Đề tài Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai

Chất lượng giáo dục tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên đang có khó khăn, vấn đề then chốt là khả năng tiếng Việt cho học sinh DTTS. Các xã đồng bào DTTS mà học sinh được tiếp xúc nhiều với người Kinh, nói được tiếng Việt thì chất lượng giáo dục cao hơn.

Giáo viên dạy tiểu học tại các xã vùng DTTS hầu hết còn trẻ, là người Kinh từ nơi khác được điều động đến nên gặp không ít khó khăn cho các hiệu trưởng trong việc sắp xếp, bố trí giảng dạy; thiếu giáo viên có kinh nghiệm để dạy lớp 1, giáo viên không nói được tiếng DTTS khó khăn trong giao tiếp cũng như truyền thụ kiến thức cho học sinh.

 

doc105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6764 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu số liệu báo cáo thống kê của phòng GD&ĐT Bảo Yên để đánh giá kết quả học tập, thái độ, động cơ học tập của học sinh, tìm ra nguyên nhân của thực trạng. 2.2.2.1. Kết quả học tập môn tiếng Việt của học sinh Bảng số 2.7: Thống kê kết quả học tập môn Tiếng Việt giai đoạn 2005-2010 của học sinh DTTS huyện Bảo Yên Năm học Số trường điều tra Số học sinh Chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh DTTS qua các năm học T.số DTTS Khá, giỏi Trung bình Còn yếu T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ 2005-2006 15 4413 4195 965 23% 2726 65% 504 12% 2006-2007 16 4356 4139 1034 25% 2648 64% 457 11% 2007-2008 17 4342 4125 990 24% 2722 66% 413 10% 2008-2009 17 4334 4117 1070 26% 2717 66% 330 08% 2009-2010 17 4329 4112 1151 28% 2758 67% 208 05% Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (phiếu số:01). Nhìn vào kết quả trên, chúng ta thấy chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh DTTS qua các năm đã có sự chuyển biến tiến bộ, tuy nhiên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp, học sinh yếu kém còn tương đối cao, sự tiến bộ còn chậm, chưa có được sự bứt phá. Chất lượng này còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của các môn học khác, làm cho chất lượng giáo dục nói chung của các trường tiểu học DTTS chưa cao. 2.2.2.2. Thái độ của học sinh đối với việc học tập môn tiếng Việt Bảng số 2.8. Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với môn Tiếng Việt (N=1700) TT Môn học T.số HS điều tra Số học sinh yêu thích Tỷ lệ 1 Toán 1700 860 50,5% 2 Kỹ thuật 1700 360 21,1% 3 Sức khoẻ 1700 160 9,4% 4 Tiếng Việt 1700 550 32,3% 5 Mỹ thuật 1700 820 48,2% 6 Đạo đức 1700 430 25,2% 7 Tự nhiên xã hội 1700 330 19,4% 8 Hát nhạc 1700 820 48,2% 9 Thể dục 1700 670 39,4% Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (Phiếu số 2C) Số liệu điều tra trên cho thấy, tần số học sinh yêu thích các môn học như Toán, Mỹ thuật, Hát nhạc cao hơn các môn học khác. Môn Tiếng Việt có 550/1700 học sinh yêu thích, chiếm tỷ lệ không cao (32,3%). Con số này nói lên tính khó khăn, phức tạp của tiếng Việt đối với học sinh DTTS. Và làm thế nào để học sinh tiểu học DTTS yêu thích và học tốt môn Tiếng Việt là một bài toán khó đặt ra cho những người làm công tác giáo dục ở vùng này. 2.2.2.3. Điều kiện học tập của học sinh Bảng số 2.9. Kết quả điều tra về điều kiện học tập của học sinh (N=1700) TT Điều kiện học tập của học sinh T.số HS điều tra Số HS đồng ý Tỷ lệ 1 Tài liệu tham khảo, thiết bị để học riêng môn Tiếng Việt đầy đủ 1700 830 48,8% 2 Phương tiện thông tin bằng tiếng Việt: - Có nghe đài Rađiô 1700 600 35,2% - Có xem Tivi 1700 1040 61,1% 3 Môi trường sử dụng tiếng Việt tốt 1700 1070 63% 4 Có học bài, làm bài tại nhà 1700 1100 64,7% Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (Phiếu số: 2A) Kết quả trên cho thấy: học sinh DTTS thiếu dụng cụ, thiết bị chuyên dùng, tài liệu tham khảo để học tiếng Việt (chỉ 48,8% HS có đỉ tài liệu, thiết bị). Các phương tiện thông tin đại chúng bằng tiếng Việt đến với học sinh cũng hạn chế (35,2% HS được nghe đài phát thanh; 61,1% HS được xem Tivi). Môi trường sử dụng tiếng Việt không thuận lợi, chỉ có 63% học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt hàng ngày ngoài nhà trường. Tỷ lệ học sinh học bài, làm bài tại nhà thấp (chỉ có 64,7%). Những yếu tố này cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập tiếng Việt của học sinh. Như vậy, qua điều tra thực tế và qua quá trình theo dõi hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên trong những năm gần đây, cho thấy: Đã có sự chuyển biến khá tích cực từ nhận thức đến giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt từ phòng GD&ĐT đến các nhà trường và đến đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, được tập huấn về phương pháp dạy học cho học sinh DTTS, được quan tâm cải thiện đời sống sinh hoạt…; cơ sở vật chất các nhà trường được tăng cường đầu tư, từng bước nâng cấp phòng học, thiết bị đồ dùng dạy học…; học sinh được học tập trong môi trường giáo dục tốt hơn, thân thiện hơn, có thêm tài liệu tham khảo… Do đó, chất lượng dạy học đã ngày càng được nâng cao hơn. Mặc dù vậy, chất lượng dạy học môn Tiếng Việt còn chưa cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp; học sinh yếu còn nhiều. Nguyên nhân của thực trạng này do nhiều yếu tố kết hợp lại: Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người Kinh từ nơi khác đến, không biết tiếng DTTS, không có khả năng giao tiếp bằng tiếng DTTS với học sinh, không hiểu biết nhiều về tập tục ở địa phương…gây trở ngại cho quá trình dạy học; Ở các trường này, trên 95% học sinh là người DTTS, hàng ngày các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt nên việc học tập tiếng Việt rất khó khăn, nhất là ở các lớp đầu cấp; Cơ sở vật chất: trường, lớp, phòng học, thiết bị dạy học, dụng cụ học tập, tài liệu tham khảo, hỗ trợ học tập…còn thiếu thốn rất nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. 2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên 2.3.1. Khái quát quá trình điều tra 2.3.1.1. Mục đích điều tra Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên để làm căn cứ đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS huyện Bảo Yên. 2.3.1.2. Nội dung điều tra - Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên. - Quản lý việc học tập của học sinh. - Quản lý tác động của môi trường đến dạy học tiếng Việt. 2.3.1.3. Đối tượng điều tra - Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT Bảo Yên. - Cán bộ quản lý và GV của 17 trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên. - Học sinh thuộc 17 trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên. - Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội có liên quan. 2.3.1.4. Phương pháp điều tra - Phỏng vấn. - Phiếu hỏi. 2.1.1.5. Địa bàn và thời gian điều tra - Địa bàn: 17 trường tiểu học vùng DTTS thuộc huyện Bảo Yên. - Thời gian thực hiện: Tháng 3,4 năm 2011. Thu thập thông tin, dữ liệu từ năm 2005 đến 2010. 2.3.2. Kết quả điều tra 2.3.2.1. Kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn Trao đổi trực tiếp với một số nhà quản lý là lãnh đạo huyện, lãnh đạo phòng GD&ĐT, tổ trưởng chuyên môn phòng GD&ĐT, tác giả thu được kết quả như sau: Ý kiến của một cán bộ lãnh đạo cấp huyện: Cán bộ này là một lãnh đạo huyện người DTTS, công tác trên địa bàn vùng DTTS nên ông rất trăn trở trong việc nâng cao chất lượng quản lý dạy học đối với học sinh DTTS, mà trước hết là chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Ông cho rằng, học sinh DTTS thiếu vốn tiếng Việt, nhiều em nói tiếng Việt từng tiếng một, không thể diễn đạt thành câu; khi