Đề tài So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu

Năm 2007, dự án đã triển khai sử dụng phân bón Bio - hunnia (do công ty Hunnia - Zholding, Hungary cung cấp) trên diện hẹp đối với cây dưa hấu, cà chua và súp lơ. Riêng với đối với dưa hấu, từ đầu năm 2008, đã triển khai sử dụng phân bón trên diện rộng (5000 m2) ở xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Kết quả cho thấy, việc sử dụng phân bón lá Bio-hunnia đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, tăng khả năng chống lại bệnh héo xanh và chống chịu thời tiết bất lợi, năng suất tăng từ 26,3 - 30 % (tuỳ vào nồng độ sử dụng), độ Bric (tạo vị ngọt) của dưa hấu cao hơn so với đối chứng. Qua tính toán cho thấy, lãi suất khi trồng dưa hấu có sử dụng phân bón Bio-hunnia cao hơn đối chứng khoảng 22 triệu đồng/ha. (Ngô Quang Vinh & cs, 2002).

Theo Nguyễn Thị Thuận (2007), phân bón hữu cơ vi sinh Việt- Séc có tác dụng làm cho bắp cải sinh trưởng phát triển tốt: bắp chặt hơn, đường kính bắp to hơn từ 0,9- 1,2cm, khối lượng bắp nặng hơn từ 0,18- 0,3 kg/bắp so với công thức đối chứng, làm tăng năng suất bắp cải từ 5,5- 10 tấn/ha ( tương ứng từ 12,7- 22,8%), lãi suất tăng từ 3.840.000- 16.400.000 đồng/ha. Chất lượng bắp cải tốt hơn, hàm lượng nitrate giảm từ 12,2- 21,4 mg/kg, hàm lượng đưởng tổng số tăng từ 0,22- 0,23%, hàm lượng vitamin C tăng từ 1,98- 2,2 mg/kg so với công thức đối chứng. Ngoài ra tính chất nông hóa đất được duy trì, một số chỉ tiêu cũng có xu hướng tăng nhẹ, đất giữ ẩm tốt hơn.

 

doc44 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đen, vân cánh màu nâu. Rệp có ống bụng nhỏ ở cuối thân. Rệp sinh sản đơn tính. Tập quán sinh sống và gây hại: Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh vi rus cho rau. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển, vòng đời ngắn, chỉ trong khoảng 10-12 ngày. Biện pháp phòng trừ: Tưới nước, giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết mùa khô, luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin (Reasgant 5EC, Plutel 5EC); Abamectin+Imidacloprid (Abamix 1.45WP); Matrine (Agri-one 1SL);  Azadirachtin: (Super Fitoc 3EC, Vineem 1500EC); Thiamethoxam (Actara 25WP); + Sâu xám (Agrotis ypsilon) Đặc điểm hình thái: Trưởng thành là loài bướm có thân dài 20-25mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám. Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0.5mm, lúc đầu có màu nhạt sau chuyển sang màu đen đến nâu. Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng. Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800-1000 trứng. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Sâu xám chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ. Vòng đời trung bình 50-60 ngày, trong đó giai đoạn sâu non 30-35 ngày. Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng, dùng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin (Dibamec 1.8 EC, Shertin 3.6EC); Permethrin (Pounce 1.5GR) + Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) Đặc điểm hình thái: Bướm có thân dài 17-20mm. Cánh trước màu trắng, hình gần tròn, đầu cánh có vết đen hình tam giác tương đối lớn (2-3mm) và 2 chấm đen nhỏ hơn, trên cánh có lớp bụi phấn mịn. Cánh sau màu trắng, góc cánh màu xám tro. Trứng màu vàng nhạt, dài, có nhiều khía cạnh. Sâu non mới nở màu xanh nhạt, sau chuyển màu xanh lục, trên thân có nhiều chấm đen nhỏ và có 3 sọc màu vàng phía lưng. Dọc theo thân có những lông ngắn, cứng, màu vàng. Nhộng màu xanh, đính một đầu trên cuống lá rau. Giữa lưng nhộng nổi lên một đường gờ như xương sống, ngực nhô cao tạo thành góc nổi lên ở 2 bên phần bụng. Tập quán sinh sống và gây hại: Bướm hoạt động ban ngày, đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá, mỗi con cái đẻ trung bình 150 trứng. Sâu non mới nở ăn vỏ trứng, sau đó bắt đầu gặm chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa. Vòng đời trung bình 35-40 ngày. Biện pháp phòng trừ: Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá, thu dọn và huỷ bỏ tàn dư cây trồng.Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin (Agromectin 1.8EC; Binhtox 1.8EC); Matrine (Sokupi 0.36AS); Azadirachtin (Vineem 1500EC); Abamectin + Chlorfluazuron (Confitin 36EC);  Abamectin + Alpha-cypermethrin (Shepatin 18EC) Abamectin + Bacillus thuringiensis (Kuraba 3.6EC) + Sâu xanh đục bắp (Mamestra brassicae) Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có các cánh trước lốm đốm, cơ thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu đen. Cánh sau thường có màu sáng hơn cánh trước.  Sâu non có màu xanh, tuổi lớn có màu đen hơi nâu, bụng màu vàng xanh. Sâu cuộn lại khi bị động. Trứng có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Nhộng có màu nâu bóng. Tập quán sinh sống và gây hại: Trưởng thành đẻ trứng ngay sau giao phối. Con cái đẻ trứng mặt dưới lá và đẻ rải rác từng quả nhưng đủ gần để tạo thành từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 50 trứng.Sâu non ăn lá cây, khi mật độ cao phá trụi các lá ngoài, chỉ chừa lại những bộ khung lá. Một số sâu đục vào bên trong bắp làm giảm giá trị thương phẩm. - Biện pháp phòng trừ: Cày, xới đất kỹ để tiêu diệt nhộng trong đất, thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng. Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phòng trừ: Bacillus thuringiensis (Delfin WG; Olong 55WP); Abamectin (Agbamex 3.6EC; Agromectin 1.8EC); Emamectin benzoate ( Emaben 0.2EC; Tasieu1.0EC); Spinosad (Akasa 25SC, Wish 25SC); Emamectin benzoate +Petroleum oil (Eska 250EC). B. BỆNH HẠI + Cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris) Triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại ở cả cây giống và cây đã lớn. Lá của những cây giống nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng và rụng trước khi cây lớn. Trên cây lớn hơn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên rìa lá với mũi nhọn hướng vào trong. Những vết bệnh này lan dần vào giữa lá. Diện tích bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu, các mô cây bị chết. Gân lá ở những vùng bị nhiễm chuyển màu đen có thể nhìn thấy khi cắt lá. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây hại, vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30-320C. Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư cây trồng và trong hạt giống. Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương do côn trùng hoặc cơ giới, mưa gió. Biện pháp phòng trừ: Khử trùng hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm 50oC trong 30 phút để diệt vi khuẩn bám dính trên hạt giống. Luân canh cây trồng trong thời gian ít nhất là 3 năm. Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm. Vệ sinh đồng ruộng triệt để sau khi thu hoạch. Khi bệnh phát sinh trên lá có thể phòng ngừa và hạn chế tác hại bằng hoạt chất Copper hydroxide (DuPontTM KocideÒ 46.1 DF). + Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết. Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng rau bị nhiễm bệnh nặng. Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên thân cây và vùng đất xung quanh gốc cây bị bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh đó. Tác nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát tiển và gây hại:        Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra như Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp. v.v. Các bào tử nấm Rhizoctonia solani thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những vườn ươm cây giống, những vườn sản xuất đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại.       Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện môi trường thuận tiện. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường.      Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9-10 và tháng 2-3-4. Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng ở những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất ẩm ướt, trũng hoặc khó thoát nước. - Biện pháp phòng trị: - Phòng bệnh: Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác. Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3-0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng. Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm.  Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển. Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá ẩm. Sử dụng chế phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4-5kg/sào Bắc bộ. - Chữa trị: Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL.. .pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày. Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan. + Bệnh sưng rễ (Plasmodiophora brassicae W) Triệu chứng: Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây (rễ chính và rễ bên). Bộ phận rễ bị biến dạng sưng phồng lên, có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ nhiễm bệnh. Cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, có biểu hiện héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng toàn thân cây héo rũ kể cả khi trời mát, lá chuyển màu xanh bạc, nhợt nhạt, héo vàng và cây bị chết hoàn toàn. Nấm bệnh tấn công vào vùng rễ, gây biến dạng, làm giảm khả năng hút nước, dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cây, dẫn đến việc xâm nhập dễ dàng của một số loài nấm, khuẩn gây nên sự thối mục đen toàn bộ rễ cây. Khi cây bị nhiễm bệnh sớm (giai đoạn vườn ươm, hồi xanh) cây khó phục hồi và chết, nhưng nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn muộn hơn (giai đoạn hình thành bắp, phân hoá hoa) cây có thể cho thu hoạch nhưng năng suất giảm, chất lượng kém. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh: Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae W. gây ra. Nấm bệnh là loài nấm cổ sinh đơn bào (không có nhánh, sợi nấm) và là loài nấm ký sinh bắt buộc. Chúng chỉ phát triển và sinh sản trong tế bào ký chủ còn sống mới hoàn tất vòng đời. Nấm có thể tồn tại trong đất 7-10 năm ở dạng bào tử tĩnh, cũng có thể lâu hơn. Bệnh phát triển thích hợp trong đất chua và khoảng nhiệt độ từ 18-25 0C. Tuy nhiên, bệnh chỉ tấn công gây hại cây khi mật độ bào tử trong đất đạt >103 bào tử/1g đất. Khi phát triển trong cây, bào tử động tiếp tục được hình thành ở pha thứ cấp và tấn công những cây bên cạnh hoặc di chuyển, phát tán xa hơn. Bào tử tĩnh được hình thành rất nhiều trong tàn dư cây bệnh và giải phóng ra đất khi rễ cây bị phân huỷ (thối đen, mục). Nấm bệnh không lây lan qua hạt giống nhưng lây nhiễm gián tiếp qua hạt giống trong quá trình sản xuất và vận chuyển hạt giống. Biện pháp phòng trừ: Trồng cây sạch bệnh, đất trồng phải bố trí tiêu thoát nước tốt. Không sử dụng nguồn nước bị nhiễm. Chú ý tránh đưa dụng cụ lao động từ nơi có bệnh đi nơi khác. Bón phân cân đối và hợp lý, không sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục. Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng triệt để, bón vôi để có độ pH phù hợp = 6.8 Khi bị nhiễm bệnh sử lý bằng một trong các loại thuốc sau: Flusulfamide (Nebijin 0.3DP), Bacillus subtilis (Biobac 50WP), Chaetomium sp+Tricoderma sp (Mocabi SL), Copper citrate (Heroga 6.4SL) + Bệnh sương mai (Peronopora parasitica)  Triệu chứng gây hại Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi cây lớn. Trên lá mầm và các lá thật của cây con xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu. Trên cây lớn vết bệnh là những đốm tròn hoặc hình dạng bất định màu vàng nâu, trên đó có lớp mốc như lông mịn màu xanh đen. Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng xốp như sương. Sau một thời gian vết bệnh khô lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:  Bệnh do nấm Peronopora parasitica gây ra. Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ (10-15oC) và ẩm ướt. Nấm bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng. Biện pháp phòng trừ: Trồng cây với mật độ hợp lý, vệ sinh đồng ruộng triệt để. Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng một số loại thuốc: Chlorothalonil (Forwanil75WP); Mancozeb + Metalaxyl (Vimonyl 72 WP); Ningnanmycin (Diboxylin 8SL); Oligo - sacarit (Olicide 9SL). Chitosan (Biogreen 4.5 SL) + Bệnh thối gốc (Phoma ligam):  Triệu chứng gây hại: Triệu chứng ban đầu là những vết nứt thối trũng xuất hiện trên gốc thân cây, trên lá có hình đốm tròn màu nâu nhạt. Những cây bị bệnh thường có kích thước nhỏ hơn. Các vết thối mục lan rộng và bao lấy thân phía trên mặt đất, làm cho cây bị héo và đổ. Thân cây khô và hoá gỗ, mô cây chuyển màu đen, đôi khi có viền đỏ tía. + Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotirum) - Triệu chứng gây hại: Cây con: Bệnh xuất hiện ở gốc cây sát mặt đất làm cho chỗ bị bệnh thối nhũn, cây gãy gục rồi chết. Khi trời ẩm ướt trên vết bệnh xuất hiện một lớp nấm màu trắng xốp. Khi cây lớn: Vết bệnh thường xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân, chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối. Nếu trời khô nắng thì chỗ bị bệnh thường khô và teo đi, các lá biến vàng. Trên phiến lá và cuống lá: Chỗ bị bệnh có màu trắng bủng nước, bắt đầu từ rìa lá lan vào phía trong. Khi trời ẩm ướt, lá bị bệnh sẽ thối rách nát nhưng nếu trời khô hanh lá bệnh khô mỏng, màu nâu bẩn. Ở cây cải bắp khi đã cuốn, bệnh lây lan từ lá ngoài vào trong làm toàn bộ bắp bị thối và chết đứng trên ruộng, gặp gió to cây đổ gục. Chỗ vết bệnh đã thối có lớp mốc trắng và nhiều hạch nấm nhỏ màu nâu hoặc đen bám chặt vào lá. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển bệnh:  Bệnh do nấm Sclerotinia sclerotirum gây ra. Bệnh phát triển thích hợp ở nhiệt độ 19-24oC, pH 5-8, tồn tại chủ yếu ở dạng hạch trên tàn dư cây bệnh và trong đất. Biện pháp phòng trừ: Trồng cây giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng triệt để. Luân canh với cây trồng khác họ như hành, cà rốt Bón phân đầy đủ và cân đối. Tăng lượng phân chuồng hoai có tác dụng kích thích cây khỏe và hạn chế được sự phát triển của bệnh. Bón mỗi sào (1000m2) 9 - 12 kg nấm Trichoderma ĐHCT bằng cách rải trực tiếp vào đất hoặc trộn với phân chuồng ủ 1 tuần trước khi trồng. Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Prochloraz-Manganese complex (Trinong 50WP); Trichoderma spp (Promot Plus WP); Trichoderma viride (Biobus 1.00WP) + Bệnh thối nhũn: Có 2 nguyên nhân gây ra ( do nấm thối hạch và do vi khuẩn thối nhũn gây ra). Cần nhận biết và phân biệt rõ vỡi những triệu chứng sau: Thối nhũn do nấm Do nấm tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, mất màu sau đó nhũn ra. Bệnh gây thối từng lớp lá từ trên xuống dưới. Gặp độ ẩm không khí cao thấy có lớp tơ màu trắng bao phủ vết bệnh. Không có mùi khẳn.  Thuốc trị bệnh: Validacin3L, Rovral50WP, Anvil5SC, Bennomyl 50WP Thối nhũn do vi khuấn Do vi khuẩn tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra. Lúc đầu thấy xuất hiện một số lá bị héo vào buổi trưa, tươi lại buổi chiều. Bệnh làm thối mềm phần trong của cây (lõi) rồi sau đó làm thối nhũn cả bắp. Độ ẩm cao, thối nhũn càng nặng và ngửi vết bệnh thấy có mùi khẳn đặc trưng của hiện tượng thối nhũn do vi khuẩn. Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thuốc phòng: Kasumin 2L, Starner 20WP, New Kasuran 16,2 WP, Rovral 50WP. * Thu hoạch: Thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và mùa trồng. Thu hoạch khi bắp cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt căng, bắp phát triển đầy đủ, mặt bắp bóng láng và lá gốc bắt đầu vàng. Nếu thu hoạch sớm lá chưa cuốn chặt, năng suất kém. Nếu thu hoạch muộn bắp nứt nẻ, kém phẩm chất. Nên thu hoạch vào lúc trời mát hay buổi chiều, có thể thu hoạch 2 đợt nếu bắp tăng trưởng không đều. Năng suất bắp cải 20 - 35 tấn/ha tùy giống và mùa vụ. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới Bắp cải được phát sinh tại vùng Địa Trung Hải, tuy nhiên Châu Á là nơi có diện tích trồng và sản lượng bắp cải lớn nhất, đặc biệt Trung Quốc là quốc gia có diện tích trồng và năng suất bắp cải đứng đầu thế giới. Bắp cải chủ yếu được sử dụng dưới dạng, rau tươi, rau trộn salad và dưa bắp cải. Bảng 3. Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới Lục địa Nghìn tấn Tỷ lệ (%) Châu Phi 905 2 Châu Á 31.704 65 Châu Âu 12.254 25 Bắc Mỹ 2.722 6 Đại Dương 99 1 Nam Mỹ 557 1 Tổng 48.241 100 Nguồn: Nguồn: FAO, 1998. Trong đó các nước sản xuất bắp cải chính là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản, cụ thể: Bảng 4. Sản lượng bắp cải của 10 nước sản xuất chính STT Quốc gia Nghìn tấn TT Quốc gia Nghìn tấn 1 Trung Quốc 19.953 6 Mỹ 2.084 2 Nga 4.500 7 Ba Lan 1.778 3 Ấn Độ 4.200 8 Indonesia 1.401 4 Hàn Quốc 2.755 9 Ukraine 1.070 5 Nhật 2.550 10 Rumania 1.000 Nguồn: FAO, 2000. 2.2.2. Tình hình sản xuất bắp cải tại Việt Nam Bắp cải là cây rau quan trọng trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là vùng ĐBSH (Tạ Thu Cúc, 2007). Theo quyết định số 182/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau và hoa quả mục tiêu đến năm 2010 về kim ngạch xuất khẩu các loại hàng này là 1 tỷ USD, trong đó 525 triệu USD là rau, măng tây, măng ta, các loại quả là 323 triệu USD, gia vị gồm hạt tiêu đạt 100 triệu USD, hoa và cây cảnh khoảng 5%. Tuy nhiên theo chiến lược phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 của Bộ thương mại trình chính phủ ngày 21/8/2000 kim ngạch xuất khẩu rau quả đến năm 2010 đạt 1,8 triệu USD trong đó hạt tiêu đạt 250 triệu USD. Đây là hai mục tiêu tạm gọi là tối thiểu và tối đa mà Việt Nam phấn đấu trong 10 năm tới trong đó cơ cấu chủng loại sản phẩm có thể điều chỉnh dần dần sao cho phù hợp. Theo dự thảo đề án của Bộ thương mại định hướng cho chủng loại rau xuất khẩu hiện nay bao gồm: rau quả tươi, trong đó bắp cải, cải ngọt, hành