Đề tài Sự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân, mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Trà Vinh

Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt. Từ khi có Khu Công nghiệp Long Đức, đa phần bộ phận Thanh niên làm việc tại Khu công nghiệp.

Trong những năm gần đây đời sống của người dân Xã Long Đức được cải thiện, Đặc biệt từ khi có Khu Công nghiệp Long Đức, số người thất nghiệp của xã giảm rõ rệt, ngoài việc sản xuất nông nghiệp, người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập “So với năm rồi, năm nay người dân sống đỡ hơn, tại vì có khu công nghiệp, có nhiều xí nghiệp”

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân, mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832). Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre. Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn. Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh. Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay. Văn hóa Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.(lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm) Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại. Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer. Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè. Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn). Ẩm thực Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v. Kinh tế Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Thu nhập bình quân rất thấp. 50USD/người/tháng. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ yếu từ các ngành nghề như: may mặc, giày da, và các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. CHƯƠNG I 1.   Cơ sở lý luận  - Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa xã hội học với triết học là quan hệ giữa khoa học cụ thể với thế giới quan khoa học. Triết học Mác - Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học Mácxít. Các nhà xã hội học Mácxít vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và xã hội. - Lý thuyết hành động xã hội: Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Đối với các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy. - Lý thuyết lối sống: Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện, của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa (1) 2. Những khái niệm liên quan. 1. Dịch vụ là gì? Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung về dịch vụ trong chuyên đề này, chúng tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản. Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256] Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia]. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi nhuận. Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. 2. Dịch vụ xã hội là gì? Trong bối cảnh của nghiên cứu này, phạm trù dịch vụ xã hội được đặt trong mối liên hệ với chức năng bảo đảm an sinh và phát triển xã hội của ngành LĐTBXH, do đó để hiểu khái niệm dịch vụ xã hội, chúng ta cần làm rõ mối liên hệ với khái niệm quan trọng là chính sách xã hội. Vậy chính sách xã hội là gì? Và mối quan hệ của chính sách xã hội với dịch vụ xã hội như thế nào? * Khái niệm về chính sách xã hội Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chủ trương để giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm phù hợp với bản chất xã hội-chính trị phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. [Bùi Đình Thanh, Xã hội học và Chính sách xã hội, NXB KHXH, Hà Nội, 2004, tr 290] Như vậy, mục đích của chính sách xã hội có điểm giống nhau với dịch vụ là đáp ứng nhu cầu của con người trong các xã hội cụ thể và chính sách là sự thể chế hoá các đường lối, chủ trương của nhà nước (vĩ mô). Một số quan điểm cho rằng dịch vụ xã hội là những hình thức cụ thể hoá của các chính sách xã hội. Nên hiểu khái niệm dịch vụ xã hội như là những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế mà nhà nước và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO) thực hiện và cung cấp [social networks]. * Dịch vụ xã hội cơ bản Trước hết, để hiểu rõ hơn về các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, chúng tôi đưa ra các quan điểm của các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Theo quan niệm của Mác: “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình” Theo quan điểm A.Maslow chia nhu cầu thành 5 loại: - Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống...    - Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ... - Nhu cầu giao tiếp xã hội : Tình thương yêu, được hoà nhập - Nhu cầu được tôn trọng: Được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm người... - Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình. Và dịch vụ xã hội được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (UN - Africa Spending Less on Basic Social Services). Như vậy: Dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính - Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở....mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực. - Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng. - Dịch vụ giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt... - Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng công tác xã hội, hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao,... nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng... * Dịch vụ công cộng Dịch vụ do khu vực công cộng tạo ra được gọi là dịch vụ công cộng. Khu vực công cộng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có tính chất rất đa dạng phản ánh thông qua các chức năng mà nó thực hiện. Đó là chức năng công cộng của Nhà nước (các bộ ngành), chức năng công cộng về lãnh thổ (UBND tỉnh, huyện, xã), chức năng công về y tế-sức khỏe, các doanh nghiệp và tổ chức công cộng. Các doanh nghiệp và tổ chức này cũng gồm nhiều loại hình khác nhau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp tư nhân hoạt động dưới sự bảo trợ và kiểm soát của các tổ chức công cộng (trường học), các tổ chức bảo vệ xã hội (cảnh sát, an ninh). Dịch vụ công cộng là một bộ phận của khu vực công cộng, liên quan đến các hoạt động mà mục đích là cung cấp cho mọi công dân các loại dịch vụ phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, không hề có sự phân biệt đối xử nào giữa các công dân được hưởng hoặc có thể hưởng những dịch vụ đó. Nói cách khác, dịch vụ công là tập hợp những dịch vụ cung cấp nhằm bảo đảm cho người sử dụng/công dân trong khung cảnh phát triển của sự đoàn kết xã hội và mang tính phổ cập/phổ thông. Chính vì lý do này nên dịch vụ công cộng có thể chuyển giao cho khu vực tư nhân đảm nhận. Vì tầm quan trọng và tính đa dạng của dịch vụ công cộng mà được thừa nhận: việc phân biệt giữa khu vực công cộng và dịch vụ công cộng chỉ mang tính tương đối tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính quyền và tính xã hội của dịch vụ. 3. Khái niệm dịch vụ xã hội Nếu như dịch vụ là một khái niệm đơn lẻ thì dịch vụ xã hội lại là một khái niệm kép. Thuật ngữ “xã hội” trong khái niệm này có thể được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là tính mục tiêu, nghĩa là dịch vụ hướng tới phát triển xã hội (theo nghĩa này thì bất kỳ dịch vụ nào đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội đều được coi là dịch vụ xã hội). Thứ hai là về chuẩn mực hay tính xã hội, nghĩa là dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực xã hội. Theo nghĩa này thì dịch vụ xã hội cung cấp những hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội được (i) chủ động phòng ngừa khả năng xảy ra rủi ro để dẫn đến không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; (ii) chủ động tiếp cận hạn chế ảnh hưởng của rủi ro dẫn đến không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; (iii) khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng/xã hội trên cơ sở các giá trị, chuẩn mực xã hội. Trong chuyên đề nghiên cứu này, quan niệm về dịch vụ xã hội (social services) được hiểu theo nghĩa là thứ hai tức là các dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực có tính xã hội. Từ cách tiếp cận đó, khái niệm dịch vụ được phát biểu như sau: Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Quan niệm này cũng tương đồng với khái niệm về dịch vụ xã hội trong tài liệu “good practices in social services delivery in SEE” theo đó: dịch vụ xã hội là các sáng kiến, can thiệp nhằm vào các nhu cầu và vấn đề của hầu hết nhóm đối tượng dễ tổn thương, bao gồm cả việc ngăn chặn bạo lực, nghèo đói, tan vỡ gia đình, tàn tật (tinh thần và thể chất) và tuổi già. Những ví dụ cụ thể về dịch vụ xã hội là: phục hồi chức năng, nhà dịch vụ trợ giúp, nhà chăm sóc và nuôi dưỡng, dịch vụ thức ăn, chăm sóc ban ngày, … và các hình thức khác được thực hiện bởi những người làm công tác xã