MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục
1.1. Cơ sở hình thành quan niệm của Khổng Tử về giáo dục .
1.1.1.Hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội Trung Quốc thời cổ đại với việc hình
thành quan niệm của Khổng Tử về giáo dục
1.1.2. Giới thiệu về Khổng Tử
1.2. Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục .
1.2.1. Khái niệm về giáo dục
1.2.2. Nội dung quan niệm của Khổng Tử về giáo dục
Chƣơng 2: Sự vận dụng quan niệm của Khổng Tử về giáo dục vào sự
nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay
2.1.1. Bối cảnh trong nước và ngoài nước tác động đến nền giáo dục Việt
Nam hiện nay
2.1.2. Những thành tựu và hạn chế của nền giáo dục Việt Nam hiện nay
2.2. Sự vận dụng quan niệm của Khổng Tử về giáo dục vào sự nghiệp
giáo dục ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục đối với việc xác định
phương châm giáo dục Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
5
2.2.2. Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục đối với việc xây dựng xã
hội học tập và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
2.2.3. Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục đối với việc xác định nội
dung giáo dục.
2.2.4. Quan miệm của Khổng Tử về giáo dục đối với việc xác định
phương pháp giáo dục
2.2.5. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của quan niệm của Khổng
Tử về giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .
70 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục và sự vận dụng quan niệm này vào sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững vấn đề thiết thực của đời sống hiện thực chứ
không đặt ra những vấn đề ở cõi hư ảo, xa xôi, mặc dù thời kỳ ông sinh sống
các tín ngưỡng dân gian rất thịnh hành, với trình độ nhận thức còn hạn chế và
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
34
sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiện cũng như các vấn đề đặt ra
trong xã hội chưa có cách giải quyết thỏa đáng Trong bối cảnh đó, Phật
giáo dạy con người ta cách nhìn bi quan về cuộc sống; Đạo giáo thì hướng
người ta đến việc lẩn tránh các vấn đề xã hội, sống một cuộc sống “vô vi”, thì
Khổng Tử dạy con người ta nhận thức và hành động hướng vào việc giải
quyết các vấn đề hiện thực.
Nội dung chủ yếu mà Khổng Tử muốn truyền đạt cho mọi người là
giáo dục “đạo làm người”. Trong bối cảnh hỗn loạn của thời kì Xuân Thu -
Chiến Quốc khi trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi, nhân luân xáo
trộn... thì việc Khổng Tử đưa ra nội dung giáo dục đạo đức cho con người là
hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn nhằm thiết lập sự ổn định của xã hội.
Khổng Tử coi trọng dạy luân lý, đạo đức cho mọi người khiến cho con người
sống hòa thuận. Nội dung cơ bản trong giáo dục của Khổng Tử còn chú trọng
giáo dục trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với gia đình và xã hội, chú
trọng đến các giá trị tinh thần, danh dự, khí tiết. Điều này có thể nhìn nhận
theo hai phương diện:
Trước hết, xét đến mặt tích cực, chúng ta phải thừa nhận rằng Khổng
Tử đã dạy cho con người hệ thống luân lý, nhân bản, dạy đạo làm người. Việc
giáo dục con người sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội đã
hạn chế rất nhiều thói hư tật xấu và sự ích kỉ tiềm ẩn trong con người. Phương
châm giáo dục của Khổng Tử là coi việc giáo dục “đạo làm người” là trước
hết rồi mới tiến hành trang bị các tri thức phục vụ cho công việc chính trị
quốc gia. Đây cũng là điểm hết sức hợp lý bởi muốn giải quyết các công việc
xã hội thì trước hết con người phải có đạo đức, tức là tu thân, tề gia, sau đó
mới đến trị quốc, bình thiên hạ.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong nội dung giáo dục của Khổng Tử
cũng xuất phát từ việc quá coi trọng giáo dục đạo đức cho con người thông
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
35
qua các mối quan hệ xã hội, mà trong đó những nội dung giáo dục của ông
không dạy tri thức cần thiết về khoa hoc tự nhiên, sản xuất hay khoa học kĩ
thuật. Đánh giá thấp các hoạt động sản xuất vật chất, định hướng giá trị con
người theo một chiều, thiên về cái tinh thần xa rời việc chinh phục, chiếm lĩnh
các giá trị vật chất, cải tạo tự nhiên đó là những hạn chế, khiếm khuyết
trong nội dung giáo dục của Khổng Tử.
Về phương pháp giáo dục: Nhìn chung, trong phương pháp giáo dục
của Khổng Tử chứa đựng nhiều điểm tích cực và tiến bộ còn giữ nguyên giá
trị cho đến tận ngày nay. Ông chú trọng khơi dậy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học trò trong các phương pháp “học kết hợp tập”, “học kết hợp với
tư”. Điểm tiến bộ tiếp theo trong phương pháp giáo dục của Khổng Tử là
phương pháp phân lớp các đối tượng trong quá trình dạy học nhằm trang bị
kiến thức phù hợp với khả năng của từng cá nhân để đạt được hiệu quả cao
nhất. Khổng Tử còn đòi hỏi người ta phải ôn cũ biết mới học những điển tích
cũ trong lịch sử để thu thập kinh nghiệm, giải quyết những vấn đề trong hiện
thực, chú trọng vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống, tức là học
phải đi đôi với hành, học để giúp nước, giúp dân như Khổng Tử nói: “Đọc
thuộc ba trăm bài kinh Thi, đến chừng trao cho việc chính trị chẳng thông
đạt, sai đi sứ các nước chẳng đủ tài ứng đối, người như thế dẫu học để làm
gì?” [12, tr.501]. Vì lẽ đó, bên cạnh mục đích chủ yếu là đào tạo ra những con
người lương thiện, lễ, nghĩa, sống đúng mực với bổn phận của mình thì mục
tiêu cao nhất trong giáo dục của Khổng Tử là vươn tới đào tạo lớp người quân
tử có đủ đức, đủ tài ra giúp nước, giúp dân.
Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ trong phương pháp giáo dục của Khổng
Tử nhưng nó không tránh khỏi những điểm hạn chế. Phương pháp giáo dục
chủ yếu của Khổng Tử là hướng con người ta đến việc học các điển tích, điển
cố, noi theo lời dạy của bậc thánh hiền và kinh điển. Từ đó sinh ra tư tưởng nệ
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
36
cổ, mặc dù cũng đề ra chủ trương phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo
của người học nhưng chủ yếu là trói buộc con người tuân theo khuôn vàng
thước ngọc có sẵn. Đây là điểm hạn chế chủ yếu trong phương pháp giáo dục
của Khổng Tử.
Như vậy, xét về tổng thể, trong quan niệm của Khổng Tử về giáo dục
chứa đựng cả những điểm tích cực cũng như hạn chế nhất định. Hạn chế là do
ông đứng trên lập trường giai cấp khi giải quyết vấn đề, đó còn là hạn chế do
tầm nhìn lịch sử và hạn chế của thời đại quy định. Nhưng có thể nói, quan
niệm về giáo dục của ông, với tất cả những điểm tích cực và tiến bộ ông xứng
đáng là một nhà giáo dục mẫu mực,xứng đáng với danh hiệu “vạn thế sư
biểu”.
