Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái

Giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, mọi người đang hối hả tìm kế mưu sinh thì ở một nơi góc khuất nào đó một đứa bé đang chim đắm trong thế giới của riêng mình. Nó nghĩ rằng cuộc sống này không dành cho nó mà dành cho những con người hoàn thiện, bởi nó là một đứa bé tàn tật, hai chân của nó dính vào nhau. Cuộc sống của nó hay nói đúng hơn là thế giới của thằng bé ở ngay bên trong khung cửa sổ tầng hai của ngôi nhà. Và sự liên hệ duy nhất của nó với thế giới bên ngoài là qua chiếc loa điện ngay gần miệng cùng với một chiếc điều khiển từ xa. Chỉ có thế thôi, những thứ đó không thể giúp nó thoát khỏi sự cô đơn, lạc lỏng này Không có ai đứng bên trong mở cửa. Đây là hai cánh cổng từ tính. Thằng bé đang thò tay qua khung cửa sổ tầng hai chĩa một cái điều khiển từ xa về phía cánh cổng. Giờ đây cánh cổng như một bức tường thành đồ sộ ngăn cách nó với thế giới bên ngoài biết bao điều mới lạ, lý thú, hấp dẫn mà nó chưa một lần được nếm trải, thậm chí chưa được sờ tới. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của một đứa bé bảy tuổi không còn nữa thay vào đó dường như là sự già cỗi, buồn bã. Chính vì thế, thằng bé trở nên lạc lõng, xa lạ, không có ai bầu bạn cũng chẳng có ai vui đùa hay là chia sẽ những niêm vui cùng nó.

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điều đáng chú ý trong văn học giai đoạn sau 1975 là quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Hồ Anh Thái là những biểu hiện cụ thể, góp phần làm nên sắc thái đời thường, sinh động toàn vẹn như đời sống thực cho quan niệm về văn xuôi Việt Nam. Và Hồ Anh Thái cũng đã có những cách tân đáng kể trong nghệ thuật văn xuôi dưới sự chi phối về quan niệm con người của riêng mình, nhằm hướng tới thể hiện con người theo cách hiểu của nhà văn tao nên phong cách riêng độc đáo để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Con người trong tác phẩm có thể là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, gắn với quan niệm, phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhưng lại là con đẻ của thời đại. Thời đại văn học mới luôn sản sinh ra những con người mới. Sự vận động của cuộc sống vốn phức tạp kéo theo sự vận đọng của con người. Sự thay đổi, chuyển biến của con người trên các phương diện đời tư, tâm lý là mục tiêu thể hiện của văn học. Việc đổi mới, cắt nghĩa, thể hiện con người cũng tạo nên những biến đổi trong văn học và làm cho văn học đổi mới. Như vậy, có thể nói rằng, sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở quan trọng của sự vận động văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học tồn tại ở hai cấp độ, có cả quan niệm về con người của cả giai đoạn văn học và cũng có quan niệm về con người của riêng mỗi nhà văn. Con người trong quan niệm riêng của mỗi nhà văn là những thành tố thể hiện sự đa dạng, làm nên cái chung trong cách đánh giá, cảm nhận về con người cho cả một thời kì văn học. Trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Hồ Anh Thái, người đọc sẽ bắt gặp những con người nhiều trăn trở trước các vấn đề của đời sống: bản năng – lý trí, vô nghĩa – có nghĩa, thiện – ác, dục vọng, tình yêu, thù hận, vòng luân hồi bất tận… Để vươn tới hoàn thiện bản thân, sẽ thấy những thân phận mang trong mình không ít bi kịch, có thể là bi kịch của cá nhân, có thể là bi kịch của xã hội kết tinh trong