn bán hàng không có chữ ký tắt phê duyệt việc bán chịu, hoạt động kiểm soát được đánh giá là hiệu quả.
Thứ hai là xác định tần số lệch lạc ước lượng của tổng thể (EPDR) là rất cần thiết để tính được kích cỡ mẫu thích hợp. Trong thực tế, KTV thường sử dụng những hiểu biết về hoạt động kiểm soát của khách hàng, kết quả kiểm toán năm trước để ước lượng. Tuy nhiên, nếu không có kết quả kiểm toán năm trước hoặc nếu KTV cho rằng chúng không đáng tin cậy, thì KTV có thể chọn một mẫu sơ bộ nhỏ từ tổng thể của năm đang được kiểm toán để nhằm đạt được mục đích trên.
Thứ ba là xác định rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ (ARO). Chọn mức ARO thích hợp trong những tình huống cụ thể phụ thuộc vào khả năng đánh giá của KTV. Bảng dưới đây minh họa hướng dẫn của quá trình xây dựng các tần số lệch lạc chấp nhận được (TDR) và các mức rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ (ARO).
Bảng 1.6: Nhân tố ảnh hưởng tới ARO và TDR
Nhân tố
Phán xét
Hướng dẫn
● Mức đánh giá kế hoạch của rủi ro kiểm soát hãy xem xét:
- Bản chất, phạm vi và thời gian của cuộc khảo sát chính thức. Thí dụ, các khảo sát chính thức lớn hơn mức đánh giá kế hoạch cao hơn của rủi ro kiểm soát.
- Chất lượng của bằng chứng có sẵn của các khảo sát kiểm soát. Thí dụ, chất lượng thấp hơn của bằng chứng, mức đánh giá rủi ro kiểm soát cao hơn của rủi ro kiểm soát.
Mức thấp nhất
Mức trung bình
Mức cao hơn
ARO là 5%
ARO là 10%
ARO là 20%
●Tầm quan trọng của các nghiệp vụ và số dư các tài khoản liên quan mà các quá trình kiểm soát nội bộ có dự định tác động.
Số dư cao đáng kể.
Số dư đáng kể.
Số dư thấp đáng kể
TDR là 4%
TDR là 5%
TDR là 6%
Thứ tư là xem xét ảnh hưởng của qui mô mẫu. Qui mô của tổng thể càng lớn thì qui mô mẫu càng lớn.
Bốn yếu tố xác định qui mô mẫu ban đầu của quá trình chọn mẫu thuộc tính là: qui mô của tổng thể, tần số lệch lạc chấp nhận được, mức rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ, và tần số lệch lạc ước tính của tổng thể. Sở dĩ được gọi là qui mô mẫu ban đầu là vì những lệch lạc trong mẫu thực tế phải được đánh giá trước khi có thể quyết định mẫu đã đủ lớn để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán chưa.
Khi ba nhân tố chính (TDR, ARO và EPDR) ảnh hưởng đến qui mô mẫu đã được xác định thì có thể tính qui mô mẫu ban đầu bằng cách sử dụng bảng. Các bảng này được lấy từ sổ tay hướng dẫn cách chọn mẫu kiểm toán của AICPA (Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ).
Khi sử dụng bảng để tính qui mô mẫu ban đầu, phải thực hiện bốn bước:
Chọn bảng có liên quan với mức rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy quá mức.
Định vị tần số lệch lạc chấp nhận được ở phía trên bảng.
Định vị tần số lệch lạc ước lượng ở cột ngoài cùng bên trái.
Đọc theo cột tần số lệch lạc chấp nhận được thích hợp cho đến dòng tần số lệch lạc ước lượng thích hợp. Con số nằm trên giao điểm này là qui mô mẫu ban đầu.
Bảng 1.7: Xác định qui mô mẫu của chọn mẫu thuộc tính
Mức rủi ro của độ tin cậy quá mức ARO là 10%
Tần số lệch lạc ước lượng của tổng thể EPDR (%)
Tần số lệch lạc chấp nhận được TDR (%)
2
3
4
5
6
7
8
9
0,00
0,25
0,50
0,75
1,00
1,25
114
194
194
265
*
*
76
129
129
129
176
221
57
96
96
96
96
132
45
77
77
77
77
77
38
64
64
64
64
64
32
55
55
55
55
55
28
48
48
48
48
48
25
42
42
42
42
42
Giả sử trong bảng trên, ta có TDR là 8%, ở mức ARO là 10% KTV nhận định EPDR là 1%. Tra bảng ta sẽ có qui mô của mẫu là 48.
Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét sự ảnh hưởng của qui mô của tổng thể tới qui mô của mẫu, chúng ta có công thức sau:
n =
Trong đó: n’ là qui mô xác định qua bảng trên.
N là qui mô của tổng thể.
n là qui mô mẫu cần chọn.
Với ví dụ trên, giả sử tổng thể gồm 1.000 phần tử thì qui mô mẫu sẽ là:
n = = 46.
Nếu tổng thể là 10.000 phần tử thay vì 1.000 phần tử thì qui mô mẫu xét lại là 47, chỉ thấp hơn 1 phần tử so với con số 48 được ghi trên bảng. Tổng thể càng lớn thì qui mô mẫu xét lại càng gần với qui mô mẫu được chọn ra từ bảng.
Sau khi xác định được qui mô của mẫu cần chọn KTV sẽ tiến hành việc lựa chọn các phần tử của mẫu.
Nếu các phần tử của tổng thể được đánh số thứ tự và được trình bày theo hàng trên một danh sách thì việc chọn mẫu sử dụng Bảng số ngẫu nhiên là phổ biến. Hoặc sử dụng phần mềm máy tính, khi đó, số ngẫu nhiên giữa số nhỏ nhất và lớn nhất tồn tại trong tổng thể sẽ được chọn. Tùy thuộc vào các thuộc tính của tổng thể, sự thể hiện của các phần tử trong tổng thể mà KTV sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu phù hợp.
Sau khi chọn được mẫu, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán để tìm ra các sai lệch của mẫu. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện giống nhau theo cùng cách thức khi chọn mẫu thống kê hay chọn mẫu phi thống kê. Kiểm toán viên kiểm tra từng phần tử trong mẫu để xác định liệu xem nó có phù hợp với định nghĩa thuộc tính hay không và duy trì sự ghi chép về tất cả các lệch lạc tìm được.
Dựa trên những phát hiện khi tiến hành kiểm tra mẫu, KTV tiến hành đánh giá mẫu. Khi đánh giá mẫu, sự đánh giá định tính và định lượng đều cần thiết.
Việc đánh giá định tính sẽ bao gồm việc đánh giá mục tiêu kiểm tra có được thỏa mãn hay không, hay sự tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ có còn hiệu lực nữa không?
Nếu phát hiện được các lệch lạc trong mẫu thì đánh giá định tính sẽ thường đề cập tới những vấn đề sau:
Có phát hiện thấy có sự khai báo sai về số tiền không?
Có tiến hành những thủ tục kiểm toán hợp lý để xác định các phần tử mẫu bị thiếu và tìm hiểu nguyên nhân lệch lạc hay không?
Các lệch lạc có thể hiện là điểm yếu của hoạt động kiểm soát cụ thể hay không?
Các phát hiện của kiểm toán viên là gian lận hay sai sót?
Đánh giá định lượng liên quan tới xác định tần số lệch lạc ước tính lớn nhất trong tổng thể (CUDR), căn cứ vào rủi ro của độ tin cậy quá mức vào quá trình kiểm soát nội bộ mà KTV xem xét có thể chấp nhận được. CUDR được xác định bằng cách sử dụng một bảng biểu chọn mẫu thuộc tính. Bảng này tương tự như bảng được dùng để xác định qui mô mẫu.
Cách sử dụng bảng để tính tần số lệch lạc trên (lớn nhất):
Chọn bảng có liên quan với rủi ro của độ tin cậy quá mức. Rủi ro của độ tin cậy quá mức phải giống như khi sử dụng ARO để xác định qui mô mẫu ban đầu.
Định vị số lượng lệch lạc thực tế tìm được trong các cuộc khảo sát kiểm toán ở phía trên bảng biểu.
Định vị qui mô mẫu thực tế ở cột ngoài cùng bên trái của bảng.
Dò theo cột số lượng lệch lạc thực tế thích hợp cho đến khi cắt hàng qui mô mẫu thích hợp. Con số nằm trên giao điểm này là tần số lệch lạc lớn nhất.
Bảng 1.8: Đánh giá các kết quả mẫu theo cách chọn mẫu thuộc tính.
