Chương I Lý luận chung về thị trường chứng khoán 3
I. Một số hiểu biết về chứng khoán. 3
1. Khái niệm chứng khoán 3
2. Đặc trưng của chứng khoán 4
3. Phân loại chứng khoán 5
II. Thị trường chứng khoán 7
1. Khái niệm 7
2. Cơ cấu thị trường chứng khoán 8
3. Chức năng của thị trường chứng khoán 9
3.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế 9
3.2 Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán 9
3.3 Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế 10
3.4 Chức năng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô 10
4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trương chứng khoán 10
4.1 Nguyên tắc cạnh tranh tự do 10
4.2 Nguyên tăc giao dịch công bằng 11
4.3 Nguyên tắc công khai 11
4.4 Nguyên tắc trung gian mua bán 11
5. Các tổ chức và cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán 12
5.1 Nhà phát hành 12
5.2 Nhà đầu tư 12
5.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 12
5.3.1 Công ty chứng khoán
52 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột thời gian ngắn, số lượng ngân hàng dã tăng lên rất nhanh, thành phần sở hữu ngân hàng rất đa dạng : ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty cổ phần. Về hoạt động, đang được từng bước mở rộng và đa năng hoá, đa dạng hoá nghiệp vụ : tín dụng , thanh toán, chiết khấu chứng từ có giá, đầu tư qua hùn vốn liên doanh, liên kết, hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng thuê mua, tài trợ bán hàng trả góp ...Về cơ câu cho vay đã có sự thay đổi tích cực. Tỷ trong về vốn cho vay trung hạn , dài hạn có xu hướng tăng lên. Hiệu quả tín dụng được nâng cao rõ rệt, tình trạng nợ quá hạn đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên , xét trên bình diện chung, hoạt động của các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam hiện vẫn còn những tồn tại khá lớn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng .Đó là vốn điều lệ của các ngân hàng còn quá nhỏ bé. Ngoài một số ngân hàng quốc doanh có vốn khá lớn(1000-3000tỷ đồng), một số ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ trên 200 tỷ đồng, còn lại hầu hết các ngân hàng khác có vốn điều lệ khoảng 70-100tỷ đồng, thậm chí có ngân hàng chỉ có vốn điều lệ từ10-20 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ quá nhỏ bé như vây thì các ngân hàng này không thể đa năng hoá nghiệp vụ, và cũng không thể thực hiện tín dụng đầu tư một cách an toàn .Tín dụng ngân hàng phần lớn được thực hiện bằng cho vay thế chấp. Giữa ngân hàng và doanh nghiệp chưa có sự gắn bó chứng khoán cần thiết để cùng kinh doanhvà phát triển. Các ngân hàng cổ phần chưa có được những nhà quản tri, kinh doanh giỏi, chưa có được sự hiểu biết thấu đáo về hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường. Từ đó không tạo lập được lòng tin từ phía các doanh nghiệp, công chún và cả Ngân hàng Trung ương. Trên thực tế, khả năng tăng vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần cao hơn nhiều so với ngân hàng quốc doanh, nhưng về thiếu kiến thức về thị trường Vốn và chưa có một thị trường Vốn hiện hữu nên khả năng tăng vốn rất hạn chế.
Tuy chúng ta đã có thị trường chứng khoán sơ cấp song thị trường chứng khoán sơ cấp này vẫn chưa tạo được hiệu quả rõ rệt trong việc huy đọng vốn.Phần lớn chứng khoán phát hành chưa đáp ứngđược các chuẩn mực của phát hành ra công chúng. Trái phiếu dài hạn và trung hạn lại có lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm và trái phiếu ngắn hạn. Do đó nó không thể là sự lựa chọn của người tiết kiệm, nó không thể đi vào lòng công chúng, , người mua chưa xuất phát từ lợi ích kinh tế và chưa thật sự tự nguyện . Gần đây, một số ngân hàng có phát hành loại trái phiếu chiết khấu và lãi suất thả nổi, được công chúng chấp nhận, nhưng các loại trái phiếu này cũng khó có thể đưa ra mua bán trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, Việt Nam chưa thực hiên được chính sách tự do hoá lãi suất, chưa có sự biến đông lãi suất tín dụng trên thị trường theo quan hệ cung- cầu vốn nên việc mua bán các trái phiếu rất hạn chế. Trên thị trường đã có một số loại cổ phiếu đáp ứng được tiêu chuẩn phát hành ra công chúng, có khả năng lưu thông trên thị trường thứ cấp như cổ phiếu của một số doanh nghiệp cổ phần hoá, của ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng nói chung, số chứng khoán này vẫn chưa thực sự đi vào công chúng, còn mang tính nội bộ, tập trung ở một số nhóm các nhà doanh nghiệp. Số cổ phiếu , trái phiếu này không đồng nhất và có mệnh giá rất cao, không phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ.
