Tỉnh Gia Lai hiện còn 728.372 ha rừng tự nhiên đ¬ược giao cho các tổ chức và các cấp quản lý. Tuy nhiên, vấn đề quản lý rừng hiện nay ở cấp xã đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ các cộng đồng dân cư¬ sống gần rừng. Sức ép của các cộng đồng này đến nguồn tài nguyên rừng ngày một tăng cao. Người dân có nhu cầu lấy đất để sản xuất nông nghiệp, lấy gỗ, củi để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, lấy các sản phẩm khác từ rừng. Chính vì vậy mà diện tích rừng ở những nơi này đang dần dần bị thu hẹp. Đối với những khu rừng đư¬ợc khoán để bảo vệ theo chương trình dự án 327, 661 như¬ hiện nay, ngư¬ời dân cũng chỉ được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước bằng tiền khoán để bảo vệ rừng. Nếu cứ hỗ trợ tiền cho dân để bảo vệ rừng mà không cho họ quyền được tự quản lý và sử dụng khu rừng đó một cách bền vững thì chưa thể nói là quản lý rừng bền vững được. Vì vậy, tỉnh Gia Lai phải xác định một hướng đi và các giải pháp cho quản lý rừng cộng đồng trong thời gian tới.
I. Mục tiêu của quản lý rừng cộng đồng
Mục tiêu của QLRCĐ là nhằm tăng lợi ích của dân địa phương trong vùng rừng một cách bền vững và duy trì tính bền vững của các nguồn tài nguyên rừng.
Việc duy trì nguồn tài nguyên rừng đòi hỏi những đặc điểm sử dụng và quản lý rừng tổng hợp và bền vững, mà trong đó các cộng đồng địa phương giữ vai trò tiên phong. Hoạt động quản lý đất rừng là trách nhiệm của cơ quan hành chính xã sao cho phù hợp với nguyên tắc: mọi nhiệm vụ của chính quyền và các cơ quan hành chính cần phải được tiến hành bởi cấp chính quyền thấp nhất, nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ trực tiếp và có hiệu quả cho công chúng. áp dụng được nguyên tắc này là một bước quan trọng trong cải cách hành chính. Quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng rừng được xác định rõ trong các quy định của xã và dựa trên tiềm năng nguồn tài nguyên rừng, trên cơ sở tính toán khả thi về kinh tế và theo các quy định truyền thống của cộng đồng địa phương.
Để đạt được mục tiêu này, lâm nghiệp cộng đồng sẽ bao gồm 6 hợp phần phát triển chính:
1. Tài nguyên thiên nhiên;
2. Nguồn nhân lực;
3. Các tổ chức cộng đồng địa phương;
4. Doanh nghiệp và thị trường;
5. Công nghệ;
6. Các hệ thống thông tin (phát triển chính sách và các quy định; quyền lợi và nghĩa vụ; phối hợp và t¬ vấn).
Nguồn tài nguyên do các cộng đồng địa phương sử dụng bao gồm:
a. Trong rừng tự nhiên
• Gỗ (là nguồn lợi mang lại thu nhập cao cho người dân)
• Lâm sản ngoài gỗ (dễ thu hái từ rừng)
9 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Gia La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Gia Lai
Nguyễn Văn PhongPhó Giám đốc Sở NN và PTNT Gia lai
Tỉnh Gia Lai hiện còn 728.372 ha rừng tự nhiên được giao cho các tổ chức và các cấp quản lý. Tuy nhiên, vấn đề quản lý rừng hiện nay ở cấp xã đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ các cộng đồng dân cư sống gần rừng. Sức ép của các cộng đồng này đến nguồn tài nguyên rừng ngày một tăng cao. Người dân có nhu cầu lấy đất để sản xuất nông nghiệp, lấy gỗ, củi để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, lấy các sản phẩm khác từ rừng... Chính vì vậy mà diện tích rừng ở những nơi này đang dần dần bị thu hẹp. Đối với những khu rừng được khoán để bảo vệ theo chương trình dự án 327, 661 như hiện nay, người dân cũng chỉ được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước bằng tiền khoán để bảo vệ rừng. Nếu cứ hỗ trợ tiền cho dân để bảo vệ rừng mà không cho họ quyền được tự quản lý và sử dụng khu rừng đó một cách bền vững thì chưa thể nói là quản lý rừng bền vững được. Vì vậy, tỉnh Gia Lai phải xác định một hướng đi và các giải pháp cho quản lý rừng cộng đồng trong thời gian tới.
