Đề tài Phương pháp tuyến tính cố định (Phương pháp đường thẳng)

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP I 6

I - Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp I. 6

II - Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp xây lắp I. 7

III - Quy trình sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu. 7

IV - Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của xí nghiệp. 9

1. Hình thức tổ chức sản xuất ở xí nghiệp. 9

2. Kết cấu sản xuất. 10

V - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây lắp 1. 10

VI - Phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1. 13

5.LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 13

VII - Đặc điểm tình hình lao động ở Xí nghiệp xây lắp 1. 15

1. Cơ cấu lao động. 16

2. Trình độ lao động. 16

VIII - Đặc điểm tình hình tài sản của Xí nghiệp xây lắp 1. 17

X - Tính cần thiết của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. 20

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 21

I - Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản cố định. 21

1. Khái niệm tài sản cố định. 21

2. Đặc điểm của tài sản cố định. 21

3. Vai trò của tài sản cố định. 22

II - Phân loại và cơ cấu tài sản cố định. 23

1. Phân loại tài sản cố định. 23

1.1. Phân loại theo hình thức biểu hiện: 24

1.2. Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế. 26

1.3. Phân loại tài sản cố định theo hình thức sử dụng: 27

2. Cơ cấu tài sản cố định. 27

III - hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 28

1. Hao mòn tài sản cố định. 28

2. Khấu hao tài sản cố định. 29

3. Yêu cầu và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. 30

3.1. Yêu cầu khi tính khấu hao tài sản cố định: 30

3.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định. 30

3.2.1. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO BÌNH QUÂN: 30

3.2.2. PHƯƠNG PHÁP TUYẾN TÍNH CỐ ĐỊNH ( PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẲNG). 33

3.2.3. PHƯƠNG PHÁP TÌNH KHẤU HAO TỔNG HỢP. 34

3.2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO NHANH. 35

IV- phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. 36

1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. 36

1.1. Phân tích kết cấu của tài sản cố định. 36

1.2. Phân tích sự biến động của tài sản cố định. 36

1.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. 38

1.4. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định. 38

1.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 39

2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất. 41

2.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất. 42

2.3. Phân tích tình hình sử dụng về công suất của máy móc thiết bị. 42

2.4. Phân tích mối quan hệ giữa thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác. 43

2.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng tổng hợp sử dụng máy móc thiết bị sản xuất đến kết quả sản xuất kinh doanh. 43

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung. 44

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 1. 46

I - Phân tích kết cấu và tình hình biến động tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1. 46

1. Phân tích kết cấu của tài sản cố định. 48

2. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định. 51

II - Phân tích tình hình hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 55

1. Tình hình hao mòn tài sản cố định. 55

2. Tình hình khấu hao tài sản cố định. 57

III.Phân tích tình hình sử dụng số lượng, thời gian làm việc và công suất của máy móc thiết bị của Xí nghiệp xây lắp 1. 60

