Giáo viên phải động viên quan tâm tỷ mỷ, sát sao hơn, nhắc nhở, uốn nắn, tìm hiểu và liên lạc với gia đình, tìm ra nguyên nhân học yếu, lười học, đặt ra câu hỏi "Vì sao các em lười học?", "vì sao các em thiếu đồ dùng học tập, thiếu sách vở?" do bản thân các em hay gia đình không quan tâm? Hay gia đình phó mặc cho cô giáo? Từ đó giáo viên có biện pháp bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ các em.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 95370 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------><----------
sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: "Về công tác chủ nhiệm"
---------------------
Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng
Sinh ngày: 08/10/1969
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Huệ
huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------><----------
sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Về công tác chủ nhiệm
---------------------
I- Mục đích yêu cầu:
Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Vì vậy giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, người giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp mình chủ nhiệm. Tôi nhận thấy rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất cần thiết và quan trọng, bởi vì chỉ có cô giáo chủ nhiệm lớp mới có khả năng rèn luyện và xây dựng cho các em có ý thức học tập và rèn luyện một cách có nề nếp, có hiệu quả. Vì vậy đòi hỏi ở người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà giáo có tính độ lượng, giàu lòng nhân ái, kiên trì, bền bỉ, sáng tạo bình tĩnh trong mọi công việc, luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ dựa vững chắc cho các em trong bước đường học tập và phấn đấu trở thành con người phát triển toàn diện.
II- Những căn cứ thực hiện:
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng: Công tác chủ nhiệm có tính quyết định tới việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh. Trong những năm qua lớp tôi chủ nhiệm đạt được hiệu quả cao về mọi chỉ tiêu và kế hoạch của nhà trường đề ra.
III- Phạm vi, thời gian áp dụng đề tài:
- Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và rút ra cho mình những kinh nghiệm, những sáng kiến hay để áp dụng vào quá trình làm công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả.
Từ năm học 2003-2004 cho đến nay tôi vẫn áp dụng, duy trì và thực hiện ở lớp, tổ, trong trường.
IV- Nội dung thực hiện:
Kế hoạch chủ nhiệm phải dựa vào chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường, từ đó giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch xây dựng theo những nội dung cụ thể về các mặt giáo dục học sinh như sau:
- Về trí dục: Xây dựng ý thức, nề nếp học tập, nắm kiến thức hiểu bài ngay tại lớp. Tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi, giảm tối đa học sinh yếu kém, chuyển lớp 100%.
- Về mặt đức dục: Luôn rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người học sinh, đoàn kết thương yêu nhau, kính trên nhường dưới, thật thà, không nói tục chửi bậy, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng... Cuối năm đạt 100%.
- Các hoạt động khác: Hưởng ứng và tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của nhà trường, đội, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tham gia tích cực đạt hiệu quả, các phong trào TDTT,văn hoá, văn nghệ của lớp, trường.
V- Các bước thực hiện:
Phần 1: Điều tra cơ bản học sinh
- Lập danh sách học sinh trong lớp
- Sơ lược lý lịch của từng em và hoàn cảnh gia đình.
- Tìm hiểu khả năng lãnh đạo lớp (bầu cán bộ lớp).
- Nắm đặc điểm chung của lớp: Tổng số học sinh nam, nữ, dân tộc, con thương bệnh binh, con liệt sỹ, học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi, độ tuổi...
- Nắm được hai mặt học lực, hạnh kiểm của năm học trước
- Nắm được đối tượng học khá giỏi và những đối tượng đáng chú ý về những mặt cá biệt của năm trước.
- Nắm được những mặt thuận lợi, khó khăn của lớp mình chủ nhiệm.
Phần 2: Có kế hoạch hàng tuần hàng tháng:
Muốn đạt được chất lượng dạy - học thu được kết quả cao, giáo viên chủ nhiệm phải luôn thực hiện theo kế hoạch nhà trường đề ra. Có kế hoạch cho từng tuần, tháng, phát động thi đua theo chủ đề trong năm học. Theo dõi sự thực hiện kế hoạch, công tác đã đề ra. Kiểm điểm, sơ kết, đánh giá, khen, chê kịp thời. Đặc biệt quan trọng là vấn đề tuyên dương khen ngợi sau các tuần học, các đợt thi đua đã phát động, để từ đó các em rút kinh nghiệm và có hướng phấn đấu ở những kỳ sau:
Phần 3: Xây dựng kế hoạch từng mặt cụ thể cho lớp.
a, Về đạo đức:
Đưa các em vào kỷ cương, nề nếp, rèn luyện theo chủ đề 5 điều Bác Hồ dạy. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn, kính trọng, vâng lời thầy cô ở trường, về nhà nghe lời cha mẹ, luôn thật thà, không nói tục, chửi bậy, có tinh thần giúp đỡ những bạn khuyết tật, những bạn có hoàn cảnh éo le, đoàn kết, thương yêu, gần tũi chan hoà với hàng xóm láng giềng, biết phân biệt trái phải, biết làm việc thiện...
