Đề tài Sử dụng phương tiện – thiết bị dạy học vào môn Giáo dục công dân lớp 9

2.2/ Khi dạy bài “ Năng động, sáng tạo” - GDCD 9.

a- Về phương tiện dạy học:

+ Bài giảng: Giáo viên giảng dạy trên Power Point

+ Tư liệu: GV có thể sử dụng tranh minh họa, các câu chuyện kể về những tấm gương vượt khó trong học tập, trong lao động

+ Thiết bị hỗ trợ cho bài giảng: Máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh

b- Tiến hành

* Phần khái niệm:

Trước hết tôi vừa cho các em quan sát một số hình ảnh minh họa: Những con người có hoàn cảnh đặc biệt: khuyết tật, gia đình khó khăn nhưng họ đã vượt lên hoàn cảnh để đem thành công về cho mình, cho xã hội

Kết hợp đưa ra vấn đề ( câu hỏi ) để cho học sinh trong quá trình vừa quan sát tranh vừa tư duy để trình bày những điều mà mình nắm được làm cơ sở cho việc dẫn dắt HS nắm khái niệm “ Năng động, sáng tạo ”.

* Phần ý nghĩa ( vai trò ) của sự năng động, sáng tạo:

Để tránh sự đơn điệu, phân tán sự tập trung của HS, đồng thời tạo tính chặt chẽ, logic, liên tục trong quá trình của bài giảng, GV kết hợp lồng ghép cho HS làm bài tập