Như vây, trong giai đoạn này, tuy Việt Nam đã có thị trường chứng khoán sơ cấp với hàng ngàn tỷ đồng giá trị các loại chứng khoán đã được phát hành, nhưng để có thị trường chứng khoán thứ cấp (Sở giao dịch chứng khoán ) - một yêu cầu cấp thiết trong huy động vốn thì chúng ta cần phải tạo lập được môi trường pháp lý, tâm lý, kỹ thuật ở mức tối thiểu cần thiết, đồng thời phải tạo lập được khối lượng hàng hoá chứng khoán đủ mạnh, bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu có giá trị, có khả năng thu hút người mua.
2. Sự cần thiết của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính Việt Nam.
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển. Chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới dựa trên nền tảng là quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Chúng ta đã đạt một số kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng so với khu vực và thế giới chúng ta vẫn là một nước chậm phát triển. Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, vốn cho sản xuất là vô cùng cần thiết và không thể thiếu. Tiềm năng kinh tế của ta có, lực lượng lao động dồi dào đang ngày càng có tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực, chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển nhanh hơn nữa. Vấn đề đặt ra là làm sao có vốn để đầu tư khai thác những tiềm năng sẵn có ấy phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
Hiện nay dễ nhận thấy có hai nguồn vốn cơ bản mà chúng ta đang tập trung khai thác đó là vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước.
Vốn từ nước ngoài có nhiều ưu điểm .hơn nữa nó còn đi liền với công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó vốn từ nước ngoài cũng có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chúng ta phải đối mặt với lạm phát gia tăng và nguy cơ khủng hoảng về tài chính giống như một số nước Đông Nam á trước đây. Thứ hai, các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ lấn át thành phần kinh tế nhà nước khiến chúng ta lệ thuộc về kinh tế từ đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
Vốn đầu tư trong nước: Trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay Đảng ta đã xác định dựa vào nguồn lực trong nước là chính do vậy vốn đầu tư trong nước được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là nguồn vốn có giới hạn nhưng không nhỏ. Làm sao thu hút được nguồn vốn này vào đầu tư ?
Thị trường chứng khoán sẽ thoả mãn tối đa nhu cầu vốn trung và dài hạncủa nền kinh tế. Chỉ có thị trường chứng khoán mới thực hiện được mục tiêu này.
thị trường chứng khoán khi ra đời, sẽ là một kênh huy động vốn mới, cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và Chính phủ huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới cho thấy : không thể triển khai các dự án tiến bộ vao sản xuất nếu không tập hợp được những nguồn vốn nhàn rỗi, phân tán trong dân chúng thành nguồn vốn khổng lồ mà người tập hợp có toàn quyền sử dụng vào những mục tiêu trung và dài hạn.
Thị trường chứng khoán có vai trò to lớn đối với nền kinh tế, không có nền kinh tế nào có thể phát triển mà không có sự đóng góp to lớn của thị trường chứng khoán .
2.1 Thị trường chứng khoán là một công cụ tài chính hữu hiệu nhằm khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư cho phát triển kinh tế .
