Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1/ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Ngôn ngữ còn là hiện thực trực tiếp của tư tưởng:

2/ Xuất phát từ nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học:

3/ Xuất phát từ tính tất yếu phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng việt trong chương trình mới:

4/ Thực trạng ở trường Tiểu học hiện nay:

II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

III - GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

2/ Phương pháp điều tra khảo sát:

3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

B - PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1/ Một số vấn đề liên quan đến nội dung dạy học:

2/ Một số vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học:

 

II - MỘT SỐ CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1/ Các phương tiện dạy học:

2/ Các hoạt động dạy và học:

 

CHƯƠNG II

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ DẠY HỌC VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2

 

I - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2

1/ Đối mới các phương tiện dạy học:

2/ Đổi mới nội dung dạy học:

3/ Tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ tập đọc lớp 2:

II - THỰC NGHIỆM:

1/ Mục đích thực nghiệm:

2/ Đối tượng địa bàn thời gian thực nghiệm:

3/ Nội dung thực nghiệm:

4/ Kết quả thực nghiệm:

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc. * Chuẩn bị cho việc đọc thầm: Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn khoảng cách giữa mắt và sách 30-35cm. - Kỹ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to đ đọc nhỏ đ đọc mấp máy môi (không thành tiếng) đ đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm) giai đoạn cuối lại gồm 2 bước: Di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có măt di chuyển. Giáo viên phải tổ chức quá trình chuyển từ ngoài vào trong này. Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. + Đọc hiểu: Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức đọc hiểu. Kết quả của đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Tức là toàn bộ những gì được đọc. Như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra để hiểu và nhớ những gì được đọc người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khoa” những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ để giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khoa văn chương đó là những từ dùng “đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật của từ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng, có sự chuyển nghĩa văn chương. Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh đến việc phát hiện ra những câu quan trọng của bài. Những câu nêu ý nghĩa chung của bài. 2/ Một số vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học: 2.1/ Nguyên tắt dạy học: Những nguyên tắt đặc trưng của dạy học Tiếng việt ở tiểu học phải phản ánh được đặc trưng của chính quá trình dạy học Tiếng việt ở Tiểu học và chi phối bao trùm lên rất cả quá trình dạy. Những nguyên tắc đang được xem là chung nhất và mang tính đặc thù trong dạy học Tiếng việt ở Tiểu học là nguyên tắt phát triển lời nói (còn gọi là nguyên tắc giao tiếp huy nguyên tắc thực hành) nguyên tắc phát triển từ duy (còn gọi là nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy hay nguyên tắc phát triển) và nguyên tắc tính đến trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ của học sinh. 2.1.1/ Nguyên tắc phát triển lời nói (nguyên tắc) giao tiếp, nguyên tắc thực hành): Đây là nguyên tắc trung tâm của dạy học Tiếng việt ở Tiểu học. Nguyên tắc này đòi hỏi khi dạy học Tiếng việt phải đảm bảo các yêu cầu sau: a/ Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn. Ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào. Câu ở trong đoạn trong bài ra sao. b/ Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích. Từ là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. c/ Phải tổ chức tốt hoạt động nói năng của học sinh để dạy học Tiếng việt. Nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học 2.1.2/ Nguyên tắt phát triển tư duy, yêu cầu: a/ Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng. b/ Phải chú ý làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. c/ Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói viết và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ. 