I. Mục tiêu của quản lý rừng cộng đồng
Mục tiêu của QLRCĐ là nhằm tăng lợi ích của dân địa phương trong vùng rừng một cách bền vững và duy trì tính bền vững của các nguồn tài nguyên rừng.
Việc duy trì nguồn tài nguyên rừng đòi hỏi những đặc điểm sử dụng và quản lý rừng tổng hợp và bền vững, mà trong đó các cộng đồng địa phương giữ vai trò tiên phong. Hoạt động quản lý đất rừng là trách nhiệm của cơ quan hành chính xã sao cho phù hợp với nguyên tắc: mọi nhiệm vụ của chính quyền và các cơ quan hành chính cần phải được tiến hành bởi cấp chính quyền thấp nhất, nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ trực tiếp và có hiệu quả cho công chúng. áp dụng được nguyên tắc này là một bước quan trọng trong cải cách hành chính. Quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng rừng được xác định rõ trong các quy định của xã và dựa trên tiềm năng nguồn tài nguyên rừng, trên cơ sở tính toán khả thi về kinh tế và theo các quy định truyền thống của cộng đồng địa phương.
Để đạt được mục tiêu này, lâm nghiệp cộng đồng sẽ bao gồm 6 hợp phần phát triển chính:
Tài nguyên thiên nhiên;
Nguồn nhân lực;
Các tổ chức cộng đồng địa phương;
Doanh nghiệp và thị trường;
Công nghệ;
Các hệ thống thông tin (phát triển chính sách và các quy định; quyền lợi và nghĩa vụ; phối hợp và t vấn).
Nguồn tài nguyên do các cộng đồng địa phương sử dụng bao gồm:
a. Trong rừng tự nhiên
Gỗ (là nguồn lợi mang lại thu nhập cao cho người dân)
Lâm sản ngoài gỗ (dễ thu hái từ rừng)
b. Ngoài khu vực rừng tự nhiên, cộng đồng còn có:
Nguồn thu nhập bổ sung từ sản xuất nông nghiệp, nông lâm kết hợp;
Chế biến nông lâm sản sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm.
Từ những nguồn lợi trên, sẽ góp phần củng cố cam kết của các cộng đồng địa phương để duy trì rừng bằng cách tăng thu nhập từ rừng và giảm sức ép đối với nguồn tài nguyên rừng.
II. Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát nghiên cứu tại các xã của tỉnh Gia Lai
1. Sự cần thiết về quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại địa phương
Tỉnh Gia Lai hiện có 14 huyện, thành phố, 183 xã/phờng, 1.816 thôn/làng/tổ dân phố, 78 xã đặc biệt khó khăn; 39.450 hộ nghèo. Tổng dân số là 1.034.089 người (tính đến 31-12-2001), trong đó người Jrai 314.749 người, Bahnar 128.954 người, Kinh 572.526 người, dân tộc khác 17.860 người. Theo kết quả kiểm kê năm 1998, tổng diện tích rừng là 750.819 ha, trong đó rừng tự nhiên là 728.372 ha, rừng trồng là 22.447 ha. Tổng trữ lợng gỗ 75,6 triệu m3 và 97,9 triệu cây tre nứa.
Ngoài các diện tích rừng đã giao cho các chủ rừng quản lý, còn lại khoảng 300.000 ha rừng tự nhiên do lực lượng kiểm lâm giúp chính quyền địa phương quản lý. Diện tích rừng này chưa có chủ cụ thể, hiện do xã và huyện quản lý. Do vậy diện tích rừng này vẫn chưa được bảo vệ và sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững. Trước hết cần lựa chọn thống nhất việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý có hiệu quả rừng hiện có của tỉnh, đặc biệt là rừng chưa có chủ cụ thể nói trên.
