Đề tài Phương pháp soạn giáo án điện tử trong giảng dạy vật lý 7

MỤC LỤC

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 1, 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3

I. Lý do chọn đề tài Trang 3

II. Đối tượng nghiên cứu Trang 3

III. Phạm vi nghiêm cứu Trang 3

IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 3

B. NỘI DUNG Trang 4

I. Những cơ sở lí luận cho việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trang 4

II. Cơ sở thực tiễn Trang 4

III Nội dung vấn đề Trang 5

IV Quá trình thực hiện Trang 5

V Những biện pháp đã áp dụng Trang 6

C. KẾT LUẬN Trang 19

I. Bài học kinh nghiệm Trang 19

II Hướng phổ biến, áp dụng đề tài Trang 20

III Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài Trang 20

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5426 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp soạn giáo án điện tử trong giảng dạy vật lý 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 7A6 trường THCS Thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. - Thực hiện tiết dạy môn vật lí lớp 7 khối THCS. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu. - Điều tra, dự giờ, thực nghiệm. 3. Đề tài đưa ra giải pháp mới: - Nội dung bài giảng được minh họa bằng những âm thanh và hình ảnh sống động. - Những thí nghiệm, những tranh ảnh minh họa được động hóa. - Trong một tiết học có thể sử dụng được nhiều hình thức truyền đạt: Biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, phim. 4. Hiệu quả áp dụng: - Học sinh tỏ ra thích thú và tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn. - Học sinh dễ hình dung và hiểu bài nhanh hơn. - Tăng tính chủ động học tập của học sinh. - HS ghi bài chủ động và có nhiều thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra. - Dễ dàng hình dung các vấn đề trừu tượng, hứng thú và nhớ lâu hơn cho học sinh. - Giáo viên và học sinh tiếp cận với thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, nâng cao dần chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. - Tạo nên một tác phong lao động mới của người GV trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin. 5. Phạm vi áp dụng: Lớp 7A5, 7A6 trường THCS Thị Trấn Châu Thành. Thị Trấn, ngày 09 tháng 4 năm 2010 Người thực hiện đề tài TRẦN THỊ NGỌC HIỀN A. MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: - Trong thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay, dạy học theo phương pháp cũ không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là 1 trong những cách làm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đó. - Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về tin học, biết thu thập thông tin từ Internet, cách sử dụng các phần mềm tiện ích. - Những năm gần đây, Nghị quyết của Đại Hội Đảng khóa X và nhiều văn kiện khác của Nhà nước, Bộ giáo dục đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng của các cấp học và bậc học ở nước ta. Trong đó, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong công tác giảng dạy còn học sinh giữ vai trò chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức. Môn vật lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo tại các trường Trung học cơ sở, hình thành nơi các em những kỹ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc khoa học. - Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở trường, yêu cầu của xã hội nên việc tìm biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy , soạn giáo án nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của tiết dạy là điều rất cần thiết . Do đó tôi chọn đề tài: “Phương pháp soạn giáo án điện tử trong giảng dạy vật lý 7” II. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 7A5, 7A6 trường THCS Thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. - Thực hiện tiết dạy môn vật lí lớp 7 khối THCS - Thời gian thực hiện: năm học 2009 – 2010 III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Lớp 7A5, 7A6 trường THCS Thị Trấn Châu Thành. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu chuyên môn, học tin học. Cập nhật các thông tin, hình ảnh trên mạng, các phần mềm tiện ích. - Dạy thực nghiệm để lắng nghe góp ý của đồng nghiệp - Dự giờ các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin để tham khảo, học hỏi, rút kinh nghiệm - Lập kế hoạch viết đề tài B. NỘI DUNG: I. Những cơ sở lí luận cho việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy dựa vào các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. - Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số 29/2000/CT với mục tiêu : “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin…” - Chỉ đạo của sở GD về việc khuyến khích sử dụng giáo án vi tính , giáo án điện tử - Nghị quyết TƯ 2 khóa 8 tiếp tục khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ 1 chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…” - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập giúp người giáo viên nâng cao trình độ tin học, giúp học sinh yêu thích khám phá thế giới công nghệ thông tin, từng bước hoàn thiện kĩ năng , rèn luyện tác phong công nghiệp, năng động, sáng tạo điều đó rất cần trong quá trình hội nhập với thế giới II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi: - Trường THCS Thị Trấn Châu Thành là trường trọng điểm về ứng dụng CNTT trong huyện, trường được trang bị bộ máy chiếu ở 1 phòng chức năng để GV giảng dạy bằng giáo án điện tử - Ngoài ra trường trang bị thêm máy chiếu vật thể, 2 máy vi tính xách tay phục vụ giảng dạy giáo án điện tử của giáo viên - Hầu hết GV trường được tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đã có bằng A tin học. - Phòng học có đầy đủ bàn ghế, bảng từ, phông màn phục vụ đèn chiếu. Cơ sở vật chất nhìn chung đạt về số lượng lẫn chất lượng. - Việc cung cấp đồ dùng dạy học kịp thời phục vụ tốt cho các tiết dạy giúp giáo viên chủ động hơn về thời gian, truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn. - Tổ bộ môn bước đầu đã soạn giáo án bằng vi tính, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Thực tế ở trường THCS Thị Trấn Châu Thành trong năm vừa qua có sự chuyển biến rõ rệt, hầu hết các thầy cô đã tiếp cận và vận dụng từng bước công nghệ thông tin vào giảng dạy, đạt những thành công ban đầu rất đáng biểu dương. - Trong một xã hội phát triển, khi học sinh là những người khá thông thạo về tin học, tiếp cận dễ dàng với công nghệ thông tin hiện đại thì không thể chấp nhận tình trạng người thầy dạy mình không biết gì về tin học. Vì thầy phải luôn hơn trò một cái đầu, tầm tư duy hiểu biết để có đủ kiến thức truyền đạt, đó là tiêu chuẩn mà xã hội qui định. Nếu người thầy không đáp ứng được yêu cầu này, không ít thì nhiều sẽ làm giảm niềm tin nơi học sinh và khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu mới. 2. Những khó khăn tồn tại: - Máy móc phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên, số lượng còn hạn chế. - Một số phần mềm phục vụ giảng dạy giá thành còn cao nên giáo viên tự sắm bằng kinh phí bản thân mà chỉ sử dụng phần mềm miễn phí trên mạng hoặc được trang cấp. - Hệ thống phòng thí nghiệm thực hành có bàn ghế, dụng cụ chưa phù hợp với dạy bằng giáo án điện tử. III. Nội dung vấn đề: 1. Vấn đề đặt ra: - Việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi người giáo viên phải soạn giáo án bằng vi tính , ứng dụng các kĩ năng tin học vào giảng dạy. - Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy sử dụng phương pháp thực nghiệm, kết hợp thí nghiệm với công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, tạo cho học sinh