Đề tài Sản phẩm liên kết Ngân hàng- Bảo hiểm: Ngân hàng TRUSTBank

Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng và quy mô các ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể, mạng lưới chi nhánh các ngân hàng rộng khắp đất nước.

Với số lượng 6 NHTM Nhà nước, 39 NHTM cổ phần, 13 NH 100% vốn đầu tư nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, Số NH hiện tại là tương đối nhiều so với quy mô 85 triệu dân của VN hứa hẹn một cuộc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực NH trong thời gian sắp tới. Các sản phẩm của các NHTM VN không có nhiều sự khác biệt, tập trung vào mảng truyền thống là cho vay và một số dịch vụ như dịch vụ thẻ, cầm cố, chiết khấu GTCG, chuyển tiền, thanh toán nên chất lượng dịch vụ và giá thành sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của NH.

Cuộc chạy đua giành thị phần huy động và thị phần tín dụng diễn ra bao năm nay với ưu thế vẫn thuộc về khối NH TMQD. Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động, các NH TMQD chưa thể bì kịp các đối thủ NH TMCP. Cuối năm 2008, ROE trung bình các NH TMCP ở khoảng 20%, ROA 2% trong khi các NH TMQD có ROA thường dưới 1% và ROE 8% – 15%. (Nguồn: Theo MHBS)

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản phẩm liên kết Ngân hàng- Bảo hiểm: Ngân hàng TRUSTBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vốn huy động từ kênh bảo hiểm. Hiện đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia lĩnh vực bảo hiểm liên kết ngân hàng, nhưng do pháp lý tại Việt Nam chưa rõ ràng nên các nhà đầu tư cũng có phần e ngại. Trong một vài năm gần đây, các sản phẩm bảo hiểm theo loại hình bancassurance đã nhanh chóng trở nên rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn châu Á. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, các DN bảo hiểm sẽ quan tâm đến việc lợi nhuận họ thực sự thu được từ kênh phân phối này là bao nhiêu hơn là việc chỉ để mở rộng thị phần; đồng thời, một số DN bảo hiểm cũng có cách nhìn mới về mối quan hệ hợp tác bán sản phẩm với ngân hàng. Để tồn tại và tiếp tục phát triển, các công ty bảo hiểm đã đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi tư duy quản trị, nâng cấp trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin… Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp đang tích cực triển khai mô hình sản phẩm bancassurance. Mặc dù là một hình thức mới, nhưng Bancassurance đã và đang phát triển trở thành kênh phân phối hiệu quả trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên thế giới. Nhiều ngân hàng nắm bắt được xu hướng này đã nhanh chóng gia tăng được uy tín, vị thế và doanh thu của mình. Trước xu thế phát triển chung và trong bối cảnh hiện nay khi trên thị trường tài chính Việt Nam, sự cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng mạnh mẽ, thì việc nắm lấy cơ hội và thực hiện cung cấp sản phẩm bảo hiểm trở thành yêu cầu đối với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn. Do là hình thức mới nên sản phẩm Bảo hiểm liên kết Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng nhưng trong tương lai tình trạng này được kỳ vọng là sẽ cải tiến đáng kể. Phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua mạng lưới ngân hàng ở Việt Nam đã có những bước phát triển và kết quả nhất định. Ban đầu, các ngân hàng đưa ra những sản phẩm ngân hàng mang đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ như sản phẩm Tiết kiệm định kỳ vì tương lai (Techcombank). Tiếp theo, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm ký các thoả thuận, theo đó ngân hàng là đối tác đóng vai trò như các đại lý bán sản phẩm bảo hiểm, ví dụ như sự liên kết giữa Bảo Việt với Agribank. Một hình thức Bancassurance cao hơn đó là các ngân hàng liên doanh với các công ty bảo hiểm trong nước và ngoài nước thành lập các công ty bảo hiểm, ví dụ như: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) liên doanh với Công ty Bảo hiểm Châu Á Singapore thành lập Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương.... Mặc dù vậy, Bancassurance vẫn còn chưa thực sự phổ biến trên thị trường, nguyên nhân chủ yếu là do hạ tầng công nghệ, trình độ nhận thức của cả người dân, ngân hàng và bảo hiểm còn hạn chế. Một yếu tố quan trọng khác để mô hình kinh doanh Bancassurance