Mức rủi ro của độ tin cậy quá mức là 10%
Số lượng lệch lạc thực tế phát hiện
Qui mô mẫu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
20
10,9
18,1
*
*
*
*
*
*
*
*
*
25
8,8
14,7
19.9
*
*
*
*
*
*
*
*
30
7,4
12,4
16.8
*
*
*
*
*
*
*
*
35
6,4
10,7
14.5
18,1
*
*
*
*
*
*
*
40
5,6
9,4
12.8
15,9
19,0
*
*
*
*
*
*
45
5,0
8,4
11.4
14,2
17,0
19,6
*
*
*
*
*
50
4,5
7,6
10.3
12,9
15,4
17,8
*
*
*
*
*
55
4,1
6,9
9.4
11,7
14,0
16,2
18,4
*
*
*
*
60
3,8
6,3
8.6
10,8
12,9
14,9
16,9
18,8
*
*
*
Giả sử với cỡ mẫu là 45 số lượng lệch lạc của mẫu là 4, sử dụng độ tin cậy quá mức là 10% thì CUDR (tần số lệch lạc cao nhất trong tổng thể) là 17,0.
Để tổng thể có thể được kiểm toán viên chấp nhận thì CUDR (tần số lệch lạc cao nhất trong tổng thể) phải thấp hơn hoặc bằng với TDR (tần số lệch lạc mà kiểm toán viên chấp nhận đối với tổng thể) khi cả hai đều được tính dựa trên cùng ARO.
Khi CUDR lớn hơn TDR thì kiểm toán viên cần phải hành động. Có bốn tiến trình hành động mà kiểm toán viên có thể hành động:
Xem lại TDR hoặc ARO. Cách này sẽ chỉ thực hiện khi kiểm toán viên đã kết luận là những chi tiết ban đầu quá dè dặt.
Mở rộng qui mô mẫu. Sự tăng lên về qui mô mẫu có tác dụng làm giảm CUDR nếu tần số lệch lạc thực tế của mẫu không tăng.
Thực hiện các thủ tục bổ sung.
Kiến nghị với Ban quản trị của khách hàng.
Mục đích của chọn mẫu suy cho cùng là giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng đầy đủ và hợp lý. Cho nên kiểm toán viên cần lưu giữ lại sổ sách đầy đủ về các thủ tục thực hiện, các phương pháp dùng để chọn mẫu và thực hiện các khảo sát, các kết quả tìm được trong các cuộc khảo sát, và các kết luận đạt được. Điều này cần thiết như là một phương tiện để đánh giá các kết quả tổng hợp của tất cả các cuộc khảo sát và như là một căn cứ để biện minh cho cuộc kiểm toán khi cần thiết.
Chọn mẫu thuộc tính tuy được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam hầu như không thực hiện việc chọn mẫu thuộc tính khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Do hầu hết các khách thể kiểm toán ở nước ta chưa có được hệ thống kiểm soát nội bộ tốt.
V. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách chọn lấy 1 đơn vị tiền tệ làm đơn vị tổng thể. Do vậy, tổng thể sẽ là tổng số tiền luỹ kế của đối tượng kiểm toán và đơn vị mẫu cũng sẽ là từng đơn vị tiền tệ cụ thể. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biến đối với các thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản bao gồm hai loại là thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư.
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng sử dụng các cách chọn như chọn mẫu dựa theo Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu dựa trên chương trình máy tính và chọn mẫu hệ thống.
Khi tiến hành chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, KTV phải xác định qui mô mẫu chọn.
N =
Trong đó:
RA là tổng giá trị ghi sổ của số dư tài khoản.
RF là yếu tố rủi ro Possion thích hợp với rủi ro của việc thừa nhận sai ARIA và mức sai sót ước tính EM.
TM là mức sai số có thể chấp nhận gán cho số dư tài khoản.
N là qui mô mẫu cần chọn.
Để xác định sai số chấp nhận được, KTV sử dụng sự phán đoán về tính trọng yếu, để xác định trực tiếp số tiền sai số chấp nhận được của cuộc kiểm toán của từng tài khoản. Hầu hết kỹ thuật chọn mẫu yêu cầu KTV xác định sai số chấp nhận được của từng tài khoản bằng cách phân bổ trọng yếu cho từng tài khoản.
Nhân tố ảnh hưởng đến qui mô mẫu còn có rủi ro chấp nhận được của việc chấp nhận sai (ARIA) là rủi ro mà KTV không chấp nhận một số dư tài khoản là đúng khi sai số thực sự của số dư đó bằng hoặc lớn hơn rủi ro chấp nhận được. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định của KTV về ARIA là rủi ro kiểm soát, rủi ro kiểm toán mong muốn và kết quả của các thủ tục phân tích. Rủi ro chấp nhận được của việc chấp nhận sai tỷ lệ nghịch với qui mô mẫu.
