MỤC LỤC
Danh mục các bảng 4
Danh mục các hình 5
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ, CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 6
I. Đặt vấn đề 6
II. Cơ sở pháp lý để lập Quy hoạch 6
1. Các văn bản của Nhà nước liên quan đến quy hoạch phát triển công nghệ thông tin 6
2. Các văn bản của Tỉnh Bình Dương liên quan đến quy hoạch phát triển công nghệ thông tin 8
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT-TT 10
I. Xu hướng phát triển CNTT-TT trên thế giới 10
II. Xu hướng và các mục tiêu chủ yếu phát triển CNTT-TT ở Việt Nam 12
1. Phát triển hạ tầng Viễn thông và Internet 12
2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT 13
3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT 13
4. Phát triển Công nghiệp CNTT 14
5. Một số nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 14
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG 19
I. Điều kiện tự nhiên 19
1. Vị trí địa lý 19
2. Đặc điểm địa hình 19
II. Đặc điểm kinh tế xã hội 20
1. Nguồn nhân lực 20
2. Văn hoá truyền thống 20
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng 20
4. Phát triển đô thị 21
III. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2007 và định hướng đến năm 2020 21
1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội 2001-2007 21
2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đến năm 2010 22
3. Định hướng phát triển 23
4. Một số mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương 23
5. Đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ứng dụng công nghệ thông tin 24
PHẦN III: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG 26
NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 26
I. Hiện trạng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin 26
1. Các chủ trương chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 26
2. Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý công nghệ thông tin 26
3. Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin 26
4. Công tác khắc phục tình trạng sử dụng phần mềm không có bản quyền 27
5. Đánh giá chung 27
II. Hiện trạng phát triển mạng và dịch vụ Viễn thông, Internet 28
1. Mạng Viễn thông và Internet của Bình Dương 28
2. Dịch vụ Viễn thông và Internet 28
III. Hiện trạng sử dụng phần mềm nguồn mở, hệ điều hành và phần mềm có bản quyền 28
IV. Hiện trạng phát triển - ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng 30
1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin 30
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 30
3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin 31
V. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước 31
1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin 31
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 32
3. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT 34
4. Công tác đào tạo kiến thức công nghệ thông tin 35
VI. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo 36
1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin 36
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 36
3. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin 37
4. Dạy và học tin học trong các trường phổ thông 38
VII. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế 38
1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin 38
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 38
3. Hiện trạng nhân lực 39
VIII. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng 39
1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin 39
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 40
3. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin 40
IX. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp 40
1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin 40
2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 40
X. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhân dân 42
XI. Hiện trạng công nghiệp và thị trường công nghệ thông tin 43
XII. Đánh giá đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 43
XIII. Vị thế về CNTT của Bình Dương trong mặt bằng chung cả nước 44
1. Khoảng cách số 44
2. Mức độ sẵn sàng điện tử của Bình Dương 45
XIV. Đánh giá chung về hiện trạng công nghệ thông tin 46
1. Kết quả đạt được 46
2. Những tồn tại 46
3. Nguyên nhân 46
PHẦN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 48
I. Dự báo nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin 48
1. Các xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT trên thế giới và khu vực 48
2. Các xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam 48
3. Ứng dụng Chính phủ điện tử 50
4. Dự báo phát triển CNTT của tỉnh Bình Dương 54
5. Dự báo phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của Bình Dương 62
6. Dự báo phát triển nguồn nhân lực CNTT của Bình Dương 63
7. Dự báo phát triển Công nghiệp CNTT của Bình Dương 63
II. Quan điểm và định hướng phát triển 64
1. Quan điểm phát triển 64
2. Định hướng phát triển 67
III. Quy hoạch phát triển CNTT đến 2010, định hướng 2015 68
1. Mục tiêu tổng thể 68
2. Mục tiêu cụ thể phát triển đến năm 2010, định hướng đến 2015 68
3. Quy hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin 70
4. Quy hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông 87
5. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT 96
6. Quy hoạch phát triển Công nghiệp CNTT và truyền thông 104
7. Dự toán ngân sách chi thường xuyên 106
IV. Khái toán kinh phí thực hiện giai đoạn 2008-2015 109
V. Tầm nhìn phát triển CNTT đến năm 2020 114
1. Định hướng phát triển hạ tầng CNTT-TT 114
2. Định hướng phát triển ứng dụng CNTT 114
3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT 117
4. Định hướng phát triển Công nghiệp CNTT 118
PHẦN V. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 119
I. Giải pháp 119
1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin 119
2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin 119
3. Tạo lập và huy động vốn đầu tư 120
4. Phát triển và nuôi dưỡng nguồn nhân lực CNTT 121
5. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước 121
6. Các giải pháp khác 122
II. Tổ chức thực hiện quy hoạch 124
1. Vai trò nhà nước và các thành phần kinh tế 124
2. Phân công trách nhiệm thực hiện 125
3. Danh mục các dự án trọng điểm giai đoạn 2008-2015 128
CÁC PHỤ LỤC 135
Phụ lục 1: Khái toán kinh phí giai đoạn 2016-2020 135
Phụ lục 2: Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 137
Phụ lục 3: Một số chữ tắt CNTT và Truyền thông 142
142 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thể hiện cụ thể trong hoạt động của các ngành, các cấp và toàn xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực phải đi trước một bước, nếu không có con người đủ trình độ thì chất lượng các ứng dụng sẽ đạt kết quả thấp, thậm chí không hiệu quả.
Phát triển Công nghiệp CNTT
Công nghiệp CNTT (bao gồm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và dịch vụ CNTT) là ngành kinh tế được ưu tiên, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực cùng phát triển. Khai thác triệt để các lợi thế, đặc biệt là thế mạnh về tiềm năng về một nguồn nhân lực dồi dào, thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp CNTT một cách có hiệu quả.
Ứng dụng CNTT
CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ứng dụng CNTT-TT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo giá trị gia tăng trong phát triển. Ứng dụng CNTT-TT phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, được lồng ghép trong các hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.
Người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các hoạt động trong địa phương, đơn vị. Do vậy, sự chuyển biến cả trong nhận thức và hành động thực tế phải bắt đầu từ người đứng đầu.
Ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hệ thống quản lý
Một trong những ứng dụng CNTT chủ yếu là xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành tác nghiệp của chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp huyện xã, để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Chính quyền điện tử phải gắn với nền hành chính điện tử tức là ứng dụng CNTT phải gắn với cải cách hành chính, trước hết là đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
Chính phủ đã đề ra Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-2010. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch này là xây dựng và tổ chức thực hiện “Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước”. Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách hành chính thế giới cho thấy, đơn giản hoá thủ tục hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hiện đại hoá hành chính của chính phủ các nước phát triển. Đưa ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính đòi hỏi phải ban hành qui chế chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước, tạo thuận lợi tối đa trong trao đổi, khai thác thông tin.
Ngày 13/10/2006, UBND tỉnh đã có quyết định số 4635/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương”. Vì vậy, việc đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước phải gắn với cải cách hành chính và áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý.
Phát triển và ứng dụng CNTT gắn với định hướng phát triển Bình Dương trở thành thành phố loại 1
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trọng trách của Bình Dương. Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/06/2007, phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020" và định hướng đến năm 2020, Bình Dương trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương, là một vinh dự to lớn cho tỉnh, nhưng đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao cho mọi hoạt động của tỉnh, trong đó có quy hoạch phát triển và ứng dụng CNTT.
Yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT của đô thị loại 1 cao hơn rất nhiều so với tỉnh thành bình thường, phải ngang hàng với các thành phố lớn như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng và so sánh được với các thành phố khác trong khu vực như Băng cốc, Gia-các-ta, Ma-ni-la, Ku-a-la-lăm-pơ...
Việc cải cách hành chính và triển khai chính quyền điện tử tại tỉnh Bình Dương phải thực hiện với tốc độ nhanh hơn và chất lượng cao hơn, mới có thể đạt mục tiêu xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và toàn diện.
Các mặt hạ tầng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là Công nghiệp CNTT và ứng dụng thương mại điện tử đều phải phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của một thành phố công nghiệp lớn.