Tóm lại, qua việc nhận thức những cơ sở chính trị, kinh tế xã hội cho
sự hình thành quan niệm về giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt là đưa ra học
thuyết “tính người” - một trong những điểm xuất phát quan trọng để từ đó
Khổng Tử đưa ra các nội dung quan trọng trong tư tưởng về giáo dục từ vai
trò, mục đích, đối tượng đến nội dung, phương pháp giáo dục. Những nội
dung chủ yếu trong quan niệm về giáo dục của Khổng Tử đã vượt qua biên
giới Trung Quốc, vượt qua thời đại và ảnh hưởng sâu đậm đến Việt Nam
trong suốt thời kỳ phong kiến và cả hiện nay. Trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội thì
vấn đề giáo dục, động lực, đòn bẩy của sự phát triển cần được quan tâm hơn
nữa ở nước ta. Để làm được điều đó, chúng ta cần được kế thừa những yếu tố
tốt đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có quan niệm về giáo dục của
Khổng Tử cần được vận dụng một cách sáng tạo vào sự nghiệp giáo dục ở
Việt Nam, nội dung cụ thể sẽ được làm sáng tỏ trong chương tiếp theo.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
37
Chƣơng 2
SỰ VẬN DỤNG QUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ VỀ
GIÁO DỤC VÀO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Quan niệm về giáo dục của Khổng Tử không những tác động mạnh mẽ
đến kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội trong suốt chiều dài phát triển của lịch
sử Trung Quốc mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia lân cận, trong
đó có Việt Nam. Với quan niệm về giáo dục của Khổng Tử nói riêng và nền
giáo dục Nho giáo nói chung đã chiếm vị trí độc tôn dưới sự thống trị của các
triều đại Việt Nam suốt gần mười thế kỉ. Thời kỳ này, tuy bị các triều đại
phong kiến tập trung khai thác những luận điểm có lợi nhằm phục vụ cho giai
cấp thống trị, nhưng những giá trị tích cực trong quan niệm về giáo dục của
Khổng Tử vẫn được thể hiện rõ nét đã chi phối và tác động sâu sắc đến nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực đời sống của xã hội và con người Việt Nam. Sự tác động
của nó không chỉ dừng lại ở tầng lớp trên - tầng lớp có học mà còn mở rộng
sự ảnh hưởng của mình, thâm nhập vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân.
Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục đã có nhiều ảnh hưởng đến việc hình
thành nền giáo dục Việt Nam thời kì phong kiến và tạo nên truyền thống giáo
dục Nho học của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ với các
chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, quan niệm của
Khổng Tử về giáo dục vẫn còn có ý nghĩa nếu như chúng ta biết kế thừa và
vận dụng những nội dung tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tế của nền giáo
dục Việt Nam. Để thấy được ý nghĩa đó, trước hết chúng ta cần đi vào tìm
hiểu thực trạng của nền giáo dục của nước ta hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
38
2.1. Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay
2.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và ngoài nƣớc tác động đến nền giáo dục
Việt Nam hiện nay
Để thấy được thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, trước hết
chúng ta cần tìm hiểu sự tác động của bối cảnh trong và ngoài ngước đến nền
giáo dục.
2.1.1.1. Bối cảnh thế giới tác động đến nền giáo dục Việt Nam hiện
nay
Trước tiên, chúng ta phải kể đến sự phát triển như vũ bão của khoa học
và công nghệ. Nhân loại đã bước sang những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và
thiên nhiên kỉ thứ ba, đây là thời kỳ mà cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những thành tựu mới và với những bước tiến
nhảy vọt, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông
tin và kinh tế tri thức. Nó tác động tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự
hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin đã tạo ra
những cơ hội, những điều kiện mới cho sự phát triển giáo dục của mỗi quốc
gia.
Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ tác động mạnh mẽ và toàn
diện đến giáo dục và ngược lại, giáo dục lại đóng vai trò quan trọng trong việc
duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trí tuệ và cung cấp tài sản trí tuệ
cho khoa học kĩ thuật và công nghệ. Sự tác động của khoa học và con người
tác động đến cơ cấu nguồn lực xã hội, hình thành cơ cấu nghành nghề mới
trong nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đòi hỏi công tác quản
lý giáo dục phải chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thích hợp và không
ngừng mở rộng về mặt quy mô. Mặt khác, phải thường xuyên đổi mới nội
dung, chương trình theo hướng giáo dục theo hướng hiện đại. Sự tăng tốc và
phát triển của khoa học và con người không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
39
các quốc gia phát triển mà mặt khác, cũng tạo nguy cơ gia tăng khoảng cách
phát triển giữa các nước, làm tăng nguy cơ tụt hậu của các nước đang phát
triển cũng như các nước chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ, việc
đột phá các lĩnh vực khoa học và con người hiện đại đòi hỏi phải có đầu tư
lớn, môi trường và thể chế thuận lợi, điều này thuận lợi với các nước phát
triển, còn các nước đang phát triển thì gặp khó khăn.
Sự tác động của tình hình thế giới đến nền giáo dục của các quốc gia
nói chung và Việt Nam nói riêng chính là sự hình thành và phát triển của xã
hội thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đóng vai trò
to lớn trong việc hình thành “xã hội thông tin”, xã hội mà ở đó, tri thức và
thông tin là lực lượng, là nhân tố chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển của xã hội. Nó tác động đến từng cá nhân, tổ chức và các quốc gia, làm
thay đổi phương thức học tập, làm việc và giải trí của từng người, làm thay
đổi mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, phương thức hợp tác quốc tế
cũng như các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế cũng như tất yếu sẽ dẫn
đến sự thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa và giáo dục đã hình thành và tồn
tại qua nhiều thế kỉ.