b, Về học tập:
Yêu cầu mỗi học sinh phải có đủ bộ sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng phục vụ cho học tập. Học bài, làm bài tập trước khi đến lớp. Tự giác, chịu khó trong học tập, có ý thức tự giác trong khi làm bài kiểm tra và trong các kỳ thi cử. Muốn vậy giáo viên phải có biện pháp giáo dục học sinh khéo léo, nhẹ nhàng, động viên khen ngợi những em chăm học, biểu dương là chính. Có biện pháp kiên quyết đối với những em trây lười, có tính ỷ lại, thông tin kịp thời tới gia đình phụ huynh cùng nhắc nhở, uốn nắn các em.
c, Về các hoạt động ngoại khoá, công tác đội:
Có ý thức bảo vệ của cải vật chất, ý thức bảo vệ của công, vệ sinh trường, lớp, trồng, chăm sóc, bảo vệ bồn hoa tham gia nhiệt tình sôi nổi, công tác đội: Thi vẽ tranh, làm báo tường, tham gia các bài viết theo chủ đề, hưởng ứng các phong trào rèn luyện TDTT, phong trào "rèn chữ - giữ vở" chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, ủng hộ đồng bào lũ lụt...
Giáo dục các em theo các chủ đề hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn.
Phần 4: Biện pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng:
Dựa trên cơ sở nắm được đặc điểm tình hình của lớp, nắm được đặc điểm lứa tuổi, tâm lý của các em, hiểu được cá tính của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm, nắm được hai mựt giáo dục (trí dục - đức dục) của từng học sinh ở năm học trước. Cụ thể qua 2, 3 tháng đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn, phân loại học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp, kế hoạch giáo dục riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
a, Đối với học sinh giỏi:
Giáo viên thường xuyên quan tâm, động viên khuyến khích các em tăng thêm các dạng bài tập ở các loại toán nâng cao, toán khó có bổ sung thêm một số đề bài tập làm văn để các em tự học, tự làm, tự rèn luyện thêm. Tránh tư tưởng tự kiêu, có tinh thần giúp đỡ các bạn cùng học giỏi, luôn khiêm tốn học hỏi.
b, Đối với những học sinh lực học yếu:
Giáo viên phải động viên quan tâm tỷ mỷ, sát sao hơn, nhắc nhở, uốn nắn, tìm hiểu và liên lạc với gia đình, tìm ra nguyên nhân học yếu, lười học, đặt ra câu hỏi "Vì sao các em lười học?", "vì sao các em thiếu đồ dùng học tập, thiếu sách vở?" do bản thân các em hay gia đình không quan tâm? Hay gia đình phó mặc cho cô giáo? Từ đó giáo viên có biện pháp bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ các em.
c, Đối với học sinh hư, học sinh cá biệt:
Giáo viên phải theo dõi sát sao, luôn quan tâm, gần gũi, theo dõi, nhắc nhở những hành vi, những khuyết điểm của các em mắc phải, có biện pháp kỷ luật thích đáng, kết hợp với gia đình cùng phối hợp các lực lượng giáo dục để uốn nắn các em. Tìm hiểu nguyên nhân các em hư do hoàn cảnh gia đình hay do cá tính? Do a dua bạn bè... cô giáo phải thật mềm mỏng, khéo léo, nhẹ nhàng, tránh phê bình một cách cục bộ, tránh xúc phạm đến nhân phẩm của các em.
d, Đối với học sinh người dân tộc:
Với đặc thù của tỉnh Hà Giang, dân tộc ít người chiếm tỷ lệ khá nhiều. Vì vậy trong các lớp học, lớp nào cũng có học sinh thuộc dân tộc ít người. Bởi vậy giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt của gia đình, phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt động của các em.
đ, Đối với học sinh khuyết tật:
Cô giáo là người khéo léo, an ủi, động viên các em, coi các em là những học sinh lành lặn, khoẻ mạnh, để các em yên tâm học tập, hoà nhập cộng đồng, xoá đi những mặc cảm của bản thân, động viên cả lớp có tinh thần yêu thương gần gũi giúp đỡ các em trong mọi lĩnh vực, vật chất cũng như tinh thần. Từ đó các em có xu hướng phấn đấu vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
e, Đối với học sinh nữ:
Các em nữ có cá tính khác với các em nam, ưa nhẹ nhàng, thích được khen ngợi, yêu thích hoạt động văn nghệ. Các em rất ngoan, lễ phép biết vâng lời cô giáo, vâng lời cha mẹ. Vì vậy cô giáo phải gần gũi, động viên, khuyến khích các em hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em. Nhắc nhở các em ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, biết tự làm đẹp cho bản thân, gương mẫu cho các bạn nam học tập và noi theo.
