Đề tài Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ cấu công nghiệp ở nước ta

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG 3

I. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 3

1. Ví trí và vai trò của công nghiệp 3

2. Cơ cấu ngành công nghiệp 6

II. Quan điểm của đảng ta về vấn đề công nghiệp qua các kỳ đại hội 7

III. Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 11

1. Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 11

Thời gian năm 1955-1975. 12

Thời kỳ 1976 – 1985. 13

Thời kỳ từ 1986 cho đến nay. 14

2. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn chế về phát triển công nghiệp Việt Nam 15

IV. Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 17

1. Phương hướng phát huy vai trò công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH đất nước 17

2. Phương hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 21

3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước 29

V. Dự báo sự phát triển công nghiệp Việt Nam trong những năm tới 31

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ cấu công nghiệp ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới. Thậm chí có loại chỉ bằng 15-20%. Nhiều loại thiết bị sử dụng đã làm cho mức hao phí nguyên liệu gấp 2 đến 3 lần mức trung bình của thế giới. Nét nổi bật là thiết bị cũ, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu bảo dưỡng và sửa chữa nên thiết bị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Phần lớn các xí nghiệp chỉ mới hoạt động 50%-60% công suất máy. Trình độ sử dụng tài sản thấp phổ biến là làm việc 1 ca (36%). Do chưa ý thức đầy đủ về giá thành và chất lượng, nhất là chưa có quan điểm rõ ràng việc nâng cao đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và quy trình sản xuất nên giá thành sản phẩm sản xuất thường cao, chất lượng kém, mẫu mã xấu, vì thế sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường. Nhiều xí nghiệp đòi hỏi được HĐH nhưng lại gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Sự phát triển quá lớn về lượng của các xí nghiệp công nghiệp địa phương càng làm gay gắt thêm tình trạng mất cân đối của nền kinh tế và gây lãng phí lớn trong sử dụng vốn đầu tư, tài nguyên, nguyên vật liệu. Hiện nay bình quân mỗi tỉnh, thành phố có 60%-70% xí nghiệp công nghiệp, quá khả năng cho phép của một địa phương. Tuy nhiên cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế theo đường lối Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhiều cơ sở kinh tế, nhất là các xí nghiệp quốc doanh trung ương đang thích ứng dần với môi trường kinh doanh mới, bước đầu duy trì, ổn định và phát triển sản xuất. Điểm nổi bật là hầu hết các xí nghiệp dần dần gắn sản xuất với thị trường, chú ý đầu tư chiều sâu, đổi mới mặt hàng, quan tâm đến chi phí giá thành. Một số xí nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi thực sự và tăng nhanh khoản nộp cho ngân sách Nhà nước (như liên hiệp xí nghiệp xi măng năm 1990 nộp ngân sách gấp 19 lần năm 1991). Đây là những chuyển biến bước đầu trong công nghiệp và có thể xem xét đánh giá thực trạng cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua: Thời gian năm 1955-1975. Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của nền công nghiệp nước ta. Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc chúng ta đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Cho đến nay hầu hết nhà máy lớn còn tồn tại và phát huy tác dụng đều được xây dựng trong thời kỳ này như: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Trung tâm (Cẩm Phả), Khu Gang thép Thái Nguyên, phân đạm Hà Bắc, phân lân Văn Điển, Apatít Lào Cai... Hàng loạt nhà máy điện được xây dựng mới: điện Vinh, Lao Cai, Uông Bí, Ninh Bình, Quảng Ninh,... được khôi phục cải tạo và phát triển. Trong công nghiệp nhẹ, chúng ta đã xây dựng một số cơ sở tương đối lớn như khôi phục và mở rộng nhà máy liên hiệp dệt Nam Định, xây dựng nhà máy dệt kim 8/3…. Do những nỗ lực trên giá trị tổng sản lượng công nghiệp đã tăng lên với nhịp điệu nhanh. Đó là thời kỳ công nghiệp phát triển công nghiệp theo chiều rộng với số vốn đầu tư khá lớn và cũng nhanh chóng phát huy tác dụng, mức huy động công suất máy móc, thiết bị khá cao. Với cơ cấu công nghiệp như vậy góp phần vào việc phát triển các ngành kinh tế khác, trước hết là nông nghiệp có tác động trực tiếp vào nâng cao mức sống toàn dân. Với chủ trương xây dựng kinh tế địa phương làm hậu cần tại chỗ nên công