đến trường các cháu học chương trình thống nhất cả nước nên gặp trở ngại rất lớn. Huyện đã chủ trương chỉ đạo dạy tăng cường tiếng Việt cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, chuẩn bị tâm thế cho các cháu vào học tiểu học. Việc tổ chức cho học sinh DTTS ở bán trú tại trường là rất cần thiết. Khi sinh hoạt chung với nhau, các nhóm DTTS khác nhau không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để giao tiếp với nhóm DTTS khác. Như vậy các cháu sẽ phải sử dụng ngôn ngữ chung trong sinh hoạt là tiếng Việt. Đây chính là một môi trường tốt để học sinh rèn luyện nâng cao khả năng tiếng Việt. Ý kiến của một cán bộ lãnh đạo phòng GD&ĐT: Để quản lý tốt việc dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS, cán bộ quản lý cần chỉ đạo giáo viên quan tâm đến điều kiện cụ thể của các em: điều kiện kinh tế gia đình; trình độ văn hoá của cha mẹ; khả năng tiếng Việt của học sinh... Giáo viên cần nắm chắc tình hình học sinh để có để có biện pháp giúp đỡ sát đối tượng, nâng cao hiệu quả giáo dục. Hiện nay, các trường còn thiếu các trang thiết bị dạy học môn Tiếng Việt, những khái niệm trừu tượng mà thiếu thiết bị minh hoạ thì học sinh DTTS khó hiểu, tiếp thu chậm. Giáo viên cần phải biết tiếng DTTS để thuận lợi trong việc tiếp cận với học sinh và cha mẹ học sinh, từ đó có thể làm tốt hơn công tác giáo dục ở các nhà trường. Phòng GD&ĐT đã thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về quản lý dạy học giữa các trường với nhau. Qua trao đổi giúp cho hiệu trưởng bổ sung những bài học kinh nghiệm trong quản lý. Ý kiến của một cán bộ chuyên môn tiểu học phòng GD&ĐT: Chất lượng giáo dục tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên đang có khó khăn, vấn đề then chốt là khả năng tiếng Việt cho học sinh DTTS. Các xã đồng bào DTTS mà học sinh được tiếp xúc nhiều với người Kinh, nói được tiếng Việt thì chất lượng giáo dục cao hơn. Giáo viên dạy tiểu học tại các xã vùng DTTS hầu hết còn trẻ, là người Kinh từ nơi khác được điều động đến nên gặp không ít khó khăn cho các hiệu trưởng trong việc sắp xếp, bố trí giảng dạy; thiếu giáo viên có kinh nghiệm để dạy lớp 1, giáo viên không nói được tiếng DTTS khó khăn trong giao tiếp cũng như truyền thụ kiến thức cho học sinh. 2.3.2.2. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra phiếu hỏi a) Kết quả điều tra về quản lý việc giảng dạy của giáo viên Đối tượng điều tra: 36 cán bộ quản lý và 150 giáo viên tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên. Nội dung điều tra: Quản lý theo mục tiêu GD tiểu học do luật giáo dục quy định; quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành; quản lý việc vận dụng chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành vào địa phương; quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên; quản lý việc dự giờ, lên lớp của giáo viên; quản lý việc bố trí thêm thời gian dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý sử dụng thiết bị, tại liệu dạy học tiếng Việt; quản lý việc tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh. Kết quả điều tra: thu được từ việc tổng hợp 2 phiếu điều tra số 2A và 2B (phụ lục) và được kiểm định bằng phương pháp thống kê chi bình phương với: Df(bậc tự do) = (c-1)(r-1)= 3; độ tin cậy = 0,01, X2= 11,34; CYN = Có ý nghĩa; KYN = không có ý nghĩa. Kết quả cụ thể như sau: Nội dung điều tra Khách thể Các mức đánh giá X2 Tốt Khá Trung bình Chưa tốt Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ 1. Quản lý theo mục tiêu GD tiểu học do luật GD quy định. CBQL 7 19% 24 67% 5 14% 0 0 5,62 KYN GV 42 28% 100 68% 6 4% 0 0 2. Quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành CBQL 7 19% 23 64% 6 17% 0 0 4,20 KYN GV 44 29% 96 64% 10 7% 0 0 3. Quản lý vận dụng chương trình của Bộ GD&ĐT vào địa phương CBQL 3 8% 26 72% 6 17% 1 3% 6,73 KYN GV 38 25% 94 63% 18 12% 0 0 4. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên CBQL 9 25% 12 34% 10 27% 5 14% 49,54 CYN GV 70 47% 77 51% 3 2% 0 0 5. Quản lý việc dự giờ lên lớp của giáo viên CBQL 9 25% 15 42% 12 34% 0 0 17,26 CYN GV 60 40% 77 51% 13 9% 0 0 Bảng số 2.10: Kết quả điều tra về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên (N= 36CBQL+150GV) Nội dung điều tra Khách thể Các mức đánh giá X2 Tốt Khá Trung bình Chưa tốt Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ 6. Quản lý việc bố trí thêm thời gian dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS CBQL 8 21% 12 32% 10 30% 6 17% 20,97 CYN GV 35 23% 87 58% 25 17% 3 2% 7. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh CBQL 5 15% 26 70% 5 15% 0 0 3,81 KYN GV 39 26% 90 60% 18 12% 3 2% 8. Quản lý bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt CBQL 5 15% 15 40% 12 32% 4 13% 13,15 CYN GV 30 20% 84 56% 33 22% 3 2% 9. Quản lý việc làm, sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học tiếng Việt CBQL 2 5% 25 71% 8 23% 1 3% 17,08 CYN GV 43 29% 68 45% 34 23% 5 3% 10. Quản lý việc tổ chức hoạt động ngoài giờ cho học sinh CBQL 2 6% 19 53% 15 42% 0 0 16,75 CYN GV 21 14% 99 67% 25 16% 5 3% Kết quả trên cho thấy: */ Quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học do Luật giáo dục quy định Việc quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học do Luật giáo dục quy định tại các trường đều được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao (19% CBQL và 28% giáo viên đánh giá tốt; không có trường hợp nào cho rằng việc quản lý theo mục tiêu là yếu kém); không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai lực lượng này (x2 = 5,62). Điều đó chứng tỏ công tác quản lý theo mục tiêu giáo dục tại các trường tiểu học vùng DTTS Bảo Yên được thực hiện khá tốt. Mục tiêu đó được quy định rõ: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”. [32] */ Quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành Kết quả khảo sát trên tổng số 36 CBQL và 150 giáo viên trực tiếp giảng dạy cho thấy việc quản lý thực hiện chương trình ở các trường học được triển khai tốt (có19% CBQL và 29% giáo viên đánh giá việc quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành là tốt; có 64% CBQL và giáo viên đánh giá thực hiện chương trình khá; không có ý kiến nào đánh giá còn yếu kém); không có sự khác biệt ý nghĩa về đánh giá của giáo viên và CBQL thông qua trị số chi bình phương ( X2 = 4,2) . */ Quản lý việc vận dụng chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành vào địa phương Thực hiện nội dung này, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề để xây dựng nội dung vận dụng chương trình khung của Bộ GD&ĐT vào các nhà trường, cho từng khối lớp và quản lý việc thực hiện chương trình này. Số liệu khảo sát cho thấy, có 3/36 (chiếm tỷ lệ 8,3%) CBQL và 38/150 (chiếm tỷ lệ 25,3%) giáo viên đánh giá nội dung này được thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng nội dung này mới chỉ thực hiện ở mức độ trung bình (17% CBQL và 12% giáo viên); đặc biệt, còn có ý kiến đánh giá là yếu kém. Hiện nay, chương trình tiểu học hiện hành còn nhiều bất cập, việc điều chỉnh, vận dụng chương trình cho phù hợp với đối tượng học sinh tại địa phương, đặc biệt là môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS là hết sức cần thiết. Vấn đề tăng thời lượng học môn Tiếng Việt đã được chỉ đạo triển khai trong các nhà trường, tuỳ vào điều kiện thực tế, nhiều trường đã chủ động giảm giờ dạy các môn học khác ở các lớp đầu cấp tiểu học để tăng thời lượng dạy môn Tiếng Việt. Bởi vì, học sinh có học tốt môn Tiếng Việt thì