Phần 5: Tổ chức tốt các kỳ họp phụ huynh:
Trong một năm học giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người trực tiếp, tổ chức điều hành cho 3 cuộc họp phụ huynh lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm được nội dung và tầm quan trọng của từng cuộc họp mang tính chất khác nhau.
- Cuộc họp phụ huynh đầu năm: Là cuộc họp vô cùng quan trọng, là cuộc họp phụ huynh được gặp cô giáo chủ nhiệm mới. Các bậc phụ huynh được nghe giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch, phương hướng của nhà trường đề ra, có kế hoạch, biện pháp, nội quy riêng cho lớp. Theo tôi đây là dịp thuận lợi nhất cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, động viên, vận động các bậc phụ huynh hãy quan tâm chu đáo tới việc học tập của các em. Đây là một động lực vô cùng quan trọng giúp cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
- Cuộc họp phụ huynh học sinh kỳ I:
Đây là cuộc họp phụ huynh được nghe kết quả học tập và rèn luyện của con em mình ở kỳ I. Kết quả đạt được mới chỉ là công việc của 1/2 năm học. Qua một kỳ học các bậc phụ huynh đã nắm được kết quả học tập của con em mình. Em nào đạt được kết quả theo ý muốn thì phụ huynh vui vẻ, phấn khởi (và ngược lại). Chính vì vậy ở cuộc họp này giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị nội dung rõ ràng, cụ thể, chu đáo, có kết quả cụ thể cho từng em. Lời nhận xét của cô giáo phải hết sức tế nhị, khéo léo đối với học sinh chậm tiến, học sinh lười học, học sinh mắc khuyết điểm giáo viên chủ nhiệm có thể gặp riêng, góp ý, trao đổi, tránh những lời nói, lời nhận xét thô thiển, thiếu suy nghĩ để phụ huynh không hài lòng, gây ức chế phụ huynh.
- Cuộc họp phụ huynh cuối năm học:
Đây là cuộc họp cuối cùng của năm học. Phụ huynh được nghe kết quả 2 mặt giáo dục của học sinh, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải cứng rắn, nhận xét thật chi tiết, tỷ mỉ, cụ thể cho từng đối tượng học sinh thật rõ ràng mạch lạc. Đánh giá thực chất kết quả đạt được của học sinh. Các danh hiệu của học sinh phải được tập thể lớp bình bầu, công nhận, công khai và công bằng. Khen chê đúng đối tượng, tránh để những điều mà phụ huynh dị nghị, bình luận, phụ huynh không hài lòng. Nếu có phụ huynh dị nghị, bình luận, phụ huynh không hài lòng. Nếu có phụ huynh thắc mắc hay phụ huynh cần hỏi vấn đề gì thì giáo viên phải giải trình rõ ràng, cụ thể, tránh để mất lòng tin trong nhân dân, trong lớp mình chủ nhiệm.
Phần 6: Kết quả đạt được
Năm học
Lớp
TS học sinh
Kết quả
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
CCG
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2003-2004
4
29
14
14
1
5
8
15
1
2004-2005
4
26
16
10
0
7
9
10
0
2005-2006
3
26
9
11
6
0
2006-2007
3
27
Đạt 27
12
10
5
0
VI- Bài học kinh nghiệm:
Để có được những kết quả trên là nhờ bản thân tôi đã trải qua nhiều năm công tác chủ nhiệm tôi tự rút ra một số ý kiến sau:
- Người giáo viên phải tìm hiểu đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm để tìm ra kế hoạch giảng dạy.
- Trước hết phải là giáo viên nhiệt tình có lòng yêu nghề, mến trẻ.
- Khéo léo và quyết tâm xây dựng nề nếp, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, vững mạnh.
- Phải có biện pháp cụ thể trong việc giáo dục học sinh cá biệt để giáo dục đạt hiệu quả cao.
- Không ngừng nâng cao tay nghề, tìm hiểu và đúc rút ra nhiều phương pháp, sáng tạo chủ động trong công tác chủ nhiệm.
- Phải là người công bằng, trung thực.
- Phối hợp chặt chẽ giữa 3 lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.
VII- Kết luận chung:
Với mục tiêu giáo dục hiện nay đòi hỏi ở người giáo viên không những giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải giỏi về công tác chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm tốt là nền tảng là động cơ thúc đẩy cho mọi hoạt động dạy và học đạt được chất lượng cao, có như vậy mới góp phần bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân có ích cho Nhà nước.
Nguyễn Huệ, ngày.......tháng....năm 2007
Xác nhận của nhà trường Người viết
Nguyễn Thị Hằng
X/N Công đoàn trường X/N của chính quyền địa phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Về công tác chủ nhiệm.doc