Phát triển và ứng dụng CNTT gắn với việc từng bước hình thành xã hội thông tin
Xã hội thông tin đòi hỏi phát triển đồng bộ: chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, trường học điện tử, bệnh viện điện tử, công dân điện tử. Như vậy đòi hỏi từ cán bộ đến người dân phải có thói quen, nhu cầu và có năng lực ứng dụng CNTT. Vì vậy để tiến tới hình thành và xây dựng xã hội thông tin ở Bình Dương phải xây dựng quy hoạch phát triển CNTT của Bình Dương trên quan điểm gắn với việc từng bước hình thành xã hội thông tin.
2. Định hướng phát triển
Ứng dụng CNTT-TT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Bình Dương điện tử với công dân điện tử, chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Bình Dương đạt trình độ khá của Việt Nam. Hình thành xã hội thông tin.
Công nghiệp CNTT-TT có tốc độ tăng trưởng trên 20%/ năm, đạt tổng doanh thu khoảng 1 tỷ USD năm 2010.
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin trong tỉnh và với Trung ương. Mật độ điện thoại năm 2010 đạt trên 105 máy/ 100 dân.
Đào tạo về CNTT-TT ở các trường đại học và các cơ sở đào tạo trong tỉnh đạt chất lượng cao trong cả nước. Đảm bảo 80% sinh viên, học viên CNTT-TT tốt nghiệp ở các trường đại học và cơ sở đào tạo trong tỉnh đủ khả năng chuyên môn để làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh. 40% sinh viên có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia các trung tâm phần mềm và thị trưòng lao động trong nước và quốc tế.
Tầm nhìn 2020: Với CNTT-TT làm nòng cốt, Bình Dương chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một thành phố có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.
III. Quy hoạch phát triển CNTT đến 2010, định hướng 2015
1. Mục tiêu tổng thể
Ứng dụng CNTT rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế -xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Phát triển CNTT theo cơ cấu, quy mô hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển CNTT trong nước và khu vực.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT tại các cơ quan Đảng và nhà nước được hiện đại hóa và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy, đáp ứng các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp cũng như thực hiện cung cấp các dịch vụ công cho người dân với chất lượng và hiệu quả cao.
Phát triển Công nghiệp CNTT theo thứ tự ưu tiên: công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Đến 2010, phát triển thêm 9-10 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông. Có 1-2 Trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu.
Triển khai chính quyền điện tử và cung cấp nhiều dịch vụ công. Giai đoạn 2011-2015, Bình Dương giữ vững là tỉnh ở tốp 5 của cả nước về phát triển CNTT (phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển về công nghệ thông tin và viễn thông lớn hơn hoặc bằng mức trung bình so với quy hoạch chung của khu vực và cả nước) chuẩn bị các điều kiện cho Bình Dương trở thành thành phố điện tử năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể phát triển đến năm 2010, định hướng đến 2015
Phấn đấu đạt tỷ lệ chi ngân sách cho công nghệ thông tin đạt ít nhất 1,2% so với tổng chi ngân sách của tỉnh tính bình quân cho cả giai đoạn 2008-2015 với cơ cấu các khoản chi cho công nghệ thông tin bao gồm: ít nhất 10% cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, 30% cho phần mềm và cơ sở dữ liệu, phần còn lại dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các chi phí khác.
2.1. Ứng dụng CNTT
Năm 2010: Tỷ lệ các sở, ban, ngành có Website và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành đạt 50%; đến năm 2015 đạt 100%.
Năm 2010: Ít nhất 4 dịch vụ công mức độ 3 và 07 cơ sở dữ liệu trọng điểm; Năm 2015: ít nhất 10 dịch vụ mức độ 3 trở lên và 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm.
Năm 2010: 100% các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các cơ sở y tế có mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng. 100% các trường tiểu học trở lên có máy tính và kết nối Internet băng thông rộng; 40% cán bộ nhân viên y tế biết sử dụng máy tính, 40% giáo viên thực hiện giáo án điện tử. Đến năm 2015, cả đội ngũ này đạt tỉ lệ 80%.