Xuất phát từ tình hình trên, sự cần thiết phải tiến hành quản lý rừng dựa vào cộng đồng bao gồm các lý do sau đây:
QLLNCĐ thích hợp với vùng sâu, vùng xa, nơi đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân phụ thuộc nhiều vào rừng. Diện tích rừng và đất rừng ở tỉnh hiện chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn nằm gần các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Cuộc sống của các cộng đồng này gắn liền với rừng và đất rừng. QLLNCĐ cần thiết cho người dân ở địa phương bằng chính họ và vì lợi ích lâu dài của họ. Quản lý rừng bền vững phải bảo đảm lợi ích lâu dài cho người dân (đặc biệt là người dân địa phương gắn với rừng).
QLLNCĐ phù hợp với điều kiện kinh tế tự cung tự cấp của người dân địa phương.
Nhà nước không có điều kiện đầu tư một khoản kinh phí lớn để thuê người dân bảo vệ rừng lâu dài, đồng thời nhà nước hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý trực tiếp những vùng sâu, vùng xa . Nếu tiếp tục tình trạng quản lý như hiện nay thì việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng sẽ không mang lại hiệu quả bền vững. Vì vậy phải tiến hành giao rừng cho cộng đồng và hướng dẫn cho họ biết cách quản lý, bảo vệ và sử dụng khu rừng của mình.
Quản lý và phát triển tài nguyên rừng hiện tại chưa có sự chủ động tham gia của các cộng đồng địa phương, chưa gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia quản lý và phát triển tài nguyên rừng. Do các chính sách hiện hành chưa được triển khai cụ thể hoặc còn thiếu, chưa cổ vũ, động viên được các cộng đồng dân c tham gia vào bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Ngoài ra, luật tục của một số cộng đồng có nhiều điểm tích cực nhưng chưa được nhân rộng.
Quản lý lâm nghiệp cộng đồng đã được thực hiện tốt ở nhiều cộng đồng thôn, có tổ chức cộng đồng rõ ràng, có hương ước nội bộ và người đứng đầu cộng đồng thờng được các thành viên trong cộng đồng tôn trọng.
2. Khả năng và năng lực quản lý của xã và các nhóm cộng đồng để tiến hành các nhiệm vụ tổ chức và kỹ thuật liên quan đến quản lý rừng bền vững thông qua việc sử dụng, bảo vệ và bố trí lại rừng dựa vào cộng đồng.
a. Khả năng và năng lực quản lý của xã:
Uỷ ban nhân dân xã: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước cấp cơ sở. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Lập quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ rừng với các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn, chỉ đạo các thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn để thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Chỉ đạo các thôn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng trên diện tích rừng được giao khoán hàng năm.
Cán bộ địa chính, chánh văn phòng hội đồng nhân dân và UBND xã, Ban Công an, Đội Du kích, Ban Lâm nghiệp xã, Ban Tài chính, Trạm Y tế, Trường học, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, UB Mặt trận tổ quốc xã: giúp UBND xã thực hiện việc lập kế hoạch quản lý rừng và đất rừng, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng, ổn định đời sống, tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Về khả năng và năng lực của chính quyền cấp xã tại những điểm nghiên cứu, nhận thấy:
Xã là đơn vị hành chính có chức năng quản lý về chính quyền và quản lý các hoạt động về hành chính trong xã. Lập quy hoạch và kế hoạch quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
Ban lâm nghiệp xã chủ yếu còn mang tính hình thức, việc triển khai quyết định 245/CP phân cấp quản lý rừng của cấp huyện và xã hiện chưa triển khai triệt để và cụ thể trên địa bàn tỉnh. Cán bộ lâm nghiệp xã chưa được bố trí biến chế và quỹ lơng. Hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã chủ yếu do kiêm nhiệm, chưa được hướng dẫn, đào tạo và tập huấn về chuyên môn lâm nghiệp.