nghiệp địa phương thời kỳ phát triển mạnh nhất là ngành cơ khí địa phương. Tính đến năm 1975 miền Bắc có 1337 xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh với 35,5 vạn lao động, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp 309 hợp tác xã cùng hàng vạn tổ sản xuất với 60,4 vạn lao động. Giá trị tổng sản lượng đạt 4 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng thu nhập quốc dân (miền Bắc bằng 53,6% tổng sản lượng công nông nghiệp). Thời kỳ 1976 – 1985. Sau khi thống nhất đất nước, công nghiệp đã có thay đổi nhất định. Đây là thời kỳ cả nước có nhiều biến động. Vừa qua khỏi cuộc chiến tranh kéo dài mấy thập kỷ lại bước vào cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của Tổ quốc. Nền kinh tế bị bao vây, Trung Quốc cắt viện trợ, các nước phương Tây tẩy chay chúng ta chỉ còn lại Liên Xô là đang giúp đỡ. Trong thời kỳ này nhiều dự án đầu tư với số vốn lớn đã không thực hiện được. Nhiều máy móc thiết bị toàn bộ nhập về không lắp ráp được hoặc xây dựng xong phải đóng cửa vì thiếu nguyên vật liệu v.v... Thành quả lớn nhất của thời kỳ này là đã cố gắng duy trì năng lực sản xuất của công nghiệp nhẹ và thực phẩm đồng thời xây dựng một số cơ sở như giấy Bãi Bằng, điện Phả Lại, điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch v.v... Kết quả đã làm cho tài sản cố định tăng 2,5 lần số lượng xí nghiệp quốc doanh tăng 1,4 lần. Số lượng công nhân tăng 1,3 lần, khối lượng sản phẩm tăng gấp 2 lần so với trước năm 1975. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở sản xuất nhiều, lực lượng lao động đông đặc, song mất cân đối (thiếu điện, nguyên liệu, phụ tùng thay thế v.v...) nên không huy động được công suất vốn có, chậm đưa cơ sở mới đầu tư vào hoạt động. Sản phẩm thiếu thị trường tiêu thụ. Thời kỳ từ 1986 cho đến nay. Nét nổi bật là hầu hết các cơ sở công nghiệp cấp huyện và một số cấp tỉnh, thành quản lý đều đứng bên bờ vực của phá sản. Đối với ngành cơ khí chế tạo máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, mặt hàng không thích hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở sửa chữa cơ khí hầu hết đều không có việc làm, rơi vào tình trạng bế tắc. Một số ít cơ sở công nghiệp tìm đường ra bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, chuyển mạnh sang sản xuất theo đơn đặt hàng của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, xây dựng, giao thông vận tải v.v… Ngành luyện kim cả kim loại màu và kim loại đen cũng gặp không ít khó khăn, sản xuất cầm chừng. Ngành dệt và may còn duy trì và phát triển được do nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị như dệt khổ rộng, nâng cấp sản phẩm, tạo nguyên liệu cho ngành may có điều kiện sản xuất những loại quần áo đáp ứng nhu cầu thị hiếu nước ngoài. Ngành năng lượng nhờ sự đầu tư tập trung của Nhà nước đã phát triển khá mạnh do đưa vào sử dụng những cơ sở năng lượng quy mô lớn. Bên cạnh đó là những thành tựu về khai thác dầu lửa ở thềm lục địa phía Nam góp một tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Qua nghiên cứu quá trình biến đổi cơ cấu ngành công nghiệp ta thấy được ta thấy được mới chỉ là những buổi ban đầu của công nghiệp, khó khăn vẫn còn lớn, nhiều xí nghiệp đang đứng trước quy mô phá sản, thua lỗ kéo dài, không có khả năng hoàn trả vốn. 2. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn chế về phát triển công nghiệp Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu thực trạng nền công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, ta đã thấy được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của nền công nghiệp nước ta. Những thành tựu do công nghiệp đạt được thật vô cùng to lớn góp phần nâng cao TNQD, giúp cho các ngành khác phát triển, bản thân ngành công nghiệp cũng đạt được những thành quả lớn, đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, dần dần hình thành các khu công nghiệp hóa. Giá trị tổng sản lượng của công nghiệp trong nền KTQD ngày càng tăng. Bên cạnh đó những hạn chế về sự phát triển công nghiệp không nhỏ, trình độ kỹ thuật chưa cao, chưa phát huy hết vai trò chủ đạo của mình trong nền KTQD. Công nghiệp còn vấp phải nhiều khó khăn làm không phát huy hết vai trò của mình, mà một trong những nguyên nhân đó là : - Trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta đã gặp phải một khó khăn lớn là phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cuộc chiến tranh đã gây nên nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước ta, trong đó công nghiệp chịu một phần không nhỏ. Nhiều nhà máy bị phá hủy gây nên tình trạng nền công nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Quá trình quản lý kinh tế của Đảng đã mắc nhiều sai lầm , chủ quan duy ý trí , nóng vội trong chủ trương CNH-HĐH đất nước bằng con đường đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng. Do vậy làm cho công nghiệp khó phát huy được vì không thể một chốc một lát phát triển ngay công nghiệp nặng mà muốn phát triển công nghiệp phải qua phát triển công nghiệp nhẹ trước mới phù hợp vói điều kiện ở nước ta. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Chúng ta chưa xác định rõ ràng hướng đi của CNH cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước. Nhận thức về CNH còn đơn giản, phiến diện và đồng nhất cách đi rập khuôn máy móc lý luận và mô hình CNH ở Liên Xô. Do vậy quá trình CNH ở nước ta diễn ra chậm. Mà quá trình CNH có quan hệ đến quá trình phát triển công nghiệp làm cho quá trình phát triển công nghiệp cũng chậm lại. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển công nghiệp nước ta. Từ chiến lược đề ra cơ cấu công nghiệp hợp lý nhằm sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng của đất nước về lao động, tài nguyên, tiền vốn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội với hiệu quả cao. - Quá trình phân công lao động ở nước ta chưa thực sự phát huy tác dụng, việc chuyên môn hóa bước đầu được thực hiện nhưng chưa cao, các mối liên hệ giữa các ngành đã được hình thành nhưng chưa chặt chẽ. Việc đưa khoa học kỹ thuật vào nước ta còn ồ ạt, thiếu chọn lọc. Quá trình chuyển giao công nghệ không chọn được công nghệ phù hợp nhập vào trong nước những công nghệ quá lạc hậu hoặc quá hiện đại mà chúng ta không sử dụng được do yếu về trình độ. Có những công nghệ nhập về lại phải mời chuyên gia về gây tốn kém và không sử dụng hết công suất của máy. - Đối với những nước chậm phát triển như nước ta, tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng trong việc phát triển công nghiệp. Với tiềm năng nguyên liệu hiện có chúng ta có điều kiện hình thành các ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến và thu hút được lực lượng lớn lao động. Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên của nước ta chưa hợp lý, làm cạn kiệt những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý và không chú trọng cải tạo khôi phục những nguồn tài nguyên hữu hạn. - Trong điều kiện hiện nay của nước ta, nền kinh tế là nền kinh tế mở do vậy thị trường không còn bó hẹp trong nước mà đã mở rộng ra khu vực và thế giới. Nhưng sản phẩm công nghiệp của nước ta không chinh phục được thị trường, chưa được thị trường chấp nhận, do vậy sản phẩm sản xuất không bán được ra thị trường thế giới. - Bên cạnh đó là những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển đều có một trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất do vậy công nghiệp phải thường xuyên thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp điều kiện lịch sử. Từ tất cả những nguyên nhân trên nên công nghiệp nước ta hiện nay chưa phát huy hết vai trò của mình. IV. Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 1. Phương hướng phát huy vai trò công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH đất nước a- Một số quan điểm và định hướng về phát triển cơ cấu công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng nhất, chi phối các tiêu chuẩn khác và chi phối quá trình CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Hiệu quả xã hội là mục tiêu còn hiệu quả kinh tế là phương tiện. Hiệu quả kinh tế xã hội có liên quan đến yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường văn minh gắn với hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, gắn với cơ cấu kinh tế mở cửa và chiến lược thị trường hướng ngoại, gắn với mô hình phát triển chiều sâu, gắn với việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong thời đại ngày nay công nghiệp hóa phải gắn với HĐH. Phải triệt để khai thác lợi thế phát triển, muốn phát triển công nghiệp, từ những yêu cầu vượt qua ranh giới nước nghèo, rút ngắn khoảng cách lạc hậu của nước ta so với các nước phát triển. Gắn một cách hữu cơ giữa việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa với phát triển mô hình kinh tế thị trường và theo sau đó là mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Quan điểm này phản ánh mối quan hệ về