Năm 2010: Trên 40% doanh nghiệp có website, 15% doanh nghiêp sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, quản lý bán hàng, điều khiển sản xuất (ERP, CRM); Đến năm 2015, tỉ lệ này là 85% và 65%.
2.2. Hạ tầng CNTT
Năm 2010 có 100% các xã có điểm truy cập Internet.
Năm 2015: Mạng chuyên dụng cáp quang đến cấp xã phường. Cổng giao dịch điện tử của tỉnh và Cổng thông tin thương mại điện tử của tỉnh hoạt động có hiệu quả.
2.3. Nhân lực CNTT
Năm 2010: 100% cán bộ công chức chuyên môn biết sử dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ; Đào tạo khoảng 1.100 người có trình độ đại học, cao đẳng; 100% các cơ quan đơn vị có mạng nội bộ (LAN) và cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về công nghệ thông tin; các cơ quan đơn vị xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu dùng chung đều có bộ phận chuyên trách, có lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO).
Năm 2015: Đào tạo khoảng 1.500 người có trình độ có trình độ đại học, cao đẳng.
2.4. Phát triển công nghiệp CNTT
Năm 2010: Phát triển thêm 9-10 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông; Có 1-2 trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu.
Năm 2015: Phát triển 10-15 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông; Có 6-10 trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu.
3. Quy hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
3.1. Tạo môi trường cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
a) Mục tiêu:
Có môi trường chính sách tốt về CNTT, phát huy được tài năng trí tuệ của cán bộ và người dân trong tỉnh.
Xây dựng được hệ thống biểu mẫu điện tử thống nhất, định dạng thông tin, các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tối ưu và hợp chuẩn quốc gia.
Các cơ quan nhà nước trọng điểm được làm việc trong môi trường mạng, có điều kiện sử dụng mạng máy tính và Internet phục vụ cho công việc chuyên môn của mình. Lãnh đạo, chỉ huy cơ quan đơn vị có điều kiện điều hành công việc với các ứng dụng CNTT. Đa số người dân và doanh nghiệp có điều kiện tìm kiếm và sử dụng thông tin theo nhu cầu của mình.
Người dân, cán bộ công chức, đặc biệt người đứng đầu cơ quan đơn vị có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT.
b) Nội dung thực hiện:
Đề xuất dự án nghiên cứu kiện toàn tổ chức và xây dựng chính sách về công nghệ thông tin bao gồm:
Phát huy vai trò quản lý nhà nước về công nghệ thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông, chú trọng phát triển và quản lý các đại lý Internet trong tỉnh.
Kiện toàn tổ chức, bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, phù hợp với kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của từng đơn vị. Xây dựng chức danh CIO trong các cơ quan đơn vị cấp tỉnh và huyện thị.
Các cơ quan Đảng và chính quyền đưa chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ là một tiêu chí đánh giá cán bộ, nội dung thi đua khen thưởng.
Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNTT, tham gia thương mại điện tử. Khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Khuyến khích các doanh nghiệp đăng tin, tìm kiếm và tuyển dụng lao động qua mạng, khuyến khích người lao động khai thác thông tin và tìm kiếm việc làm qua mạng.
Tỉnh cần có cơ chế phù hợp về tiền lương, thưởng, chăm lo đời sống tinh thần, để khuyến khích giữ được cán bộ giỏi phục vụ cho địa phương.
Chính sách khuyến khích hoạt động giao dịch điện tử và cụ thể hoá hệ thống pháp lý trong giao dịch điện tử, TMĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động giao dịch thương mại điện tử.
Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển dịch vụ truy cập Internet công cộng trên địa bàn tỉnh đặc biệt là vùng nông thôn. Khuyến khích phát triển các dịch vụ gia tăng.
Nghiên cứu xây dựng các biểu mẫu điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước, tuân theo các quy định của pháp luật, phù hợp với xu thế cải cách hành chính, đáp ứng được các yêu cầu:
Thông tin đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo và phù hợp với quy trình công việc liên quan;
Khuôn dạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến;
Giảm thiểu yêu cầu nhập lại những thông tin đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu.