Chúng ta có thể lượng hóa ARIA dựa vào mô hình rủi ro mở rộng. Theo mô hình rủi ro kiểm toán: AR = IR x CR x DR, trong đó:
AR là rủi ro kiểm toán. CR là rủi ro kiểm soát.
IR là rủi ro tiềm tàng. DR là rủi ro phát hiện.
Việc hình thành mô hình rủi ro mở rộng được thực hiện bằng cách phân tích DR thành hai loại rủi ro là rủi ro của thủ tục phân tích AP ( khả năng thủ tục phân tích bỏ sót các sai phạm trọng yếu) và rủi ro chấp nhận được của việc thừa nhận sai ARIA. Ta có mô hình rủi ro mở rộng là:
AR = IR x CR x AP x ARIA.
Mức ARIA tối đa được đánh giá là 0,5 hay 50%
Về cơ bản, quy trình chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng tuân thủ theo quy trình chọn mẫu nói chung, bao gồm bốn bước: Thiết kế mẫu, lựa chọn các phần tử mẫu, thực hiện các thủ tục kiểm toán (kiểm tra mẫu) và đánh giá kết quả mẫu. Trong bài viết này chỉ trình bày những nét đặc thù của chọn mẫu hệ thống theo đơn vị tiền tệ.
Thực hiện công việc thiết kế mẫu, KTV phải cụ thể hóa các mục tiêu kiểm toán, xác định tổng thể và xác định sai số chấp nhận được cũng như phải xác định rủi ro chấp nhận được của việc chấp nhận sai, từ đó xác định ra qui mô mẫu.
Kiểm toán viên có thể thực hiện chọn mẫu hệ thống như sau:
Xác định khoảng cách chọn mẫu bằng cách lấy qui mô của tổng thể chia cho qui mô mẫu mà KTV dự tính chọn.
Chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên.
Phần tử được chọn tiếp theo bằng cách lấy điểm xuất phát cộng với khoảng cách chọn mẫu.
Sau khi chọn được mẫu, KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán phù hợp với những mục tiêu cụ thể đối với từng phần tử được chọn, để có thể phát hiện thấy sai phạm hoặc không phát hiện được sai phạm nào, từ kết quả đó KTV sẽ đánh giá về tổng thể kiểm tra. KTV có thể sử dụng đánh giá định tính hoặc định lượng để đánh giá mẫu chọn. KTV cần xác định bản chất và nguyên nhân của các sai phạm phát hiện được. Hiện nay, các công ty kiểm toán thường các bảng biểu chuyên dùng của họ để đánh giá qui mô mẫu, từ đó đánh giá về tổng thể.
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ hay được sử dụng vì những lý do sau:
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ tự động làm tăng khả năng của việc chọn các phần tử có số tiền cao từ tổng thể đang được kiểm toán. Trong các cuộc kiểm toán KTV thường thực hiện tập trung vào những phần tử này vì nói chung chúng đại diện cho mức rủi ro cao nhất của các sai phạm trọng yếu.
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ thường làm giảm chi phí tiến hành các quá trình khảo sát kiểm toán vì có một vài phần tử mẫu được khảo sát ngay lập tức (thường là những phần tử chiếm giá trị lớn trong tổng thể).
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dễ áp dụng, vì nó thuận tiện cho việc sử dụng máy tính.
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ luôn luôn đem lại một kết luận mang tính thống kê là một số tiền.
Tuy nhiên, khi áp dụng chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng có một số hạn chế như: chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ từ các tổng thể lớn mà không có sự giúp đỡ của máy tính có thể kém hiệu quả, các phần tử của tổng thể có số dư ghi sổ là 0 không có cơ hội được chọn trong quá trình chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dù có thể chúng đã bị báo cáo sai, các số dư nhỏ mà bị báo cáo thiếu đáng kể cũng có ít cơ hội được chọn vào mẫu, không những thế khả năng không đưa các số dư âm vào mẫu thí dụ như các số dư có trong các khoản phải thu...
Như vậy, Trong chương này đã giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về chọn mẫu kiểm toán, đã trình bày những khái niệm cơ bản về chọn mẫu, các phương pháp chọn mẫu. Việc vận dụng các phương pháp chọn mẫu trong thực tế rất đa dạng và linh hoạt, mỗi công ty kiểm toán đều xây dựng cho mình một hệ thống phương pháp chọn mẫu riêng và tuân thủ theo hệ thống phương pháp này tùy thuộc vào đặc thù của từng cuộc kiểm toán. Chương II của Chuyên đề sẽ tìm hiểu về phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính do VACO thực hiện.