từng số phận. Đồng thời cũng gặp những con người mang trong mình thói xấu của xã hội hiện đại, có thói xấu đáng cười và có thói xấu đáng sợ. Quả thật, Mười lẻ một đêm gần với một thứ tiểu thuyết hoạt kê, gợi nhớ đến không khí của Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) bởi những nhân vật có phần nghịch dị trong đó, bởi giọng văn châm biếm, bởi cái nhìn sắc sảo như muốn phanh phui tất cả những cái xấu ở đời. Chuyện mười lẻ một ngày đêm đâu chỉ là chuyện của một đôi tình nhân trớ trêu bị nhốt trong căn phòng của một người bạn mà thực chất là chuyện của cả một thời thế, một cõi người ở ngoài kia nhốn nháo và đầy nghịch lý được quy chiếu trong một cái nhìn trào lộng và phóng đại. Mà dường như tác giả không buông tha bất cứ một điều gì. Chuyện học thuật phong cấp phong hàm, chuyện trai gái nhà nghỉ nhà trọ, chuyện hát hò vẽ tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương, chuyện các doanh nhân thời mở cửa, chuyện các mađam quyền cao chức trọng dắt nhau tìm đất trang trại lập hội khai hoang, thậm chí cả chuyện đái đường và du lịch rác... Vì lẽ đó trong Mười lẻ một đêm, người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội, Sài Gòn, với “sự giàu xổi của giới trí thức, sự kệch cỡm của những phòng khách, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu...”. Với nhà phê bình Hoài Nam thì trong tiểu thuyết này “hoàn toàn không có sự nổi loạn của nhân vật. Nhân vật ở đây chỉ là những con rối trong bàn tay điều khiển của nhà văn. Chúng xuất hiện và hành động chỉ là để thể hiện cho cái cảm quan của anh về một trần thế ngả nghiêng đầy rẫy sự tức cười. Mà quả thật, ở một xã hội mà sự hôn phối giữa căn tính bao cấp kéo dài với thói xốc nổi học đòi thời mở cửa vẫn chưa qua hết thì đâu có thiếu chuyện nực cười”. (Hồ Anh Thái - Người lúc nào cũng đang viết, báo Văn nghệ Tết Mậu Tý 2008). Chính ở đây,Hồ Anh Thái đã hiện rất sinh động, tinh tế nhiều kiểu quan niệm về con người khác nhau nhưng tiêu biểu và đặc sắc hơn cả là bốn kiểu quan niệm sau: 2.1. Con người bản năng, tự nhiên. Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển ý thức cá nhân là dấu hiệu của sự phát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với bản thân. Trong văn học, sự vận động và phát triển của một nền văn học được thể hiện ở trình độ chiếm lĩnh con người, sự khám phá và lý giải về đời sống cá nhân, về cá tính là một vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng. Nói đến con người bản năng tự nhiên ta nghĩ đến nhu cầu cho sự tồn tại như việc ăn, ngủ, đi lại, công việc…, đến những nhu cầu tinh thần như ý chí, tình yêu, những khát khao mơ ước hướng tới những chuẩn mực đạo đức, cái đẹp, chân lý…Sự tồn tại của những nhu cầu, sự phát triển về những tinh thần, về năng lực sáng tạo của cá nhân trong mọibiểu hiện của nó bao giờ cũng gắn với sự tồ tại của những cá tính, những tư chất riêng, năng lực phẩm chất riêng. Nhân tính cách riêng để khẳng định sự hiện hữu của chính cá nhân đó. C.Mác viết: Đặc điểm sức mạnh của bất cứ con người nào cũng chính là cái bản chất riêng của họ, vì vậy cũng là thách thức riêng của việc khách quan hoá của họ, tức là cái thách thức riêng của cái thực thể sinh động của họ, thực thể khách quan và thực tế. Con người bao giờ cũng gắn với môi trường giai cấp, xã hội cụ thể. Vì thế cá nhân phải là một thành viên của cộng đồng, con người cá nhân với tư cách là một cá thể tồn