2.1.3/ Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh: Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy Tiếng việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau. Trước hết, với những học sinh người việt, khi nghiên cứu Tiếng việt học sinh tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc, gắn bó trực tiếp với cuộc sống hàng ngày của các em. Trước khi đến trường các em đã nắm hai dạng hoạt động nói và nghe. Các em đã co một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn Tiếng việt của học sinh theo từng lớp từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học. Đó là, yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc, yêu cầu thứ hai là phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng việt. Yêu cầu thứ ba là giáo viên cần hệ thống hoá, phát huy những năng lực tích cực của học sinh hạn chế và xoá bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập. Ví dụ, chú trọng dạy phong cách viết và dạng độc thoại là những phong cách và dạng lời nơi học sinh mới làm quen lần đầu tiên khi đến trường. Chú ý chữa các lỗi phát âm địa phương đặc biệt là các lỗi chính tả do phát âm địa phương. Với những học sinh học Tiếng việt với tư cách là thứ tiếng thư hai. Việc vận dụng nguyên tắc này cũng rất quan trọng. Nếu tiếng mẹ đẻ có đặc điểm giống Tiếng việt thì học sinh cần sử dụng kinh nghiệm nói năng sang nói Tiếng việt. Còn những điểm nào không giống thì xem là cản trở, cần làm so sánh loại hình, nghiên cứu sự chuyển di tích cực và tiêu cực để có ứng dụng trọng dạy học Tiếng việt cho những đối tượng này. Vấn đề nguyên tắc dạy tiếng đang được tiếp tục nghiên cứu từ mô hình thực tế đến các quy luật, từ quy luật đến các nguyên tắc các phương pháp rồi lại quay về thực tế. Quy trình cần có này chưa được khép kín. Vì vậy trên thực tế, các nguyên tắc dạy học Tiếng việt chưa được ứng dụng triệt để và chưa có kết quả cao. 2.2/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học Tiếng việt là cách thức làm việc của thầy giáo và học sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng Tiếng việt. * Các phương pháp dạy học Tiếng việt Tiểu học: + Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ. Hình thức và cách thức cấu tạo ý nghĩa của việc sử dụng chúng trong nói năng. Các dạng phân tích ngôn ngữ: Quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu của quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định) phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính ta, phân tích tập viết phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương… Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: Bài tập viết, chính ta, kể lại các bài văn với nhiệm vụ mang tính phân tích: + Phương pháp luyện tập theo mẫu: Là phương pháp mà học sinh tạo các đơn vị ngôn ngữ, lời nòi bằng cách mô phỏng lời thầy giáo sách khoa phương pháp này gồm nhiều dạng bài tập như kể lại đặt câu theo mẫu cho trước. Phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy giáo phương pháp này thường được sử dụng trên giờ tập đọc, chính tả, ngữ pháp tập làm văn. + Phương pháp giao tiếp: Là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói những thông báo sinh động vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện tập theo mẫu cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Dạy Tiếng việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển từng lời của từng cá nhân học sinh. Phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lý thuyết thì được nghiên cứu trên cơ sở sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài. Để thực hiện phương pháp giao tiếp phải tạo ra cho học sinh nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp. Việc tách ra từng phương pháp là để giải thích rõ nội dung của chúng. Trong thực tế dạy học các phương pháp thường được sử dụng phối hợp chặt chẽ không có phương pháp nào là vạn năng. Điều quan trọng là phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến lựa chọn phương pháp là nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, khả năng của học sinh trình độ của giáo viên, điều kiện vật chất. II - Một số cơ sở thực tiễn: 1/ Các phương tiện dạy học: - ở địa bàn chúng tôi đồ dùng dạy học đã có là bảng phụ phấn màu, phiếu bài tập và tranh minh họa trong sách giáo khoa. Đồ dùng, các phương tiện hiệu quả giờ dạy tập đọc. Hiện nay trong thực tế dạy học tập đọc có hai cách làm trái ngược nhau. Có những giáo viên khi dạy tập đọc không bao giờ quan tâm đến việc chuẩn bị đồ dùng gì khác ngoài quyển SGK. Ngược lại có những giáo viên cho rằng đồ dùng dạy học là điều kiện đầu tiên quyết định chất lượng giờ dạy. Để minh hoạ cho một tiết tập đọc có giáo viên đã bỏ ra vài trăm ngàn đồng để có được một bức tranh. Khi chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần xác định được mục đích của đồ dùng đó là gì, nó được sử dụng vào lúc vào và cách sử dụng của nó ra sao. Trong thực tế có những giáo viên đã sử dụng đồ dùng trực quan một cách tuỳ tiện mà không nắm được mục đích của chúng. + Các tài liệu dạy học: - Sách giáo khoa Sách được xây dựng theo 2 trục là chủ điểm và kỹ năng trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học. Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm cho trong 2 tuần (riêng chủ điểm nhân dân học trong 3 tuần) thời gian còn lại (5 tuần) để ôn tập, kiểm tra giữa kỹ hoặc cuối kỳ. Tập một tập trung vào mảng “Học sinh - nhà trường - gia đình” gồm 8 đơn vị học dạy trong 16 tuần và 2 tuần cho ôn tập kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Các đơn vị học là: Em là học sinh (Tuần 1, 20 bạn bè (Tuần 3, 4) trường học (tuần 5, 6) thầy cô (tuần 7, 8) cha mẹ (tuần 10, 11). Anh em (tuần 12, 13) ông bà (tuần 14, 15) bạn trong nhà (tuân 16, 17 ). - Tập 2 gồm 7 đơn vị học dạy trong 15 tuần và 2 tuần ôn tập, kiểm tra. - Các đơn vị học là: Bốn mùa (tuần 19, 20) chim chóc (tuần 21, 22) muông thú (tuần 23, 24); Sông biển (tuần 25, 26) cây cối (tuần 28, 29) Bác Hồ (tuần 30, 31) nhân dân (tuần 32, 33, 34) * Cấu trúc mỗi đơn vị học: Mỗi đơn vị học là một chủ điểm học trong 2 tuần (riêng chủ điểm nhân dân học trong 3 tuần từ 32 - 34) * Tuần thứ nhất: 10 tiết, gồm: - Phân môn tập đọc: Có 3 bài dạy trong 4 tiết + Bài thứ nhất là một truyện kể dạy trong 2 tiết. Bài tập đọc này còn là ngữ liệu cho tiết kể chuyện và tiết chính ta kế tiếp giúp cho học sinh thực hành nói và viết tốt hơn qua bài tập đọc. + Bài thứ hai là một văn bản thông thường dạy trong 1 tiết. + Bài thứ 3 là một văn bản thơ được dạy trong 1 tiết - Phân môn kể chuyện: Có 1 bài dạy trong 1 tiết - Phân môn chính tả có 2 bài dạy trong 2 tiết - Phân môn luyện từ và câu có 1 bài dạy trong 1 tiết - Phân môn tập làm văn có 1 bài dạy trong 1 tiết * Tuần thứ hai 10 tiết gồm: - Phân môn tập đọc: Có 3 bài dạy trọng 4 tiết + Bài thứ nhất là một truyện kể dạy trong 2 tiết + Bài thứ 2 là một văn bản miêu tả dạy trong 1 tiết + Bài thứ 3 là một truyện vui được dạy trong 1 tiết - Phân môn kể chuyện: Có 1 bài dạy trong 1 tiết - Phân môn luyện từ và câu có 1 bài dạy trong 1 tiết - Phân môn tập làm văn có 1 bài dạy trong 1 tiết * Những thuận lợi: - Khổ sách lớn hơn so với SGK lớp 2 cũ, kênh chữ rõ ràng giúp học sinh dễ dàng trong việc tập đọc. - Các chủ điểm sát thực, gần gủi với đời sống hàng ngày của học sinh. + Các loại văn bản không phải là văn được đưa vào dạy trong phân môn tập đọc như văn bản hành chính, báo chí hành dụng, giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Không văn chương hoá kiến thức trung các bài tập đọc của Tiểu học. + Đưa vào dạy các truyện vui đem đến cho các giờ học những tiếng cười nhẹ nhàng, qua đó góp phần hình thành ở cách em trí thông minh, óc hài hước và lòng nhân nhận. - Khó khăn: Khổ sách lớn, giấy lại mỏng nên việc quản lý và giữ gìn SGK không được tốt. * Sách giáo viên: Cấu trúc bài soạn trong SGK nhìn chung gồm 3 phần: Mục tiêu của bài học, đồ dúng dạy học những hoạt động dạy học chủ yếu. Cấu trúc này phản ánh được sự đổi mới về phương pháp dạy học thu định hướng tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, học sinh được hoạt động dưới nhiều hình thức, được hỗ trợ nhiều phương tiện và thiết bị dạy học để hoạt động. - SGV chỉ đưa ra những gợi ý về cách tổ chức cho học sinh làm việc về cách đánh giá, về việc đúng các thiết bị mà không nếu thành các yêu cầu mang tính chất bắt buộc giáo viên phải làm theo. Vì thế giáo viên có cơ hội để vận dụng linh hoạt và sáng tạo những hướng dẫn nói trên vào điều kiện daỵ học cụ thể của lớp mình. SGV đồng thời là một tài liệu