CHƯƠNG II.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC HIỆN
I. Khái quát về Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn.
Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO) là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam đạt trình độ quốc tế về cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước và các dự án quốc tế. Với số lượng khách hàng lớn nhất trong các công ty kiểm toán hiện có mặt tại Việt Nam.
Công ty Kiểm toán Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 165 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty có trụ sở chính tại số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội. Hiện nay, Công ty có chi nhánh ở cả Tp. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Theo kế hoạch trong năm 2004 Công ty sẽ mở lại chi nhánh tại Đà Nẵng.
Ngày 04/04/1995, theo Quyết định số 1187/GP của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác Đầu tư cho phép một bộ phận của VACO liên doanh với Công ty Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) thành lập công ty liên doanh VACO-DTT đã đánh dấu một bước ngoặt đối với sự phát triển của Công ty. VACO đã trở thành công ty kiểm toán Việt Nam đầu tiên liên doanh với nước ngoài.
Từ ngày 01 tháng 10 năm 1997 VACO với sự đại diện của Phòng dịch vụ Quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. Hiện tại VACO - ISD là đại diện hợp pháp của DTT tại Việt Nam với sự hợp tác về mọi mặt từ các văn phòng của DTT trên toàn cầu. Theo Ban Giám đốc của VACO, VACO đang phấn đấu để toàn bộ VACO là thành viên của DTT vào tháng 9/2004. Mặt khác, là thành viên của DTT Công ty chỉ chịu sự quản lý giám sát của DTT về mặt quy trình và chất lượng kiểm toán và trích nộp cho DTT một phần lợi nhuận là phí thành viên. Sau gần 13 năm hoạt động, VACO đã đạt nhiều thành tựu vượt bậc. Các dịch vụ Công ty cung cấp ngày càng đa dạng như: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ đào tạo. Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty liên tục tăng, năm 1991 có 9 người, đến năm 1995 có 36 người, năm 2002 lên đến 376 người, số lượng khách hàng của VACO tăng nhanh năm 1999 số lượng khách hàng của VACO là 419, năm 2002 là 681 khách hàng thì đến năm 2003 con số này là 765 khách hàng, doanh thu của Công ty năm 2002 đạt 38,1 tỷ đồng, năm 2003 đạt 45,5 tỷ đồng. Để nâng cao tính độc lập của mình từ tháng 3 năm 2004 VACO trở thành Công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là Bộ Tài chính - theo Quyết định số 1927 QĐ - TC ngày 30/6/2003. Để ghi nhận những thành tích mà VACO đã đạt được trong những năm qua Nhà nước đã trao tặng Huân chương lao động cho tập thể cán bộ công nhân viên của VACO, đặc biệt năm 2002 Bà Hà Thị Thu Thanh - Giám đốc Công ty được nhận giải thưởng sao đỏ và năm 2003, Công ty đã được nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu VACO. VACO cung cấp các dịch vụ như: kiểm toán; dịch vụ và tư vấn kế toán; tư vấn thuế; đào tạo; dịch vụ tư vấn đầu tư; tư vấn cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể; tư vấn quản lý, hệ thống kiểm soát. Các khách hàng của VACO là các doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty Cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế của WB. ADB, PAM, SIDA, UNDP, IMF... Tỷ trọng doanh thu theo lĩnh vực hoạt động và theo loại khách hàng năm 2003 của VACO được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây:
1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn
Bộ máy tổ chức của VACO được thiết kế và thực hiện theo mô hình chức năng. Hiện nay, Ban Giám đốc của Công ty có 6 thành viên: 1 Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty, 5 Phó Giám đốc. Chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty do Bộ Tài chính bổ nhiệm, bãi nhiệm, các Phó Giám đốc do Giám đốc bổ nhiệm, bãi nhiệm chỉ báo cáo với Bộ Tài chính. Giám đốc giữ vai trò điều hành chung. Các Phó Giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời mỗi Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm quản lý đối với một số phòng nghiệp vụ, các chi nhánh.