tại trong xã hội, thành viên trong xã hội bao giờ cũng xác tín, có trách nhiệm với chính xã hội, cộng đồng của từng cá nhân. Ngay cả khi đó không phải là biểu hiện trực tiếp trong tập thể, cùng tiến hành với các cá nhân khác vẫn là những biểu hiện của sinh hoạt xã hội và khẳng định cho nếp sống sinh hoạt nói trên. Nói đến con người tự nhiên là nói đến những nhu cầu cho sự tồn tại một con người gắn với những vấn đề căn cốt của con người: tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, lương tri…, nói đến những biểu hiện làm nên bộ mặt tinh thần riêng, tạo ra sự hài hoà trong mối quan hệ giữa cá nhân với tự nhiên, xã hội với bản thân nó. Xây dựng con người tự nhiên, đó là một khía cạnh nhân bản của văn học. Nhưng đề cập con người tự nhiên không phải đánh đồng bản năng người và bản năng loài vật. Với quan niệm con người tự nhiên, các nhà văn đã góp phần đa dạng hoá cách nhìn con người đương đại. Xây dựng con người tự nhiên đa phần các truyện ngắn được khai thác nhu cầu hạnh phúc đời thường, tình yêu trần tục, trong đó các vấn đề tình dục luôn được các nhà văn đề cập đến. Nhìn ở góc độ nhân tính, trong “cõi người” ấy, con người bản năng được Hồ Anh Thái thể hiện thành công nhất. Con người bản năng đã từng xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, thấp thoáng trong một số truyện ngắn của Nam Cao để rồi gần như vắng bóng hoàn toàn trong văn học cách mạng. Sự xuất hiện của con người bản năng trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng gắn liền với quan niệm của tác giả về “cái dâm của loài người” và ngày đó nó đã từng phải gánh chịu khá nhiều búa rìu của dư luận. Nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, con người bản năng xuất khiện khá đường hoàng trong văn học, nếu không nói là trở thành những hình tượng nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Nhà văn không còn chỉ ngợi ca những vẻ đẹp thánh thiện của con người mà còn phải đi vào khám phá những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi con người, khám phá những phần khuất tối, những ham muốn, những dục vọng, những khát khao bị kiềm chế bởi những chế ước của xã hội. Con người bản năng trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được anh thể hiện tinh tế nhưng cũng đầy táo bạo. Đó là Tường (tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo) - một sinh viên Đại học Mỹ thuật bị đuổi học vì dính líu vào một vụ bê bối. Anh được nhận vào làm việc trong một trại ươm giống đồi mồi trên đảo Cát Bạc. Chính khung cảnh cô quạnh nơi đây đã làm sống lại những dục vọng bản năng trong con người Tường. Đó là những người đàn bà trong Đội Năm, họ hầu hết đều những cựu chiến binh được đưa vào làm việc trong một lâm trường quốc doanh đóng trên đảo. Họ khao khát được hạnh phúc, khao khát được làm vợ, làm mẹ nhưng phần nhiều trong số họ đã quá tuổi lấy chồng. Họ được khuyến khích yêu đương với những người lính một đơn vị đóng quân trong vùng nhưng bộ đội thuộc thế hệ trẻ hơn và phải gọi họ là cô, là chị. Họ đã tìm thấy Tường như một cứu vớt, như nắng hạn gặp mưa. Ở những người đàn bà của Đội Năm, Hồ Anh Thái đã có một cái nhìn sâu vào từng số phận, cảm thông với những khát khao hạnh phúc chính đáng của họ. Nhưng ở nhân vật Tường, ham muốn bản năng đã đẩy anh ta đến bên bờ vực của sự suy đồi. Vì vậy, bên cạnh Tường và những người đàn bà trong Đội Năm, Hồ Anh Thái xây dựng nhân vật Hòa như