Nghị định 77/CP về xử phạt hành chính và Nghị định 17/CP về bổ sung, sửa đổi Nghị định 77/CP: Trong quá trình thực hiện, cộng đồng xử lý theo quy ớc nội bộ của thôn. Trường hợp vi phạm lớn thì mới chuyển cho các cơ quan chức năng và cấp trên xử lý. Nhưng cũng có trường hợp được xử lý chậm và xử lý không hợp lý, không theo đúng quy định.
Nghị định 163: Tiếp tục giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng quản lý sử dụng. Nhằm tăng ý thức cho người dân về quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ; Từ đó nó góp phần hạn chế việc khai thác lâm sản trái phép trong rừng và phát nơng làm rẫy.Xong vấn đề khó khăn đặt ra cần phải được nghiên cứu và giải quyết đó là:
Đối với những cộng đồng nhận rừng nghèo kiệt trớc mắt trong những năm đầu chưa có thu nhập từ rừng cộng đồng lấy gì để sản xuất và sinh sống nhằm mục đích duy trì ,phát triển rừng.
Hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa được ngân hàng chấp nhận thế chấp để vay vốn sản xuất.
b. Khả năng và năng lực quản lý của thôn:
Ban nhân dân thôn: gồm trưởng thôn, phó thôn và thư ký. Quản lý mọi hoạt động sản xuất và hành chính của thôn.
Hội già làng: có già làng và phó già làng, làm công tác mặt trận của thôn.
Công an thôn: giữ gìn an ninh trật tự, giải quyết sự vụ hành chính.
Du kích thôn: Bảo vệ an ninh quốc phòng thôn
Mặt trận thôn: phổ biến, vận động thực hiện các chủ trơng, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau.
Chi đoàn Thanh niên: giáo dục tập hợp thanh niên, nâng cao đời sống văn hoá, giúp đỡ sản xuất.
Hội phụ nữ: giúp chị em vay vốn sản xuất, vận động phong trào.
Tôn giáo: giáo dục về lối sống, đạo đức trong cộng đồng.
III. Các đề xuất đối với Trung ương và lãnh đạo tỉnh và huyện
1. Tính thích hợp của kết quả nghiên cứu: phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của việc nghiên cứu tại các địa điểm được chọn lựa. Các địa điểm này đều là những xã có rừng, có thành phần chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng.
2. Tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu: các thông tin thu thập được phản ánh khá đầy đủ và thực tế các hoạt động đang diễn ra tại các điểm nghiên cứu.
3. Các đề xuất:
a. Đối với trung ương:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật: Luật Dân sự, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đất đai, Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, nội dung như sau: xác định vị trí, vai trò của thôn (về t cách pháp nhân); xác định vai trò của thôn trưởng (trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi); cộng đồng thôn là một đối tượng được giao rừng và đất lâm nghiệp.
Về các văn bản dới luật: Nghị định 163/CP, Nghị định 01/CP, Nghi định 43/CP về u đãi đầu tư, Nghị định 29/CP về quy chế dân chủ ở cấp xã, Nghị định 04/CP về hướng dẫn luật đất đai sửa đổi, Nghị định 17/HĐBT hướng dẫn Luật BV và PT rừng, quyết định 245/TTg, nội dung như sau: cộng đồng là đối tượng được ưu đãi đầu tư, bổ sung chính sách hưởng lợi đối với cộng đồng tham gia quản lý rừng; xác định vai trò, trách nhiệm của thôn trưởng.
Nhà nước cần khẳng định vị trí pháp lý của cộng đồng dân cư thôn/làng và thừa nhận các hình thức QLLNCĐ là một hình thức quản lý tồn tại song song với các hình thức quản lý rừng khác.
b. Đề xuất đối với Tỉnh:
Rừng phòng hộ nằm trong phạm vi một xã, thôn hoặc nhiều xã nhưng không đủ lớn để hình thành các Ban QLRPH (diện tích dới 1000 ha), thì giao cho cộng đồng quản lý theo quy chế quản lý rừng phòng hộ;
Rừng sản xuất chưa giao cho chủ rừng hoặc rừng sản xuất phân tán gần cộng đồng dân c thuộc các Ban QLRPH, các lâm trường, giao cho cộng đồng quản lý theo quy chế quản lý rừng sản xuất;
Tiến hành thử nghiệm mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng ở tỉnh Gia Lai.