Công ty có hệ thống các phòng nghiệp vụ bao gồm: phòng dịch vụ quốc tế (ISD), phòng nghiệp vụ kiểm toán I, II, III, IV, phòng kiểm toán Đầu tư XDCB, phòng Đào tạo, phòng Tư vấn. Các phòng chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc kiểm toán dưới tên của VACO hoặc dưới tên DTT theo sự phân chia nhiệm vụ quản lý và theo khách hàng. Công ty được DTT chuyển giao Hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 và hệ thống kiểm toán AS/2 được áp dụng thống nhất ở tất cả các phòng nghiệp vụ tạo điều kiện hỗ trợ và kết hợp các nhân viên giữa các phòng nghiệp vụ khác nhau trong cùng một cuộc kiểm toán. Phòng Hành chính tổng hợp của Công ty chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính tổng hợp nhưng cũng đồng thời là phòng Kế toán.
Ngoài ra, VACO còn có bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, ban tư vấn và quản lý rủi ro của DTT chịu trách nhiệm tư vấn, giám sát về chất lượng nghiệp vụ, đào tạo nhân viên cho Công ty.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Tổ chức và Quản lý của VACO
Phòng Kế toán HC
Phòng Quản trị
P. Giám đốc 1
Phòng Tư Vấn
Tổng Giám đốc & Chủ tịch Công ty
Ban Tư vấn &
Quản lý rủi ro
Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật
Phòng Đào Tạo
Phòng ISD HN I (DV)
Phòng ISD HN II (SX)
Phòng NV 1, 3.
P. Giám đốc 5
Phụ trách chi nhánh TP HCM
Chi nhánh Hải Phòng
P. Giám đốc 2
Trưởng phòng
HCTH
P. Giám đốc 3
P. Giám đốc 4
Phòng NV 2, 4
Phòng XDCB
Chú thích: Chỉ đạo.
Tư vấn.
1.3. Khái quát về quy trình kiểm toán và hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2
Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống kiểm toán AS/2 do DTT chuyển giao, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của kiểm toán tại Việt Nam. Hệ thống kiểm toán AS/2 bao gồm 3 bộ phận cơ bản: phương pháp kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và phần mềm kiểm toán AS/2.
Phương pháp kiểm toán được hiểu là hệ thống các bước tiến hành trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán nói chung. Theo đó, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được khái quát với 6 bước :
Bước 1 : Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán.
Bước 2 : Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Bước 3 : Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.
Bước 4 : Thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Bước 5 : Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.
Bước 6 : Công việc thực hiện sau khi kiểm toán.
Hệ thống hồ sơ kiểm toán được xây dựng nhằm mục đích trợ giúp trong việc tổ chức một cuộc kiểm toán từ việc lập kế hoạch kiểm toán, lập giấy tờ làm việc, lưu trữ thông tin để giao dịch, phục vụ khách hàng, soát xét cuộc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Hệ thống hồ sơ kiểm toán của VACO được xây dựng trên cơ sở hệ thống các chỉ mục chuẩn.
Phần mềm kiểm toán AS/2: là phần mềm được DTT chuyển giao và đã được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường kiểm toán ở Việt Nam. Phần mềm này là công cụ hữu hiệu để thực hiện Phương pháp kiểm toán AS/2 trong đó bao gồm việc thực hiện chọn mẫu kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán cũng được lưu trữ trong phần mềm này.
Quy trình kiểm toán của VACO được khái quát thông qua mô hình dưới đây:
Quản lý cuộc kiểm toán
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại VACO
Đánh giá và quản lý rủi ro
Đánh giá, kiểm soát rủi ro.
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tìm hiểu môi trường kiểm soát.
Tìm hiểu chu trình kế toán.
Thực hiện các bước phân tích tổng quát.
Xác định mức độ trọng yếu.
Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản.
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Không tin cậy
Tin cậy
Tin cậy
Không tin cậy
Tập trung vào kiểm tra chi tiết
Xác định các bước kiểm soát có thể làm giảm rủi ro. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Kiểm tra các bước kiểm soát để chứng minh độ tin cậy của hệ thống theo kế hoạch quay vòng. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản.
Tập trung kiểm tra chi tiết
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra
Thực hiện việc soát xét báo cáo tài chính
Rủi ro chi tiết xác định được
Rủi ro chi tiết không xác định được
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo.
Thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng.
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán.
Lập báo cáo kiểm toán.
Đánh giá chất lượng và kết quả của cuộc kiểm toán
Soát xét, kiểm soát giấy tờ làm việc.
Kết luận về cuộc kiểm toán và lập báo cáo
Các hoạt động sau kiểm toán
Công việc thực hiện trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các chuẩn mực phục vụ khách hàng
Thực hiện tuần tự
Chú thích:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT557.doc