một điểm nhấn. Đó là một điển hình cho con người xã hội chủ nghĩa trong thị trường tự do: dũng cảm, thông minh, có tham vọng cá nhân song có trách nhiệm xã hội và luôn luôn biết kiềm chế. Nhưng nếu chỉ có vậy thì Hòa cũng chỉ là hình mẫu lý tưởng của văn học cách mạng. Cái chân thực của nhân vật này chính là cuộc đấu tranh quyết liệt với phần bản năng trong con người mình, không thể xóa bỏ nó nhưng cũng không để cho nó chế ngự bản thân. Ở một tiểu thuyết khác viết về đề tài Ấn Độ, Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Hồ Anh Thái đã rất thành công khi xây dựng hình tượng con người bản năng, tiêu biểu là hình tượng nàng Savitri. Nàng ngang tàng phóng túng và đối kháng với các giáo điều. Con người nàng cũng đầy sức sống và đầy bản năng, đầy đam mê nhục cảm, đầy khao khát dục lạc. Sự xuất hiện của một nhân vật như Savitri trong một cuốn sách viết về Đức Phật quả là một sự nổi loạn. Nhưng có lẽ ở một đất nước như Ấn Độ - xứ sở của Kama Sutra (Dục lạc kinh) thì sự xuất hiện của những nhân vật như Savitri có lẽ không phải là điều khó lý giải, nếu không nói đây là hình tượng đẹp nhất, sinh động nhất trong tác phẩm. Ở con người Savitri, bản năng không phải là tất cả, đam mê dục lạc không phải là tất cả. Hay nói cách khác, song hành với cái phần bản năng nhục cảm trong nàng là một tình yêu thánh thiện và vô vọng với Đức Phật. Người đàn bà suốt đời theo đuổi một tình yêu mãnh liệt với Đức Phật - một tình yêu hoàn toàn không nhục cảm - khiến cho ta chỉ có thể nghĩ về nàng trong những cảm xúc thánh thiện nhất. Tình dục, bản năng con người, nhu cầu làm tròn thiên chức cá nhân và tình yêu, chỉ có thể kìm nén tạm thời, nhưng sẽ xuất hiện trở lại. Chối bỏ nó vừa là mù quáng, vừa hủy hoại cả cá nhân và cái xã hội mà cá nhân tồn tại trong đó. Song sống mà chiều theo bản năng thì có thể là thảm họa không kém. Vậy phải làm sao tìm được cách để sống hài hòa với nhau và hài hòa ở trong chính mình, với những uất ức phức tạp và trái ngược ngay trong tâm hồn chúng ta?. Còn trong Mười lẻ một đêm, con người bản năng hiện lên rõ nét qua chính những nhân vật mà Hồ Anh Thái xây dựng lên. Anh chàng Họa sĩ Chuối Hột là tiêu biểu hơn cả. Trong anh cái vô thức luôn lấn át cái ý thức, vì thế mà anh tạo nên những hành động rất kì lạ, tức cười đối với người đọc. Bản năng trong anh rất mạnh mẽ, nó bất chấp những lời dèm pha, dị nghị của mọi người đối với anh. Một người khi bản năng trỗi dậy thì họ sẽ làm bất cứ việc gì để thỏa mãn những ham muốn, những nhu cầu sinh lí đang chiếm lĩnh tâm thức họ. Và anh chàng Họa sĩ Chuối Hột của Hồ Anh Thái thì sao?. Ngay từ cái tên mọi người đặt cho anh đã cho ta thấy rõ được bản chất của anh, một người vô cùng cởi mở…Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ…Bản năng ấy của anh lại được bàn tay người mẹ giúp đỡ… Người vợ bế con đến hiệu ảnh, chụp cho con một tấm để gửi lên miền Tây cho chồng. Đặt thằng bé nằm lên mặt bàn. Giật hết tã lót ra. Banh cả hai chân ra cho con chim chĩa thẳng vào ống kính… Cái ảnh khoe chim đầu đời vận cả vào đời. Suốt thời tuổi thơ đi học thì chớ, về đến nhà là thằng bé tụt hết cả quần áo đi ra đi vào. Nhông nhông. Tuy vậy, cũng có lúc bản năng trong anh ta cũng được đè nén nhưng nó không dễ dàng chút nào bản năng dục vọng trong họ rất mạnh. Cái ý thức của anh chàng Chuối Hột quá mạnh không thể chế ngự nỗi cái libido( tính dục) đang từng ngày lớn