mới có thể học tốt các môn học khác. */ Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên Phòng GD&ĐT đã quan tâm, chỉ đạo các trường quản lý chặt chẽ việc soạn bài, chuẩn bị bài của GV. Kết quả điều tra cho thấy: Có 9/36 CBQL (chiếm tỷ lệ 25%) và 70/150 giáo viên (chiếm tỷ lệ 47%) đánh giá là thực hiện tốt; có 5/36% CBQL (chiếm tỷ lệ 14%) cho rằng việc quản lý soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên còn yếu kém, trong khi không có giáo viên nào cùng ý kiến. Như vậy là có sự khác biệt giữa đánh giá của CBQL và giáo viên, thể hiện qua trị số chi bình phương cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa này (X2=49,54). Điều đó cho thấy, một số giáo viên còn nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu và tầm quan trọng, cũng như việc đòi hỏi cao cho các tiêu chí soạn bài, chuẩn bị bài giáo viên. Tất cả giáo viên đều cho rằng nội dung này đã được thực hiện ít nhất là đạt yêu cầu trở lên. Nhưng trên thực tế, vẫn còn một bộ phận giáo viên chuẩn bị bài chưa tốt trước khi đến lớp. Một số giáo viên tỏ ra không có động cơ phấn đấu, xem dạy học là nghề để kiếm sống, thiếu tâm huyết nghề nghiệp, làm việc cầm chừng, khi có điều kiện thuận lợi thì họ sẵn sàng chuyển công tác khác. Lý do nữa là các xã vùng DTTS kinh tế thấp là nơi khó khăn nhất của địa phương, nên giáo viên làm việc thiếu chuyên cần; các cấp quản lý cũng không thể chuyển họ đi nơi nào khác khó khăn hơn. Đây là rào cản lớn trong công tác quản lý giáo dục nơi đây. */ Quản lý việc dự giờ lên lớp của giáo viên Phòng GD&ĐT xác định đây là một nội dung quản lý quan trọng để đánh giá đúng thực trạng chất lượng của đội ngũ giáo viên, từ đó có được các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nên đã rất quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đánh giá nội dung này, có 9/36 CBQL( chiếm tỷ lệ 25%) và 60/150 giáo viên (chiếm tỷ lệ 40%) cho rằng đã được thực hiện tốt. Đánh giá này có sự khác biệt khá lớn cần quan tâm. Hơn nữa, đánh giá công tác này thực hiện ở mức trung bình, chỉ có 9% giáo viên, trong khi có đến 34% CBQL đồng tình. Sự khác biệt có ý nghĩa cũng được thể hiện qua trị số chi bình phương (X2=17,26). Ý nghĩa của kết quả này cho thấy việc quản lý dự giờ lên lớp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; nhiều giáo viên chưa xác định đúng tầm quan trọng của công tác này nên chưa thực sự đầu tư thời gian và công sức để thực hiện. Mặt khác, trên thực tế, các trường tiểu học vùng DTTS thường có nhiều điểm trường khác nhau, nhiều điểm trường cách xa nhau và cách xa khu trường chính. Có những điểm trường chỉ có một lớp học, giáo viên ở tại chỗ, cắm bản, cắm lớp, việc bố trí đi dự giờ ở lớp khác điểm trường là thực sự khó khăn vì phải cho học sinh nghỉ học. */ Quản lý việc bố trí thêm thời gian dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS Kết quả điều tra cho thấy, trong cách đánh giá của CBQL và giáo viên cũng có sự khác biệt, nhất là ở mức độ yếu kém (17% CBQL đánh giá nội dung này thực hiện ở mức độ yếu kém trong khi đó chỉ có 2%giáo viên đồng ý kiến). Thực tế cho thấy, mặc dù phòng GD&ĐT đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện, nhưng hiệu quả của công tác quản lý việc bố trí thêm thời gian dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS ở các nhà trường là không đồng đều. Có trường làm khá tốt, cũng có trường còn chưa chú trọng thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn giáo viên thực hiện theo lịch giảng dạy của nhà trường, chưa tích cực trong việc chủ động bố trí quỹ thời gian riêng của mình để dạy thêm tiếng Việt cho học sinh DTTS (vào ngày nghỉ, ngoài giờ lên lớp…). */ Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đây cũng là một trong những vấn đề quản lý mà phòng GD&ĐT yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc, bởi vì có làm tốt công tác này mới đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh để làm căn cứ điều chỉnh phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Trên thực tế, học sinh học sinh học tốt môn Tiếng Việt mới tích cực học tập và học tốt các môn học khác. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết CBQL và giáo viên đều đánh giá việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mức độ tốt và khá. Đặc thù của các trường học vùng DTTS là không có hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan. Việc dạy thêm giờ, tăng buổi chỉ vì lợi ích của học sinh, không có vụ lợi cá nhân, giáo viên giảng dạy không có thù lao. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khá khách quan, không bị chi phối bởi những động cơ cá nhân như một số trường học ở khu vực thành thị phát triển. */ Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt Đã từ nhiều thế hệ, các nhà khoa học giáo dục đều khẳng định: “Giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục”. Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý giáo dục. Hiện nay, giáo viên tiểu học của huyện Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung đều đã cơ bản đạt và vượt chuẩn về bằng cấp. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giáo viên có năng lực thực sự chưa tương ứng với bằng cấp được đào tạo. Nguyên nhân khách quan là bởi sự chắp vá trong quá trình đào tạo (giáo viên chuẩn hoá bằng cấp từ trình độ (5+3), (7+2), (9+1)…) do lịch sử công tác phổ cập giáo dục tiểu học-xoá mù chữ từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX để lại; Nguyên nhân chủ quan là do bộ phận đội ngũ này chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Đối với đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS thì mức độ yêu cầu về năng lực sư phạm và tâm huyết nghề nghiệp đặt ra càng cao hơn bởi tính khó khăn và phức tạp của công việc. Do đó, công tác quản lý việc bồi dưỡng cho giáo viên càng có vai trò quan trọng hơn. Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta thấy vẫn còn rất nhiều ý kiến đánh giá công tác quản lý việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt chỉ đạt mức trung bình và còn yếu kém (có 13% CBQL đánh giá là yếu kém). Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo dục Bảo Yên cũng đã có nhiều cố gắng và nhiều tiến bộ trong công tác này: Phòng GD&ĐT ưu tiên cho các trường tiểu học vùng DTTS được tăng cường đội ngũ giáo viên trẻ, bằng cấp chính quy, nhiệt tình công tác; Các hội thảo chuyên đề về “Tăng cường tiếng Việt” được tổ chức thường niên; Các phương pháp dạy học mới, tích cực được áp dụng có lộ trình để thường xuyên rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả, như phương pháp CCM, chương trình công nghệ giáo dục môn Tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS…Tuy vậy, chất lượng dạy học môn Tiếng Việt vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công tác quản lý việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt vẫn cần phải tăng cường và có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả. */ Quản lý việc sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt Học sinh DTTS học môn Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, cách phát âm, từ ngữ, khái niệm, kết cấu câu… đều mới mẻ. Do vậy, thiết bị dạy học phục vụ bộ môn, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo…là hết sức cần thiết. Hiện nạy, thiết bị dạy học phục vụ môn Tiếng Việt nói chung còn thiếu, thiết bị cho riêng học sinh DTTS chưa có, tài liệu tham khảo…còn thiếu rất nhiều. Do đó, phòng GD&ĐT đã khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng, yêu