hương, hành hoa, các loại đậu, đỗ, bí đỏ, bí xanh, khoa mỡ, hành tây. Nhưng mới chỉ có bắp cải, cải ngọt là những loại rau đang xuất khẩu có hiệu quả và chuyển biến tốt. Gía bắp cải mua để xuất khẩu cũng khá cao gần bằng giá thóc. Bắp cải được trồng chủ yếu ở miền Bắc ở vụ đông – xuân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một phần diện tích bắp cải trái vụ được trồng ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Khu vực Tây nguyên bắp cải được trồng chủ yếu tại Đà Lạt, Lâm Đồng do có điều kiện khí hâu thuận lợi nên có thể trồng bắp cải vụ sớm, bắp cải trái vụ. Các tỉnh có diện tích bắp cải lớn gồm: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Năm 2010, với tổng diện tích trồng bắp cải đạt 29.200 ha, sản lượng đạt 676.300 tấn (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2010). Tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, bắp cải được trồng trong vụ đông xuân tại các xã Mường So, Dào San, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Lản Nhì Thàng và thị trấn Phong Thổ, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân và một phần mang đi bán, đặc biệt tại các xã Mường So, Dào San, Nhì Thàng các hộ dân đã chủ động gieo trồng với số lượng lớn để tạo sản phẩm hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể về tình hình sản xuất cây rau bắp cải mà chỉ có số liệu chung về các loại rau, cụ thể: Bảng 5. Tình hình sản xuất bắp cải tại Việt Nam STT Tên xã Cây Rau đậu các loại Diện tích (ha) Năng suất (tạ) Sản lượng (tạ) 1 Thị Trấn 32,2 83,64 269,3 2 Sì Lở Lầu 35,7 84,7 302,4 3 Ma Ly Chải 27,1 82,99 224,9 4 Mồ Sì San 35,9 84,38 302,9 5 Pa Vây Sử 31,1 83,49 259,7 6 Vàng Ma Chải 28,2 82,66 233,1 7 Tung Qua Lìn 23,7 83,55 198,0 8 Dào San 78,9 84,26 664,8 9 Mù Sang 24,6 84,63 208,2 10 Ma Ly Pho 44,1 82,84 365,3 11 Hoang Thèn 52,1 85,07 443,2 12 Bản Lang 64,2 85,36 548,0 13 Khổng Lào 60,3 85,04 512,8 14 Mường So 64,2 84,06 539,7 15 Nậm Xe 66,7 84,83 565,8 16 Sin Suối Hồ 63 85,38 537,9 17 Lản Nhì Thàng 45 83,37 375,2 18 Huổi Luông 54,3 83,4 453,1 Tổng cộng 831,3 1514 7004,3 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phong Thổ, 2015. 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về cây bắp cải trên thế giới Trong các phương pháp sản xuất hạt lai, phương pháp lai đơn lý tưởng nhất, con lai có độ đồng đều cao và thể hiện ưu thế lai lớn. Đôi khi phương pháp lai kép cho năng suất cao nếu bố mẹ là các lai đơn có năng suất cao nhất, tuy nhiên độ đồng đều của con lai ở phương pháp này kém hơn, đối với bắp cải thì lai kép cho năng suất thấp hơn, chín muộn hơn và độ đồng đều kém hơn lai đơn. Cải bao thường dùng phương pháp này. Để tránh nhược điểm của phương pháp lai kép, người ta dùng phương pháp “các dòng đồng hợp tử”, ở phương pháp này mỗi dòng bố mẹ chứa 2 dòng phụ đồng hợp tử và chỉ khác nhau bởi nhân tố S, phương pháp này cho kết quả rất tốt. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây bắp cải ở Việt Nam Tại Đà Lạt năm 1938, các giống rau mang từ miền Bắc vào đã được trồng tỉa và cho kết quả rất tốt như: Chou coeur de boeuf moyen, Chou express, Chou de Noel, Chou quintal d’Alsace. Năm 1948, do ảnh hưởng bởi chiến tranh, hạt giống rau từ các nước nhập khẩu về Đà Lạt bị hạn chế và không đủ cung cấp cho sản xuất. Tại ấp Hà Đông, giống bắp cải trồng bằng “tuya” (bouture) được phát hiện và kỹ thuật này đã phổ biến khắp các vùng sản xuất rau của thị xã Đà Lạt. Kỹ thuật này đã giúp nông phần nào chủ động về cây giống để sản xuất và nó tồn tại