mạnh trong anh được. Vì thế, anh vẫn cứ bốn mùa cởi mở. Hồ Anh Thái đã rất tinh tế khi xây dựng lên hình tượng Họa sĩ Chuối Hột với những bản năng rất thường trực của con người vốn đã được ẩn dấu nhưng lại giờ đây Hồ Anh Thái lại đưa nó trở về với cuộc sống thực tại. Bản năng hiện hữu ở khắp mọi nơi, mọi lúc…Ở trường Mỹ thuật. có lần đúng giờ học vẽ mà người mẫu nam không đến. Gã sinh viên tót ngay lên cái bục gỗ, tụt hết ra làm mẫu cho cả lớp vẽ. Đứng ngồi tô hô các tư thế, lại con cười nói đối đáp trêu chọc bạn cùng lớp. Chẳng có người mẫu nào lại tự nhiên và sinh động bằng…Bản năng trong chàng rất tự nhiên không cách gì có thể kiềm chế được. Phải chăng có như vậy thì nó mới thỏa mãn những dục vọng đang bùng cháy trong anh chàng bốn mùa cởi mở này. Hồ Anh Thái khắc họa hình tượng này như khơi gợi cho ta nhớ về thời nguyên thủy, thời mà con người còn ăn lông ở lỗ. Chắc chắn phải hiểu rất rõ về nhu cầu tâm sinh lí con người, Hồ Anh Thái mới có thể đi sâu miêu tả, thể hiện từng ngốc nghếch thầm kín của con người như vậy. Rất nhiều hình ảnh, sự kiện, chi tiết về anh chàng Họa sĩ này được Hồ Anh Thái bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế nhưng lại vô cùng sâu cay của mình đã đem đến cho chúng ta nhiều cái nhìn mới mẻ hơn về con người. Có thể nói rằng, con người là một thực thể phức tạp, khó hiểu, nhiều bí ẩn mà chúng ta phải mất công tìm hiểu đào sâu mới có thể lí giải được những hành động cuả họ. Cũng như Họa sĩ Chuối Hột với những hành động, cử chỉ luôn tạo cho ta sự bất ngờ, thú vị…Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân người bóng nhẫy trắng lôm lốp như thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trổ bông ở khoảng lưng chừng trời … Hồ Anh Thái quả là rất tài tình khi lấy ngay đặc điểm của hành động trên để đặt tên cho nhân vật. Phải chăng chinh từ cái tên đã bộc lộ thêm bản chất đầy dục vọng bản năng trong nhân vật của mình. Không những thế, con người bản năng còn được thể hiện ở cả những con người có vị thế trong xã hội như nhà văn hóa lớn được mọi người biết đến là một vị giáo sư có tiếng về văn hóa. Thế nên vị giáo sư đáng kính này lại đi đái bậy ở tượng đài để thỏa mãn cho nhu cầu sinh lí của mình. Và chính lúc này bản năng đã chiến thắng những cái gọi là văn hóa, văn minh. Bộ mặt của xã hội đương thời được Hồ Anh Thái tái hiện qua những người ở mọi tầng lớp khác nhau. Tác giả đã đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn con người dưới góc độ bản năng. Chính vì thế những hồi ức về bà mẹ với những lần đò…Mẹ của chị. Người đàn bà nay tuổi năm mươi tám nhưng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ…Mới cầm tay đôi ba ngày, anh nghiên cứu viên đã bị cô nàng lôi vào phon gf thư viện … Anh bốc một quyển sách trên giá, một cử chỉ cho phải phép trong cơn lúng túng, thì đã bị cô nàng đè ghí vào giá sách. Cô hoang dã chẳng cần đến những hành vi rườm rà cho phải phép… Và cứ thế lần này đến lần khác bà lại hoang dã hơn với những người đàn ông khác rồi tuổi xuân của bà trôi qua với năm lần đò. Nhân vật Bà mẹ cũng đậm chất nghịch dị. Cái dâm của người đàn bà này được mở rộng tới mức quá khổ trên văn bản. Qua năm lần đò và vô vàn những cuộc phiêu lưu tình ái - tất cả đều diễn ra trước cặp mắt của đứa con gái, con bé phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ - Bà mẹ quả là mẫu người ham hố nhục dục đến mức vô độ và vô sỉ. Về làm