trong phần luyện tập để dẫn dắt HS đi vào phần nội dung chính - Ý nghĩa ( vai trò ) của sự năng động, sáng tạo trong phần bài học.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương tiện – thiết bị dạy học vào môn Giáo dục công dân lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC -------------- vào môn GDCD lớp 9 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Song song với việc rèn luyện tài năng, phát triển trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xã hội của một số môn học khác, môn Giáo Dục Công Dân là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của con người trong mọi thời kì, đặc biệt là thời kì CNH, HĐH hiện nay – khi đất nước đang đứng trước thềm của thế kỷ XXI – đòi hỏi ở nguồn nhân lực để thúc đẩy xã hội phát triển không chỉ có trình độ, tri thức, kĩ năng mà còn đòi hỏi cả về phẩm chất, đạo đức ở mỗi người. - Với đặc thù riêng của môn học là dạy người - giáo dục con người thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời có ý thức “ sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. Mặt khác Môn Giáo Dục Công Dân còn là môn học có tính trừu tượng, khái quát cao, lý luận sâu sắc nên việc dạy cũng như việc học bộ môn đòi hỏi phải gắn liền thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Vì vậy, giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nhạy bén nắm bắt các vấn đề của xã hội một cách kịp thời để trong quá trình dạy – học tạo được mối quan hệ hai chiều ( lí luận và thực tiễn ). - Bắt nguồn từ thực trạng đã và đang diễn ra hiện nay trong nhận thức, quan niệm của một số bộ phận cá nhân trong đó có học sinh, chưa hiểu rõ vai trò đặc thù của bộ môn, còn xem nhẹ môn học. Đây là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng việc dạy - học môn GDCD chưa mấy hiệu quả. - Phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THCS hiện nay còn nhiều thiếu thốn. ( một số trường chỉ có một vài bức tranh ảnh …) Đặc biệt là các trường THCS vùng sâu, vùng xa. - Điều kiện cơ sở vật chất của một số trường chưa đảm bảo để đưa một số phương tiện dạy học hiện đại áp dụng vào việc giảng dạy. Bên cạnh, bản thân đội ngũ giáo viên có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa đồng đều… Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Qua nhiều năm tham gia giảng dạy chương trình GDCD ở THCS trong đó có môn GDCD lớp 9, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho mình. Trong đó điều mà tôi nhận thấy cần thiết nhất hiện nay và đem lại hiệu quả cao trong giờ học đó là tăng cường đưa phương tiện – thiết bị dạy học vào trong các bài học của môn GDCD, bên cạnh các phương tiện dạy học mang tính truyền thống không thể thiếu như: giáo án, sách giáo khoa… của người giáo viên. Hơn nữa, xuất phát từ thực tế yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học trở thành một yêu cầu tất yếu, không thể thiếu trong hoạt động dạy và học. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng. Mặc dù được đào tạo chuyên ngành Văn- Sử - GDCD nhưng bản thân tôi thời gian trước đây ít khi trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn GDCD nên việc nắm bắt thực trạng, tình hình thực tế của việc dạy – học bộ môn GDCD còn phần nào chưa được sâu sát. Đặc biệt trong thời điểm áp dụng chương trình cải cách SGK. Mặc dù vẫn tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, cải cách chương trình SGK trong đó có bộ môn GDCD. Nhưng một vài năm gần đây, trong quá trình trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn GDCD theo chương trình đổi mới SGK, ( đặc biệt là bộ môn GDCD lớp 9 ), tôi nhận thấy rằng việc đưa phương tiện – thiết bị dạy học vào môn GDCD nói chung, môn GDCD 9 nói riêng là điều hết sức cần thiết Theo kinh nghiệm của tôi trong thời gian qua, giáo viên sử dụng các phương tiện – thiết bị dạy học mang tính truyền thống: bài giảng, tư liệu… sử dụng dưới dạng “ tĩnh ” hoặc các tình huống GV phân công cho HS đưa vào trong quá trình dạy học nhìn chung vẫn mang tính tích cực và tác động không nhỏ đến việc giáo dục, tiếp thu bài học của HS, nhưng trong quá trình giảng dạy, nếu việc xử lí các nguồn tư liệu, các tình huống trên của GV có phần nào thiếu nhanh nhạy thì đôi khi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của bài học. Do đó, khi dạy học, trên cơ sở các nguồn tư liệu chuẩn bị sẵn chúng ta cần kết hợp với các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học khác có tính hiện đại cao như: Bài giảng trên Power Point kết hợp sử dụng máy vi tính, máy chiếu để dễ dàng biến các tư liệu ở dạng “ tĩnh” đó trở nên sống động, gần với thực tế hơn, hoặc có thể dễ dàng đưa các file hình ảnh, âm thanh vào bài giảng vừa tạo được không khí sinh động cho giờ giảng, vừa tăng cường được sự tập trung của HS, kích thích tư duy của HS để giờ học có hiệu quả cao hơn. Vì vậy, một số bài tôi áp dụng giảng dạy trên Power Point. Đối với việc giảng dạy trên Power Point có một số khó khăn: - Về cơ sở vật chất của nhà trường đòi hỏi phải đảm bảo để phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV. - Về phía GV: Trước hết cần phải có kĩ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc day học như: sử dụng vi tính, máy chiếu; kĩ năng thiết kế một bài giảng trên Power Point, các kĩ năng sử dụng bài giảng Power Point trong việc dạy học trên lớp… 2. Quá trình thực hiện. Có thể nêu ra một số trường hợp sau: 2. 