Đối với một doanh nghiệp, để huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển từ bên ngoài có hiệu quả, họ phải dựa trên cơ sở phát huy nguồn vốn tiết kiệm dồi dào trong dân chúng (đầu tư gián tiếp qua ngân hàng ) và việc mua cổ phiếu, trái phiếu của dân chúng (đầu tư trực tiếp ). Thị trường chứng khoán sẽ đưa cho dân chúng những công cụ mới đa dạng, phong phú phù hợp với từng loại đói tượng có tâm lý và suy nghĩ riêng. Cả một hệ thống gồm hàng loạt các loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau của nhiều ngành kinh tế, người có vốn có thể tự mình lựa chọn, hoặc thông qua những nhà tài chính chuyên môn lựa chọn những hình thức thích hợp nhất.
Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán lợi nhuận thu được hàng năm chỉ là một phần của lợi ích. Phần quan trọng hơn là mệnh giá cổ phiếu gia tăng do công ty tự tích luỹ, và giá chứng khoán trên thị trường cao hơn mệnh giá do uy tín của công ty phát hành. Bên cạnh đó còn là việc người có vốn có thể thực hiên quyền kiểm soát công ty khi họ nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu có quyền biểu quyết... Đó chính là những tác nhân kích thích ý thức tiết kiệm trong dân chúng.
Ngoài ra trong hoạt động của xã hội của cả nước ta, luôn có những loại quỹ có vốn bằng tiền như bảo hiểm, quỹ phúc lợi tập thể, và các loại quỹ tương trợ khác. Một phần vốn của quỹ này được gửi vào ngân hàngdưới hình thức tiền tiết kiệm đẻ láy lãi. Số còn lại quan trọng hơn nhiều, những nhà quản lý quỹ luôn tìm cách làm cho số vốn của họ được sinh lợi nhiều nhất nhưng lại phaỉ an toàn và phải có tính tạm thời, họ có thể rút ra để đáp ứng các khoản chi chứng khoánần thiết của các quỹ... thị trường chứng khoán có khả năng giải quyết các yêu cầu đó.
Mỗi người trong xã hội chỉ có một lượng tiền nhỏ, nhưng kết hợp lại sẽ thành một lượng lớn khổng lồ. Số tiền này được tập trung qua thị trường chứng khoán để đưa vào công cuộc đầu tư có tính sản xuất.
Nhờ thị trường chứng khoán, với công cụ cổ phiếu có mệnh giá rất nhỏ và cổ phiếu quỹ đầu tư, đại đa số dân chúng đều có thể tham gia được vào công cuộc đầu tư bằng số vốn ít ỏi của mình và do đó sẽ tạo ra một số tiền rất lớn phục vụ đầu tư sản xuất. Hoạt động của thị trường chứng khoán và khả năng mang lại lợi nhuận của nó đã khiến người ta thấy nắm giữ tiền mặt và những tài sản khác là rất vô lý.
2.2 Thị trường chứng khoán là một công cụ giúp nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế -xã hội Nhà nước ta phải chi tiêu từ ngân sách. Ngân sách nhà nước càng lớn thì các chương trình phát triển kinh tế xã hội càng dễ thành công. Nguồn vốn cho cho chi tiêu ngân sách phụ thuộc phần lớn chính sách thuế của nước ta. Thuế tuy là biện pháp quan trọng nhất để tạo nên ngân sách nhà nước nhưng chính sách thuế không phải lúc nào cũng thuân chiều với các chính sách kinh tế và nếu quá lạm dụng nó thì có thể sinh ra rất nhiều tác hại . Bên cạnh đó, tiền thu từ thuế cũng không đủ cho chi tiêu, Nhà nước ta đã phát hành các ảái phiếu ngắn và dài hạn như trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình... và gần đây là công trái giáo dục. Đây là một hình thức vay tạm thời từ nhân dân. Nhưng điều cần nói ở đây là, phần lớn trái phiếu mà Nhà nước ta phát hành là trái phiếu ngắn hạn nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu ngân sách trong năm tài khoá . Còn đối với các trái phiếu dài hạn thì rất khó phát hành vì không có thị trường chuyển nhượng cho các trái phiếu. Như vậy sự xuất hiện của thị trường chứng khoán trong thời điểm này là vô cùng cần thiết. Khi thị trường chứng khoán ra đời , nó tạo ra tính thanh khoản (dễ chuyển thành tiền mặt) và tính khả mại (dễ dàng mua bán) của các chứng khoán , bên cạnh đó, nó còn tạo ra tính linh hoạt trong việc chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác ...