Yếu tố tiếp theo tác động đến nền giáo dục của các quốc gia hiện nay
chính là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Quá trình áp dụng các thành
tựu khoa học - công nghệ hiện đại càng phát triển và mở rộng thì xu thế toàn
cầu hóa và hợp tác quốc tế càng gia tăng. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan trong đời sống của nhân loại hiện
nay. Nó tạo nên mối quan hệ gắn bó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế, giữa các quốc gia. Đó vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá
trình đấu tranh giữa các nước đang phát triển để bảo vệ chủ quyền, nền văn
hóa và lợi ích của mình. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo nên thời
cơ để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tạo nên điều kiện thuận lợi để các
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
40
quốc gia khai thác vốn tri thức chung của toàn thế giới, chắt lọc tinh hoa của
nhân loại, của các đối tác để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng thời, xu thế ấy cũng đặt ra các thách thức lớn cho mỗi quốc gia, đòi hỏi
phải giải quyết như: các nước phải đối mặt với sự cạnh tranh hàng hóa từ bên
ngoài tràn vào gây sức ép cạnh tranh lớn. Các nước phát triển thường lợi dụng
toàn cầu hóa, lợi dụng ưu thế trong lĩnh vực đầu tư, dịch vụ thông tin để
khống chế nền kinh tế thế giới và trong từng quốc gia. Vì vậy, các nước đang
phát triển có nguy cơ hứng chịu những thua thiệt và tụt hậu xa hơn. Mặt khác,
sự phát triển nhanh của giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa có thể dẫn đến
nguy cơ là sự đồng hóa nền văn hóa của các quốc gia, bởi nền văn minh ở các
nước phát triển, làm xuất hiện khả năng rời bỏ bản sắc văn hóa dân tộc, cội
nguồn, gốc rễ, làm đảo lộn thang giá trị đạo đức.
Trước tình hình thế giới hiện nay, một mặt đã đưa lại những cơ hội và
điều kiện tương đối thuận lợi cho sự nghiệp phát triển và hoàn thiện nền giáo
dục Việt Nam; mặt khác cũng tạo ra những nguy cơ và thách thức không nhỏ
cho sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. Điều quan trọng là chúng ta phải
có cách nhìn nhận vấn đề trên một cách đúng đắn để đưa ra những chủ
trương, chiến lược, định hướng phát triển giáo dục phù hợp nhằm tận dụng
thời cơ, đẩy lùi thách thức.
2.1.1.2. Bối cảnh trong nước tác động đến nền giáo dục Việt Nam
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục; mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới nhằm đưa đất
nước vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và khắc phục nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế, từng bước tiến kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị
41
Như chúng ta đã biết, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
ở nước ta đang được tiến hành trong điều kiện kinh tế tồn tại nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, mấy năm gần đây, một mặt, sản xuất hàng hóa
phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng
lên; nhưng mặt khác cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng tới
việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và
ngoài xã hội. Cơ chế thị trường tạo ra động lực mới cho sự phát triển sản xuất
và tiêu dùng, đồng thời cũng tạo những động lực mới cho việc học tập, đẩy
mạnh xây dựng một xã hội học tập, giáo dục ngày càng khẳng định là sự
nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành.
Tuy nhiên, ở nước ta quá trình chuyển đổi nền kinh tế còn đang tiếp
diễn, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, sự phân hóa giàu nghèo đang làm
tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư. Bên cạnh
đó, nền kinh tế thị trường còn có những tác động tiêu cực đến công tác giáo
dục và đào tạo, đã dẫn đến tình trạng như: thương mại hóa giáo dục, giá trị
của đồng tiền làm lu mờ các giá trị đạo đức, mục đích của việc học để tạo ra
những con người biết làm giàu cho riêng mìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_quan_niem_cua_khong_tu_ve_giao_duc_va_su_van_dung_qua.pdf