1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị. 60

2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị. 63

3. Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị sản xuất. 65

4. Phân tích mối quan hệ giữa máy móc thiết bị sản xuất với tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1. 66

VI - Đánh giá chung. 71

 Biện pháp 1 73

Biện pháp 2 78

Biện pháp 3 83

Nâng cao hiệu quả sử dụng cốp pha thép của Xí nghiệp xây lắp 1 83

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp tuyến tính cố định (Phương pháp đường thẳng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sau mỗi kỳ nhất định, cần đánh giá tổng quan tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ, có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ, có thể tính riêng cho TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh hoặc máy móc thiết bị sản xuất. 1.5.1. Phân tích sức sản xuất của tài sản cố định. Công thức xác định như sau: HS = Trong đó: HS : Sức sản xuất của TSCĐ GS : Giá trị sản lượng sản phẩm NG : Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản phẩm. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định càng tốt. 1.5.2. Phân tích sức sinh lợi của tài sản cố định. Mặc dù có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, song bất kỳ ở hình thức nào hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng phản ánh một cách tốt nhất chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. Để đánh giá sức sinh lợi của TSCĐ, người ta dùng công thức sau: Lợi nhuận Sức sinh lợi của TSCĐ (Hq) = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Bằng cách so sánh thực tế với kế hoạch, thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước về hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tốt hay xấu. Mặt khác, so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ giữa doanh nghiệp cùng loại hình có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự nhau. Công thức tính: Hq = Hqt - Hqk Trong đó: Hqt : Hiệu quả sử dụng TSCĐ thực tế Hqk : Hiệu quả sử dụng TSCĐ kế hoạch Hq : Số tăng giảm về hiệu quả sử dụng TSCĐ - Nếu Hq > 0, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng, đây là biểu hiện tốt. - Nếu Hq < 0 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm, đây là biểu hiện không tốt. - Nếu Hq = 0 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ không thay đổi. * Hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng giảm là do các nguyên nhân: + Cơ cấu TSCĐ hợp lý + Tình trạng kỹ thuật TSCĐ mới hay cũ + Tình hình sử dụng về số lượng, thời gian và công suất của thiết bị máy móc tốt hay không tốt. + Tình hình cung ứng vật liệu cho sản xuất đảm bảo hay không đảm bảo. + Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất cao hay thấp. + Trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không tốt. 2. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất. Sau khi đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ cần phải đi sâu phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc sản xuất bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào thiết bị máy móc sản xuất luôn giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và sản lượng của doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc trong sản xuất nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng về số lượng, thời gian làm việc và năng lực của thiết bị máy móc. Trên cơ sở đó tìm biện pháp nhằm biến những khả năng ấy thành hoạt động cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị sản xuất. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có ( Hs ): Số thiết bị làm việc thực tế bình quân Hs = Số thiết bị hiện có bình quân Hệ số này phản ánh một cách khái quát tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp. Trong trường hợp này Hs = 1 là tốt nhất. 2.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất. Sử dụng tốt thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng nhanh khối lượng sản phẩm sản xuất. Để đánh giá, phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau đây: Thời gian làm việc thực tế của thiết bị Hệ số sử dụng thời gian chế độ = Thời gian làm việc theo chế độ của thiết bị Hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc có ích của thiết bị = Thời gian làm việc thực tế của thiết bị Trong đó: - Thời gian làm việc theo chế độ là thời gian làm việc của máy móc thiết bị theo chế độ quy định. Thời gian làm việc theo chế độ của máy móc thiết bị sản xuất phụ thuộc vào số giờ máy làm việc theo chế độ trong một ca máy, số ca máy làm việc trong một ngày đêm và số ngày làm việc theo chế độ quy định trong kỳ phân tích của máy móc thiết bị sản xuất. - Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm cả thời gian chuẩn bị cho máy làm việc. - Thời gian hoạt động có ích của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy dùng vào sản xuất ra sản phẩm hợp cách. 2.3. Phân tích