thành công cần phải có một nền tảng IT vững mạnh và công cụ quản lý rất tốt. Nền tảng IT được đặt tại các công ty bảo hiểm còn ngân hàng quản lý quan hệ khách hàng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm phải chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên những sản phẩm liên kết như vậy sẽ xuất hiện ngày một nhiều. Trong thời gian tới Bancassurance sẽ tăng tốc thông qua những sản phẩm như dịch vụ thanh toán thẻ qua thiết bị chấp nhận thẻ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ, thanh toán tiền mặt từ xa... Phân tích mô hình SWORT của ngân hàng Đại tín: a) Điểm mạnh: Ngân hàng thương mại cổ phần cổ phần Đại tín – trustbank là ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An -> sức cạnh tranh trong khu vực là lớn, chiếm ưu thế, thị phần trong khu vực cao. Theo quyết định số 1855/QĐ-NHNN của ngân hàng NNVN, ngày 21/08/2008, ngân hàng TMCP Đại tín chuyển địa điểm trụ sở chính đến số 145-147-149 Hùng Vương, phường 2, thị xã Tân An, tỉnh Long An-> ngân hàng có được vị trí kinh doanh tốt, thu hút khách hàng. Ngân hàng Đại tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngâ hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng luwois hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của trustbank với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực của quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đưa Trustbank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam. Ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay…->đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tăng sức cạnh tranh. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của Trustbank và các trường đại học, Viện nghiên cứu trong nước -> nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong các giao dịch với khách hàng. b) Điểm yếu: Ngân hàng Trustbank có quy mô vốn nhỏ với vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng, đến tháng 6/2010 vốn điều lệ mới tăng lên 3000 tỷ đồng-> năng lực tài chính không mạnh, sức cạnh tranh kém. Bên cạnh đó đối tượng khách hàng của ngân hàng không đa dạng, các sản phẩm dịch vụ chủ yếu phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn thấp. Hệ thống dịch vụ còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và còn nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Ngân hàng cũng chưa có văn bản về sản phẩm liên kết ngân hàng-bảo hiểm. c) Cơ hội: Do sản phẩm liên kết ngân hàng-bảo hiểm là sản phẩm mới tại thị trường ngân hàng Việt Nam nên khi cung cấp sản phẩm này ngân hàng trustbank có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách hàng, có cơ hội gia tăng được uy tín, vị thế và doanh thu của mình. Ngành ngân hàng đang ngày càng phát triển với thị trường bán lẻ phù hợp với mục đích của ngân hàng.. - Ngân hàng luôn là ngành có được sự ưu ái đặc biệt của nền kinh tế do đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nền kinh tế. - Các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày càng nhiều nhưng với số vồn điều lệ không cao, trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng đã đạt mức vốn điều lệ quy định, mở rộng qui mô với việc liên kết với các ngân hàng khác.. - Với các đề án mở rộng thị trường sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ngân hàng có thể gia tăng sức ảnh hưởng của mình d) Thách thức: Cũng do nguyên nhân sản phẩm liên kết bảo hiểm ngân hàng là sản phẩm mới nên khi cung cấp sản phẩm này, ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro. Bên cạnh đó thì qui mô đào tạo, rồi trình độ chuyên môn, chuyên gia giỏi vẫn còn thiếu. Đặc biệt là hệ thống về công nghệ thông tin vẫn còn yếu kém, chưa hoàn chỉnh, trình độ nhận thức của cả người dân, ngân hàng và bảo hiểm còn hạn chế. Một yếu tố quan trọng khác để mô hình kinh doanh Bancassurance thành công cần phải có một nền tảng IT vững mạnh và công cụ quản lý rất tốt mà đây là những yếu tố mà ngân hàng vẫn còn chưa tốt. Thêm vào đó, sản phẩm này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và DN bảo hiểm. Các DN bảo hiểm quan tâm đến doanh số mà họ thu được nhưng cũng quan tâm nhiều đến độ rủi ro của sản phẩm nên nhiều DN bảo hiểm vẫn sẽ e ngại khi tham gia. Hơn nữa, do Luật kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa cập nhật, chưa đầy đủ nên vẫn thường xảy ra nhiều vụ kiện tranh chấp về quyền lợi bảo hiểm, giữa công ty bán bảo hiểm và người mua bảo hiểm nên để thực hiện cung cấp sản phẩm liên kết ngân hàng-bảo hiểm, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Thêm vào đó là ngân hàng phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. 