Đề tài Sử dụng hiệu quả vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 3

1.1. Lý luận chung về vốn lưu động 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Vai trò của vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh 4

1.1.3. Phân loại vốn lưu động 5

1.1.3.1. Căn cứ vào sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh 5

1.1.3.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn 6

1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động 7

1.1.4.1. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn 7

1.1.4.2. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn 9

1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 9

1.1.5.1. Phương pháp trực tiếp 10

1.1.5.2. Phương pháp gián tiếp 11

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12

1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12

1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16

1.2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 18

1.2.3.2. Số vòng quay các khoản phải thu 19

1.2.3.3. Kỳ thu tiền bình quân 19

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 20

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hiệu quả vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. 1.2.2.4 Tài sản lưu động khác. Là khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển…. 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Hệ số sinh lời của vốn lưu động: Hệ số sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận(trước hoặc sau thuế)thực hiện được trong kỳ VLĐsử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời của vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt. * Hệ số phục vụ của vốn lưu động: Hệ số phục vụ của VLĐ = VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ DThu (DThu thuần) thực hiện trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Tổng DThu(DThu thuần) thực hiện trong kỳ * Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho ta biết được để có thu về được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. * Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không còn được thể hiện ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là nhanh hay chậm. Vốn lưu động có tốc độ lưu chuyển càng nhanh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Tốc độ luân chuyển được biểu hiện ở hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển vốn( số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn( số ngày của một vòng luân chuyển vốn). - Số lần luân chuyển vốn lưu động: Trong đó: L: số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong kỳ. M: Doanh thu theo giá vốn đạt được trong kỳ. VLĐ : Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ. - Kỳ luân chuyển vốn: Trong đó : K : kỳ luân chuyển vốn SN: Số ngày trong kỳ L : Số lần luân chuyển M : Doanh thu theo giá vốn thực hiện được trong kỳ. Vòng quay vốn lưu động càng nhanh làm cho kỳ luân chuyển của vốn được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp càng được sử dụng có hiệu quả. 1.2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: * Hệ số thanh toán hiện thời: Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán. * Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ - Vốn hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Hệ số này càng cao càng tốt. * Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại thời điểm xác định, tỷ lệ này không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ. 1.2.3.2 Số vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng qua các khoản phải thu này càng cao, thể hiện doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản nợ. Điều đó có nghĩa là vốn bị chiếm dụng giảm, tuy nhiên vòng quay các khoản phải thu có thể qua cao sẽ là ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ, làm giảm doanh thu. 1.2.3.3 Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần bình quân 1 ngày Chỉ tiêu này cho thấy độ dài thời gian để thu hồi được các khoản tiền phải thu kể từ khi giao hàng đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Vốn lưu động có kết cấu phức tạp, do tính chất hoạt động không thuần nhất, nguồn cấp phát và nguồn bổ sung luôn thay đổi. Để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết phải tiến hành nghiên cứu kết cấu vốn lưu động. - Kết cấu vốn lưu động thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp. Thông qua kết cấu vốn lưu động cho thấy sự phân bổ của vốn trong từng giai đoạn luân chuyển hoặc trong từng nguồn vốn, từ đó doanh nghiệp xác định phương hướng và trọng điểm quản lý nhằm đáp ứng vốn kịp thời đối với từng thời kỳ kinh doanh. - Kết cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố như: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức….Vì vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động khác nhau, nó phụ thuộc các nhân tố sau: - Nhân tố về tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa các doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của mỗi loại vật tư cung cấp. - Nhân tố về mặt sản xuất: Phụ thuộc vào quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất. - Nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Chương II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 2.1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8, được thành lập theo quyết định số 2409 QĐ/TCCB-LĐ ngày 21/11/1994 của Bộ Giao thông vận tải và theo nghị quyết 22/BCT của Bộ Chính trị, quyết định số 72/CP của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện về phát triển kinh tế xã hội tại vùng Tây Bắc. Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 999/QĐ - BGTVT ngày 16/04 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và bắt đầu từ ngày 23/07/2004, Công ty chính thức hoạt động theo con dấu, mã số thuế và tài khoản mới. Công ty được hình thành đã tăng thêm sức mạnh của Tổng Công ty. Đây là sự nhìn nhận có tầm chiến lược của Tổng Công ty về khu vực Tây Bắc. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 18 Hồ Đắc Di – Hà Nội. Với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là nhận thầu thi công xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng các loại công trình giao thông như: làm nền, mặt đường bộ, các loại cầu vừa và nhỏ, các công trình thoát nước… Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, trang bị thêm máy móc thiết bị trong dây chuyền thi công xây dựng, đảm bảo năng lực và chất lượng thi công công trình. Vì vậy, Công ty đã trúng thầu và được chỉ định thầu nhiều công trình xây dựng. Địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng ở các tỉnh phí Bắc từ Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái… đến các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình và các công trình ở phía Nam như đường Xuyên á… 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ. Là Công ty xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh là thi công xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, hoàn thiện các công trình giao thông, xây dựng dân dụng. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài nên việc tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng biệt. Công ty đã tìm hiểu và bố trí hợp lý mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức trực tuyến chức năng, từ Công ty đến các xí nghiệp, đến đội, tổ, người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng chức năng. Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây có đội ngũ cán bộ công nhân chuyên ngành có năng lực và tay nghề cao với đầy đủ máy móc thiết bị thi công nên đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật thi công công trình. Hiện nay số cán bộ công nhân viên của Công ty là 503 người với các trình độ: - Trình độ đại học: 40 người - Trình độ trung cấp: 30 người - Còn lại là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. - Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Công ty, trước Hội đồng quản trị Tổng Công ty và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động sản xuất theo chế độ một thủ trưởng, quyết định và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất của Công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc: - Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật - thi công: Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế xây dựng. - Một phó giám đốc phụ trách nội chính: trực tiếp chỉ đạo các sự việc diễn ra thường xuyên tại Công ty và có quyền ký các hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên. Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền. Để giúp Ban giám đốc quản lý công việc có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của công việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật... bao gồm: - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc sắp xếp bố trí cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách, tổ chức các công việc hành chính, chuyển giao công văn, giấy tờ, quyết định nội bộ, quản lý trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và điều hành sản xuất . - Phòng kế hoạch - kỹ thuật - tiếp thị: Có trách nhiệm giúp Giám đốc tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, tiếp cận, tìm kiếm khai thác công việc để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phối hợp cùng các phòng ban, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch về tài chính. Tổ chức phân giao nhiệm vụ tới các đội sản xuất, kiểm tra kỹ thuật và chất lượng của công tác xây dựng theo thiết kế cùng với chủ đầu tư, tổ chức giám sát kiểm tra chất lượng từng công việc, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình. Theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, thanh quyết toán kịp thời bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Tổ chức đấu thầu theo đúng trình tự quy chế đấu thầu của Nhà nước ban hành. Giúp Giám đốc tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm để hoàn thành kế hoạch sản xuất đồng thời định kỳ làm báo cáo lên cấp trên. các dự án về mua sắm tài sản cố định, khai thác hợp đồng, nhận thầu, hợp đồng kinh tế, theo dõi dự toán, đánh giá sản xuất kinh doanh của Công ty và quản lý vật tư thi công. - Phòng Vật tư - Thiết bị: Có chức năng và nhiệm vụ lo cung ứng vật tư cần thiết cho quá trình thi công, kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị cho sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công theo các hợp đồng đã ký kết. Giúp Giám đốc quản lý tài sản và đầu tư tài sản có hiệu quả. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ theo dõi việc sử dụng máy của các đội thi công về kỹ thuật và trình độ sử dụng, theo dõi thời hạn đại tu, sửa chữa lớn của mỗi máy, thời gian sử dụng của từng máy để tính khấu hao. - Phòng Kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán theo yêu cầu thể lệ tổ chức kế toán nhà nước. Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời, chính xác, theo dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý , hợp pháp của các khoản chi phí đó nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp. Ngoài ra lập kế hoạch tín dụng để vay vốn thi công, vay vốn dài hạn để mua thiết bị, thu hồi công nợ ở các chủ đầu tư. - Khối xí nghiệp và đội trực thuộc Công ty: Có 7 xí nghiệp và đội công trình có chức năng và nhiệm vụ như nhau đó là cùng đảm nhận công việc xây dựng công trình do các xí nghiệp và các đội tự nhận hoặc do Công ty giao cho. - Các ban điều hành công trình, văn phòng đại diện: - Văn phòng đại diện tại Lai Châu - Ban điều hành công trình tại Sơn La - Các đội sản xuất: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các Đội sản xuất. Bộ máy gián tiếp Đội gồm các thành phần chủ yếu sau: - Đội trưởng - Đội phó – Kỹ thuật - Kế toán - Cán bộ vật tư Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty như sau: P. giám đốc 1 P. giám đốc 2 Phòng KH KT tiếp thị Phòng vật tư thiết bị Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính Giám đốc - Văn phòng đại diện. - Các Đội 1, 2,..., 7. - Xí nghiệp XDCT 1 2.2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây. 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % 1. Tổng doanh thu 48.867 63.790 14.923 30.5 2. Doanh thu thuần 48.867 63.790 14.923 30.5 3. Giá vốn hàng bán 45.540 57.822 12.282 27.0 4. LN gộp 3.337 5.968 2.631 78.8 5. Doanh thu hoạt động TC 19 27 6 34.3 6. Chi phí tài chính 1.750 2.666 916 52.3 Trong đó: Lãi vay phải trả 1.750 2.666 916 52.3 7. Chi phí bán hàng 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.705 2.848 97 3.6 9. LN thuần từ hoạt động SXKD 1.143 481 (622) (54.4) 10. Lợi nhuận khác 1.319 (337) (1.686) (127.8) 11. Tổng lợi nhuận trước thuế 176 114 (62) (35.0) 12. Thuế TNDN 13. Lợi nhuận sau thuế 176 114 (62) (35.0) Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây Qua số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2004 kém hơn so với năm 2003. Tổng lợi nhuận trước thuế là 114 triệu đồng, giảm 61 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 35%. Lợi nhuận hoạt động tài chính tăng lên mặc dầu chi phí hoạt động tài chính tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu tài chính (cụ thể là 34,3% so với 52,3%). Từ số liệu của hai năm ta thấy hoạt động tài chính của Công ty tỏ ra không có hiệu quả khi thu nhập hoạt động tài chính luôn nhỏ hơn chi phí hoạt động tài chính. Nguyên nhân của việc chi phí tài chính lớn hơn rất nhiều so với thu nhập tài chính là so Công ty phải trả một khoản lãi vay lớn cho các công trình ở Quốc lộ 21, Quốc lộ 7, đường Sân bay - Điện Biên…. 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những tỷ lệ cơ cấu vốn khác nhau. Tuy nhiên nguồn vốn của tất cả các doanh nghiệp phải căn cứ vào từng thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà điều chỉnh cho phù hợp. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền % I. Nguồn vốn CSH 2.608 3,32 3.910 4,83 1.302 49,9 1. Nguồn vốn, quỹ 2.926 112,2 4.288 109,6 1.362 46,5 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác (318) (12,2) (378) (9,6) (60) (18,9) II. Nợ phải trả 75.944 96,68 76.932 95,17 992 1,3 1. Nợ ngắn hạn 59.875 78,84 62.446 81,17 2.571 4,3 2. Nợ dài hạn 15.857 20,88 12.883 16,74 2.974) (18,75) 3. Nợ khác 213 0,28 1.603 2,09 1.390 652,2 Tổng cộng NV 78.552 100 80.842 100 2.290 2.91 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh năm 2004 đạt 80.842 triệu đồng, tăng 2,9% so với năm 2003. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng lên, vốn chủ sở hữu tăng lên 1.301 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 49,9%, trong đó chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu (tăng 46,5%), nợ phải trả tăng lên 992 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 1,3%, trong đó nợ ngắn hạn tăng 4,3%. Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn: 78,84% trong năm 2003 và 81,17% trong năm 2004, sở dĩ vốn lưu động có tỷ trong lớn là do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản. Như vậy để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định thì Công ty vẫn phải thường xuyên huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Khoản nợ khác tăng lên 652,2% nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ (2,09% trong năm 2004 và 0,28% trong năm 2003) Điều này cho thấy sự năng động của Công ty trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho sản xuất. Tuy nhiên, nếu nợ vay quá lớn sẽ là một gánh nặng cho Công ty trong việc trả nợ và lãi vay, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm khả năng tự tài trợ, độc lập về tài chính của Công ty giảm. Từ những kết quả trên ta thấy: Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ Hệ số n = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn Vậy ta có: Hệ số nợ năm 2003 = 75.944 = 0,9668 78.552 Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2003 = 1 – 0,9668 = 0,0332 Hệ số nợ năm 2004 = 76.932 = 0,951 80.842 Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2004 = 1 – 0,951 = 0,049 2.2.3. Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty: Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền % TSCĐ và ĐTDH 16.911 32,53 13.816 17,17 (3.095) (18,3) TSLĐ và ĐTNH 61.641 67,47 66.964 82,83 5.324 8,6 Tổng cộng TS 78.552 100 80.842 100 2.290 2,91 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây Qua bảng trên ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có tỷ trọng khá cao, chiếm từ 67,47% đến 82,83% và đó chính là nhân tố làm tăng quy mô tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, thậm chí còn giảm từ 32,53% năm 2003 xuống còn 17,17% năm 2004. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có tỷ lệ tăng lên là 8,6% trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại giảm xuống với tỷ lệ là 18,3%. Có thể nói mức chênh lệch giữa tỷ trọng của TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản như vậy là chưa hợp lý. Điều này cần sớm khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.3. Đánh giá Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền % 1. Tiền 4.885 7,92 3.540 5,28 (1.345) (27,5) - Tiền mặt tại quỹ 98 2,0 77 0,2 (21) (21,4) - Tiền gửi NH 4.786 98,0 3.532 99,8 (1.254) (26,2) 2. Các khoản phải thu 33.937 55,05 40.120 59,9 6.183 18,2 - Phải thu khách hàng 26.062 65,0 35.526 88,55 9.424 36,1 - Trả trước cho người bán 710 2,09 2.802 6,98 2.092 294,8 - Phải thu nội bộ 6.966 32,91 4.269 4,47 (2.697) (38,7) 3. Hàng tồn kho 22.085 35,83 22.736 33,96 651 2,9 - Chi phí SXKD dở dang 22.085 35,83 22.736 33,96 651 2,9 4. TSLĐ khác 734 1,2 568 0,86 (166) (22,6) - Tạm ứng 467 63,62 259 45,6 (208) (44,5) - Chi phí chờ kết chuyển 246 33,5 230 40,5 (16) (6,66) - Các khoản cầm cố 19 2,88 78 14,4 (59) (310,5) Tổng TSLĐ 61.641 100 66.964 100 5.323 8,6 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây Nhận xét cơ cấu vốn lưu động của Công ty: Công ty XD Miền Tây là Công ty có chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông nên vốn lưu động có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Từ số liệu ở bảng trên ta thấy qua hai năm, tổng TSLĐ của Công ty tăng lên 5.323 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,6%. Điều này là hợp lý bởi Công ty chuyên về xây dựng công trình, vốn lưu động là một yếu tố rất cần thiết. Vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, điều đó cho thấy vốn của Công ty được sử dụng với hiệu suất cao, vì vậy sẽ không rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Trong đó phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên trong năm 2004 (tăng 36,1%). Nguyên nhân là do cuối năm có nhiều hạng mục công trình đã hoàn thành được bàn giao và chủ đầu tư chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán. Bên cạnh đó là khoản trả trước cho người bán, trong năm 2004 đã tăng lên đến 298,4%, đây là tín hiệu bất lợi cho Công ty. Để đánh giá tình hình các khoản phải thu trong 2 năm 2003 – 2004, ta xem xét các chỉ tiêu sau: Vòng quay các khoản phải thu năm 2003 = 48.867 = 1,52 vòng 32.092 Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 = 32,092 x 360 = 236,4 ngày 48.867 Vòng quay các khoản phải thu năm 2004 = 63.790 = 1,711 vòng 37.261 Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 = 37.261 x 360 = 210,3 ngày 63.790 Qua số liệu trên có thể thấy năm 2004, vòng quay các khoản phải thu tăng lên từ 1,52 vòng đến 1,71 vòng đã làm cho kỳ thu tiền bình quân từ 236,4 ngày giảm xuống còn 210,3 ngày trong năm 2004. Nhưng đây vẫn là một con số lớn đối với Công ty. Vậy để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, Công ty cần thường xuyên theo dõi và đưa ra biện pháp thích hợp để xử lý, đảm bảo ổn định tài chính cho Công ty. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong năm 2004 tăng 2,9%, là một số lượng không lớn nhưng đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu VLĐ, cụ thể là 35,38% trong năm 2003 và 33,96% trong năm 2004. Nguyên nhân là do một số công trình đang trong giai đoạn thi công hoặc giai đoạn hoàn thành. Tài sản lưu động khác trong năm 2004 giảm 166 trđ so với năm 2003, trong đó vốn lưu động dành cho khoản tạm ứng chiếm tỷ lệ khá cao là 63,62% năm 2003 và 45,6% năm 2004 do đặc điểm là ngành xây dựng, thời gian thi công thường kéo dài. Như vậy, vốn lưu động của Công ty tồn đọng ở các khoản phải thu nhiều và vốn bằng tiền còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Vì vậy Công ty cần tích cực thu hồi nợ để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và dự trữ tiền mặt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Để nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, ta tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu sau: Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Tuyệt đối TLệ 1. Tổng doanh thu (M) Trđ 48.867 63.790 14.923 30.5 2. DT thuần (Mv) Trđ 45.540 57.822 12.282 27.0 3. LN trước thuế (LN) Trđ 176 114 (62) (35,0) 4. VLĐ sử dụng bình quân (VLĐ) Trđ 50.547 64.353 13.806 27,3 5. Hệ số sinh lời của VLĐ (LN/VLĐ) Lần 0,0034 0,0017 (0,0017) (50,0) 6. Hệ số phục vụ của VLĐ (M/VLĐ) Lần 0,966 0,991 0,025 2,58 7. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ (VLĐ/M) Lần 1,034 1,008 (0,026) (2,51) 8. Số lần luân chuyển VLĐ (Mv/VLĐ) Lần 0,9 0,89 (0,01) (1,1) 9. Kỳ luân chuyển của VLĐ (VLĐ*360)/M Ngày 372 362 (10) (2,68) 10. Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1,03 1,05 0,02 1,94 11. Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,08 0,06 (0,02) (25) 12. Hệ số thanh toán tức thời Lần 1,03 1,07 0,04 3,85 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây Từ bảng số liệu trên ta thấy VLĐ bình quân năm 2004 tăng so với năm 2003 là 13.806 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,3%. Bên cạnh đó, tổng doanh thu cũng tăng lên 30,5%. Nhưng sự tăng lên của tổng doanh thu và VLĐ đã không kéo theo sự tăng lên của LN trước thuế mà ngược lại, lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2004 lại giảm xuống 35% so với năm 2003. Hệ số sinh lời của năm 2004 giảm 50,0% so với năm 2003 là do chi phí phát sinh tăng nhiều, Công ty đấu thầu lỗ vốn vì giá vật tư, nhân công tăng. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty trong năm 2004 đã giảm xuống 2,51%, điều đó nói lên Công ty đã tiết kiệm vốn lưu động tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hệ số thanh toán hiện thời là hệ số đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Qua hệ số này ta thấy khả năng thanh toán này tuy thấp nhưng mức độ an toàn chưa phải là cao vì năm 2004 hệ số này tăng 1,94% so với năm 2003, điều này chứng tỏ Công ty đang trong tình trạng vay nợ ngắn hạn nhiều. Hệ số thanh toán nhanh qua hai năm có xu hướng giảm nhưng hệ số này quá nhỏ, chứng tỏ do Công ty vay nợ quá nhiều, chí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao. Do đó khả năng thanh toán nhanh của Công ty còn nhiều hạn chế. Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại một thời điểm xác định. Hệ số này có tăng lên chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty tốt hơn năm trước nhưng hệ số này là khá thấp, điều này cũng là hợp lý so với tình trạng hiện này vì vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt, nhưng thực tế tỷ trọng vốn bằng tiền chỉ chiếm 8,15% vốn lưu động. Kỳ luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm xuống. Từ 372 ngày xuống còn 362 ngày trong năm 2004, điều này nói lên vốn lưu động đạt hiệu quả. 2.3.1. Kết quả đạt được. Nhìn lại 10 năm qua, Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Tây đã góp phần xứng đáng trong công cuộc xây dựng và cải tạo đất nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Hàng chục công trình giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho nền kinh tế và an ninh quốc phòng đã được xây dựng, đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình, Công ty không những đã tạo được uy tín đối với khách hàng mà còn tự khẳng định mình trong cạnh tranh. Vì vậy, bên cạnh việc được Tổng Công ty giao cho nhiều công trình, Công ty cũng đã ký được nhiều hợp đồng trong thi công thông qua đấu thầu. Mặt khác và cũng là mặt quan trọng đó là Công ty đã nâng cao được năng lực thi công xây dựng, huy động, tăng cường máy móc chuẩn bị phục vụ thi công, trong quá trình hoạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36771.doc
Tài liệu liên quan