nguồn, trong sách có nhiều bài đã cung cấp cho giáo viên những kiến thức khoa học cơ bản cần được bổ túc để dạy học có nhiều bài giới thiệu cho giáo viên những kỹ thuật dạy học mới. * Sách thiết kế bài giảng: Bám sát nội dung chương trình Tiếng việt 2 mới được ban hành, về phương pháp, các hoạt động dạy và học được thiết kế theo hướng dạy học trên cơ sở hoạt động học tập của học sinh. * Các tài liệu khác như vở bài tập: Địa bàn trường đóng tương đối xa trung tâm điều kiện cấp phát hạn chế. Kinh tế gia đình hạn hẹp một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến bậc học nên đa số các em không có điều kiện mua VBT để sử dụng dẫn đến việc sử dụng VBT không đồng đều. 2/ Các hoạt động dạy và học: 2.1/ Hoạt động của giáo viên: - Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ song trình độ giáo viên không đồng đều, do không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ. Không cập nhật được các thông tin chương trình mới, cách bố trí giáo viên trong trường thiếu tính hệ thống. - Giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo viên, thiết kế để dạy chưa xác định được mục tiêu nội dung bài dạy, chưa nắm vững phương pháp dạy học nên trong quá trình dạy học thường diễn ra một cách máy móc rập khuôn, chưa có sáng tạo, chưa phân phối thời gian hợp lý cho từng hoạt động, chưa biết cách phối hợp các hình thức tổ chức dạy học. Vài trò làm mẫu cho học sinh chưa chuẩn, hướng dẫn học sinh đọc chưa cụ thể, có một số câu hỏi còn áp đặt, chưa quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. 2.2/ Hoạt động của học sinh: Đa số các em là con em dân tộc thiểu số việc tiếp xúc với các hoạt động xã hội còn hạn chế, cách phát âm chưa rõ nên có ảnh hưởng đến việc dạy học tiếng việt kỹ năng đọc của học sinh còn thấp. Đọc ngắt nghỉ hơi chưa đúng, học sinh chưa hiểu được cách nói văn chương vốn lý luận chưa có. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản đọc. - Đa số các em còn ham chơi vốn kiến thức của các em còn hạn chế. - Các em còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên Chương II Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học về phân môn tập đọc lớp 2 I - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc lớp 2 1/ Đối mới các phương tiện dạy học: - Xây dựng phổ biến các phương tiện dạy học khác nhau. - Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng phù hợp với nội dung bài. Biết sử dụng phương tiện khác nhau một cách có hiệu quả. - Hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng dạy học để các em tự phát triển tri thức mới hình thành những kỹ năng cần thiết phát triển năng lực cá nhân 2/ Đổi mới nội dung dạy học: Như ta đã biết chất lượng đọc của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó vai trò hướng dẫn của giáo viên rất quan trọng. 2.1/ Chuẩn bị kỹ cho việc đọc: - Giáo viên có kỹ năng “đọc” thành thục. Kỹ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Những kỹ năng này trước hết phải có kỹ năng giải mã nghĩa, ý của văn bản đó. Giáo viên phải tạo được hình đọc lý tưởng cũng tức là phải có kỹ năng đọc thành thục. Giáo viên phải đọc được bài tập đọc từ việc biết cách xác định từ, câu quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản. Giáo viên không thể hình thành ở học sinh kỹ năng gì mà bản thân mình không có, không thể gặt hái được những gì mà ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy, trong dạy học chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân mình chưa không làm được. Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay đọc diễn cảm mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào. Khi dạy học không có hiệu quả nhiều giáo viên đỗ lỗi cho phương pháp mà không biết rằng “Phương pháp chỉ là hình thức của sự tự vận động bên trong của chính nội dung”. Một trong ba phương pháp dạy học quan trọng nhất ở Tiểu học là phương pháp luyện theo mẫu. Vì vậy không biết làm mẫu thì không thể tiến hành giờ dạy. Do đó khi soạn bài giáo viên phải xác định được những kỹ năng đọc cần có và luyện tập cho mình thành thục những kỹ năng này. Khi soạn bài giáo viên phải tự làm trước những gì mà học sinh phải làm trên lớp: Đọc thành tiếng, giải nghĩa từ, trả lời những câu hỏi về nội dung bài. - Giáo viên có sự hiểu biết về chương trình SGK, các tài liệu dạy học. - Giáo viên phải