2. Nghiên cứu môi trường kinh doanh: a. Phân tích PEST: Với nhận định chung: “môi trường kinh tế vĩ mô sắp tới cơ bản thuận lợi cho ngành ngân hàng cùng với niềm tin kinh tế sẽ phục hồi.” Dưới đây chỉ là những phân tích ảnh hưởng trực tiếp tới ngành ngân hàng trong năm 2010. *Political: Về chính sách tiền tệ của NHNN Không còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu: đối với Quyết định 131, thời gian kéo dài đến hết quý I/2010, mức hỗ trợ lãi suất từ 4%/năm hạ xuống còn 2%. Đây được coi là thách thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng năm 2010: tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm tới không còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ ở khoảng 25%: theo thông tin từ ngân hàng nhà nước, năm 2010, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ ở khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% của năm nay. Việc định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 25% được ngân hàng nhà nước xem xét trên cơ sở yêu cầu “thắt” dần chính sách tiền tệ để phòng ngừa khả năng lạm phát cao trở lại, nhưng cũng tránh việc thắt chặt đột ngột có thể gây “sốc” đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Trong khi đó nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng và rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng. Về chính chính sách điều hành của chính phủ Chấm dứt hoạt động của các sàn vàng từ 30/3/2010: ngày 30/12/2009, thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về quản lý nhà nước liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước. Theo đó, công việc kinh doanh trên những sàn vàng bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/3/2010. Với chủ trương này thì rõ ràng sẽ tác động đến hoạt động của các ngân hàng có trung tâm giao dịch vàng trực thuộc, một lĩnh vực đóng góp nguồn lợi nhuận đáng kể của các ngân hàng. *Economic: Về dự báo tăng trưởng GDP Năm 2009 khép lại với một kết quả được ghi nhận là nền kinh tế đã vượt qua đáy suy giảm và đang hồi phục. GDP tăng dần qua từng quí (xem biểu đồ) và đạt mức tăng trưởng 5,2% cho cả năm. Theo dự báo mà Goldman đưa ra trong báo cáo lần này, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,2% trong năm 2010. Theo nhiều dự báo kinh tế của IMF, WB, ADB kinh tế thế giới có thể phục hồi vào năm 2010 và tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Sau đây là một số nhận định trong báo cáo về kinh tế Việt Nam ngày 3/12/2009, ngân hàng Goldman Sachs: “Nhờ chương trình kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng, nền kinh tế Việt Nam đã chống chọi tương đối tốt với những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong quý III/2009, GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, gần bằng mức tăng trưởng bình quân 5,3% của khu vực châu Á, trừ Nhật Bản”, báo cáo viết. Theo đó, tiêu dùng cá nhân của Việt Nam đã thoát khỏi mức đáy trong thời gian khủng hoảng, một mặt nhờ tình hình tài chính tốt của các hộ gia đình, mặt khác nhờ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp. Bên cạnh đó, báo cáo của Goldman chỉ rõ, tăng trưởng trong lĩnh vực đầu tư cũng đã khởi sắc, dựa trên gói kích cầu của Chính phủ, mức lãi suất hạ và chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay. “Với sự sa sút của hoạt động đầu tư ở thời điểm cuối năm ngoái, Chính phủ Việt Nam đã vào cuộc, khởi xướng và cung cấp vốn cho nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng… Quan trọng hơn, đầu tư của khối tư nhân (chủ yếu là trong ngành bất động sản) cũng tăng tốc”, báo cáo nhận định. Với đà hồi phục kinh tế của thế giới và Việt Nam sẽ được khẳng định rõ ràng hơn trong nửa đầu năm 2010 và khi có tín hiệu khẳng định sự hồi phục, thì ngành ngân hàng sẽ có nền tảng tốt để tăng trưởng do càng về cuối của đợt suy thoái kinh tế thế giới, ngành ngân hàng sẽ được kỳ vọng thu nhập tăng do lúc này nhu cầu đối với các khoản vay sẽ phục hồi nhằm đáp