gì, ở lại đây ngủ cho vui - đó là câu nói được bà mẹ lặp đi lặp lại với từng đối tác mới trong thú vui xác thịt triền miên vô tận. Cũng có thể coi đó như một dấu hiệu cá biệt hoá nhân vật, giống câu Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ Cố Hồng trong văn Vũ Trọng Phụng. Nhẹ dạ, nông nổi, nhiều lầm lạc, con thiêu thân trong lò lửa đam mê - không ít lần tác giả làm người đọc ngỡ tưởng như vậy về nhân vật Bà mẹ - nhưng tất cả ấn tượng ấy phải được xét lại trước một thực tế thế này: Năm lần lấy chồng, năm lần li dị, mỗi lần li dị được một cái nhà. Chồng đầu tiên được một cái nhà để xe. Chồng thứ hai được chia đôi căn phòng 26m2. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ tư được 9m2 phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao. Việc nâng dần cấp độ đền bù sau mỗi lần li hôn như vậy là một cách phóng đại cho cái tham của Bà mẹ. Để rồi, người đọc không khỏi bật cười trước sự tổng kết của cô con gái: Mẹ ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều chén được. Bản năng con người dường như là một con dao hai lưỡi, có lúc nó đem lại cho con người những điều may mắn, hạnh phúc nhưng cũng có lúc chính con dao đó lại giết chết họ. Hồ Anh Thái đã đem đến cho ta một triết lý về cuộc sống vô cùng quý giá. Những cái gì không phải của ta thì đừng cố níu giữ mà hãy nắm bắt những gì ta đang có. Như thế, chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc và cuộc sống quanh ta luôn tràn đầy yêu thương. Hãy truyền sự ấm áp của tình thương đến những số phận không được may mắn trong xã hội này, đừng để những dục vọng cá nhân làm mù lòa, làm băng họa đi những giá trị đạo đức của ngàn xưa để lại. 2.2. Con người trống rỗng, lạc loài. Giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, mọi người đang hối hả tìm kế mưu sinh thì ở một nơi góc khuất nào đó một đứa bé đang chim đắm trong thế giới của riêng mình. Nó nghĩ rằng cuộc sống này không dành cho nó mà dành cho những con người hoàn thiện, bởi nó là một đứa bé tàn tật, hai chân của nó dính vào nhau. Cuộc sống của nó hay nói đúng hơn là thế giới của thằng bé ở ngay bên trong khung cửa sổ tầng hai của ngôi nhà. Và sự liên hệ duy nhất của nó với thế giới bên ngoài là qua chiếc loa điện ngay gần miệng cùng với một chiếc điều khiển từ xa. Chỉ có thế thôi, những thứ đó không thể giúp nó thoát khỏi sự cô đơn, lạc lỏng này…Không có ai đứng bên trong mở cửa. Đây là hai cánh cổng từ tính. Thằng bé đang thò tay qua khung cửa sổ tầng hai chĩa một cái điều khiển từ xa về phía cánh cổng. Giờ đây cánh cổng như một bức tường thành đồ sộ ngăn cách nó với thế giới bên ngoài biết bao điều mới lạ, lý thú, hấp dẫn mà nó chưa một lần được nếm trải, thậm chí chưa được sờ tới. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của một đứa bé bảy tuổi không còn nữa thay vào đó dường như là sự già cỗi, buồn bã. Chính vì thế, thằng bé trở nên lạc lõng, xa lạ, không có ai bầu bạn cũng chẳng có ai vui đùa hay là chia sẽ những niêm vui cùng nó. Tất cả như quay mặt lại, chẳng có ai nhớ đến sự có mặt của nó, ngay cả người cha – nguồn vui duy nhất, người tưởng chừng có thể thấu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cung nó lại chỉ chăm chú vào công việc mà không hề để ý đến một con người bé nhỏ đâng dần dần bị sự lạc loài, cô đơn gặm nhấm. Và rồi một nguồn sáng tia hi vọng cuối cùng sẽ đem mang lại cho nó hơi ấm xua tan đi sự mặc cảm, lạnh