tình yêu khoa học, thích công nghệ thông tin đó là cánh cổng dẫn các em đi đến thành công - Để giảng dạy được tốt, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học hỏi những kiến thức về tin học, truy cập những tiện ích trên Internet để đưa vào bài giảng, học hỏi đồng nghiệp những thao tác hay, kĩ năng mới để làm cho bài giảng của mình ngày càng phong phú hơn. 2. Giải pháp thực hiện : Để có 1 bài giảng hay, tạo không khí vui vẻ hấp dẫn học sinh thì bài giảng đó phải được chuẩn bị tốt về nội dung, hình thức, dụng cụ thí nghiệm.Việc giảng dạy bằng giáo án điện tử thực hiện theo những bước sau: * Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu, nội dung bài dạy. - GV nghiên cứu qua SGV,SGK, tài liệu chuyên môn. - Phương pháp truyền thụ kiến thức. - Trọng tâm cần khắc sâu. * Bước 2: Soạn giáo án điện tử trên máy vi tính: Khi thực hiện bước này giáo viên phải hình dung các bước trình chiếu, nội dung sắp xếp thứ tự các hoạt động. Phần nào giáo viên giảng, phần nào trình chiếu, hỗ trợ của các phần mềm, hình ảnh, âm thanh. *Bước 3: Chỉnh sửa, hoàn chỉnh giáo án - Thêm vào giáo án các phần mềm, scan hình, dựng phim *Bước 4: Chạy thử trên máy nhà trường trước tiết dạy, chỉnh font, màu, âm thanh phù hợp trước khi giảng dạy. * Bước 5: Giảng dạy trên lớp, phối hợp hoạt động của thầy và trò. IV. Những biện pháp đã áp dụng: - Không chỉ bản thân tôi nhận thức được việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất cần thiết mà tập thể giáo viên trường tôi cũng thấy được điều đó. Được tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại sẽ giúp cho người thầy 1 phong cách hoạt động mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Ban giám hiệu trường đã tạo điều kiện cho giáo viên được học tin học vào dịp hè, được tham dự các lớp tập huấn về công nghệ thông tin. Ngoài ra trường còn tổ chức thi dạy giáo án điện tử nhằm tạo hứng thú cho giáo viên được thể hiện tài năng của mình.Người giáo viên phải có trình độ tin học cơ bản như soạn thảo văn bản, tạo bảng tính, vẽ biểu đồ, có khả năng truy cập Internet để tìm hình ảnh và tư liệu giảng dạy Truy cập Internet để tìm kiếm thông tin: Bước 1: Nhấp kép vào biểu tượng Internet Explorer Bước 2: Chọn lựa trang Web tìm kiếm phù hợp Một số trang Web giáo dục: Từ trang Web ta có thể sao chép nội dung hình ảnh cần tìm lưu về máy tính hoặc đĩa mềm bằng cách dùng các thao tác copy, paste. Tự vẽ hình bằng các phần mềm Autocard, Corel draw hay phần mềm có sẵn trong máy như Paint. Có thể chụp ảnh màn hình bằng cách nhấn phím PrintScreen. Với chức năng này ta có thể nhận cả 1 bức màn hình lớn, sử dụng công cụ select để lựa chọn phần cần thiết đưa vào sử dụng. Ví dụ: Mô hình thí nghiệm tác dụng nhiệt của dòng điện. GV Scan hình có sẵn trong sách giáo khoa để đưa vào giáo án điện tử Khi đã soạn xong giáo án vi tính , giáo viên bắt đầu thiết kế giáo án điện tử bằng chương trình Power Point. Để thiết kế 1 giáo án điện tử bằng chương trình Power Point ta phải nắm 1 số kĩ năng cơ bản sau: Bước 1: Start/Program/Microsoft Office/Microsoft Office Power Point 2003 Bước 2: Format/Slide Layout để chọn kiểu trình chiếu Bước 3: Mở song song 2 cửa sổ MS Word và MS Power Point Dùng Ctrl + C để copy các phần nội dung cần thiết và dán vào PP bằng Ctrl + V (hoặc các biểu tượng copy, paste trên màn hình) Bước 4: Slide Show/Custom Animation/Add Effect để tạo hiệu ứng động cho phần trình chiếu Bước 5: Tạo các liên kết: vào AutoShape chọn các hình mũi tên , ngôi nhà… và chọn Hyperlink to để liên kết đến các Slide hoặc liên kết trực tiếp vào Word, Internet hoặc các phần mềm, hình vẽ cần sử dụng Bước 6: Chọn Wiew/ Slide Show hoặc phím F5 để trình chiếu Bước 7: Lưu tập tin cần trình chiếu vào đĩa Có thể sử dụng phần mềm Hot Potatoes, Minmap ,Violet để soạn trò chơi , bài tập phần củng cố vận dụng 1. Đối với phần mềm Violet: Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính 1 cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác Violet chú trọng hơn trong việc chọn bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác…rất phù hợp với học sinh THCS. Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash). - Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: + Một đáp án đúng + Nhiều đáp án đúng Đúng/sai: với mỗi phương án phải trả lời là đúng hay sai. Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Mặt khác do sử dụng Unicode nên font chữ trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn. Thêm nữa Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi hệ máy tính, hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. *Cài đặt và chạy chương trình: Có thể download và cài đặt phần mềm Violet từ đĩa CD hoặc theo địa chỉ Website của công ty bạch kim: Tìm kiếm các tư liệu, âm thanh, hình ảnh qua Internet: + Tìm kiếm ảnh: Vào địa chỉ: www.google.com.vn Chọn chức năng tìm kiếm hình ảnh Nhập từ khóa tìm kiếm Clich chuột vào ảnh nào đạt yêu cầu để đến trang Web chứa nó Nhấn chuột phải vào ảnh, chọn Save PictureAs… nhấn nút Save +Tìm kiếm phim: Vào trang tìm kiếm www.yahoo.com Chọn mục Video, nhập từ khóa tìm kiếm Các file phim tìm thấy có thể có đuôi là: avi, mov,mpg, dvi,…. Để đưa các đoạn phim này vào Violet ta vào menu File à Import .. và chọn một file phim (avi,mov…) Chọn Quality 90 Vào menu Window àLibrary Click chuột phải lên tên phim rồi chọn Properties/Export/Save As, đặt tên cho file FLV, chọn đường dẫn và cuối cùng nhấn Save 2. Phần mềm Hot potatoes gồm 5 bài tập cơ bản a. Jquiz: (Bài tập trắc nghiệm), áp dụng cho các bài tập trắc nghiệm phần củng cố hoặc kiểm tra bài cũ. - Bước 1: Mở BT Jquiz - Bước 2: Nhập tiêu đề - Bước 3: Nhập câu hỏi - Bước 4: Nhập các đáp án - Bước 5: Nhập lựa chọn đúng b. Jclose: Cung cấp chức năng soạn thảo câu hỏi dạng điền từ vào chỗ trống - Bước 1: Chọn chức năng Jclose từ giao diện tương tác - Bước 2: Nhập tiêu đề và nội dung câu hỏi vào giao diện tương tác - Bước 3: Bôi đen các từ cần điền vào chỗ trống - Bước 4: Chọn menu: Thay đổi cấu hình/Cấu hình tập tin bài tập - Bước 5: Tập tin/Chọn lưu - Bước 6: Tập tin/Chọn tạo tập tin bài tập/Tạo bài tập cho học sinh F6 - Bước 7: Đặt tên bài tập/Chọn đường dẫn /OK c. Jmatch: Bài tập ghép cột Là chức năng giúp tạo ra các kiểu câu hỏi dạng so khớp “ghép nối”, cho phép xuất kết quả thành 2 dạng bài tập kiểu ghép nối (kéo – thả) và bài tập dạng chọn lựa kết quả đúng nhất từ danh sách xổ ra. + Khởi động chức năng Jmatch từ giao diện. + Nhập nội dung bài tập. + Chọn biểu tượng thứ 2 tập tin cấu hình. + Chọn saveAs/đặt tên bài tập / Ok. +Lưu bài tập cho học sinh. d. Jmix: Bài tập xếp thứ tự. + Nhập tiêu đề: + Nhập nội dung bài tập. + Các bước tiếp theo giống bài tập trên. e. Jcros: Bài tập ô chữ + Mở menu: Quản lý ô chữ / tạo ô chữ tự động. + Nhập các gợi ý. + Các bước tiếp theo giống bài tập trên. 3. Phần mềm Eminmaps: Ý nghĩa 1 số hình trên thanh công cụ: Cắt toàn bộ nội dung vừa tạo Mở khung cửa sổ: mở các nội dung đã tạo từ trước Tìm lại toàn bộ nội dung vừa thoát hoặc bị cắt Lưu các bài tập In bài tập phát cho học sinh Tạo các nhánh chính, phụ Cắt bỏ các nhánh không cần thiết 4. Một số lưu ý khi thực hiện giáo án điện tử: Bên cạnh các thuận tiện khi giảng dạy bằng giáo điện tử, khi giảng dạy giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: + Xác định mục tiêu bài học: Khi soạn bài giáo viên cần nắm chắc mục tiêu bài dạy, bám sát mục tiêu bài, nội dung chương trình sách giáo khoa không được đi sai mục tiêu bài học + Soạn giáo án vi tính: Soạn đúng theo mẫu của sở giáo dục qui định, nêu rõ các