Thí điểm giao khoán rừng cho hộ và cộng đồng hưởng lợi theo Quyết định 178.
c. Xác định các bước đi cần thiết để thực hiện quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở tỉnh Gia Lai
Rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp chưa có chủ cụ thể;
Xác định các điều kiện giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng:
Có trưởng thôn được dân bầu một cách hợp pháp hoặc có người đại diện cho thôn được dân bầu và UBND xã công nhận;
Cộng đồng có nhu cầu quản lý rừng và những khu rừng được giao phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng;
Cộng đồng phải có phương án quản lý, sử dụng rừng được cộng đồng, UBND xã thông qua và được UBND huyện phê duyệt;
Cộng đồng phải có quy ớc quản lý, bảo vệ rừng do cộng đồng xây dựng và được UBND xã thông qua và UBND huyện phê duyệt
Tập huấn, đào tạo, tham quan học hỏi về QLLNCĐ và các chủ đề chuyên môn khác có liên quan, kỹ thuật khuyến nông lâm
Sử dụng phương pháp phát triển kỹ thuật lâm nghiệp có sự tham gia (PTD) sau khi giao đất, giao rừng cho cộng đồng
Xây dựng chính sách hưởng lợi và phân chia lợi ích cho cộng đồng
Xây dựng quy chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Phát triển thị trường lâm sản tại địa phương
Xây dựng quỹ bảo vệ và tái tạo rừng của thôn
Quỹ này được hình thành từ các nguồn sau: tiền bán lâm sản khai thác được từ rừng của cộng đồng, tiền hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiền phạt do vi phạm quy ớc bảo vệ rừng của thôn.
Quỹ bảo vệ rừng được chi cho các hoạt động sau: trả thù lao cho người trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, chi cho công tác phòng chống cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng, chi để trồng mới, trồng bổ sung, làm giàu và nuôi dỡng rừng.
d. Xác định phương hướng cho quản lý lâm nghiệp cộng đồng ở tỉnh Gia Lai. Hướng đi của nhà nước, địa phương (tỉnh, huyện, xã) và của dự án ADB.
Hiện tại theo dự án 661, rừng được khoán cho hộ gia đình bảo vệ. Tiền công bảo vệ rừng được trả theo mức 35.000-50.000 đồng/ha/năm. Rừng giao khoán bảo vệ được thể hiện qua một hợp đồng ký kết giữa Ban QLRPH hoặc lâm trường có sự chứng kiến của UBND xã. Theo cách giao khoán này, người dân chỉ nhận được tiền công khoán, được thu hái các lâm sản ngoài gỗ trong rừng với quy mô nhỏ và được thừa hưởng tác dụng về môi trường do kết quả bảo vệ rừng mang lại (bảo vệ đất, bảo vệ nước, chống xói mòn, chắn gió,...). Nếu giả sử nhà nước không còn kinh phí để cung cấp cho việc khoán bảo vệ rừng mà không có một giải pháp nào khác, thì có lẽ người dân không nhận rừng để bảo vệ nữa. Lúc đó có thể một số người quay lại phá rừng, sử dụng rừng một cách trái phép để mang lại lợi ích cho cuộc sống của họ.
Theo dự án xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Ba đang được thực hiện ở 6 huyện và 15 xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai: tiến hành giao khoán theo nhóm hộ gia đình, nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình. Thời gian thực hiện đến năm 2003. Tiền khoán bảo vệ rừng được cấp 50.000 đ/ha/năm.