lẽo trong sinh linh vốn đã thiếu ánh sáng của tình thương từ lâu lắm rồi…Ngay lập tức cô có linh cảm mình thuộc về căn nhà này. Thuộc về nó từ rất lâu rồi. Bấy lâu nay cô đi lạc sang nhà khác, nay mới tìm được đường trở về…Và thế là ngay từ lần gặp định mệnh đó cô đã kể chuyện cho nó nghe… Chuyện phiêu lưu của chính cô. Một sự pha trộn của truyện cổ tích thế giới, những truyện cổ Grim, truyện Anđécxen…Có vẻ những câu chuyện cổ tích đã phần nào làm vơi đi cảm giác lạc loài, cô đơn trong thằng bé. Phải chăng nó nghĩ đó là thế giới dành riêng cho nó, cho một con người bị xã hội đào thải và lãng quên… Thằng bé đã mũi lòng suýt khóc khi nghe đến chuyện bà mẹ đáng máy cứ bỏ đi…Nhưng rồi những màng nước mắt long lanh trong mắt nó khô dần….Phải chăng nó đã quen với việc giấu nước mắt vào trong, dấu đi nỗi buồn vào tận đáy lòng, nơi mà không một ai có thể nhìn thấy được. Sự chịu đã lớn dần lên và trở thành một sức mạnh hay nói đúng hơn là một giải pháp giúp nó vượt qua mỗi khi nó đau buồn nhất… Nó chưa bao giờ nghe một câu chuyện như thế này. Nhưng nhiều chuyện trong đó lại rất quen… Đến đây, ta thấy rằng thằng bé và chị đã có một sự đồng cảm nào đó. Và rồi sự đồng cảm đã giúp cho thằng bé có đủ dũng khí để bộc bạch những nỗi lòng thầm kín mà trước đây, nó chưa bao giờ tâm sự cùng ai. Thế mà bây giờ, nó lại tâm sự với người lần đầu tiên gặp mặt. Dường như có một sợi dây vô hình đang dần gắn kết hai con người này lại…Nó bảo nó là một con cá đi lạc.Một lần mấy đứa bạn cá rủ nhau đi chơi rồi lạc đường…Thấy con cá đẹp quá bà ta không nghĩ đến việc mang về nuôi trong bể cá vàng mà chỉ muốn ăn ngay. Bà ta ăn thật. Cầm con cá bỏ vào mồm ực một cái. Con cá bị nuốt chửng vào trong bụng người đàn bà. Tối ơi là tối. Nó mới đập của thình thịch đòi ra. Không ít nhất cũng bật đèn lên chứ…Đây phải chăng là thế giới hiện tại mà nó muốn kể cho chị nghe. Một thế giới không hề đẹp chút nào, nó như bi kìm hãm trong một khoảng không gian mờ mịt, tối tăm, không có ánh sáng, một nơi xa lạ với nó. Nó cố gắng thoát ra nhưng khoomg tài nào ra được, không có ai giúp nó, cầu cứu giờ đầy chỉ là sự vô vọng. Dường như có một thế lực siêu nhiên nào đó đang cố níu giữ nó, không muốn cho nó quay về với thế giới thực vốn có của mình. Câu chuyện của thằng bé đơn giản vì thằng bé chưa biết bịa nhiều. Nhưng không vì thế mà câu chuyện kém phần lý thú mà ngược lại là một sự xúc động, đồng cảm cho những con người không được may mắn trong cuộc đời…Cho đến đây một sự kinh ngạc tột cùng đã làm cho chị phải rùng mình nhưng đồng thời cũng là sự thương cảm… Nhưng cô không thể hình dung được thằng bé lại là một con cá. Cho đến khi nó bỏ tấm khăn phủ ngang hông trở xuống ra. Đúng là một con cá. Đôi chân của nó dính làm một từ trên xuông đến tận mắt cá. Chỉ có hai bàn chân là tách rời. Hai chân là một… Với hình thù kì quái như vậy, nên thằng Cá là cái tên gắn liền với nó từ khi sinh ra. Và thế giới trước mặt người đọc bỗng đổi thay, mơ màng, lãng mạn và đa cảm, như chính thế giới tuổi thơ trong trẻo đến mủi lòng. Có lẽ đây là câu chuyện đậm màu sắc cổ tích nhất trong tác phẩm. Mọi chuyện như được sắp đặt một cách tình cờ, cuộc gặp gỡ của cô tiên kể chuyện cố tích và người cá, mối tình chưa biết mặt đã yêu của cô tiên và bố của người cá … Sự tình cờ đưa đẩy để họ trở thành những mảnh ghép nối của một gia đình nhỏ. Bao bọc trong không khí của câu chuyện là sự