tình hình sử dụng về công suất của máy móc thiết bị. Hệ số sử dụng Công suất thực tế của thiết bị công suất thiết bị = Công suất thiết kế Hệ số này càng cao và tiến dần tới 1 thì càng chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả, đạt được gần tối đa công suất. 2.4. Phân tích mối quan hệ giữa thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác. Cơ cấu tỷ phần trang thiết bị sản xuất trong tài sản cố định hợp lý hay không phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, của từng doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tỷ phần phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các nhà doanh nghiệp. Tỷ phần cơ cấu thiết bị sản xuất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, được tính bằng công thức sau: Giá trị bình quân thiết bị sản xuất đang sử dụng Tỷ lệ thiết bị sản xuất = Giá trị bình quân tài sản cố định đang sử dụng Mối quan hệ giữa tỷ phần thiết bị sản xuất với tài sản cố định đang dùng vào hoạt động sản xuất, được mô tả bằng công thức: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Hiệu suất sử dụng TBSX x Tỷ phần thiết bị trong TSCĐ Hs = HTB x dTB Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định chịu ảnh hưởng của hai nhân tố có quan hệ tích số. Đó là hiệu suất sử dụng thiết bị sản xuất và tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định. Có thể vận dụng phương pháp loại trừ để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Đồng thời thấy rằng, muốn nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, phải đồng thời nâng cao cả hai nhân tố trên. 2.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng tổng hợp sử dụng máy móc thiết bị sản xuất đến kết quả sản xuất kinh doanh. Tình hình sử dụng về mặt số lượng, thời gian và năng suất của máy móc thiết bị sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sử dụng thiết bị đến khối lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, kiến nghị những biện pháp tăng cường sử dụng máy móc thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao. Mối quan hệ giữa tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh, được biểu hiện bằng công thức: HTổng hợp = HSố lượng x HThời gian x Hcông suất Bằng phương pháp loại trừ, phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sử dụng máy móc thiết bị sản xuất đến khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung. * Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu: Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ của các yếu tố sản xuất, trong quá trình sản xuất muốn máy móc thiết bị làm việc liên tục, sản xuất không bị gián đoạn và có hiệu quả cao thì nguyên liệu phải được cung ứng kịp thời, cần xác định rõ cung ứng và tập hợp các quá trình đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc mua nguyên vật liệu quá nhiều hoặc quá ít đều gây ra những bất lợi của doanh nghiệp. Do vậy cung ứng vật tư phải đảm bảo đúng chủng loại, số lượng, chất lượng mong muốn. Nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ nhưng thiếu một trong hai loại này thì không cấu thành sản phẩm. Bởi vậy cung ứng đủ chủng loại nguyên vật liệu là một yếu tố bắt buộc. + Đúng chất lượng mong muốn + Đúng thời điểm và số lượng mong muốn + Chi phí nhỏ nhất. * Trình độ lao động. Tài sản cố định nói chung và máy móc thiết bị nói riêng cộng với yếu tố con người là quan trọng nhất trong quá trình sản xuất có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau trong công việc tạo ra của cải vật chất. Trình độ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng máy móc. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều thiết bị vạn năng thì việc khai thác được hết tính năng, tận dụng hết công suất thiết kế thiết bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động có tay nghề cao sẽ tiếp cận được nhanh hơn với khoa học kỹ thuật hiện đại và thích nghi được ngay với việc áp dụng chúng trong sản xuất. Đây là một thuận lợi đáng kể trong việc tiếp thu sử dụng công nghệ mới. Thực tế ở nước ta hiện nay, việc chuyển giao công nghệ đang diễn ra sôi nổi. Không ai phủ nhận được tính tích cực của hoạt động này trong việc giúp các nước đang phát triển tận dụng được thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, góp phần rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Thế nhưng việc cân nhắc lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước để rổi có thể tận dụng tối đa công suất. Thực hiện điều này đòi hỏi phải có chuyên môn vững vàng, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng cần có giác quan tinh tế nhạy bén để tránh tình trạng nhập máy móc thiết bị lạc hậu về công nghệ, không đồng bộ... * Tổ chức điều độ sản xuất: Thực chất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng nguồn, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả, khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Quá trình tổ chức điều phối sản xuất bao gồm nhiều