hoạt động của thầy trò, hệ thống câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu. + Thiết kế giáo án điện tử: Cần sử dụng các phần mềm , tiện ích có trên mạng phù hợp với bài dạy, thiết kế phông nền, màu chữ phù hợp không gây chói mắt học sinh, cần thay đổi hiệu ứng, hình động để gây sự thích thú cho học sinh tránh nhàm chán Có thể tạo sự thoải mái cho học sinh bằng các trò chơi có thưởng, âm thanh vỗ tay hoặc 1 đoạn nhạc khi học sinh tham gia trả lời đúng Chú ý không nên thiết kế quá nhiều liên kết trong 1 Slide có thể gây nhầm lẫn khi trình chiếu. Khi chỉnh sửa các Slide cần thay đổi phông nền cho phù hợp màu chữ , hoặc màu nền tiệp màu chữ rất khó nhìn Trước khi dạy cần thử máy chiếu trước vài phút xem lại toàn bộ bài dạy. Nếu thư mục trong USB bị ẩn ta phục hồi bằng cách: Tool/Folder Option/Wiew/ShowHidden fifes/Apply/Ok + Hoạt động nhóm: Trong bộ môn vật lí, khâu hoạt động nhóm luôn gắn liền với thí nghiệm. Giáo viên cần chiếu trình tự thí nghiệm lên bảng trong lúc học sinh làm thí nghiệm để khi gặp khó khăn học sinh có thể nhìn lên bảng và thực hiện đúng trình tự Cần rèn học sinh tính mạnh dạn trình bày trước tập thể ý kiến của nhóm mình, nên gọi bất kì học sinh đại diện nhóm, nếu có những ý kiến chưa đúng thì giáo viên uốn nắn chỉnh sửa kịp thời. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MINH HỌA: GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 7 GV:TRẦN THỊ NGỌC HIỀN V. Kết quả việc giảng dạy bằng giáo án điện tử: Đề tài được thực hiện ngay từ đầu năm học. Đây là bảng thống kê điểm kiểm tra từ khi thực hiện đề tài ở 2 lớp 7A5, 7A6 Lần 1: Khảo sát chất lượng vòng 1 Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Đạt YC 7A5 38 18 8 4 8 30 7A6 39 8 21 5 5 34 Lần 2: Khảo sát chất lượng vòng 2 Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Đạt YC 7A5 38 28 6 2 2 36 7A6 39 27 4 6 2 37 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ Sau tiết học giáo án điện tử, em nhận thấy: TSHS Rất thích Thích Không thích Cần bổ sung 77 50 24 3 VI. Tự đánh giá: Với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã làm cho học sinh rất hứng thú trong học tập, hăng say phát biểu bài, tiếp thu kiến thức tốt hơn, năm vững kiến thức cơ bản, phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh. Qua đó, chúng ta nhận thấy quá trình tìm ra phương pháp mới, hình thức mới để giảng dạy đạt kết quả tốt hơn , cần sự nỗ lực của nhiều người, sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện, nghiên cứu. Vì thế, đề tài này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự đầu tư cho bài học, đặc biệt là người giáo viên phải mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị. Sự thành công của tiết dạy phụ thuộc vào ý chí, lòng nhiệt tình và bản lĩnh của giáo viên VII. Khó khăn: Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy cần chú ý đến những hình ảnh tĩnh và động, các đoạn video, các thí nghiệm mô phỏng (thí nghiệm ảo), các câu hỏi trắc nghiệm hoặc các nội dung cần bổ sung có điền khuyết hơn là những thông tin trình chiếu với những nội dung dài loằng ngoằng với những hiệu ứng lóa mắt đôi khi sẽ giảm hiệu quả của giờ dạy. Đối với việc thiết kế thí nghiệm ảo: Thiết kế thí nghiệm thật đơn giản sát với hình ảnh SGK. Kết quả đạt được phải rõ ràng chính xác không mâu thuẩn với thực tế. Phải đầu tư thời gian tìm hiểu nghiên cứu phần mềm và cập nhập phần mềm mới để có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình thiết kế một thí nghiệm mô hình. - Giáo án điện tử chỉ hỗ trợ giáo viên chứ không hoàn toàn thay thế được vai trò của người giáo viên. - Việc soạn giáo án tốn nhiều thời gian - Phần mềm hỗ trợ giá thành cao, GV chưa có khả năng mua bằng kinh phí tự túc để về giảng dạy. - Mỗi tiết dạy cần hệ thống máy móc