Tóm tắt Luận văn uần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến - thị xã Hưng Yên

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bản đồ, bảng biểu, sơ đồ, bản ảnh

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 9

5. Phương pháp nghiên cứu 9

6. Đóng góp của luận văn 10

7. Các nguồn tư liệu 10

8. Cấu trúc luận văn 11

CHưƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÙNG PHỐ HIẾN – HưNG YÊN 13

1.1. Diên cách, vị trí địa lý vùng Phố Hiến – Hưng Yên 13

1.1.1. Diên cách 13

1.1.2. Vị trí địa lý 15

1.2. Đặc điểm tự nhiên vùng Phố Hiến – Hưng Yên

1.2.1. Đặc điểm phát triển địa hình

1.2.1.1. Vùng đất được hình thành do sự bồi đắp của sông Hồng và tác động của hệ

thống đê sông.

1.2.1.2. Vùng đất chịu tác động mạnh mẽ do sự vận động đổi dòng của sông Hồng 21

1.2.2. Đặc điểm khí hậu 28

1.2.3. Đặc điểm thuỷ văn 30

1.3. Lịch sử phát triển vùng Phố Hiến – Hưng Yên 34

1.4. Đặc điểm cư dân – văn hoá 37

1.4.1. Cộng đồng người Việt 37

1.4.2. Hoa Kiều và Nhật kiều 41

1.4.3. Khách thương phương Tây 46

1.5. Đặc điểm phát triển kinh tế 48

1.6. Tiểu kết 51

CHưƠNG 2: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

PHỐ HIẾN – HưNG YÊN: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG

2.1. Quá trình hình thành quần thể di tích 53

2.2. Phân loại di tích 64

2.2.1. Đền 64

2.2.2. Chùa 68

2.2.3. Đình 70

2.2.4. Hội quán 72

2.2.5. Nhà thờ Thiên chúa giáo 74

2.2.6. Văn miếu 75

2.2.7. Nhà thờ tộc/ Từ đường 76

2.2.8. Nhà cổ 77

2.3. Tính hệ thống và đặc điểm của quần thể di tích 78

2.3.1. Về mật độ và quy mô 78

2.3.2. Đặc điểm quần thể di tích 81

2.4. Tiểu kết 89

CHưƠNG 3: LỊCH SỬ PHỐ HIẾN – HưNG YÊN QUA HỆ THỐNG

CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

3.1. Giai đoạn tiền Phố Hiến - Vùng đất có vị trí chiến lược về quân sự 91

3.1.1. Thời kỳ Hai Bà Trưng 91

3.1.2. Thế kỷ X 96

3.1.3. Thời Lý - Trần 106

3.2. Giai đoạn Phố Hiến - Vùng đất có vị trí trọng yếu trong hệ thống giao thương và

truyền giáo

3.2.1. Vùng đất có vị trí trọng yếu trong hệ thống giao thương trong nước và quốc tế 112

3.2.2. Vùng đất quan trọng trong hành trình truyền giáo 122

3.3. Giai đoạn hậu Phố Hiến – Đô thị trung tâm hành chính thời Nguyễn 127

3.3.1. Sự suy tàn của thương cảng kinh tế 127

3.3.2. Sự hình thành đô thị trung tâm hành chính thời Nguyễn 133

3.4. Tiểu kết 136

KẾT LUẬN 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

PHỤ LỤC

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn uần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến - thị xã Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo tàng tỉnh Hải Hưng kết hợp với một số nhà khoa học đã tiến hành đợt điều tra tổng thể di sản văn hoá vật thể khu vực Thị xã Hưng Yên lần đầu tiên. Kết quả là đã thống kê được 60 di tích trên địa bàn thị xã, trong đó có 24 đền miếu, 1 hội quán, 17 chùa, 1 nhà thờ thiên chúa giáo, 10 đình, 1 nhà dòng, 2 nhà thờ họ, 1 nghĩa địa người nước ngoài, 1 văn miếu, 1 võ miếu, 1 chợ [69, 89]. Năm 1990, hội thảo khoa học về đô thị cổ Hội An được tổ chức với sự tham gia của đông đảo học giả, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bên cạnh những nghiên cứu chuyên sâu về Hội An, Phố Hiến cũng được đề cập đến trong các tham luận nghiên cứu về quan hệ thông thương giữa Hội An với các địa phương trong nước cũng như vị trí của các cảng thị ven biển Đông Nam Á trong lịch sử. Năm 1992, một hội thảo khoa học quy mô về Phố Hiến lần đầu tiên được tổ chức tại thị xã Hưng Yên. Hội thảo đã quy tụ đông đảo các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy trong nước và quốc tế. Sự ra đời của Phố Hiến, cơ sở kinh tế - xã hội, kết cấu dân cư, đời sống văn hóa cũng như quan hệ thông thương của Phố Hiến với trong và ngoài nước, vấn đề sự hưng thịnh, suy tàn của Phố Hiến và việc bảo tồn, tôn tạo QTDT Phố Hiếnđều được thảo luận. Cho đến nay, đây vẫn là công trình nghiên cứu chi tiết nhất, quy mô nhất, toàn diện nhất về lịch sử đô thị Phố Hiến. Sau hội thảo, năm 1998, nhằm phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh Phố Hiến, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ Hưng Yên, Sở Văn hóa Thông tin Hưng Yên kết hợp với Hội văn học Nghệ thuật Hưng Yên đã xuất bản công trình Phố Hiến – lịch sử văn hóa. Với bản in màu đẹp, đây là công trình đầu tiên đem đến cho độc giả trực quan sinh động về các di tích tiêu biểu của Phố Hiến. Di tích và danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến một lần nữa được tập hợp và giới thiệu trong cuốn sách 11 Những danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến của tác giả Lâm Hải Ngọc (HY, 2005). Tuy nhiên, các tuyển tập này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những di tích tiêu biểu nhất của Phố Hiến chứ chưa đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về toàn bộ QTDT Phố Hiến với những đặc trưng riêng độc đáo của nó. Ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm, khảo sát được đề cập đến ở trên, Phố Hiến còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết, chuyên khảo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử văn hoá. Năm 1968, đề tài Phố Hiến lần đầu tiên được đề cập đến trên tạp chí đầu ngành của sử học Việt Nam – Nghiên cứu lịch sử - với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về Phố Hiến” của hai tác giả Trương Hữu Quýnh và Đặng Huyền Chi. Còn trên tạp chí Xưa và Nay, đáng chú ý là ba bài viết của các tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân (1996) – “Người Pháp tại PH”, Hoàng Kim Đáng (1999) – “Phố Hiến qua một tấm bản đồ cổ”, Nguyễn Văn Chiến (2005) – “Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến”. Các bài viết trên đã phần nào làm rõ nét hơn về cơ cấu dân cư, vị trí các phường xã, thương điếm trong cơ cấu đô thị của thương cảng Phố Hiến. Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật cũng đăng tải một số chuyên khảo về Phố Hiến. Đáng chú ý là hai bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng (2001) với “Sông Nhị Hồng với Hưng Yên - một tiếp cận địa văn hoá” và tác giả Nguyễn Quang Ngọc (2001) với “Sông Đàng Ngoài với vị thế Phố Hiến xưa”. Trong khi giáo sư Trần Quốc Vượng làm sáng tỏ phần nào vị thế của vùng đất Phố Hiến – Hưng Yên dựa trên những nghiên cứu tiếp cận từ khía cạnh địa văn hoá thì giáo sư Nguyễn Quang Ngọc lại đặt Phố Hiến trong mối tương quan với tuyến sông Đàng Ngoài. Đây cũng là chuyên khảo đầu tiên chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa Phố Hiến với hai cảng thị cũng nằm trên tuyến sông này là Thăng Long và Domea (thuộc Hải Phòng ngày nay). Với việc tiếp cận được một số bản đồ cổ được vẽ bởi các nhà du hành phương Tây đã từng đến Đàng Ngoài trong thế kỷ XVI, XVII và nguồn tư liệu lưu trữ của công ty Đông Ấn VOC tại Hà Lan, nghiên cứu về thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII đã đạt được những thành tựu mới. Liên tục trong ba năm 2005 – 2008, hàng loạt bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Văn Kim, Đỗ Thuỳ Lan, Hoàng Anh Tuấn liên tục xuất hiện trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Với những chuyên khảo “Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ XVI-XVII” (Đỗ Thùy Lan, 2005); “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài” (2005), “Kế hoạch Đông Á và sự thất bại của Công ty Đông Ấn Anh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII qua tư liệu phương Tây” (2005), “Mậu dịch tơ lụa của công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Ngoài 1637 -1670” (2006), “Hải cảng 12 miền Đông Bắc và hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII qua các nguồn tư liệu phương Tây” (2007) của tác giả Hoàng Anh Tuấn và các bài viết “Vị trí của Phố Hiến và Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVI-XVIII” (Nguyễn Văn Kim, 2007), “Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII, XVIII” (Nguyễn Quang Ngọc, 2007), bức tranh toàn cảnh về thương mại Đàng Ngoài được phục dựng khá rõ nét. Hệ thống tuyến giao thương và vị trí của từng thương cảng cũng như mối quan hệ buôn bán giữa Đàng Ngoài với Anh, đặc