cầu giáo viên tích cực sử dụng có hiệu quả các thiết bị, tài liệu dạy học. Kết quả điều tra cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa (X2=17,08), và sự khác biệt này rơi chủ yếu vào mức đánh giá thực hiện tốt (cùng ý kiến chỉ có 5% CBQL, nhưng có tới 29% giáo viên). Ở mức đánh giá trung bình và yếu kém, ý kiến của CBQL và giáo viên là khá thống nhất và tỷ lệ tương đối cao (gần 30%). Điều đó cho thấy, công tác quản lý việc tự làm và sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân của thực trạng này là do phần lớn giáo viên tiểu học được đào tạo theo phương pháp truyền thống (thầy giảng, trò ghi) nên khi thực hiện phương pháp dạy học mới, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại gặp lúng túng; trình độ tin học của giáo viên còn rất thấp nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học còn nhiều bất cập. */ Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp Thông qua các hoạt động ngoài giờ học, yêu cầu giáo viên giúp học sinh rèn luyện khả năng tiếng Việt, phát triển tư duy ngôn ngữ, tạo sự hưng phấn trong học tập. Ngoài ra, các buổi sinh hoạt ngoài giờ còn giúp học sinh hiểu biết về văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật… Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 6% CBQL và 14% giáo viên đánh giá công tác này được thực hiện tốt. Trong khi có tới 42% CBQL mà chỉ có 16% giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình. Một sự đánh giá khác biệt có ý nghĩa (X2=16,75). Điều đó cho thấy việc quản lý hoạt động ngoài giờ được thực hiện còn chưa tốt. Nguyên nhân trước hết là do công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng và các cấp quản lý còn chưa cụ thể và triệt để; Học sinh có bản chất rụt rè, nhút nhát, vốn tiếng Việt chưa phong phú, thiếu tự tin trong giao tiếp, ngôn ngữ giữa thầy và trò còn nhiều bất đồng; Năng lực tổ chức các hoạt động ngoài giờ của giáo viên còn nhiều hạn chế; Thiếu các thiết bị, phương tiện để tổ chức các hoạt động ngoài giờ đạt hiệu quả cao… b) Kết quả điều tra về quản lý việc học tập của học sinh Đối tượng điều tra: 150 giáo viên trực tiếp dạy học tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên. Nội dung điều tra: Khả năng nói tiếng Việt, điều kiện sẵn sàng cho học tập của học sinh; tác động của môn Tiếng Việt đối với môn học khác; ảnh hưởng của tiếng DTTS đối với việc học tiếng Việt; tinh thần, thái độ học tập tiếng Việt của học sinh; sự phối hợp các lực lượng trong việc quản lý học tập của học sinh. Kết quả điều tra : Thu được từ việc tổng hợp phiếu điều tra số 2B. Cụ thể như sau: Bảng số 2.11. Kết quả điều tra về quản lý học tập của học sinh. (N=150) Nội dung điều tra Các mức đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ 1. Khả năng nói tiếng Việt, điều kiện sẵn sàng cho học tập của học sinh. 18 12% 37 24,7% 78 52% 17 11,3% 2. Tác động của môn Tiếng Việt đối với các môn học khác. 22 14,6% 28 18,7% 79 52,7% 21 14% 3. Ảnh hưởng của tiếng DTTS đối với việc học tiếng Việt. 17 11,3% 22 14,6% 54 36% 57 38% 4. Tinh thần, thái độ học tập tiếng Việt của học sinh. 25 16,7% 49 32,7% 64 42,6% 12 8% 5. Phối hợp các lực lượng trong việc quản lý học tập của học sinh. 18 12% 30 20% 57 38% 45 30% Nguồn tư liệu: tổng hợp từ phiếu điều tra số 2B Kết quả trên cho thấy: */ Về khả năng tiếng Việt, điều kiện sẵn sàng cho việc học tập của học sinh Phần lớn các giáo viên được điều tra đều đánh giá nội dung này chỉ đạt ở mức độ trung bình (52%); mức khá, tốt còn khiêm tốn, vẫn còn 11,3% giáo viên đánh giá ở mức độ yếu kém . Trên thực tế, phòng GD&ĐT đã có sự quan tâm chỉ đạo công tác này ngay từ bậc học mầm non để trang bị tâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai.doc