Từ bối cảnh trên, chúng ta phải xác định một phương hướng mới cho việc giao rừng cộng đồng để quản lý và sử dụng lâu dài, theo hướng:
Tiến hành thử nghiệm về giao rừng cho cộng đồng thôn quản lý;
Đối tượng rừng giao: rừng sản xuất và rừng phòng hộ hiện chưa có chủ quản lý;
Thời gian tối đa giao rừng: 50 năm
UBND huyện ký quyết định giao rừng và cấp Sổ đỏ cho Ban QLLNCĐ thôn
Việc thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng được tổ chức theo Nhóm hay Tổ Bảo vệ rừng (gồm nhiều hộ), dới sự điều hành và phân công của Ban QLLNCĐ thôn.
e. Các đề xuất liên quan đến việc lập kế hoạch QLLNCĐ ở tỉnh Gia Lai
Trên cơ sở diện tích rừng và đất rừng được UBND huyện giao cho cộng đồng quản lý, Ban QLLNCĐ lập kế hoạch QLLNCĐ hàng năm và dài hạn thông qua toàn thể thành viên trong cộng đồng tham gia ý kiến và thống nhất.
Kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng được UBND xã thông qua trình UBND huyện phê duyệt.
f. Các phương pháp khả thi cho điều tra rừng, kỹ thuật lâm sinh và sử dụng rừng dựa vào cộng đồng
Các phương pháp kỹ thuật phải đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu sau:
Đơn giản và thực tế;
Chỉ gồm các yếu tố cơ bản và những vấn đề có liên quan;
Đầu vào thấp (tài chính, đào tạo, phổ cập, giám sát)
Dễ theo dõi, giám sát
Bền vững (kinh tế, sinh thái, xã hội)
Rủi ro thấp về mặt sử dụng tài nguyên quá mức
Có triển vọng phát triển hơn nữa
Đề xuất phương pháp điều tra rừng cho cộng đồng: Theo phương phương pháp điều tra nhanh và đơn giản. Có thể phân loại và lập bản đồ rừng theo 3 trạng thái sau:
Trạng thái A: gồm rừng tự nhiên có trữ lợng giàu và trung bình (trên 110m3/ha), có thể khai thác gỗ ngay.
Trạng thái B: gồm rừng non, rừng phục hồi sau nơng rẫy và rừng phục hồi sau khai thác, cây gỗ tái sinh có đờng kính gốc phổ biến từ 10-35 cm; phải nuôi dỡng nhiều năm mới có thể khai thác được.
Trạng thái C: gồm đất trống, đất trảng cỏ, đất có trảng cỏ, cây bụi lẫn cây tái sinh nhưng không nhiều, phải tiến hành trồng bổ sung cây đa mục đích và nuôi dỡng, bảo vệ vài ba chục năm mới có thể khai thác được.
Đề xuất hệ thống kỹ thuật lâm sinh và nông lâm kết hợp áp dụng cho QLLNCĐ
Quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng
Khoanh nuôi, tái sinh
Nuôi dỡng rừng
Làm giàu rừng bằng các loài cây nông lâm kết hợp có giá trị cao, các loài cây gỗ bản địa, loài cây ngoài gỗ có lợi nhuận (nh bời lời, tre măng, quế, cây ăn quả,...).
Trồng rừng
Khai thác rừng:
Các cơ quan chức năng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc và quy luật phát triển của lâm phần, xác định được đờng kính khai thác tối thiểu của từng loài cây (hay nhóm loài cây) để quy định kích thớc cây gỗ được khai thác sao cho người dân dễ xác định được.
Xác định diện tích khai thác hàng năm dựa trên chu kỳ khai thác.
Xác định số cây tối đa được khai thác trên ha. Hạn chế không khai thác một số loài cây được quy định.
Kỹ thuật khai thác: chặt hạ bằng ca xăng hay ca tay, sử dụng các thiết bị cơ giới nhỏ để vận xuất và vận chuyển.
Chế biến gỗ tại chỗ: bằng ca vòng và ca mâm. Sản phẩm là gỗ xẻ xây dựng cơ bản, đồ mộc phục vụ nhu cầu của địa phương.
Khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ (vỏ bời lời, song mây, măng, bông đót, quả trám, tre nứa,...)
Canh tác cây nông nghiệp và chăn nuôi trên những khoảng đất trống trong rừng.
g. Vai trò và chức năng của chính quyền thôn, xã và các nhóm cộng đồng trong tổ chức, phê chuẩn, xây dựng kế hoạch và giám sát quản lý và sử dụng rừng bền vững.