tìm hiểu vốn “đọc” của học sinh, đặc điểm, trình độ của học sinh. Quyển SGK đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu chính là học sinh không phải đến khi soạn một bài cụ thể chúng ta mới tiến hành tìm hiểu học sinh. Việc tìm hiểu học sinh là một quá trình lây dài đã được tiến hành trước đó. Để tiến hành dạy học tập đọc chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình, đặc điểm, trình độ của học sinh, các em đa có những kiến thức kỹ năng đọc gì, cụ thể chúng ta phải biết rõ học sinh của mình có hứng thú với những bài tập đọc nào, phát âm có gì sai chuẩn, khó phát âm, những từ ngữ nào trong bài. Khó đọc đúng, đọc hay những câu nào… Để luyện đọc hiểu chúng ta cần nắm được học sinh của mình chưa hiểu, khó hiểu những từ ngữ nào nội dung nào trong bài… sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nội dung và kỹ năng dạy đọc chẳng hạn những lỗi phát âm lệch chuẩn của học sinh giúp giáo viên xác định được những từ ngữ trong bài cần luyện đọc đúng chính âm. 2.2/ Xác định mục tiêu nội dung dạy học bài tập đọc: - Xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viết mục I “mục tiêu” trong giáo án. Chúng ta biết rằng mục tiêu của phân môn tập đọc là các kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh đọc hiểu và đọc diễn cảm. Vì vậy khi xác định mục tiêu giờ tập đọc ta phải chỉ ra được tốc độ, những nội dung luyện đọc đúng, diễn cảm, đọc hiểu như thế nào. - Xác định nội dung dạy đọc công cụ thể chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định mục tiêu, nội dung dạy học chúng ta phải trả lời được: Sau giờ học học sinh đạt được những gì? Cụ thể đó là trả lời các câu hỏi. + Học sinh cần đọc bài tập đọc trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độ đọc, luyện kỹ năng đọc nhanh). + Những từ ngữ, câu nào học sinh luyện đọc thành tiếng chúng cần được đọc lên như thế nào và vì sao lại chọn những từ ngữ, câu đó để luyện đọc. + Toàn bài cần đọc với giọng điệu chúng như thế nào, tốc độ, cường độ, cao độ, trường độ. + Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Những tình tiết nào của câu chuyện cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng như thế nào? + Nội dung chính của bài tập đọc là gì, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu chuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi đọc bài tập đọc. * Luyện đọc đúng - hình thành kỹ năng đọc thành thạo cho các em: Từ những thực trạng trên ta đề ra những biện pháp để hướng dẫn học sinh đọc đúng nội dung, hiểu văn bản được đọc. Đọc đúng là tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi, đọc đúng không thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống âm chuẩn. Tức là đọc đúng chính âm, với học sinh người dân tộc thì giáo viên phải lưu ý không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm Tiếng việt. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm, các thanh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. * Luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc: Trước hết phải luyện cho học sinh không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng không lạc giọng. Học sinh lớp 2 khi đọc có em còn bỏ sót tiếng hoặc lạc giọng. Vì các em này chưa làm chủ được tia mắt. Với những học sinh này giáo viên phải quay lại với việc sử dụng que trỏ hoặc thước đặt dưới từng dòng kẻ để học. - Chữa lỗi phát âm cho học sinh khi dạy bài “Bím tóc đuôi sam” từ đuôi xam đ đuôi sam, chữa lỗi phát âm; Đọc đúng các phụ âm đầu có ý thức phân biệt s/x. Hoặc bài “cây xoài của ông em” khi đọc s khác x luyện cho học sinh phát âm đúng “cây xoài” không đọc “cây soài”. Khi học sinh đọc đúng là mục đích cuối cùng của chúng ta. Muốn có được ở học sinh sau mỗi giờ học. Những kỹ năng này phải có ở giáo viên. Đọc văn bản là giải mã âm thanh và giải mã nghĩa ý của văn bản đó phải có kỹ năng đọc thành thục, có kỹ năng đọc bài tập đọc với giọng cần thiết. Giáo viên hình thành ở học sinh những kỹ năng chưa có (từ chỗ học sinh chưa đọc đúng mà ta phải hướng dãan cho các em đọc đúng rồi hình thành kỹ năng đọc đúng cho các em). Đọc đúng: Phải ngắt hơi đúng chỗ, đúng nhịp ta đọc theo đơn vị từ không được nghỉ giữa từ. Trình tự khi dạy luyện đọc đúng: - Trước khi lên lớp giáo viên phải dự đoàn học sinh mình sẽ mắc lỗi nào (lỗi phát âm sai, lỗi