nội dung khác nhau, đó là: + Xây dựng lịch trình sản xuất + Dự định số lượng các nguồn lực + Điều phối - phân giao công việc + Theo dõi, phát hiện những biến động ngoài dự kiến. Chương 3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1. I - Phân tích kết cấu và tình hình biến động tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1. Tài sản cố định của doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nhân tố quan trọng đảm bảo điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Tài sản cố định là thước đo năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định và đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì việc trang bị trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, đổi mới tài sản cố định trong các doanh nghiệp được đặt ra như một vấn đề thời sự cấp bách. Trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, hạ tầng cơ sở thiếu thốn, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nền công nghiệp còn non trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có trong sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Đó chính là vấn đề sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp nào để không ngừng tăng thêm năng lực sản xuất, tức là tăng thêm sự tồn tại và tích luỹ để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Song thực tế hiện nay việc sử dụng tài sản cố định ( nhất là hệ thống máy móc thiết bị trong sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm sút, chỉ xét riêng về trình độ tận dụng năng lực sản xuất nhiều doanh nghiệp chỉ ở dưới mức 50%. Việc giảm sút và tận dụng không hết năng lực có thể do công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định không hợp lý, kém hiệu quả. Hệ số sử dụng thời gian chưa triệt để, còn thấp, do công tác dự trữ bảo quản, lắp đặt và công tác bảo quản sửa chữa không đúng nơi đúng chỗ, không kịp thời do công tác dự toán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế. Hiện nay, khi các chủ trương chính sách của Đảng về cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chủ trương tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì công tác đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp là một việc làm phù hợp và có vai trò rất quan trọng bởi qua đó ta có thể nhận thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai với điều kiện khắc nghiệt của nền kinh tế với mục tiêu cạnh tranh để tồn tại. Để quản tốt các nguồn lực hiện có, Xí nghiệp xây lắp 1 có nhiều vấn đề cần phải quan tâm, nhưng trong khuôn khổ của đề tài này chỉ xin đề cập đến việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp. Xí nghiệp xây lắp 1 là một thành viên của Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp, là doanh nghiệp hạch toán độc lập với số lượng tài sản cố định tính đến 31/12/03 là 2.550.094.160 đồng. Xí nghiệp thường xuyên đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó việc đánh giá trình độ và khả năng sử dụng tài sản cố định. Tỷ trọng và giá trị tài sản cố định biến động theo thời kỳ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau. Bảng 3- 1 Giá trị tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Giá trị tài sản bình quân 37.743.778.089 40.624.465.261 2 Giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định 942.818.950 1.623.266.617 3 Tỷ trọng ( % ) 2,50 4,00 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2002-2003 ) 1. Phân tích kết cấu của tài sản cố định. Kết cấu tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể chia thành nhiều thành phần cấu thành, nhưng tỷ trọng của mỗi thành phần chiếm trong tài sản cố định của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Nó phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Do vậy việc kết cấu tài sản, tỷ trọng mỗi thành phần cấu thành kết cấu tài sản cố định dùng trong sản xuất sao cho có lợi nhất và thu được hiệu quả cao, phù hợp với quy mô sản xuất của từng doanh nghiệp là điều rất quan trọng và cần thiết, có vai trò quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1. Xí nghiệp xây lắp 1 thực hiện quyết định 166/1999/QĐ - BTC ngày 31/12/`1999 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì những tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được coi là tài sản cố định. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tài sản này, Xí nghiệp xây lắp 1 đã phân loại tài sản cố định theo các nhóm như sau: Nhóm I- Nhà xưởng: - Nhà làm việc cơ quan - Xưởng sản xuất - Nhà kho - Nhà để ô tô Nhóm II- Máy móc thiết bị công tác: - Máy trộn - Cốp pha thép - Đầm cóc - Máy cắt thép - Máy biến thế điện Nhóm III- Phương tiện vận tải: - Xe ô tô Nhóm IV- Máy móc thiết bị văn phòng: - Máy phô tô - Máy vi tính - Máy tính - Máy in - Máy fax - Máy điều hoà Nhóm V- Tài sản cố định phúc lợi công cộng: - Vô tuyến - Máy tăng âm - Đầu đĩa, đầu Video Để phân tích kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1, ta có bảng 3-2: Bảng 3-2 Kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 ĐVT : Đồng TT Tên TSCĐ Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I TSCĐ hữu hình 1.537.074.085 100 1.709.459.149 100 0 1 Nhà xưởng 1.222.064.893 79,51 1.090.064.893 63,77 - 15,74 2 Máy móc thiết bị công tác 52.290.694 3,40 29.190.694 1,71 - 1,69 3 Phương tiện vận tải 175.966.800 11,45 478.540.857 27,99 + 16,54 4 Máy móc thiết bị văn phòng 77.169.698 5,02 105.700.705 6,18 + 1,16 5 TSCĐ phúc lợi công cộng 9.582.000 0,62 5.962.000 0,88 + 0,26 II TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 0 0 III TSCĐ vô hình 0 0 0 0 0 Tổng TSCĐ 1.537.074.085 100 1.709.459.149 100 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán ) Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: Giá trị tổng TSCĐ của Xí nghiệp năm 2003 so với năm 2002 tăng 172.385.064 đồng, tương ứng với mức tăng giá trị là 11,22%, trong đó nhóm TSCĐ hữu hình vẫn chiếm tỷ lệ 100%. Tính đến 31/12/2003 tổng nguyên giá tài sản cố định của Xí nghiệp là 2.550.094.163 đồng với tổng giá trị còn lại là 1.709.459.149 đồng. Các nhóm tài sản cố định giảm tỷ trọng: + Nhà xưởng năm 2002 có giá trị 1.222.064.893 đồng, năm 2003 có giá trị 1.090.064.893 đồng, tỷ trọng giảm 15,74% + Máy móc thiết bị công tác năm 2002 có giá trị 52.290.694 đồng, năm 2003 có giá trị 20.190.694 đồng, tỷ trọng giảm 2,22% Các nhóm tài sản cố định tăng tỷ trọng: + Phương tiện vận tải năm 2002 có giá trị 175.966.800 đồng, năm 2003 có giá trị 478.540.857 đồng, tỷ trọng tăng 16,54% + Máy móc thiết bị văn phòng năm 2002 có giá trị 77.169.698 đồng, năm 2003 có giá trị 105.700.705 đồng, tỷ trọng tăng 1,16% + TSCĐ phúc lợi công cộng năm 2002 có giá trị 9.582.000 đồng, năm 2003 có giá trị 5.962.000 đồng, tỷ trọng của nhóm này trong tổng tài sản cố định tăng 0,26%. Như vậy nhóm TSCĐ tăng tỷ trọng nhiều nhất là phương tiện vận tải và nhóm TSCĐ giảm tỷ trọng nhiều nhất là nhóm nhà xưởng. Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu tài sản cố định của Xí nghiệp năm 2003 so với năm 2002 đã có sự thay đổi. Năm 2003 tổng giá trị tài sản có tăng lên, điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã đầu tư đổi mới các tài sản nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng việc này chưa được đồng đều, cụ thể như các nhóm máy móc thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất như nhóm thiết bị máy móc công tác năm 2002 chiếm tỷ trọng 3,4% sang năm 2003 chiếm tỷ trọng 1,71%, giảm đi 1,61%. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu và mức độ quan trọng của nhóm thiết bị này thì nhóm này có kết cấu rất thấp, trong khi đó nhóm nhà xưởng lại chiếm tỷ trọng quá cao. Qua nhận xét trên ta thấy cơ cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 vẫn còn nhiều điều bất cập, không đồng đều, cần phải có sự điều chỉnh. Cụ thể là nhóm thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh chính cần phải đầu tư, tu sửa nhiều hơn nữa để phát triển năng lực sản xuất cho xí nghiệp, không nên đầu tư quá nhiều vào nhóm nhà xưởng. Đây là một điểm hạn chế của Xí nghiệp Ta thấy rằng kết cấu tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 trong 2 năm qua có những điểm tốt và chưa tốt cần phải có sự điều chỉnh và phân bổ lại kết cấu tài sản cho hợp lý để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đang ngày càng tăng lên, cụ thể như các nhóm thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất chính cần phải có tỷ trọng cao hơn nữa trong tổng số tài sản cố định thì mới đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp hiện nay. 2. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định, ta cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau: * Hệ số tăng tài sản cố định: Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Htăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Năm 2002: Htăng TSCĐ = = 0,83 Năm 2003: Htăng TSCĐ = = 0,28 * Hệ số giảm tài sản cố định: Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hgiảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ Năm 2002: Hgiảm TSCĐ = = 0,12 Năm 2003: Hgiảm TSCĐ = = 0,21 Ta có thể tập hợp các số liệu phân tích thành bảng như sau: Bảng 3-3 Tình hình tăng giảm tài sản cố định của XNXL I năm 2002 - 2003 ĐVT : Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Giá trị TSCĐ đầu kỳ 1.011.659.914 2.401.756.899 2 Giá trị TSCĐ tăng 1.632.051.733 595.873.064 3 Giá trị TSCĐ giảm 241.954.748 447.535.800 4 Giá trị TSCĐ cuối kỳ 2.401.756.899 2.550.094.163 5 Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ 1.969.415.492 2.129.776.656 6 Hệ số tăng TSCĐ 0,83 0,28 7 Hệ số giảm TSCĐ 0,12 0,21 ( Nguồn: Báo cáo kiểm kê TSCĐ năm 2002-2003- Phòng Tài chính - Kế toán ) Qua bảng phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định, ta thấy tổng nguyên giá tài sản cố định năm 2003 cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 595.873.064 đồng là do Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm máy phô tô và máy vi tính ( Máy móc thiết bị văn phòng) là 62.332.204 đồng; mua ô tô mới hết 533.540.857 đồng. Nguồn vốn tăng tài sản cố định này được huy động từ: + Nguồn bán ô tô cũ là 175.966.800 đồng + Từ quỹ phát triển sản xuất là 204.319.857 đồng + Từ nguồn khấu hao cơ bản năm 2003 là 215.586.404 đồng Tổng nguyên giá giảm so với đầu kỳ là 447.535.800 đồng. Trong đó giảm phương tiện vận tải do bán xe ô tô cũ là 415.370.800 đồng, giảm máy móc thiết bị văn phòng do thanh lý máy phô tô Nhật 23.100.000 đồng và thanh lý máy in laze 9.065.000 đồng. Việc tăng giảm tài sản cố định này của Xí nghiệp xây lắp 1 là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động của xí nghiệp. II - Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định của xí nghiệp xây lắp 1. Ta cần phân tích chỉ tiêu này để đánh giá mức độ sử dụng tài sản cố định, đặc biệt là tình trạng máy móc thiết bị sản xuất trên số lượng lao động hay trên m2 diện tích sản xuất... nhằm trang bị hợp lý tài sản cố định đảm bảo năng suất, hiệu quả. Để đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định, ta cần phân tích các chỉ tiêu sau: Nguyên giá TSCĐ bình quân cho 1 công nhân Nguyên giá TSCĐ bình quân = Tổng số công nhân Nguyên giá TBMM bình quân cho 1 công nhân Nguyên giá TBMM bình quân = Tổng số công nhân sản xuất Bảng 3-4 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định của XNXL I ĐVT: Đồng Năm Tổng số công nhân sản xuất ( người ) Nguyên giá TSCĐ bình quân Nguyên giá TBMM bình quân 2001 210 1.130.725.648 184.583.047 2002 220 1.706.709.000 215.922.511 2003 232 2.475.925.531 233.487.808 ( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán ) Năm 2001: HTSCĐ 1 CN = = 5.384.408 (Đồng) HTBMM 1 CN = = 878.967 (Đồng) Năm 2002: HTSCĐ 1 CN = = 7.757.768 (Đồng) HTBMM 1 CN = = 981.466 (Đồng) Năm 2003: HTSCĐ 1 CN = = 10.672.093 (Đồng) HTBMM 1 CN = = 1.006.413 (Đồng) Trong đó: HTSCĐ 1 CN là hệ số trang bị tài sản cố định cho 1 công nhân HTBMM 1 CN là hệ số trang bị máy móc thiết bị cho 1 công nhân Các kết quả phân tích trên đã phản ánh: Năm 2001: Cứ 1 công nhân được trang bị 5.384.408 đồng TSCĐ và 878.967 đồng thiết bị máy móc sản xuất. Năm 2002: Cứ 1 công nhân được trang bị 7.757.768 đồng TSCĐ và 981.466 đồng thiết bị máy móc sản xuất. Năm 2003: Cứ 1 công nhân được trang bị 10.672.093 đồng TSCĐ và 1.006.413 đồng thiết bị máy móc sản xuất. Như vậy ta thấy rằng mức độ trang bị tài sản cố định và máy móc thiết bị của Xí nghiệp xây lắp 1 là khá thấp, nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, do thực tế là các đội thi công đều sở hữu và tự quản lý một lượng máy móc khá lớn để có thể độc lập, chủ động thi công các công trình và các máy móc đó không thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp. Ta cũng thấy rằng tình hình trang bị về thiết bị máy móc nói riêng và tài sản cố định nói chung của Xí nghiệp luôn có xu hướng tăng qua các năm, đây là dấu hiệu tốt và là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp 1. II - Phân tích tình hình hao mòn và khấu hao tài sản cố định. 1. Tình hình hao mòn tài sản cố định. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng tài sản cố định là sự hao mòn, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nếu sản xuất càng nhiều, càng tăng nhanh bao nhiêu thì mức độ hao mòn càng tăng nhanh bấy nhiêu. Hao mòn làm thay đổi hiện trạng tài sản cố định, trong quá trình sử dụng, tài sản bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó tài sản không còn sử dụng được nữa. Bởi vậy, cần đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng mới hay cũ, hoạt động tốt hay xấu, ở mức độ nào để có biện pháp đúng đắn tái sản xuất tài sản cố định của doanh nghiệp. Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, ta tiến hành phân tích hệ số hao mòn: Tổng mức khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Hệ số hao mòn càng cao và tiến dần đến 1 thì chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã cũ và doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị tái đầu tư tài sản mới. + Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2002 = = 0,36 + Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2003 = = 0,33 Ta thấy hệ số hao mòn của Xí nghiệp xây lắp 1 là tương đối thấp. Hệ số hao mòn năm 2003 giảm so với hệ số hao mòn 2002 là 0,03. Con số này phản ánh là trong năm 2003, Xí nghiệp đã có sự đầu tư đổi mới tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh, mặc dù sự đầu tư này không phải là lớn. Hệ số hao mòn thấp như vậy chứng tỏ rằng tài sản cố định của Xí nghiệp còn mới, giá trị sử dụng vẫn còn nhiều. Để phân tích chi tiết hơn về tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ở Xí nghiệp xây lắp 1, ta xem bảng sau: Bảng 3.5 Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 ĐVT: Đồng TT Nhóm tài sản Năm 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0022.doc