ứng sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu. (Các doanh nghiệp sau thời kỳ cầm chừng để duy trì tồn tại trong 2008 thì khi bước sang 2010, tình hình kinh tế hồi phục khá mạnh mẽ nên nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất được tăng lên, dẫn đến nhu cầu vốn tăng lên). Quy định về mức lãi suất cơ bản và lãi suất thương mại Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản của tháng 1/2010 tiếp tục giữ nguyên 8%/năm và như vậy, lãi suất thương mại tiếp tục duy trì mức tối đa là 12% /năm. Quy định không cho phép ngân hàng thương mại sử dụng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế. Điều này sẽ tác động đến ngành ngân hàng, khiến cho sức ép về nhu cầu vốn tại các ngân hàng tăng mạnh. *Technological: Công nghệ ngành ngân hàng hiện tại cần phải đổi mới nhiều so với thế giới. Đó là xu thế chung. *Socio- Cultural: Cơ cấu dân số: Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã hoàn thành sau 14 tháng triển khai trên cả nước. Kết quả cho thấy, dân số của nước ta có gần 86 triệu người, trong đó tỷ trọng dân số nhóm tuổi từ 15-64 chiếm tới 69,1%. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15-64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động; lao động nữ chiếm 46,6. Nếu theo tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa. Nhóm tuổi này cũng là nhóm tuổi khách hàng chủ yếu của ngành ngân hàng. (nguồn: na.gov.vn tài liệu ngày Thứ Hai, 18/10/2010) Học vấn dân cư: Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3% của năm 1999 lên 94,0% năm 2009. Trong số 19,2 triệu người trở lên đang đi học có 87,6% đang theo học các bậc học phổ thông, 2,7% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên. (nguồn: baolaodong.com) Học vấn nâng cao cũng thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm nói riêng. b. Phân tích Porter: Cạnh tranh với các ngân hàng hiện hữu Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng và quy mô các ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể, mạng lưới chi nhánh các ngân hàng rộng khắp đất nước. Với số lượng 6 NHTM Nhà nước, 39 NHTM cổ phần, 13 NH 100% vốn đầu tư nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, Số NH hiện tại là tương đối nhiều so với quy mô 85 triệu dân của VN hứa hẹn một cuộc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực NH trong thời gian sắp tới. Các sản phẩm của các NHTM VN không có nhiều sự khác biệt, tập trung vào mảng truyền thống là cho vay và một số dịch vụ như dịch vụ thẻ, cầm cố, chiết khấu GTCG, chuyển tiền, thanh toán…nên chất lượng dịch vụ và giá thành sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của NH. Cuộc chạy đua giành thị phần huy động và thị phần tín dụng diễn ra bao năm nay với ưu thế vẫn thuộc về khối NH TMQD. Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động, các NH TMQD chưa thể bì kịp các đối thủ NH TMCP. Cuối năm 2008, ROE trung bình các NH TMCP ở khoảng 20%, ROA 2% trong khi các NH TMQD có ROA thường dưới 1% và ROE 8% – 15%. (Nguồn: Theo MHBS) Về tổng tài sản và vốn điều lệ Theo Nghị định số141/2006/NĐ-CP, cuối 2010 các NHTMCP phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy khối các NHTMQD chiếm ưu thế dõ rệt về tổng tài sản và mức vốn điều lệ. Cuối năm 2008, tổng tài sản của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn 1.700 ngàn tỷ đồng. Trong đó 4 ngân hàng lớn nhất có tổng tài sản 1.063 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng tài sản cả khối, là NH TMQD (AGB, BIDV) hoặc tiền thân là NH TMQD (VCB) Tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng này cũng chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn điều lệ của cả khối (40.000 tỷ đồng/101.000 tỷ đồng). Nhà nước đang nắm giữ 91% vốn điều lệ của VCB và 89% vốn điều lệ CTG do vậy có thể tạm xem như 2 ngân hàng này là 2 NH TMQD. Về thị phần tiền gửi và cho vay (Hình vẽ) Từ việc xem xét thị phần tiền gửi, cho vay cũng như quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ ; ta thấy số lượng các ngân hàng là khá lớn song có sự chênh lệch rõ ràng về quy mô giữa các ngân hàng, nhóm thực hiện bài phân tích có thể nhận định một điều rằng: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện hữu là ổn định, song có xu hướng gia tăng giữa khối NHTMQD và NHTM