biệt là với Hà Lan được các tác giả khảo cứu tỉ mỉ. Trong đó, vị thế của Phố Hiến được làm sáng tỏ hơn trên từng chức năng tuần ty thu thuế, kiểm soát cũng như chức năng thương mại của nó. Tuy nhiên, từ những nguồn tư liệu phương Tây, các tác giả nhận định về vai trò của Phố Hiến với nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau. Mặc dù vậy, những chuyên khảo này đã góp phần đem đến những hiểu biết xác đáng, toàn diện và khách quan hơn về vị thế của Phố Hiến trong toàn cảnh thương mại Đàng Ngoài. Năm 2004, Phòng Văn hóa Thông tin Thị xã Hưng Yên đã tiến hành kiểm kê và biên soạn tập tài liệu QTDT Phố Hiến – Thị xã Hưng Yên. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một bản thống kê di tích còn chưa đầy đủ, chưa đem đến nhận thức chung về vẻ đẹp, tính hệ thống và giá trị của QTDT lịch sử văn hóa trên địa bàn 12 phường của thị xã. Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy rõ Phố Hiến - Hưng Yên là một vùng đất trọng tâm được các học giả nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu, nhiều vấn đề còn chưa có điều kiện làm sáng tỏ, đặc biệt là lịch sử vùng đất này giai đoạn tiền và hậu Phố Hiến. Về mặt di tích đã có tổng kiểm kê di tích song vẫn chưa đầy đủ và chưa làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như giá trị của di tích. 11. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị xã Hưng Yên bao gồm 12 phường xã, đồng thời mở rộng phạm vi khảo sát thực địa sang bờ hữu ngạn sông Hồng đối diện với Phố Hiến thuộc đất Duy Tiên (Hà Nam) và vùng ngã ba cửa Luộc thuộc Lý Nhân (Hà Nam) và Hưng Nhân (Thái Bình). Nhằm tìm mối liên hệ và làm sáng tỏ vị trí của các bến đò và hệ thống di tích dọc sông Hồng, sông Luộc, địa bàn khảo sát thực địa cũng được mở rộng sang các huyện Kim Động và Tiên Lữ của tỉnh Hưng Yên. Luận văn được tiến hành dựa trên kết quả tổng kiểm kê di tích và hệ thống hồ sơ di tích của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Phòng Văn hoá Thông tin thị xã Hưng Yên kết hợp với việc kế thừa thành quả nghiên cứu trực tiếp của Hội thảo khoa học năm 1992. Đặc biệt, nguồn tư liệu đóng vai trò chủ yếu để hình thành nên các luận điểm khoa học 13 trong luận văn là tư liệu dân gian dựa trên kết quả tập hợp, thống kê, điều tra điền dã của tác giả qua các đợt khảo sát thực địa trong năm 2008. Luận văn mong muốn đem đến cái nhìn toàn diện về QTDT lịch sử văn hóa Phố Hiến với các loại hình di tích đa dạng, phong cách kiến trúc độc đáo. Trên cơ sở thống kê, phân loại, luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích đặc điểm, mối quan hệ giữa các di tích. Qua đó, phác dựng diện mạo đô thị Phố Hiến theo từng thời kỳ lịch sử, làm rõ nét hơn tiến trình lịch sử của vùng đất này không chỉ trong giai đoạn hưng thịnh của thương cảng Phố Hiến thế kỷ XVII – XVIII mà còn phác dựng lịch sử giai đoạn tiền Phố Hiến và hậu Phố Hiến. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn dựa trên những kết quả nghiên cứu về bức tranh toàn cảnh của QTDT trong tương quan các điều kiện tự nhiên, xã hội sẽ cung cấp thêm hiểu biết để các nhà quy hoạch, quản lý văn hoá đề ra các biện pháp bảo tồn, giữ gìn hệ thống di tích này một cách hiệu quả trong quy hoạch thành phố tương lai. 12. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Qua nghiên cứu QTDT lịch sử - văn hóa, góp phần phác dựng lại diện mạo đô thị Phố Hiến cũng như tiến trình phát triển của Phố Hiến - Hưng Yên trong lịch sử. Luận văn tiến hành theo phương pháp liên ngành, nghiên cứu QTDT lịch sử - văn hóa trong mối quan hệ tổng thể với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nghiên cứu di tích không tách rời khỏi các đặc trưng văn hóa dân gian của vùng. Từ đó, chúng tôi Hưng Yên vọng đưa ra những giả thiết tổng hợp dựa trên những luận cứ khoa học về các giai đoạn phát triển của Hưng Yên – Phố Hiến, đồng thời góp phần đề ra, kiến nghị về phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnh thị xã Hưng Yên chuyển mình thành thành phố tương lai. 13. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của các ngành khoa học lịch sử, văn hoá, bảo tồn, bảo tàng: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực địa, phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê, tổng hợp Ngoài những phương pháp truyền thống và cơ bản trên, cần thiết phải sử dụng phương pháp liên ngành, khu vực học trong nghiên cứu đề tài này bởi: Di tích lịch sử văn hoá không tồn tại một cách tự thân, tự phát mà nó ra đời, phát triển và được bảo tồn trên cơ sở tổng hoà các điều kiện tự nhiên, lịch sử, tín ngưỡng, văn hoá trong một thời kỳ nhất định hoặc trong cả một chuỗi các giai đoạn phát triển 14 của lịch sử đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Vì vậy, để hiểu về bản thân từng di tích, chúng ta phải nghiên cứu theo hướng tiếp cận tổng thể, tránh tách biệt di tích với tổng thể những điều kiện mà trên đó di tích đã được hình thành và phát triển. Nghiên cứu về cả một QTDT lịch sử, càng cần thiết phải tiếp cận theo hướng tổng thể bởi đây là phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn toàn cảnh, hệ thống để trên cơ sở đó, phân loại và đánh giá được chính xác giá trị của từng di tích và cụm di tích. Phương án bảo tồn và phát huy đầy đủ giá trị của di tích lịch sử văn hoá chỉ khả thi khi nó được đề ra trên cơ sở nghiên cứu tổng thể các điều kiện, định hướng kinh tế xã hội hiện nay của địa bàn – nơi di tích tồn tại, đảm bảo sự tương quan hài hoà giữa cái cũ và cái mới, giữa vấn đề bảo tồn vốn cổ và định hướng phát triển. Để bảo tồn di tích, cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, bảo tàng với các nhà kinh tế học, xã hội học, địa lý họcvà các cấp chính quyền quản lý và hoạch định chiến lược phát triển của từng địa phương. Do vậy, trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã hệ thống hóa tư liệu theo phương thức tổng hợp liên ngành để phân tích các vấn đề được đặt ra trong luận văn. 14. Đóng góp của luận văn - Tập hợp, hệ thống, loại hình hóa di tích khu vực Phố Hiến – Hưng Yên. - Bổ sung, làm đầy đặn hơn hệ thống tư liệu về di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến - Hưng Yên. - Làm rõ sự tương tác giữa điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội tác động tới QTDT. - Tiếp cận nghiên cứu QTDT nhằm khôi phục lại phần nào quá trình hình thành, thay đổi, phát triển của vùng đất Phố Hiến - Hưng Yên qua các thời kỳ lịch sử. - Luận văn góp phần tăng thêm cứ liệu cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích trong giai đoạn thị xã Hưng Yên chuẩn bị trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trong tương lai. 15. Các nguồn tƣ liệu Nguồn tư liệu ghi chép, khảo sát về Phố Hiến - Hưng Yên không nhiều. Do vậy, để giải quyết những yêu cầu đặt ra trong luận văn, chúng tôi cố gắng khai thác tối đa các nguồn sử liệu gốc như thư tịch cổ, ghi chép của các tác giả trong và ngoài nước, đồng thời sử dụng những tư liệu thống kê, khảo sát, đo vẽ, bản ảnh di tích đã được các cơ quan văn hóa trên địa bàn thị xã tiến hành tập hợp trong nhiều năm. Một nguồn tư liệu khác được khai thác và có vai trò quan trọng để tiến hành nghiên cứu luận văn chính là 15 tư liệu dân gian , tư liệu hồi cố, bản ảnh di tíchdo tác giả luận văn trực tiếp thực hiện qua các đợt khảo sát thực địa tiến hành trong năm 2008. 16. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương chính như sau: Chƣơng 1: Đặc điểm tự nhiên, xã hội vùng Phố Hiến - Hƣng Yên. (40 trang) Luận văn tập trung phân tích những đặc điểm về diên cách, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và những điều kiện lịch sử - cư dân - văn hóa tác động tới sự hình thành, phát triển của QTDT Phố Hiến – Hưng Yên. Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích, tổng hợp những nguồn tư liệu khai thác trên thực địa để phác dựng lại sự đổi dòng của sông Hồng, qua đó phân tích vai trò của dòng sông này đối với sự tồn tại, phát triển của hệ thống di tích tại Phố Hiến - Hưng Yên. Qua phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội, có thể nhận định rõ nét một vùng Phố Hiến - Hưng Yên với nhiều nét riêng biệt – một khu vực mang tính “đặc thù”. Trên tổng quan của những yếu tố đó, di tích tại khu vực này cũng mang nhiều nét riêng biệt. Chƣơng 2: QTDT lịch sử văn hóa Phố Hiến - Hƣng Yên: Lịch sử và thực trạng (40 trang) Trong chương 2, luận văn tập trung tái hiện về quá trình hình thành QTDT qua các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ đặc điểm phát triển di tích từng thời kỳ, phân tích mối quan hệ giữa diễn tiến lịch sử vùng đất và quá trình hình thành di tích. Một nội dung quan trọng trong chương này là tác giả đã cố gắng loại hình hóa hệ thống di tích Phố Hiến - Hưng Yên. Khu vực này hiện còn tới 134 di tích bao gồm nhiều loại hình đa dạng. Do đó, việc phân loại di tích là vô cùng cần thiết. Công việc này không chỉ giúp nhận định chính xác hơn về giá trị của từng di tích, cụm di tích mà còn làm sáng tỏ diện mạo đời sống văn hóa – tín ngưỡng của cộng đồng cư dân khu vực này. Hơn nữa, việc loại hình hóa di tích sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn đánh giá tính hệ thống, mối quan hệ giữa các di tích cũng như rút ra những nhận xét quan trọng về đặc điểm của QTDT tại đây. Từ những phân tích trên, một kết luận quan trọng được rút ra đó là 134 di tích tồn tại trên khu vực Phố Hiến - Hưng Yên không phải là những di tích rời rạc, riêng lẻ mà chúng thực sự tạo thành một hệ thống, một quần thể với mối quan hệ, gắn bó mật thiết. Do đó, giá trị chung của toàn bộ QTDT 16 được nâng cao hơn, là một nhân tố quan trọng để các nhà quy hoạch du lịch căn cứ vào đó vạch ra những chiến lược phát huy giá trị di tích một cách hợp lý, hiệu quả. Chƣơng 3: Lịch sử Phố Hiến - Hƣng Yên qua hệ thống di tích lịch sử văn hoá (47 trang) Luận văn phác dựng lại phần nào về diễn tiến lịch sử miền đất Phố Hiến - Hưng Yên trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu khai thác tại di tích và xung quanh di tích. Lấy thời kỳ Phố Hiến – giai đoạn phát triển vàng son nhất của vùng đất này làm mốc phân chia, lịch sử Phố Hiến - Hưng Yên được tác giả chia làm 3 thời kỳ: tiền Phố Hiến, Phố Hiến, hậu Phố Hiến. Trong giai đoạn tiền Phố Hiến, vị trí trọng yếu của vùng đất này về quân sự được thể hiện rõ qua những sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra tại đây trong các thời kỳ: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, loạn 12 sứ quân và kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981, kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2. Giai đoạn phát triển của thương cảng Phố Hiến, vùng đất này nổi bật với vị thế quan trọng trong hệ thống giao thương của Đàng Ngoài. Những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước đã đưa Phố Hiến trở thành một thương cảng sầm uất nhất của Đàng Ngoài trong các thế kỷ XVI – XVII. Trong thời kỳ này, Phố Hiến còn là địa bàn quan trọng trên hành trình truyền bá đạo Thiên Chúa vào Đàng Ngoài. Tại đây đã diễn ra “Công đồng” đầu tiên của Công giáo Việt Nam – Công đồng Dinh Hiến - cũng như lễ phong linh mục người Việt đầu tiên. Sau thời kỳ Phố Hiến, vùng đất này dần bị nông thôn hóa trở lại. Thế kỷ XIX, việc triều Nguyễn đặt tỉnh lỵ của toàn tỉnh Hưng Yên tại đây cũng không thể khôi phục lại được diện mạo đô thị huy hoàng của thương cảng khi trước. Sự suy tàn của nhân tố kinh tế đã biến Phố Hiến từ một đô thị kinh tế thế kỷ XVI – nửa đầu XVIII trở thành một đô thị hành chính – chính trị vào thế kỷ XIX. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa, Huế. 2. Phương Anh (1998), “Nhà ở dân gian trong lịch sử”, T/c Kiến trúc, số 3-4. 3. Nguyễn Văn Âu (1997), Sông ngòi Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Đặng Văn Bài, “Suy nghĩ về việc bảo vệ và khai thác các di tích lịch sử và văn hoá ở Phố Hiến”, Phố Hiến - Kỷ yếu hội thảo khoa học, tr.239-247, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Hải Hưng. 5. Đặng Văn Bài (2008), “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, T/c Di sản Văn hóa, số 2, tr.7-12. 6. Ban nghiên cứu chính trị tỉnh Hưng Yên (1965), Lịch sử đất đai và thổ nhưỡng HY, Bản viết tay lưu tại Thư viện tỉnh Hưng Yên. 7. Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (2002), Tìm trong di sản văn hoá Việt Nam: Thăng Long - Hà Nội, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 8. Phòng Quản lý Đô thị Thị xã Hưng Yên (2004), Bản đồ hành chính Thị xã Hưng Yên. 9. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đình – đền – chùa Đào Đặng. 10. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích chùa Chuông. 11. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Mẫu. 12. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Trần. 13. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đình An Vũ. 14. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Trạ. 15. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Đằng Châu. 16. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Kim Đằng. 17. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Bà Đào Nương. 18. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đình – chùa Hiến. 19. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích chùa Nễ Châu. 20. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Bảo Châu. 21. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích Văn miếu Xích Đằng. 22. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích Đông Đô Quảng Hội. 23. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích Chùa Phố. 24. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích Võ Miếu. 18 25. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Hồ sơ di tích đền Thiên Hậu. 26. Đỗ Bang (1991), “Dấu tích cảng thị Nước Mặn (Bình Định)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học, tr.193. 27. Đỗ Bang (1992), “Phố cảng Thanh Hà và dấu tích phố cổ”, Những phát hiện mới về khảo cổ học, tr.172 – 173. 28. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận - Quảng (Hội An - Thanh Hà - Nước Mặn) thế kỷ XVII - XVIII, NXB Thuận Hóa, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. 29. Đỗ Bang (1991), “Quan hệ và phương thức buôn bán giữa Hội An với trong nước”, Kỷ yếu Đô thị cổ Hội An, tr.231-245, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 30. Đỗ Bang (1994), “Mối quan hệ giữa các Phố Cảng Đàng Trong với Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.188-195, Sở Văn hóa Thông tin- Thể thao Hải Hưng. 31. Nguyễn Chí Bền (2006), “Bảo tồn di sản văn hoá vật thể Thăng Long - Hà Nội: Những vấn đề phương pháp luận”, Kỷ yếu hội thảo khoa học phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chương trình KX.09, tr.147-155, NXB Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 32. Nguyễn Chí Bền (2008), “Văn hóa ven sông Hồng ở Việt Nam, vấn đề và sự tiếp cận”, T/c Di sản văn hóa, số 2, tr.20-27. 33. Nguyễn Bích (1994), “Cái đình và điêu khắc đình làng”, Kỷ yếu Bảo tàng Mỹ thuật tháng 8-1993, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 34. Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng (1971), Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 35. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 36. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, NXB Văn hoá Dân tộc, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội. 37. Bộ Văn hoá Thông tin (2003), Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Laurent Burel (1996), “Hoạt động truyền giáo của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1856- 1883)”, T/c Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr.21-31. 39. Trần Bá Chí (1994), “Quá trình thông thương giữa Xích Đằng-Phố Hiến với Càn Hải- Phù Thạch”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.210-214, Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 19 40. Trần Bá Chí (2003), Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Chiến (2005), “Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến”, T/c Xưa và Nay, số 249. 42. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 43. Phan Huy Chú (2005), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 44. Cục Di sản Văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Hà Nội. 45. William Dampier (2007), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, NXB Thế giới, Hà Nội. 46. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1985), “Hoạt động thương nghiệp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-XIX”, T/c Nghiên cứu lịch sử, số 5, tr.26-34. 47. Phan Đại Doãn, Trương Hữu Quýnh (1994), “Về sự suy tàn của PH”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.215-219, Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 48. Nguyễn Đăng Duy (1993) , Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 49. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, Bộ Văn hoá - Thông tin, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 50. Phạm Đức Dương (1998), Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Hoa trong lịch sử, NXB Thế giới, Hà Nội. 51. Hoàng Kim Đáng (1999), “Phố Hiến qua một tấm bản đồ cổ”, T/c Xưa và Nay, số 63, tr.21-22. 52. Nguyễn Đình Đầu (1991), “Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An”, Kỷ yếu Đô thị cổ Hội An, tr.161-166, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 53. Nguyễn Khoa Điềm (1998), “Văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá”, T/c Xưa&Nay, số 53, tr.4 54. Trịnh Thị Minh Đức (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 55. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 56. Anthoyny Farrington (1994), “Những tài liệu của công ty Đông Ấn Anh liên quan đến Phố Hiến và Đàng Ngoài”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.143-159, Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 20 57. Riichiro Fujawara, (1994) “Quy chế người Hoa dưới chế độ họ Trịnh và Phố Hiến”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.96-100, Sở Văn hóa Thông tin -Thể thao Hải Hưng. 58. Vũ Minh Giang (1991), “Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An”, Kỷ yếu Đô thị cổ Hội An, tr.205-215, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 59. Vũ Minh Giang (1994), “Góp phần nhận diện Phố Hiến qua hai tấm bia”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.115-122,Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 60. Pierre Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 61. Châu Hải (1994), “Người Hoa ở Phố Hiến trong mối quan hệ với người Hoa ở các đô thị Việt Nam cùng thời kỳ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.202-209, Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 62. Nguyễn Duy Hinh (1994), “Thần điện Phố Hiến”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.232-238, Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 63. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 64. Nguyễn Kim Hoa (1996), “Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ngàn năm văn hiến”, T/c Kiến trúc, số 1, tr.64-65. 65. Nguyễn Văn Hoàn (1991), “Hội An một trung tâm giao lưu văn hóa với thế giới của Việt Nam ở thế kỷ XVII”, Kỷ yếu Đô thị cổ Hội An, tr.278-293, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 66. Tăng Bá Hoành (1994), “Di tích lịch sử văn hoá ở Phố Hiến”, Phố Hiến - Kỷ yếu hội thảo khoa học, tr.221-227, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Hải Hưng. 67. Tăng Bá Hoành (1994), “Phố Hiến qua nghiên cứu khảo cổ học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phố Hiến, tr.89-95, Sở Văn hóa Thông tin-Thể thao Hải Hưng. 68. Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định quy định về việc thi hành “Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh”, Hà Nội. 69. Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1984), Pháp lệnh và bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh thông qua ngày 31/03/1984. 70. Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên (2005), Văn hóa văn nghệ dân gian HƯNG YÊN – đôi nét phác thảo, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 71. Đỗ Đức Hùng (1997), Vấn đề trị thủy ở đồng bằng Bắc Bộ dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 21 72. Nguyễn Quốc Hùng (2008), “Vai trò của di sản văn hóa trong sự nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01472_4013_2008084.pdf
Tài liệu liên quan