sự phát triển giữa lực lượng sản xuất (gắn với khoa học công nghệ) với quan hệ sản xuất (gắn với quan hệ kinh tế hàng hoá - tiền tệ). Quá trình xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đặt trong sự gắn bó giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cùng với cơ cấu kinh tế mở cửa và theo đó là chiến lược thị trường hướng ngoại... Quan điểm này bắt nguồn từ sự phát triển không đều về lợi thế so sánh giữa các nước với nhau và xu hướng quốc tế hóa gắn với sự xuất hiện những gay cấn mang tính toàn cầu. b- Những bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp nước ta. Từ thực trạng của công nghiệp đất nước và những kết quả bước đầu của công nghiệp đất nước và những kết quả bước đầu của quá trình đổi mới, từ việc xem xét và đánh giá một cách toàn diện hơn quá trình xây dựng cơ cấu công nghiệp trong mấy chục năm qua nhất là từ năm 1976 đến nay, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Vốn đầu tư bỏ ra cho quá nhiều dự án, không ưu tiên và xem xét một cách toàn diện và khoa học, do đó thời gian xây dựng được kéo dài, nhiều công trình dở dang. Chưa dự tính một cách đúng đắn những hạn chế nguồn vốn, nguyên liệu (đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu) nên công suất thiết bị sử dụng và hiệu quả hoạt động thấp. - Một nền công nghiệp khép kín mang nặng tính tự cung tự cấp được hình thành, việc phát triển hướng nền xuất khẩu không được quan tâm đúng mức. - Các xí nghiệp không được chuyên môn hóa đầy đủ , thiết bị lạc hậu thiếu đồng bộ, thiếu sự hợp tác với nhau, đặc biêt thiếu sự liên kết ngang, ít có - Yếu tố thị trường bị xem nhẹ, vì vậy công tác cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm không được quan tâm đầy đủ. - Chưa có biện pháp và chính sách thỏa đáng đối với tiểu thủ công nghiệp và sử dụng các thành phần kinh tế khác để có thể khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng và các ngành nghề truyền thống cũng như thu hút lực lượng lao động vào sản xuất. Đúng như Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nhận định, chúng ta đã đề ra những chỉ tiêu quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, không coi trọng đúng sự việc khôi phục sắp xếp lại nền kinh tế, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung giải quyết về vấn đề lương thực, thực phẩm , phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. Trên những bài học kinh nghiệm trên ta rút ra phương hướng, biện pháp phát triển đối với quá trình CNH - HĐH và phát triển công nghiệp nước ta. c- Phương hướng CNH-HĐH các ngành KTQD nước ta trong những năm tới. - Phát triển các ngành KTQD dựa trên cơ sở và kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là " thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ", “…tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc " (Võ Văn Kiệt - báo Nhân dân 9/2/l993). - Phát triển đồng thời cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong một hệ thống mở với cơ cấu năng động, có hiệu quả và chuyển dịch theo huớng CNH-HĐH. - Phát triển công nghiệp chế biến gắn bó các nông lâm ngư nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế sinh thái, bảo vệ môi trường và tài nguyên. - Phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu các loại thông thường, tăng mức đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân và đẩy mạnh xuất khẩu tạo nhiều việc làm , tạo nguồn tích lũy ban đầu cho CNH. - Phát triển có sự lựa chọn các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, khai thác và chế biến khoáng sản. Ưu tiên phát triển các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường, cầu cống , điện , nước ...) phục vụ cho sản xuất và đời sống . - Phát triển mạnh các ngành và các hoạt động dịch vụ với một cơ cấu đa dạng, chất lượng ngày càng cao , trình độ ngày càng văn minh hiện đại để khai thác tốt nhất mọi nguồn lực gắn liền với phục vụ tốt nhất các ngành sản xuất vật chất và các ngành này thực hiện tốt mục tiêu chung của chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội . - Công nghiệp hóa các ngành KTQD phải dựa trên cơ sở áp dụng nhanh chóng và có hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ... Do vậy mục tiêu và phương hướng của quá trình này là: - Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt hơn chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn. - Kết hợp kỹ thuật và công nghiệp nhiều trình độ theo hướng sử dụng tốt kỹ thuật và công nghiệp