Danh sách các biểu mẫu điện tử phải được tổ chức khoa học, phân nhóm hợp lý, cập nhật kịp thời để giúp các tổ chức, cá nhân có thể tìm chính xác các biểu mẫu cần thiết dễ dàng và nhanh chóng trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
Xây dựng mô hình văn phòng điên tử (e-office) ở một số cơ quan sở ngành, huyện thị trọng điểm và mô hình gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan này:
Mỗi cán bộ viên chức đều có hộp thư điện tử, có thể sử dụng thông tin trên mạng, được truy nhập Internet theo yêu cầu công việc.
Lãnh đạo chỉ huy cơ quan điều hành công việc, gửi nhận báo cáo qua hệ thống làm việc nhóm trên mạng (group ware).
Lịch làm việc tuần của cơ quan, công tác quản lý CSDL, các thông báo chung, nhắc việc, nói chung mọi luồng thông tin đều chu chuyển trên mạng. Đa số văn bản được truyền qua mạng, giảm hẳn việc in ấn trên giấy. Văn bản được xác thực phù hợp với Luật Giao địch điện tử.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của CNTT trong sự phát triển kinh tế xã hội, thể hiện trên một số mặt sau:
CNTT là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư cho CNTT là đầu tư trực tiếp, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Ứng dụng CNTT không chỉ là soạn thảo văn bản. CNTT là công cụ hữu hiệu để điều hành, quản lý cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất, thực hiện công khai, minh bạch.
Ứng dụng CNTT góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển cộng đồng.
Muốn ứng dụng CNTT có hiệu quả, cần có kỹ năng sử dụng máy tính, mạng và phần mềm. Cần có hạ tầng CNTT tốt. Cần phải cải cách hành chính theo hướng hành chính điện tử. Cần có người lãnh đạo CNTT (CIO), cần có người quản trị mạng... Cần có chính sách và tổ chức phù hợp để khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.
Để hoà nhập với mục tiêu của quốc gia là xây dựng Chính phủ điện tử đạt mức khá trong các nước ASEAN, các tỉnh phải xây dựng chính quyền điện tử trên nền hành chính điện tử với việc thực hiện các dịch vụ công, có sự tương tác, giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và người dân với nhà nước (G2B, G2C), giao tiếp trực tuyến giữa các cơ quan nhà nước với nhau (G2G).
Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trong thế kỷ 21, làm cho không còn khoảng cách địa lý về thương mại giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia. TMĐT là công cụ hiệu quả để người nông dân có thể đưa sản phẩm của mình ra cả nước và thế giới. Chậm triển khai TMĐT sẽ làm cho doanh nghiệp địa phương thua ngay trên sân nhà.
Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
3.2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, đoàn thể và các cơ quan hành chính nhà nước
a) Mục tiêu
Các cơ quan nhà nước phải là đầu tàu ứng dụng CNTT. Phát triển và ứng dụng CNTT ở mức cao với vị thế Bình Dương là thành phố loại 1 của Việt Nam.
Phát huy được tối đa tiềm năng cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình hội nhập, thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ tại tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước đến cấp huyện thị, xã phường; qua đó hỗ trợ đắc lực công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp; tăng năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, giảm được quan liêu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát huy năng lực đóng góp vào quá trình phát triển.
Hình thành môi trường, quy trình làm việc, trao đổi và tác nghiệp trực tuyến qua mạng máy tính trong tất cả các cơ quan Đảng và chính quyền.
Xây dựng và nâng cấp các CSDL trọng điểm, đồng thời thiết kế, xây dựng các phần mềm quản lý khai thác từng CSDL ấy.
Xây dựng hệ thống các dịch vụ công (một cửa liên thông điện tử) cần thiết nhất, phục vụ cung cấp thông tin, tương tác và giao dịch điện tử giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân, giữa các cơ quan chính quyền với nhau.
Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng chính quyền điện tử các cấp ở Bình Dương, trong hệ thống Chính phủ điện tử của quốc gia, đáp ứng tối đa các nhu cầu giao dịch trao đổi thông tin trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân, doanh nghiệp với chính quyền.
b) Nội dung thực hiện
Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và chính quyền của Bình Dương trên 3 hướng:
Tiếp tục tin học hoá trong quản lý hành chính nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, đoàn thể và các sở, ban, ngành, huyện, thị
Triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà nước theo hướng phát triển nền hành chính điện tử trong chính quyền điện tử; CNTT là phương tiện, là công cụ, là động lực mạnh mẽ cho cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, chất lượng của mọi hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp trong bộ máy chính quyền, góp phần đắc lực cho phát triển KTXH của tỉnh.
Cần phải từng bước tin học hoá các quy trình, chuyển hoá các luồng thông tin công văn bằng văn bản giấy sang luồng thông tin công văn điện tử (chú ý đến tính pháp lý của văn bản điện tử, chữ ký điện tử) để đảm bảo kịp thời trong công tác trao đổi thông tin, trong chỉ đạo điều hành và quản lý.
Trong giai đoạn 2008-2010: Cần ưu tiên ứng dụng một cách đồng bộ các chương trình quản lý công văn và hồ sơ công việc, chương trình quản lý văn bản quy phạm pháp luật; Trong giai đoạn 2008-2015 ứng dụng các Chương trình quản lý cán bộ, hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành, tác nghiệp và thư điện tử (cho tất cả cơ quan đơn vị cấp tỉnh, các cơ quan đơn vị thuộc 7 huyện/ thị xã và một số xã/ phường trọng điểm).
Ngoài ra một số đơn vị cần ứng dụng chương trình quản lý, các phần mềm phục vụ nghiệp vụ riêng của ngành mình, đơn vị mình.
Một số công việc chính trong giai đoạn 2008-2015:
1. Xây dựng hệ thống thông tin - các Website của các sở ban ngành, huyện thị trong tỉnh. Nâng cấp các Website hiện có, xây dựng mới các Website chưa có, bảo đảm các yêu cầu:
Cung cấp thông tin cho người dân Bình Dương và những người quan tâm các thông tin cập nhật về tổng thể tỉnh và hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, các thông tin kêu gọi đầu tư...
Có công cụ tìm kiếm nhanh và hiệu quả các thông tin cần thiết theo yêu cầu với đủ các tiêu chí: theo từ khoá, theo thời gian, theo chủ đề.... Cơ chế tìm kiếm theo chuẩn FullText Search.
Có thông tin song ngữ (tối thiểu là tiếng Anh) phục vụ thông tin đối ngoại.
Có bộ phận quản trị Website và chịu trách nhiệm cung cấp, kiểm tra xác thực và kịp thời cập nhật thông tin.
2. Ứng dụng CNTT-TT trong các sở ngành, nâng cao hiệu quả, chất lượng của mọi hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành và tác nghiệp trong bộ máy chính quyền, chú trọng các sở ngành trọng điểm cần ứng dụng CNTT như Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Nội vụ.
Nâng cao chất lượng Website Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ (hoặc xây dựng mới nếu chưa có).
Xây dựng được hệ thống biểu mẫu điện tử của ngành liên quan.
Xây dựng văn phòng điện tử (e-office) trong Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, thực hiện quản lý điều hành chỉ đạo, tác nghiệp trong nội bộ sở đều trên mạng máy tính, để tiến tới các sở này là sở điện tử.
Chuẩn bị các nội dung để xây dựng các CSDL và dịch vụ công liên quan đến các sở này.
Chọn lựa xây dựng và nâng cấp 19 CSDL trọng điểm, đồng thời thiết kế xây dựng phần mềm quản lý từng CSDL đó
Hệ thống các CSDL là tài nguyên, là hạ tầng thông tin cho phép các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh trực tiếp khai thác phục vụ công tác và nghiệp vụ. Bên cạnh đó đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi doanh nghiệp cũng như mọi người dân.
Các CSDL là một trong những dữ liệu quan trọng để thực hiên các dịch vụ công và Cổng giao tiếp điên tử của tỉnh Bình Dương.
Có rất nhiều CSDL cần xây dựng. Trong bảng 24 đưa ra 42 CSDL quan trọng nhất liên quan đến mọi hoạt động của tỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều các CSDL theo ngành dọc sẽ được xây dựng và phát triển.