sáng trong của tâm hồn người cá, sự yêu thương của người đàn bà và người đàn ông. Nhưng cái kết của câu chuyện cổ thời hiện đại ấy là không có màu sắc thần tiên. Cuối cùng, người cá chết vì kiệt sức sau một thời gian dài ngâm mình trong bể bơi. Người cá lại không hề biết bơi và chết vì nước. Đó là một nghịch lí đau xót của cuộc sống hiện đại. Người mẹ kế yêu thương của người cá lại quên bẵng đứa con của mình vì đắm chìm với mối tình cũ. Người bố yêu thương nó thì mải miết cùng chuyến công tác và thậm chí còn không ở bên cạnh nó trong những giây phút cuối cùng. Gia đình yêu thương tan biến. Những thanh âm trong trẻo, hạnh phúc nhất trong tác phẩm cuối cùng đã đứt vỡ. Đến những phút cuối đời, người cá vẫn… đòi nghe chuyện kể", thằng Cá thỉnh thoảng lại hỏi xem con chó có đến không?... Nó vẫn mơ hồ về sự thật của cuộc sống bởi luôn được bao bọc bởi những câu chuyện cổ tích. Người Cá như một thanh âm lạc lõng trong chuỗi bản nhạc xô bồ. Cuộc sống đầy những toan tính bon chen, những điều giả trá không thể dung nạp được một tâm hồn quá đỗi trong trẻo và mù nhoà về cuộc sống như thế. Cái chết của nó như là một qui luật đào thải nghiệt ngã của hiện thực cuộc sống. Cái chết của người cá phần nào đó giống với cái chết của nhân vật đứa trẻ 2 tuổi trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) hay sự ra đi của bé Hon trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài). Những nhân vật ấy đều ra đi khi chỉ mới là những đứa trẻ. Dường như sự sáng trong, thánh thiện đến mù mờ về cuộc sống không thể tồn tại trong xã hội đầy những biến động đổi thay, đầy những toan tính vụ lợi này Sự ra đi hiểu theo một cách khác thì có ý nghĩa như là sự bảo tồn của cái đẹp. Tâm hồn sáng trong ngây thơ của người Cá sẽ vĩnh tồn trong lòng người đọc. Đây phải chăng là những thông điệp, những ngẫm suy của nhà văn đối thoại với bạn đọc. 2.3. Con người tha hóa. Bên cạnh hình tượng con người bản năng, Hồ Anh Thái cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng con người tha hóa trong xã hội hiện đại. Trong tiểu thuyết của anh, sự tha hóa cũng đồng nghĩa với cái ác. Có một cặp nhân vật nghịch dị không thể không nói đến trong Mười lẻ một đêm, đó là giáo sư Một tên Xí, giáo sư Hai tên Khoả. Ông Khoả vốn là chồng thứ năm của nhân vật Bà mẹ. Ông khác đời ở cái bệnh cười vô tiền khoáng hậu: Chỉ định bật lên một tiếng cười thôi thì cứ thế mà cười mãi. Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười. Không có thuốc chữa tận gốc căn bệnh ấy, chỉ có một giải pháp tình thế: Hễ bật lên tràng cười không tắt được thì chỉ việc tát cho chàng một cái. Đứt luôn. Từ cái bệnh cười ấy của ông mà tác giả cho chúng ta một "xen" hài kịch đáng xem: ông Khoả hướng dẫn luận văn cho nữ sinh viên, đến lúc ra về, sinh viên khẩn khoản xin lại thầy cái chân. Thầy bật cười khan. Cười khan tức là chỉ cười một tiếng. Chết dở, nãy giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em. Thầy cười khan, nhưng bệnh cười vượt quá quy định, bắt đầu nhân ra thành chuỗi cười bất tận. Cô sinh viên hoảng quá. Chẳng biết ứng phó thế nào. Cũng không dám rút chân ra khỏi tay thầy. Đúng lúc nàng (tức Bà mẹ) về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hất chân con kia ra khỏi tay chồng. Dứt. Hoạt cảnh này bóc lộ cái dâm, sự bất lực và cả cái quái đản của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe cuong so luoc.doc
Tài liệu liên quan