CP. Các ngân hàng TMCP với khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị phần hoạt động của ngành ngân hàng. Mặt khác, áp lực cạnh tranh trên thị trường tài chính tăng lên khi các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đã và đang đẩy mạnh chiến lược phát triển tại Việt Nam. Việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng là không dễ dàng, chi phí huy động vốn nhiều khả năng sẽ gia tăng. Các yếu tố này sẽ gây áp lực cho những ngân hàng đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay có 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Trong số này, một số NHNNg có hai chi nhánh độc lập, năm ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc. Ngoài ra, thực hiện các cam kết với WTO, NHNN đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, gồm: Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Các ngân hàng Việt Nam có ưu thế về số lượng trên thị trường, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nằm rải rác khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam hiểu rõ đượccác đặc tính về kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng, thị hiếu, tâm lý, … của người Việt Nam Trong khi đó, ngân hàng100% vốn nước ngoài mới chỉ được cấp phép thành lập từ tháng 04/2007, số lượng còn ít, mạng lưới chỉ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó các ngân hàng trong nước có thể tận dụng ưu thế này để nhanh chóng chiếm lấy thị phần của mình trên khắp địa bàn đất nước trước khi thị trường bão hòa. Song, các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm lâu đời cùng cơ chế quản trị tốt. Mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh mới Chính vì có tiềm năng phát triển lớn, thị trường ngân hàng trở thành một sân chơi cạnh tranh khốc liệt. Đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Thứ hai là sự cạnh tranh giữa khối ngân hàng trong nước và khối các ngân hàng nước ngoài. Trong tình hình kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải mở cửa rộng rãi cho các tổ chức nước ngoài vào đầu tư. Số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài và CN NHNN ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định: Để thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trước hết cần có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập. Như vậy, theo quy định hiện hành, đến năm 2010, mức vốn này tối thiểu phải là 3.000 tỷ đồng. Đây là những con số không hề nhỏ và là rào cản lớn đối với những ai muốn gia nhập ngành NH tại VN. Điều này ngân hàng Đại Tín đã thực hiện được vào 2/6/2010. Ngành NH cũng là một ngành “nhạy cảm” khi chỉ cần một NH sụp đổ cũng có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống và cuối cùng là nền kinh tế chịu hậu quả. Do vậy, NHNN thường căn nhắc rất kỹ trước những yêu cầu xin thành lập NH, nên không phải NH nào cũng được cấp phép hoạt động. Từ những điều trên ta thấy cạnh tranh là vô cùng khốc liệt và Đại Tín vẫn chưa có một thị phần tương đối trên thị trường để tạo lợi thế trong cạnh tranh. Sức mạnh người mua: - Khách hàng (KH) của NH cũng chính là dân cư, doanh nghiệp, các TCTC và chính phủ. Họ ngày càng có những đòi hỏi cao hơn đối với các dịch vụ mà NH cung ứng. - Các dịch vụ của NH là khá tương đồng, số lượng NH lớn và các thông tin về giá thành, chất lượng dịch vụ được công khai trên mạng…nên giờ đây KH của NH có nhiều sự lựa chọn và họ sẵn sàng tìm đến NH đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ như lãi suất cho vay “mềm” hơn, phí dịch vụ thấp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn và được phục vụ chu đáo hơn… - Sự phát triển của TTCK đã tạo ra một kênh huy động vốn rất hiệu quả qua việc phát hành GTCG (cổ phiếu, trái phiếu DN), DN cũng không phải chịu những ràng buộc về chi phí trả lãi cố định, trả nợ khi đến hạn…đã làm giảm nhu cầu vay vốn từ NH khi lãi suất đang rất cao như hiện nay. Sức mạnh nhà cung cấp(NCC) - NCC cho các NH cũng chính là mọi người dân, doanh nghiệp, các TCTC và chính phủ trong đó chủ yếu là dân cư và doanh nghiệp. Như vậy số lượng nhà cung cấp của NH là rất lớn. - Tuy nhiên, với số lượng NH lớn như hiện nay cộng với việc cập nhật thông tin về các sản phẩm dịch vụ của NH là rất nhanh chóng, dễ dàng và độ co giãn so với giá của NCC là tương đối