Nhóm CSDL thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System)
Đây là các CSDL gắn với bản đồ (thường gọi là CSDL GIS). Việc xây dựng các CSDL dạng này thường phức tạp và tốn kém hơn những CSDL khác. CSDL GIS bao gồm nhiều lớp thông tin, có những lớp thông tin dùng chung cho nhiều ngành và có những lớp thông tin của riêng từng chuyên ngành. Tuỳ mức độ sâu của CSDL đến cấp nào, mà độ phức tạp của CSDL tăng lên hơn nhiều.
CSDL GIS cơ sở bao gồm các lớp thông tin dùng chung cho tất các ngành (gọi là bản đồ nền) với các lớp hành chính (tỉnh, huyện), giao thông, thuỷ văn,...
CSDL GIS chuyên ngành đất đai, nhà ở thêm các lớp đất đai, nhà ở.
CSDL GIS chuyên ngành tài nguyên, môi trường thêm các lớp tài nguyên (đất, khoáng sản, nước...), môi trường (đất, nước, sinh thái, khí hậu, thuỷ văn...
CSDL GIS chuyên ngành du lịch thêm các lớp danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng, các hoạt động văn hoá lễ hội...
Nhóm các CSDL khác
Đó là CSDL về các ngành, các đối tượng trong tỉnh, chẳng hạn như CSDL Dân cư, CSDL Thông tin kinh tế xã hội, CSDL Đảng viên, CSDL Cán bộ công chức, CSDL Doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh...
Nhóm các CSDL theo ngành dọc.
Đó là các CSDL được xây dựng thống nhất từ TW đến cơ sở như CSDL ngành thuế, CSDL ngành hải quan, CSDL ngành ngân hàng, ngành tài chính... Ngành tương ứng ở cấp tỉnh có thể tận dụng các CSDL này trong hoạt động ứng dụng phát triển CNTT của ngành mình như triển khai các dịch vụ công, xây dựng trang Web...
Đặc biệt, trong giai đoạn 2008-2010, tập trung xây dựng và nâng cấp 07 CSDL trọng điểm (xem Bảng 22).
Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung xây dựng và nâng cấp 12 CSDL trọng điểm (xem Bảng 23).
Chọn lựa xây dựng 12 dịch vụ công trọng điểm, đồng thời thiết kế xây dựng phần mềm quản lý, khai thác từng dịch vụ công đó
Dịch vụ công (gọi đầy đủ là dịch vụ hành chính công) là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Dịch vụ công đề cập đến ở đây chính là dịch vụ công điện tử, là một đặc trưng cơ bản của chính quyền điện tử. Để có dịch vụ công điện tử cần phải thực hiện cải cách hành chính có kết quả thực chất, theo hướng nền hành chính điện tử, rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện từng dịch vụ hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ quan hành chính để thực hiện một cửa liên thông điện tử. Hơn nữa cần xây dựng các CSDL liên quan đến các dịch vụ công đó.
Trong giai đoạn 2008-2010 thực hiện 04 dịch vụ công trọng điểm (xem Bảng 25)
Trong giai đoạn 2011-2015: Thực hiện 08 dịch vụ công trọng điểm (xem Bảng 26).
3.3. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
a) Mục tiêu:
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí theo hướng hiện đại hoá và thu hẹp khoảng cách với thế giới.
Góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và cả nước.
b) Nội dung thực hiện:
Cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong đó chú trọng các nội dung sau:
Ứng dụng trong quản lý giáo dục.
Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập của học sinh.
Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và Sở Giáo dục Đào tạo.
Phát triển đào tạo từ xa (e-learning).
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, luôn đặt ra đòi hỏi cao đối với nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực. Để đạt được điều đó, cần nhận thức rõ vai trò và đẩy mạnh hơn nữa việc đưa khoa học công nghệ vào nhà trường, thông qua nhà trường khoa học kỹ thuật lại được phát triển và áp dụng vào cuộc sống ở cấp độ cao hơn. Đặc biệt là CNTT cần được nâng cao tính phổ cập và đẩy mạnh hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3006201031CNTT.doc