hỗ trợ, GV phải cùng các em học sinh đi xuống các phòng bộ môn hoặc phải chuẩn bị hệ thống máy chuyển lên trên lớp rất vất vả. VII. Đề xuất: a. Đối với nhà trường: - Thường xuyên động viên giúp đỡ, khuyến khích giáo viên trong quá trình ứng dụng các thí nghiệm mô phỏng vào trong dạy học các môn khoa học nói chung và môn Vật Lý nói riêng. - Cơ sở vật chất nhà trường cần đầu tư nhiều thiết bị khoa học kỹ thuật hơn và đó phải là những thiết bị dạy học có chất lượng tốt, hiệu quả cao, ưu tiên cho những thiết bị máy móc góp phần hiện đại hóa phương pháp dạy – học như thiết bị tin học, thiết bị nghe nhìn, thiết bị điện tử tối tân nhất. - Tổ bộ môn cần hoạt động mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn, cần có nhiều thiết bị hơn. - Huy động thêm nhiều nguồn lực xã hội để đáp ứng với yêu cầu bổ sung, trang cấp các thiết bị, cơ sở vật chất nhà trường. b. Đối với phòng giáo dục: Nếu có thể phòng giáo dục cần cung cấp thêm 1 số thiết bị vi tính, điện tử, những phần mềm tiện ích để giáo viên có thể giảng dạy tốt hơn. - Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên trong việc mua các phần mềm thí nghiệm. - Xây dựng một số phòng học đa chức năng để cho giáo viên có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Tổ chức các buổi học chuyên đề, hội thảo về ứng dụng CNTT trong dạy học để đội ngũ giáo viên các nơi về trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học tập lẫn nhau nhằm trang bị thêm những kiến thức mới làm cơ sở cho những buổi giảng dạy đạt kết quả hơn. C. KẾT LUẬN: I. Bài học kinh nghiệm: - Đề tài đã được áp dụng ở tổ chuyên môn vào đầu năm học - Bản thân GV đã thực hiện dạy ở các lớp 7A5, 7A6 trường trung học cơ sở Thị Trấn Châu Thành. - Đề tài có thể áp dụng đối với các trường có trang bị máy vi tính, máy chiếu - Đề tài có thể áp dụng thời gian lâu dài trong các năm học tiếp theo Khi được học tiết học giáo án điện tử, học sinh rất hào hứng học tập. Giáo viên cung cấp kiến thức bài học có kèm hình ảnh, âm thanh, những điều mà không thể có được đối với 1 tiết học bình thường theo phương pháp cũ. Mặc dù giáo viên rất vất vả, tốn nhiều thời gian công sức cho việc soạn giáo án nhưng khi giảng dạy thì rất nhẹ nhàng, không cần ghi bảng phụ các bài tập, vẽ phóng to các hình ảnh. Tuy nhiên, khi giảng dạy bằng giáo án điện tử vẫn không thể nào bỏ đi các đồ dùng thí nghiệm. Máy móc không thể nào thay thế và không theo kịp được lời giảng của người thầy. Nếu kết hợp tốt giữa máy móc, lời giảng của thầy và dụng cụ thí nghiệm thì học sinh sẽ dễ hiểu bài hơn, tiết học sẽ thành công. Lưu ý nên cho học sinh làm thí nghiệm thực tế, thảo luận và đi đến kết luận tránh áp đặt học sinh. Tránh bấm máy quá nhanh, học sinh không kịp ghi nội dung bài học. Trên đây là phương pháp soạn giáo án điện tử trong giảng dạy vật lý 7 bằng cách sử dụng 1 số phần mềm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Thực tế chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành và sự động viên của các cấp lãnh đạo , Ban giám hiệu và quý thầy cô. II. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Đề tài có thể áp dụngcho các chương trình Vật lý THCS từ lớp 6 đến lớp 9. III. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài: Nghiên cứu tiếp theo hướng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi giảng dạy bằng giáo án điện tử. MỤC LỤC BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 1, 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3 I. Lý do chọn đề tài Trang 3 II. Đối tượng nghiên cứu Trang 3 III. Phạm vi nghiêm cứu Trang 3 IV. Phương pháp nghiên cứu Trang 3 B. NỘI DUNG Trang 4 I. Những cơ sở lí luận cho việc áp dụng sáng kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp soạn giáo án điện tử trong giảng dạy vật lý 7.doc