2.3 Thị trường chứng khoán là công cụ để Nhà nước huy động và kiểm soát các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Chúng ta là nước đang phát triển, điều mà chúng ta rất cần hiện nay là nguồn vốn để đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng, để nhập các công nghệ từ nước ngoài .Bên canh nguồn vốn nội lực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta.
Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư, thường xem xét tới môi trường đầu tư , khả năng sinh lợi, khả năng hoàn vốn cũng như khả năng chuyển đổi sở hữu khi cần thiết. Nếu có thị trường chứng khoán , nơi luôn tạo sự chuyển dịch với các luồng vốn đầu tư, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán hoạt động trên nguyên tắc công khai nghĩa là mọi đối tượng tham gia phải công khai hoá và cập nhật toàn bộ những thông tin có liên quan đến giá trị chứng khoán và công khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khoán. Như vậy thị trường chứng khoán sẽ khắc phục được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không trung thực cho cả hai phía.
Về khả năng kiểm soát vốn đầu tư vốn nước ngoài của thị trường chứng khoán . Đầu tư thông qua thị trường chứng khoán tức là đầu tư mua bán trên thị trường có tổ chức. Trong mỗi loại chứng khoán theo luật định sẽ có một phần được bán cho người nước ngoài. Chẳng hạn khống chế một tỷ lệ nhất định mà cá nhân tổ chức có thể mua nhằm chống sự tham gia quản lý và kiểm soát công ty. Đó là ưu điểm cơ bản của phương thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán .
2.4 Thị trường Chứng khoán giúp lưu động hoá các nguồn vốn trong nước.
Các nhà đầu tư cho dù bỏ vốn vào một ngành sản xuất mà họ nghĩ là sẽ sinh lợi, có lúc họ vẫn muốn đầu tư vào một ngành khác vì ngành đó có lợi hơn hơn hoặc để phòng khi ngành sản xuất mà họ đang đầu tư không phát triển nữa hoặc phát triển chậm.
Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tư được mọi người mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán như một thứ hàng hoá . Người có vốn không sợ vốn của mình bị bất động trên thị trường vì khi cần họ có thể bán lại các cổ phiếu, trái phiếu của họ và mua các loại cổ phiếu, trái phiếu của công ty khác.
Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành,ở nước ta, số các doanh nghiệp mới tăng lên rất nhanh. Giả dụ như nếu có một doanh nghiệp mới thành lập, giá bán cổ phiếu thường thấp và ít người dám mạnh dạn mua, nhưng các nhà đầu có kinh nghiệm có khả năng phân tích, phán đoán được hiệu quả tương lai của doanh nghiệp sau này và họ sẽ bỏ vốn vàođể sau này họ có thể bán lại chứng khoán của mình với giá cao hơn.Do đó, vốn luôn được luân chuyển để tài trợ cho các dự án đầu tư khác nhau. Qua đó nó làm cho mọi nguồn vốn trở nên lưu động hơn. Điều này sẽ góp một phần thúc đẩy sự ra đời các doanh nghiệp ở nước ta .
2.5 Thị trường Chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá.
Nhà nước ta đang kêu gọi các doanh nghiệp thực hiên quá trình cổ phần hoá. Cổ phần hoá là quá trình chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, quá trình đó đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán bởi lẽ công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là như hình với bóng. Cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán sẽ tạo tiền đề cho quá tình cổ phần hoá đi đúng hướng và tuân thủ theo luật pháp.Giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp được hình thành một cách khách quan trên cơ sở định giá tài sản khi thực hiện cổ phần hoá, phản ánh giá trị hiện tại đích thực của doanh nghiệp . Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác với mục tiêu chủ yếu là thu hút những nguồn vốn trong tay quần chúng vào đầu tư.
2.6 Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và quan tâm tới hiệu quả.