1/ Khi dạy bài “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. ( SGK- GDCD lớp 9 ) a- Về nội dung: Khi dạy bài này, giáo viên cần giú p học sinh nắm được mối quan hệ rộng rãi của Việt nam( không chỉ trong khu vực mà quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau ). Qua đó các em hiểu được tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì ? Thấy được chính sách đối ngoại dựa trên bốn nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. Có ý thức thái độ chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, biết tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện chính sách hợp tác hữu nghị, lên án những hành vi gây hại cho sự phát triển của đất nước trong quá trình giao lưu hợp tác. b- Về phương tiện dạy học : + Bài giảng: Giáo viên có thể thiết kế bài giảng trên Power Point, ( nếu có điều kiện hoặc khả năng ) hoặc giảng dạy bình thường ( theo phương pháp truyền thống – ghi bảng ) trên lớp kết hợp với các nguồn tư liệu và thiết bị đã chuẩn bị sẵn. + Tư liệu: Đây là bài có nguồn tư liệu phong phú, ngoài tư liệu nêu kèm trong bài học ( SGK/17 – một bức duy nhất – “ Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ năm – “ ASEM 5 ” ), có thể vận dụng được nhiều nguồn tư liệu khác nhau vào bài giảng: có thể sưu tầm tranh ảnh, sách báo, qua các nguồn khác hoặc GV hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm… Sau khi đã có được nguồn tư liệu để phục vụ cho nội dung bài học, chúng ta chuẩn bị bài giảng, các bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận, các nội dung liên quan đến thực tế... + Thiết bị hỗ trợ cho bài giảng: Máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh… c- Tiến hành ( Lên lớp ) * Phần đặt vấn đề: Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh tư liệu sưu tầm đưa vào bài giảng Power Point hoặc để chiếu cho HS xem nhằm thuyết minh về nội dung quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác trên nhiều lĩnh vực.. GV cho HS thảo luận câu hỏi gợi ý ( câu hỏi a – mục Đặt vấn đề - SGK/ 18 ) Trên thực tế HS đã được chứng kiến mối quan hệ của Việt Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực bằng nhiều phương tiện thông tin khác nhau, nên khi GV đưa ra được các bức ảnh ( hoặc đoạn phim tư liệu, nếu có ) nói về nội dung này thì các em nhanh chóng phát hiện được nội dung kiến thức cần trình bày. Từ đó GV có thể chuyển sang nội dung khác hoặc đi sâu sâu hơn, làm rõ hơn trọng tâm của vấn đề...Nếu khi thực hiện bài này, GV chỉ sử dụng một số hình ảnh ( có tính chất “ tĩnh” ) trong SGK thì sẽ hạn chế sức thuyết phục hoặc khó có thể làm bài học trở nên sinh động và lôi cuốn học sinh. * Phần nội dung bài học: - Phần này, GV có thể đưa ra các hình ảnh cụ thể như: quan hệ giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Trung Quốc… trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật… để HS thấy rõ chính sách đối ngoại, hòa bình rộng rãi của ta đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác giúp các em thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc mở rộng giao lưu giữa các nuớc với nhau trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. - Sau khi HS đã nhận thấy việc hợp tác là quan trọng giáo viên chuyển sang ý: Trách nhiệm của công dân cần phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày. Giáo viên có thể đưa ra một số tranh ảnh về các hoạt động của học sinh, công dân… đối với người nước ngoài. Từ đó nêu ra những việc cần làm của học sinh chúng ta đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. 2.2/ Khi dạy bài “ Năng động, sáng tạo” - GDCD 9. a- Về phương tiện dạy học: + Bài giảng: Giáo viên giảng dạy trên Power Point + Tư liệu: GV có thể sử dụng tranh minh họa, các câu chuyện kể về những tấm gương vượt khó trong học tập, trong lao động… + Thiết bị hỗ trợ cho bài giảng: Máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh… b- Tiến hành * Phần khái niệm: Trước hết tôi vừa cho các em quan sát một số hình ảnh minh họa: Những con người có hoàn cảnh đặc biệt: khuyết tật, gia đình khó khăn … nhưng họ đã vượt lên hoàn cảnh để đem thành công về cho mình, cho xã hội Kết hợp đưa ra vấn đề ( câu hỏi ) để cho học sinh trong quá trình vừa quan sát tranh vừa tư duy để trình bày những điều mà mình nắm được làm cơ sở cho việc dẫn dắt HS nắm khái niệm “ Năng động, sáng tạo ”. * Phần ý nghĩa ( vai trò ) của sự năng động, sáng tạo: Để tránh sự đơn điệu, phân tán sự tập trung của HS, đồng thời tạo tính chặt chẽ, logic, liên tục trong quá trình của bài giảng, GV kết hợp lồng ghép cho HS làm bài tập trong phần luyện tập để dẫn dắt HS đi vào phần nội dung chính - Ý nghĩa ( vai trò ) của sự năng động, sáng tạo trong phần bài học. * Phần liên hệ thực tế: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng thực hiện. Thông qua việc nắm bắt của cá nhân các em, sau đó GV cho các em trình bày sự hiểu biết trong thực tế của mình, GV ghi nhận kết quả của các em, đồng thời cung cấp thêm một số tình huống bổ sung, kết hợp đưa vào một số hình ảnh minh họa cho các tình huống nhằm tăng thêm tính thuyết phục vừa tạo thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn hứng thú trong học tập cho HS 2.3/ Hoặc khi dạy bài : “ Lí tưởng sống của thanh niên ” – GDCD 9 a- Về phương tiện dạy học: + Bài giảng: Giáo viên giảng dạy trên Power Point + Nguồn tư liệu: GV có thể sử dụng tranh minh họa: hình ảnh của một số thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp qua các thời kì, một số bài hát ca ngợi về những con người có lí tưởng sống cao đẹp như: Tự nguyện, Một đời người một rừng cây, Hành trình tuổi hai mươi…hay những tấm gương vượt khó trong học