hiện có chưa được khai thác và sử dụng tốt, hiện đại hóa kỹ thuật và công nghệ truyền thống đi thẳng vào kỹ thuật và công nghệ hiện đại ở nơi có nhu cầu và có điều kiện. - Chú trọng áp dụng công nghệ vừa có hiệu quả về mặt kỹ thuật, vừa có hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ được môi trường . - Thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khoa học trong tổ chức quản lý quá trình phát triển kinh tế xã hôi. - Công nghiệp hóa các ngành KTQD phải thúc đẩy phân công lao động xã hội theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa lớn. Quá trình này cần có điều kiện và biện pháp thực hiện sau: Giải quyết vấn đề sở hữu, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng phát triển các công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh đưa chúng trở thành loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu. Sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh theo hướng đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và làm cho xí nghiệp quốc doanh có tác dụng như là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước . - Giải quyết tốt quan hệ phát triển với đầu tư tiết kiệm và tiêu dùng, tăng tỷ lệ đầu tư trong GDP lên trên 20% chủ yếu bằng chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng nhanh và nhiều phần đầu tư từ tư nhân và doanh nghiệp. - Khôi phục mọi nguồn vốn trong nước đồng thời thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài: liên doanh hợp tác kinh doanh . - Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh . - Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. - Trên cơ sỏ quán triệt chiến lược con người cần có hệ thống biện pháp đồng bộ về phân bố, sử dụng đào tạo, bồi dưỡng người lao động. - Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của liên kết kinh tế giữa các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. - Đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao vai trò của nhà nước đối với sự nghiệp CNH-HĐH nhanh và có hiệu quả ... 2. Phương hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nhận thức và đánh giá đúng vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt phương pháp luận và về tổ chức chỉ đạo thực tiễn. Từ kinh nghiệm của các nước có điểm suất phát giống như nước ta, từ điều kiện cụ thể về tài nguyên lao động và các nguồn lực khác cũng như những nguồn lực có thể thu hút từ bên ngoài, sự lựa chọn cơ cấu và định hướng phát triển những lĩnh vực kinh tế chủ yếu, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện sự kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực này trong hệ thống kinh tế mở là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy phải có ý thức phát triển nông -lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiêm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế-xã hội, tăng tốc độ và tỷ trọng công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nông nghiệp đạt khoảng 4%-5%, của công nghiệp đạt khoảng 10%-l2% (trích: chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000- nhà xuất bản sự thật - Hà nội - l990 ). Trên cơ sở đó tạo ra những tiền đề cần thiết để thực hiện thắng lợi chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội lần thứ V của Đảng đã đề ra, tạo điều kiện cho quá trình CNH-HĐH đất nước cho giai đoạn tiếp theo . Từ một nước nông nghiệp phổ biến là sản xuất nhỏ, trong điều kiện của nền kinh tế mở, sự lựa chọn cơ cấu và định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế chủ yếu là một nhiệm vụ đặc biệt có ý nghĩa. Trong thập kỷ tới, nông nghiêp vẫn có vị trí quan trọng, giá trị sản lượng không ngừng tăng lên, song tỷ trọng của nó trong nền kinh tế sẽ giảm dần trong tổng sản phẩm quốc dân và cùng với quá trình ấy là sự tăng lên của các ngành sản xuất công nghiệp. Vì vậy cần khắc phục tình trạng thuế gắn bó giữa công nghiệp và nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) ở cả đầu vào và đầu ra. Theo hướng phát triển đó, quá trình phát triển công nghiệp của nước ta cần đảm bảo yêu cầu khách quan sau đây: -Thực hiện sự kết hợp giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp. - Xây dựng công nghiệp với nhiều loại hình công nghệ sử dụng nhiều lao động. - Xây dựng công nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. - Xác định ngành công nghiệp mũi nhọn đã có chính sách đầu tư thoả - Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài tạo bước nhảy vọt trong kỹ thuật và