đến những năm trước 1980. Năm 1977, với nhu cầu phát triển sản xuất, Nhà nước nhập nội 4 tấn giống bắp cải, cải bắc thảo chủ yếu phục vụ cho vùng rau Đà Lạt đã góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm hạt giống rau tại Đà Lạt. Báo cáo đánh giá tổng kết công tác giống rau 1979-1983 tại thành phố Đà Lạt đã nhận định Đà Lạt có điều kiện phù hợp để sản xuất một số giống rau phục vụ cho nhu cầu sản xuất rau thương phẩm của các địa phương khác trong cả nước. Các giống rau có thể làm giống tại Đà Lạt như củ cải thước, củ cải Hà Nội, củ cải Thái Lan, cải bông, cải xanh, cải trắng, đậu côve, bắp cải Lạng Sơn, bắp cải số 5, su hào Hà Giang. Từ năm 1987-1991, Phòng Nông nghiệp Đà Lạt tiến hành khảo nghiệm tập đoàn giống bắp cải và cải thảo của Công ty Tohoku (Nhật Bản) gồm 6 giống bắp cải CR-100, TH-8260, Early Shogun, Shogun, TH-7450, TH-3920 và 3 giống cải bắc thảo C-55, FS-60, R-70. Công tác khảo nghiệm đã chọn lọc được 2 giống bắp cải Early Shogun, Shogun và 1 giống cải thảo FS-60 phù hợp với điều kiện sản xuất tại Đà Lạt. Trong thập niên 1990 của thế kỷ XX, các cơ quan nghiên cứu khoa học của địa phương cũng đã nghiên cứu các giống rau mới để đưa vào sản xuất nông nghiệp: các giống bắp cải Paris (Pháp), Grand 11, A-28 (Công ty Chitai - Thái Lan) đã đáp ứng cho nhu cầu giống của địa phương trong những thời gian nhất định (lamdongdost.gov.vn. 2008). Ở miền Bắc công tác nghiên cứu, chọn lọc một số giống bắp cải cũng được thực hiện như: Giống CB 26 do KS. Nguyễn Trọng Mai và cộng tác viên, Trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội chọn tạo từ năm 1981, được công nhận đưa vào sản xuất năm 1990 giống CB26 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể nhiều năm từ giống bắp cải Phù Đổng-Hà Nội. Giống AK Cross là giống được nhập nội từ Nhật Bản được sản xuất rộng ở nhiều địa phương. Giống K60 (King 60) là giống được nhập nội từ Nhật Bản được Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương tiến hành khảo nghiệm từ năm 1998 và chứng tỏ có triển vọng tốt (Trương Đích. 2005). Những nghiên cứu về cây bắp cải ở Việt Nam còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu và kết quả về thời vụ, quy trình, kỹ thuật gieo trồng. Công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới chủ yếu là chọn lọc từ các dòng nhập nội. 2.3.3. Tình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá trên cây rau và bắp cải. Một số nghiên cứu về phân bón qua lá cho cây rau * Khái niệm về phân bón lá và nghiên cứu về phân bón lá cho cây rau Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp thời cho cây, mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt. * Giới thiệu về phân bón lá Có thể phân chia phân bón lá thành các nhóm theo dạng, thành phần dinh dưỡng và theo cơ chế liên kết các nguyên tốt dinh dưỡng. Theo Nguyễn Văn Uyển (1995), phân bón lá trên thị trường trong nước và trên thế giới rất phong phú, sản xuất dưới dạng các chế phẩm bón qua lá, có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm chỉ có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ. Nhóm có thêm chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đẩy sinh trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa, kết quả, giảm tỉ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình chín hoặc mau ra rễ. Nhóm các loại thuốc hóa học, trừ sâu bệnh phối hợp với tỉ lệ thích hợp. Phân bón lá có nhiều ưu điểm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_cai_bap_9006_1942650.doc
Tài liệu liên quan