Vai trò và chức năng của chính quyền xã:
Lập kế hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã;
Lập kế hoạch quản lý rừng trên địa bàn xã;
Chỉ đạo các thôn xây dựng kế hoạch quản lý rừng.
Tổng hợp các kế hoạch quản lý rừng của các thôn và trình UBND huyện phê duyệt, giao đất.
Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng hàng năm.
Tổng kết báo cáo kết quả hoạt động của cộng đồng hàng năm lên UBND Huyện.
Vai trò và chức năng của chính quyền thôn:
Hình thành Ban Quản lý lâm nghiệp cộng đồng thôn;
Phân chia các nhóm hộ, có các nhóm trưởng và nhóm phó;
Xây dựng kế hoạch quản lý rừng có người dân tham gia.
Phân công các nhóm hộ thực hiện kế hoạch quản lý rừng.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Kiểm tra việc khai thác rừng và lâm sản ngoài gỗ; giám sát việc phân chia lợi ích rừng cho cộng đồng.
Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu quỹ bảo vệ và tái tạo rừng.
Lập báo cáo kết quả thực hiện định kỳ cho xã.
h. Các công cụ kiểm soát cần thiết và hệ thống phê chuẩn/cho phép:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị tài liệu để phê duyệt và giao đất chính thức:
Xác định địa điểm giao rừng, phải có sự thoả thuận của tỉnh, huyện và xã;
Thoả thuận về bản đồ và ranh giới khu rừng;
Phác thảo kế hoạch QLLNCĐ;
Lập nhóm và xây dựng quy định quy chế;
Văn bản đề nghị giao đất của xã gửi cho huyện;
Lập tài liệu để duyệt và ký quyết định giao đất chính thức cho xã/thôn.
Giai đoạn II: Lập kế hoạch quản lý chi tiết sau khi giao đất:
Xây dựng kế hoạch quản lý theo phương pháp cùng tham gia.
UBND huyện phê duyệt chính thức kế hoạch quản lý rừng chi tiết.
Thực thi kế hoạch quản lý rừng được phê duyệt, giám sát và đánh giá kết quả công việc. Cộng đồng có thể ký kết các hợp đồng phụ dài hạn với các hộ gia đình riêng lẻ, với các nhóm hộ, với đoàn thể quần chúng hoặc với toàn thôn dựa trên kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng.
Xem xét, sửa đổi kế hoạch theo phương pháp cùng tham gia.
Ban QLLNCĐ thôn có trách nhiệm quản lý Quỹ bảo vệ và tái tạo rừng. Mọi hoạt động thu chi phải được ghi chép đầy đủ và kịp thời, phải được quyết toán và báo cáo công khai trớc cộng đồng khi hết nhiệm kỳ, phải bàn giao lại cho người kế nhiệm trớc sự chứng kiến của cán bộ t pháp xã. Quỹ bảo vệ và tái tạo rừng đặt dới sự kiểm tra và giám sát của Trưởng ban ngân sách xã.
Ban QLLNCĐ của thôn lập hồ sơ khai thác gỗ với sự giúp đỡ của ban Lâm nghiệp xã, trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép khai thác gỗ cho cộng đồng.
Cán bộ của Ban LN xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn để kiểm tra, giám sát việc khai thác.
Ban QLLNCĐ thôn tổ chức và kiểm tra, giám sát việc chế biến gỗ và các lâm sản ngoài gỗ tại thôn.
i. Phân công nhiệm vụ và chia sẻ quyền lợi giữa cấp thôn và xã (để thực hiện quyết định 178/QĐ-TTg).
Nhiệm vụ và quyền lợi của thôn:
Có trách nhiệm bảo vệ diện tích rừng được giao;
Huy động vốn, nhân lực để phát triển vốn rừng;
Các tác động vào rừng nh tỉa tha, khai thác, làm giàu rừng,... phải có thiết kế và được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phê duyệt;
Không được tự ý sang nhợng, mua bán đất, rừng trái phép;
Hoàn trả lại vốn rừng khi hết thời hạn giao.