phát âm của dân tộc thiểu số). - Giáo viên chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm, cho học sinh nhận diện vị trí âm đệm trong từ rồi cho học sinh phát âm. Nếu một em phát âm soi cho em khác phát âm đúng. Từ đó chữa lỗi bằng biện pháp luyện theo mẫu bằng từ phát âm mẫu của bạn của mình. - Biện pháp chữa lỗi về âm trung gian là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng. Ví dụ: Học sinh ở Nghệ an phát âm sai dấu thanh chúng ta làm rõ biện pháp chữa lỗi qua âm trung gian bằng cách mô tả chuyển thành nặng về thanh ngã. Vì tiếng quê ta nói nặng nên đọc sai . Luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh. Thanh ngã bắt đầu ở âm vực thấp những kết thúc ở âm vực cao. * Dạy cho học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng trong sự thống nhất với đọc hiểu: Trong giờ dạy tập đọc giáo viên phải hướng dẫn đến giáo dục cho học sinh yêu Tiếng việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu. Trong việc biểu đạt nội dung thế nhưng hiện nay ở trường tiểu học mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những ký do khiến cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa lưu loát. Vì các em không hiểu đúng văn bản được đọc. Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làm chủ những yếu tố này. Khi đọc các bài văn xuôi chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Vì vậy đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thàn tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Mỗi bài đọc nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa, ngữ pháp chỗ ngắt giọng dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai khi đọc, cũng là xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài tập đọc cụ thể. Từ đó dạy đọc đúng hiểu đúng các bài tập đọc ở Tiểu học. * Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh: Muốn học sinh có năng lực có kỹ năng đọc hiểu tốt. Giáo viên phải có định hướng, có kế hoạch sắp xếp thời gian tìm hiểu bài nhiều hơn, thời gian luyện đọc thành tiếng mà phải coi trọng chất lượng đọc. - Mỗi giờ lên lớp giáo viên xác định nội dung đọc hiểu cho các em. Tuỳ theo khả năng nhận thức của từng vùng để dẫn dắt câu hỏi cho học sinh hiểu nghĩa của từ “chìa khoá” “câu khoá” trong bài, tóm tắt được nội dung của đoạn, bài, phát hiện ra những yếu tố và giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Có nhiều bài chỉ có thể dạy “đọc nhớ” khó dạy đọc hiểu nội dung bài rời rạc không có chiều sâu, với những bài tập đọc hiện hành ở lớp 2 tôi tạm chia làm 2 nhóm mức độ tương ứng với 2 nhóm dạy đọc hiểu. - Tiếp nhận văn bản văn chương - Hiểu những yếu tố văn chương Ví dụ bài tí xíu (lớp 2) - Việc sử dụng các biện pháp tu từ dùng theo nghĩa bóng. Từ đó xác lập được cơ sở xây dựng hệ thống bài tập đọc, dạy đọc hiểu cũng mô tả một cách chi tiết là nhiệm vụ quan trọng. - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm. - Xây dựng hệ thống bài tập nối đúng - nối nhanh. Ví dụ: Bài “mẹ” lớp 2 có câu cuối “mẹ là ngọn gió của con suốt đời” là câu thơ có nhiều chất văn nhất. Nếu giáo viên bình giảng câu này, diễn giảng về tình thương sự chăm sóc của mẹ đối với con… thì sẽ không đọng lại gì trong tâm trí học sinh lớp 2. Ngược lại nếu yêu cầu học sinh giải thích câu thơ lại quá khó. Vì thế nên áp dụng cách hay hơn bằng hình thức kiểm tra phiếu trắc nghiệm. * Xây dựng phiếu bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng. “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”  Mẹ ngồi quạt cho con suốt đời  Sự chăm sóc, tình thương của mẹ theo con suốt củ cuộc đời.  Mẹ đối với con lúc nào cũng mát như ngọn gió  Mẹ là người nuôi dưỡng chăm sóc con từ nhỏ đến lớn. 3/ Tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ tập đọc lớp 2: 3.1/ Kiểm tra bài cũ: Mục đích: Kiểm tra và củng cố việc đọc thành tiếng và đọc hiểu nội dung bài đã học. Hình thức thực hiện: - Kiểm tra đọc thành tiếng + Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài đã học. + Yêu cầu thực hiện một bài tập đọc thành tiếng: Nhận xét giọng đọc, ngữ điệu của đoạn vừa đọc. - Kiểm tra đọc hiểu: Yêu cầu thực hiện một bài tập đọc hiểu về nội dung đoạn bài vừa đọc. Thời gian kiểm tra tiến hành từ 3 - 5 phút. Số lượng kiểm tra c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tap doc 2.doc
Tài liệu liên quan