Nhờ có thị trường chứng khoán mà các doanh nghiệp mới có thể đem bán, phát hành cổ phiếu trái phiếu của họ. Ban quản lý thị trường chứng khoán chỉ chấp nhận các cổ phiếu, trái phiếu của các công ty đủ tiêu chuẩn: Kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, kinh doanh có lợi và người ta cũng chỉ mua cổ phiếu của công ty thành đạt và có uy tín. Hơn nữa TTCK buộc các doanh nghiệp phải công bố công khai các bản báo cáo cân đối tài chính do đó công chúng có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp .
Như vậy để tạo ra khả năng hấp dẫn của chứng khoán đối với công chúng, các doanh nghiệp phải tính toán để quản lý có hiệu quả, không ngừng phát huy tính sáng tạo của doanh nghiệp và phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật.
Thị trường chứng khoán chính là tấm gương phản chiếu chất lượng của hoạt động kinh doanh vì giá cổ phiếu phản ánh tình hình hoạt động của công ty. Sự tăng nhu cầu vào một loại chứng khoán nào chứng tỏ công ty đó đang hoạt động tốt.
3. Quá trình ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh, lâu bền phải cần đến một khối lượng lớn vốn đầu tư dài hạn mà thị trường vốn ngắn hạn không thể đáp ứng được. Do vậy, khi công cuộc đổi mới đạt được những thành quả quan trọng bước đầu, Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo thêm một kênh mới quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm các khả năng lựa chọn về tiết kiệm và đầu tư cho nhân dân.
Năm 1992, các tổ nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nghiên cứu đề án hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập “Ban nghiên cứu xây dựng thị trường vốn" là đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Năm 1995, trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, và Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán.
Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác ở chỗ: UBCKNNVN ra đời trước khi có thị trường chứng khoán và là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam; TTGDCK là một bộ phận trực thuộc của UBCKNN, hoạt động trước khi có thị trường chứng khoán.Ngay sau khi chính thức đi vào hoạt động (4/1997), mặc dù kinh tế đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo hàng hoá, các tổ chức tài chính trung gian cũng như các điều kiện khác cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được chính thức ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng banđầu để Chính phủ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản thực thi tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Sau hơn một năm hoạt động, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành công đáng kể, thể hiện sự tập trung, nỗ lực của Đảng, Chính phủ và toàn thể cán bộ nhân viên ngành chứng khoán. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đã tạo ra một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế và đã xây dựng cho Việt Nam một chỉ số kinh tế mới, tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nền kinh tế nhưng cũng đã thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
II. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần ba năm hoạt động (tính tới thời điểm tháng 4/2003)
1. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam:
1.1. Hoạt động của thị trường chứng khoán :
1.1.1. Hoạt động phát hành và niêm yết và công bố thông tin:
+Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết: Tổ chức phát hành muốn phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
Tổ chức phát hành, niêm yết cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải thảo mãn các điều kiện sau:
- Có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất;
- Thành viên hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh;
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn có từ đợt phát hành cổ phiếu;
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành;
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trong trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cỏ phần của tổ chức phát hành (đối với cổ phiếu);
- Cổ đông sáng lập phải giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể tư ngày kết thúc đợt phát hành;
- Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu phát hành phải được bán cho hơn 100 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp tổng giá trị trái phiếu phát hành trên 100 tỷ đồng thì tỷ lệ này tối thiểu 15% (đối với trái phiếu).
+ Công bố thông tin:
- Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành, có nghĩa vụ công bố thông tin trên 5 số liên tiếp của một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương, là những thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành;
- Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: Có nghĩa vụ công bố thông tin tức thời và công bố thông tin theo yêu cầu của TTGDCK và UBCKNN tuân theo Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành theo Quyết định 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Tính đến tháng 7 năm 2002 số tàì khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng được mở tại các C.ty CK là gần 12.000, trong đó có 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay đã có 17 loại cổ phiếu và 27 loại trái phiếu được niêm yết – một con số chưa phải là nhiều nhưng đã cho thấy xu thế ngày càng phát triển của thị trường.