lớn nên các NCC sẽ có xu hướng tìm đến NH trả giá (lãi suất huy động) cao nhất. - Các NCC ngày càng khó tính và đang mất dần đi sự “trung thành” với các NH như trước đây khi các cơ hội đầu tư sinh lời cao hơn đang ngày một nhiều trong khi tốc độ cải thiện chất lượng, giá cả và mức độ đa dạng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được phần lớn yêu cầu của dân cư, doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế: - Về lĩnh vực huy động vốn: hiện nay, với rất nhiều kênh đầu tư hứa hẹn cho tỷ suất sinh lời cao như Chứng khoán, BĐS, vàng & ngoại tệ…trong khi lãi suất huy động của NH đang thực âm (mặc dù trần lãi suất 12% đã được giỡ bỏ) đã tạo ra một xu hướng chuyển dịch dòng vốn từ NH ra các kênh đầu tư hấp dẫn trên. - Về lĩnh vực cho vay và các dịch vụ: các công ty tài chính, cho thuê tài chính, bảo hiểm…được phép cung ứng một số dịch vụ tương tự NH như cho vay, cầm cố, chiết khấu, phát hành GTCG, bảo lãnh…với chất lượng và độ chuyên sâu ngày càng cao đang tạo ra nguy cơ thay thế lớn cho các sản phẩm của NH 3. Triển vọng phát triển của sản phẩm: - tại thị trường nước ngoài , mô hình bancassurance đã gặt hái đươc rất nhiều thành công, điển hình là : + Ở châu Âu, 1/3 các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được phân phối thông qua các ngân hàng. + Ở châu Á-Thái Bình Dương, các ngân hàng bán và thu về 13% trên tổng số phí bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và 6% cho các sản phẩm phi nhân thọ. Tuy kết quả đạt được không bằng các nhà bảo hiểm châu Âu, nhưng nhìn chung rất khả quan (Nhật Bản là một ví dụ điển hình), là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng phí bảo hiểm nhân thọ ở châu Á sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bảo hiểm.Tỷ trọng đơn bảo hiểm được cung cấp bởi kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” ở một số quốc gia châu Á chiếm khoảng 5% - 10%. Riêng Hàn Quốc sau 2 tháng đẩy mạnh phát triển kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng”, số đơn bảo hiểm nhân thọ được bán ra đã tăng gấp 3 lần so mức bình quân những tháng trước. + Ở Đài Loan, 38% sản phẩm bảo hiểm phân phối được thực hiện thông qua ngân hàng vào năm 2005 và đang tiếp tục tăng trưởng.Theo thống kê về thu nhập từ phí bảo hiểm nhân thọ ở Đài Loan, 2005 cho thấy số phí bảo hiểm thu từ Bancassurance là 37,5% (8,3 triệu USD) tổng phí của năm(15,8 triệu USD), trong khi từ hoạt động bán lẻ cá nhân chiếm 58,5%, và 4% cho các đại lý và môi giới bảo hiểm. +Ở Malaysia, Bancassurance chiếm 51% về thu phí bảo hiểm mới trong năm 2004. -những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của việt nam luôn ở mức cao , do mức thu nhập của người dân ngày càng cao, việc triển khai trả lương qua thẻ, điều kiện hạ tầng công nghệ, trình độ nhận thức của cả người dân về ngân hàng và ngành bảo hiểm ngày càng được nâng lên + năm 2007: Năm 2007, bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 8.360 tỉ đồng tăng 31% so với 2006. Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 4.500 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu gần 8.000 tỉ đồng, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân gần 9.000 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đại lý và thuế thu nhập doanh nghiệp). doanh thu Bảo hiểm nhân thọ đạt 9.397 tỉ đồng, tăng 12% so với năm 2006, đây là doanh thu cao nhất trong 3 năm qua. Điều này chứng tỏ Bảo hiểm nhân thọ sau một thời gian ổn định đã bước vào một giai đoạn mới của thời kỳ phát triển. Thị trường Bảo hiểm nhân thọ đã có những sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm là Prudential 3.958 tỉ đồng, Bảo Việt nhân thọ 3.250 tỉ đồng, AIA 547 tỉ đồng, ACE Life qua 2 năm hoạt động cũng đạt được doanh thu 174 tỉ đồng. + năm 2008 :chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp…   Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6.23%,tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép họat động trên thị trường hiện nay đã lên tới 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare).  Một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thị trường, nghiên cứu môi trường kinh doanh và triển vọng phát triển của sản phẩm Bancassurance – Sản phẩm Bảo hiểm liên kết Ngân hàng.doc
Tài liệu liên quan