Nộp thuế theo luật định.
Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bìa đỏ) cho thôn.
Được bố trí đất sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác cũ.
Được thu hoạch sản phẩm ngoài gỗ trên khu rừng được giao.
Được cấp giấy phép khai thác không quá 10 m3 gỗ tròn/hộ trong vòng 20 năm để làm nhà.
Mỗi năm bảo vệ và nuôi dỡng rừng tự nhiên. Sau khi nộp các khoản thuế cho nhà nước, tỷ lệ sản phẩm gỗ khai thác chính được hưởng:
Trạng thái A: cộng đồng thôn được hưởng 2%, phần còn lại nộp ngân sách xã;
Trạng thái B: thôn được hưởng 80%, phần còn lại nộp ngân sách xã;
Trạng thái C: Thôn được hưởng 100%.
Trách nhiệm và quyền lợi của xã:
Trách nhiệm:
Tham gia và chỉ đạo việc lập kế hoạch và quy hoạch quản lý và sử dụng đất, rừng của các thôn;
Thành lập Ban Lâm nghiệp xã để chỉ đạo về chuyên môn các hoạt động quản lý rừng của các thôn;
Quyết định thành lập Ban QLLNCĐ thôn và chỉ đạo các hoạt động của các Ban Quản lý này.
Quyền lợi:
Tỷ lệ sản phẩm khai thác chính được hưởng sau khi nộp các khoản thuế cho nhà nước:
Trạng thái A: được hưởng tỷ lệ sản phẩm còn lại sau khi trích mỗi năm 2% cho thôn.
Trạng thái B: được hưởng 20%
Được hưởng tỷ lệ sản phẩm khai thác từ rừng khi phân chia lâm sản với thôn để sử dụng vào các công việc sau:
Hỗ trợ công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng;
Trợ cấp cán bộ LN, cán bộ KL công tác trên địa bàn xã;
Hỗ trợ công tác khuyến nông lâm;
Hỗ trợ cây giống.
k. Hệ thống hỗ trợ cần thiết để tiến hành quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Sau khi được giao rừng, cần phải có sự hỗ trợ cho cộng đồng về:
Tổ chức quản lý: Hình thành Ban QLLNCĐ, xây dựng quy ớc bảo vệ rừng. Ban Lâm nghiệp xã, Hạt Kiểm lâm, phòng Kinh tế huyện trực tiếp giám sát thi hành pháp luật bảo vệ rừng;
Hỗ trợ cộng đồng phát triển kỹ thuật nông lâm nghiệp để kinh doanh rừng và đất rừng;
UBND xã và Ban tự quản thôn giúp người dân tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất;
Các lâm trường và ban QLRPH làm t vấn cho cộng đồng về các thiết kế lâm sinh nh nuôi dỡng, tỉa tha, làm giàu, khai thác rừng.
Ban LN xã, kiểm lâm hỗ trợ cộng đồng hoàn thành các thủ tục khai thác gỗ;
Trạm khuyến nông lâm tăng cờng công tác khuyến nông lâm, cung cấp thông tin thị trường sản phẩm rừng.
Tiếp tục thúc đẩy, tổ chức QLLNCĐ, xây dựng quy ớc bảo vệ rừng dựa vào luật tục;
Xem xét cải tiến chính sách giao đất lâm nghiệp (Nghị định 163 chỉ quy định giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình), mở rộng đối tượng là cộng đồng thôn;
Nghiên cứu bổ sung chính sách hưởng lợi sản phẩm gỗ cho phù hợp với từng loại rừng;
Củng cố Ban LN xã, các cơ quan chuyên môn phối hợp với cộng đồng giám sát việc quản lý và kinh doanh rừng;
Hỗ trợ khuyến nông lâm, phát triển kỹ thuật nông lâm nghiệp, thông tin thị trường, chế biến sản phẩm rừng;
Giải quyết vốn vay u đãi để các hộ kinh doanh rừng;
Tiếp tục quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, tiến hành giao đất lâm nghiệp cho các thôn/xã khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý rừng cộng đồng của tỉnh Gia La.doc