Theo báo cáo tài chính, các công ty niêm yết đều hoạt động tốt có lãi, doanh thu tăng từ 25 đến 30% một năm, lợi nhuận tăng 20 đến 60% một năm.
TTGDCK TP Hồ Chí Minh đã thực hiện được 322 phiên giao dịch, tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là 41 triệu cổ phiếu và 841.000 trái phiếu, Tổng giá trị giao dịch đạt gần 1.700 tỷ đồng. Bình quân giá trị trong một phiên giao dịch đạt 5 tỷ đồng.
1.1.2 . Hoạt động của các công ty chứng khoán :
Số công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động hiện nay ngày càng gia tăng: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư& Phát triển; Công ty Cổ phần Chứng khoán khách sạn Sài Gòn; Công ty Cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất; Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long; Công ty TNHH Chứng khoán ACB; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam; Công ty Cổ phần TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam... Trong số các công ty chứng khoán này có Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Thăng Long xin cấp phép thực hiện 3 nghiệp vụ: môi giới, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư; Công ty cổ phần chứng khoán khách sạn Sài Gòn xin cấp phép thực hiện 2 nghiệp vụ: môi giới, tư vấn đầu tư. Các công ty còn lại đã được cấp giấy phép thức hiện kinh doanh cả 5 loại hình nghiệp vụ: Nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Ngoài việc cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước còn hướng dẫn các công ty chứng khoán mở các chi nhánh và đại lý ở các tỉnh để thu hút nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh tham gia vào thị trường.
1.1.3 . Hoạt động của trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh:
Hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM quy mô hoạt động còn nhỏ (cho khoảng 40-50 chứng khoán). Hoạt động giao dịch được thực hiện tại Sàn giao dịch. Khách hàng muốn giao dịch phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Các lệnh mua- bán chứng khoán được tập hợp tại trụ sở chính hoặc tại chi nhánh của công ty chứng khoán, sau đó được chuyển tới đại diện của công ty chứng khoán tại Sàn giao dịch để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm. Sau khi khớp lệnh kết quả giao dịch sẽ được thông báo cho đại diện của công ty chứng khoán tại Sàn giao dịch đề công ty chứng khoán xác nhận cho khách hàng. Kết quả giao dịch cũng được chuyển qua hệ thống thanh toán, bù trừ để thực hiện thanh toán và chuyển giao chứng khoán. Việc chuyển giao chứng khoán được thực hiện thông qua tài khoản của công ty chứng khoán mở tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và việc chuyển giao tiền được thực hiện thông qua tài khoản của công ty mở tại Ngân hàng chỉ địng thanh toán. Toàn bộ hoạt động thanh toán được thực hiện dưới hình thức ghi sổ thông qua hệ thống tài khoản, không có bất kỳ hoạt động chuyển giao chứng chỉ vật chất nào. Ngày 1 tháng 3 năm 2002, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu áp dụng chính thức thời gian biểu giao dịch 5 phiên một tuần. Thời gian giao dịch trong các phiên từ 9h đên 10h vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6, điều này đã góp phần tạo nên sự liên tục trong quá trình hoạt động của thị trường, đồng thời góp phần làm tăng quy mô giao dịch của thị trường.
Giám Đốc
mô hình tổ chức của trung tâm giAo dịch chứng khoán
tp. Hồ chí minh
Các Phó Giám đốc
Phòng NC và T.tin thị trường
Phòng Giao dịch
Phòng Giám sát thị trường
Phòng Đăng ký, Thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán
Phòng Quản lý Niêm yết
Phòng Quản lý Thành Viên
Phòng Hành Chính nhân sự
Phòng Kế toán
Phòng Công nghệ tin học
1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam hợp tác quôc tế
1.2.1. Hợp tác song phương
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới trong việc đào tạo cán bộ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, các tổ chức cá nhân tham gia thị trường chứng khoán; kinh nghiệm xây dựng khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đề án xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán; cung cấp các thiết bị máy móc kỹ thuật, phần cứng, phần mềm cho hệ thống giao dịch, bảng điện tử cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và các Công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36983.doc