công nghệ . Với những yêu cầu khách quan trên, phương hướng phát triển công nghiệp trong thời gian tới là: - Phương hướng chủ yếu và quan trọng nhất là xây dựng một cơ cấu kinh tế công nghiệp hợp lý. Cơ cấu công nghiệp là số lượng ngành công nghiệp chuyên môn hóa và mối liên hệ kinh tế sản xuất giữa các ngành đó biểu hiện quan hệ tỷ lệ về mặt lượng trong lĩnh vực sản xuất giữa các ngành đó với nhau. Cơ cấu ngành công nghiệp phản ánh những tác dụng chủ yếu sau: - Trình độ phát triển và mức độ hoàn chỉnh công nghiệp của đất nước: Công nghiệp càng phát triển và cơ cấu càng hoàn chỉnh thì càng phát huy vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân. Nó cho phép xác lập nên những cân đố mới mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho công nghiệp và cho nền KTQD. - Cho thấy mức độ tự chủ của nền kinh tế nước nhà. Sự xuất hiện ngày càng nhiều số lượng các ngành chuyên môn hóa và sự liên hệ giữa chúng với nhau bảo đảm cho việc sản xuất ngày càng nhiều với chất lượng cao, các mặt hàng về tư liệu sản xuất, và tư liệu tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng cường tiềm lực kinh tế. - Cho thấy trình độ phát triển kỹ thuật và trình đô xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của công nghiệp cũng như các ngành khác của nền KTQD. - Cho thấy trình độ năng suất lao động xã hội và mức độ hiệu quả của sản xuất công nghiệp. Với cơ cấu công nghiẹp hoàn chỉnh cho ta thấy được năng suất lao động ngày càng tăng lên. Bởi vì trong quá trình sản xuất chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tận dụng hết công suất máy móc, làm cho tốc độ tăng sản lượng lớn hơn tốc độ tăng đầu tư, giá thành sản hàng năm hạ xuống, năng suất lao động tăng lên. - Việc xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp gắn với quá trình CNH là một nội dung quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Nó thể hiện mức độ hoàn chỉnh hợp lý của sự phát triển của bản thân công nghiệp về mặt phân công lao đông thể hiện cách thức thực hiện mối quan hệ cân đối theo những tỷ lệ nhất định trong quá trình từng bước xây dựng một nền công nghiệp tương đối hoàn chỉnh trong khuôn khổ của một nền kinh tế độc lập, tự chủ . Để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước chúng ta phải xây dựng một cơ cấu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, cân đối và hiện đại và phải phấn đấu tiến lên xây dựng một cơ cấu công nghiệp tiên tiến, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của nền KTQD với chi phí lao động xã hội ít nhất và thời gian ngắn nhất đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ sản xuất xã hội. Do đó phải kế hoạch hóa cơ cấu của công nghiệp, cần phải biết phân loại đúng đắn các ngành công nghiệp, phải xác định mối liên hệ sản xuất và vị trí của ngành đó cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến nó. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp nhưng có 6 nhân tố cơ bản là: tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trình độ và tính chất phát triển công nghiệp, trình độ và tính chất phát triển nông nghiệp, tình hình tài nguyên thiên nhiên, điều kiện lịch sử kinh tế chính trị xã hội và trình độ phân công lao động quốc tế. Các nhân tố này tạo nên một hệ thống phức tạp có quan hệ mật thiết với nhau và đồng thời phát huy tác dụng ảnh hưởng đối với cơ cấu ngành công nghiệp. Qua việc xem xét phân tích các nhân tố cho ta thấy ý nghĩa to lớn của nó trong việc xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý và có hệu quả. Một cơ cấu công nghiệp hợp lý và có hiệu quả phải là: - Một cơ cấu có khả năng phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hóa cũng như các ngành tiểu thủ công nghiêp. - Một cơ cấu có khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động. - Một cơ cấu sử dụng hợp lý nguyên liệu của các ngành khai thác nông lâm, ngư nghiệp. - Một cơ cấu phải phát triển ngành đáp ứng nhu cầu thiết yếu hiện nay là sản xuất, tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu . Như vậy cơ cấu ngành công nghiệp hơp lý và có hiệu quả phải là cơ cấu ngành đảm bảo cho năng suất lao đông xã hội tăng nhanh thỏa mãn mục đích của nhân dân mà quy luật kinh tế cơ bản yêu cầu. Một trong những hướng phát triển trong công nghiệp nước ta là phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Việc hình thành và phát triển hệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDang (7).doc
Tài liệu liên quan