tập, trong lao động… + Thiết bị hỗ trợ cho bài giảng: Máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh… b- Tiến hành ( lên lớp ) * Phần khái niệm: GV vừa cho HS xem về hình ảnh của một số thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp qua các thời kì, kết hợp lồng ghép cho HS nghe lại một số bài hát ca ngợi về những con người có lí tưởng sống cao đẹp: Tự nguyện, Một đời người một rừng cây…Gợi cho HS có sự suy nghĩ, cảm nhận bước đầu, làm cơ sở cho các em tiếp thu bài học tốt hơn. Qua đó GV gợi ý cho các em tự phát hiện, nắm bắt khái niệm một cách nhẹ nhàng. Đồng thời tạo cho các em tâm lí thoải mái và có ý nghĩa giáo dục cao hơn. * Các phần còn lại của bài học: GV có thể áp dụng phương pháp như một số bài học trên, nhưng trong quá trình giảng bài kết hợp sử dụng máy chiếu lồng ghép đưa vào những tình huống, tư liệu, tranh ảnh, bài hát… tương ứng với từng nội dung trong các phần của bài học hoặc hình ảnh về những hiện tượng tiêu cực, sa ngã của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội vừa làm nổi bật nội dung cần chuyển tải đến HS vừa có tác dụng giáo dục thực tế với HS; vừa tạo sự lôi cuốn các em vào bài học vừa có tác dụng kích thích tư duy, khả năng hoạt động thực tế; tạo cho không khí của tiết học sinh động, sôi nổi, hào hứng hơn và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy – học. 2.4/ Đối với các bài học khác. - Giáo viên có thể thiết kế bài giảng ( giáo án ) trên Power Point, nếu bài học đó thuận tiện cho việc giảng dạy trên Power Point, hoặc giảng dạy bình thường ( theo phương pháp truyền thống) trên lớp kết hợp với các nguồn tư liệu và thiết bị đã chuẩn bị sẵn phục vụ cho bài giảng, bài học. Nhưng trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi mỗi GV phải luôn luôn chủ động sáng tạo, biết phát huy điểm mạnh của phương tiện dạy học này, khắc phục, hạn chế điểm yếu của phương tiện dạy học khác, nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học, góp phần đạt được mục đích đề ra trong từng bài học, nâng cao hiệu quả của việc dạy và học hiên nay. PHẦN III KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kinh nghiệm. Tuy thời gian trực tiếp tham gia giảng dạy môn GDCD của bản thân tôi trong những năm trước đây chưa được liên tục, nhưng gần đây, qua các tiết trực tiếp tham gia giảng dạy dạy tại trường THCS Phan Ngọc Hiển, bản thân tôi rút ra được một số khinh nghiệm từ việc áp dụng phương pháp dạy học theo phương pháp truyền thống ( chủ yếu với phấn, giáo án và một số thiết bị đơn giản nhưng chưa khai thác hết vai trò của chúng trong dạy học ) đến việc áp dụng các phương tiện – thiết bị mang tính hiện đại kết hợp với các thiết bị, đồ dùng hỗ trợ cho quá trình dạy học cùng với các phương tiện thiết bị trực quan trên của người giáo viên trong quá trình giảng dạy đã mang lại kết quả khả quan : Học sinh có hứng thú học tập, tích cực chủ động sáng tạo đồng thời linh hoạt hơn trong việc nắm bắt, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. 2. Kết quả. - Chất lượng bộ môn cuối năm của năm học 2008-2009: 98.00 % - Trong quá trình từ đầu năm học 2009 – 2010 đến nay, tôi nhận thấy vận dụng phương pháp như đã trình bày ở trên mang lại hiệu quả thiết thực : + Phát huy tính tích cực, tự giác học tập ở học sinh. + Không khí giờ học trở nên sôi nổi, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động hơn. - Học sinh biết vận dụng các nội dung được học vào việc làm bài kiểm tra định kì tỉ lệ khá giỏi tương đối cao (Từ 90% trở lên ). Đặc biệt, các em đã có ý thức hơn trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, với mọi người xung quanh và tham gia vào các hoạt động khác của tập thể của cộng đồng tích cực và có hiệu quả hơn. 3. Kết luận. * Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã và đang trở thành yêu cầu tất yếu trong thời kỳ xã hội hóa giáo dục, thời kỳ đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để hướng đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao đủ sức đáp ứng quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay. Hơn nữa, sau nhiều năm thực hiện theo chương trình đổi mới SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhấn mạnh vào mục tiêu là giảm tải và tăng cường thực hành, gắn với thực tiễn đời sống Chính vì lẽ đó việc sử dụng PTDH nói chung và PTDH bộ môn GDCD nói riêng đã và đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước và được lãnh đạo ngành các cấp và nhiều thầy cô hưởng ứng. Từ thực tế trên, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy việc dạy học GDCD ở trường phổ thông nói chung, ở cấp THCS nói riêng cần có những đổi mới mang tính đặc thù như đã trình bày. Nhằm giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách nhanh và sâu hơn. Cũng như việc giảng dạy của giáo viên đạt chất lượng, hiệu quả hơn. * Tóm lại, việc tìm hiểu, rút kinh nghiệm từ thực tế của bài viết này còn mang tính chất trong phạm vi hẹp, vì thế việc đánh giá toàn diện và chính xác những ưu điểm và hạn chế của kinh nghiệm này trong thực tiễn dạy học trên phạm vi rộng thì còn phải bổ sung thêm. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự động viên cổ vũ cùng những lời góp ý chân thành từ lãnh đạo các cấp, các thầy cô đồng nghiệp để kinh nghiệm này có thể đi vào thực tế rộng rãi hơn. Góp phần nâng cao chất lượng GD trên địa bàn địa phương tỉnh nhà. Tôi xin chân thành cảm ơn! Năm Căn, ngày 25 tháng 11 năm 2009 Người viêt Lê Văn Thái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC vào môn GDCD lớp 9.doc