hội và/hoặc các chuyên gia liên quan. Bên cạnh cách hiểu trên, một cách hiểu khác nhìn từ vai trò của người cung cấp dịch vụ và đối tượng/khách hàng cho rằng: dịch vụ xã hội là các dịch vụ do nhà nước, tập thể cung cấp cho thành viên xã hội. Tuy nhiên cách hiểu này ít nhiều “máy móc”, thiếu tính bao quát và cũng không phổ biến. Một khái niệm thống nhất về dịch vụ xã hội cho người yếu thế là rất cần thiết và đó cũng là cơ sở để thiết kế hệ thống dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng này. Dựa vào những lý giải về dịch vụ, chính sách xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản nêu trên, khái niệm dịch vụ xã hội cho người yếu thế được hiểu là: Dịch vụ xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế Chức năng của dịch vụ xã hội: Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội. Các dịch vụ xã hội phổ biến là: 1. Tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có việc làm và tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và duy trì được sự độc lập về tài chính; 2. Các dịch vụ xã hội giúp cho các đối tượng yếu thế trở nên bình đẳng và có thể đóng góp và hoà nhập cao nhất đối với gia đình, cộng đồng và xã hội; 3. Thúc đẩy tính trách nhiệm và mối quan hệ gắn kết giữa gia đình và các thành viên và bảo đảm gia đình thành chỗ dựa an toàn nhất cho các đối tượng yếu thế; 4. Trẻ em thuộc những gia đình không có khả năng chăm sóc có thể nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội; 5. Cung cấp các dịch vụ về nhà ở với tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện tối thiểu về chất lượng cuộc sống; 6. Giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng;  7. Thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ và gắn kết các chủ thể với các nguồn lực; 8. Tạo ra các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho các đối tượng; 9. Giúp các đối tượng tiếp cận với các kênh thông tin và và tạo cơ hội lựa chọn tốt hơn; 10. Giúp các đối tượng tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hòa giải, biện hộ các vấn đề xã hội. Cơ sở thực tiễn: Tiếp cận, thu thập thông tin về cơ sở vật chất, mức sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân ấp Vĩnh Yên, ấp Sa Bình, ấp Vĩnh Hưng xã Long Đức – Trà Vinh Báo cáo được hình thành dựa trên các kết quả thu thập được từ các nhóm công cụ: Tư liệu sẵn có, quan sát, phỏng vấn sâu, bảng hói sau khi tiến hành khảo sát 375 hộ dân Xã Long Đức CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1/ Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Long Đức là một xaõ vùng ven ngoại ô có diện tích tự nhiên 3.895,82 ha, trong ñoù ñaát noâng nghieäp: 2.066,28 ha, ñaát ôû vaø ñaát phi noâng nghieäp khaùc: 1.829,54 ha. Höôùng Ñoâng giaùp xaõ Hoaø Thuaän – Huyeän Chaâu Thaønh, höôùng Taây giaùp Xaõ Ñaïi Phöôùc – Huyeän Caøng Long, höôùng Nam giaùp Phöôøng 1, höôùng Baéc giaùp Soâng Coå Chieân. 1/. Diện tích: 3.895,82 ha + Nông nghiệp: 2.066,28 ha + Đaát phi noâng nghieäp khaùc: 1.829,54 ha 2/. Dân số - Nhân khẩu: + Hộ: 4545 + Khẩu: 17.050 3/. Dân tộc: + Khmer: 552 hộ, 2.071 nhân khẩu (12,14%). +Hoa: 21 hộ, 98 nhân khẩu (0,46%) 4/. Hộ nghèo: 361 hộ, 1.404 nhân khẩu (7,94%) + Độ tuổi từ 0 – 17: 6.157 người + Độ tuổi từ 18 – 45: 5.683 người + Độ tuổi từ 46 trở lên: 5.210 người + Độ tuổi trong lao động qua đào tạo: 1.420/ 5.683 5/. Gia đình chính sách: 750 hộ 6/. Nhà tình nghĩa: 66 căn (5+11+50) 7/. Quy động sức dân 6 tháng đầu năm 2009: 5.257.800.000 đồng - Đường danl Long Đại: 9 triệu - Đường danl Long Trị: 8.200 m2 x 200 triệu = 1.640 triệu - Đường CTH: 150 ngày x 60.000 đ = 9 triệu; Cây cừ gắn: 1 triệu. - Đường Huệ Sanh: 7 triệu - Đường Kinh Lớn: 17.939,8 x 200 triệu – 3.587.800.000 đồng - Đường Vĩnh Hội (Trận): 4 triệu. 8/. Sắp xếp chợ Vĩnh Yên: 38 hộ; khảo sát chợ Sa Bình: 43 hộ (81 hộ) 9/. Trang trại: 16 trang trại 10/. Tàu thuyền khai thác thủy sản: 71 tàu 11/. Chỉ tiêu thu Ngân sách 2009: + Cân đối: 3.128 triệu + Không cân đối: 19 triệu 12/. Công trình xây dựng cơ bản: Tổng số công trình đầu tư triển khai trên địa bàn tính đến tháng 01/2010 là: 47; Trong đó: + Đã nghiệm thu đưa vào sử dụng: 04 + Đang thi công: 19 + Công trình địa phương vận động đối ứng: 02 (kênh CTH, Long Đại) 13/. Tiến độ bồi hoàn các công trình khu C: - Hộ: 219 - Số tiền: 5.627.222.286 đồng. +Phú Hòa II: 23 hộ - 875.009.224 đồng +kênh giữa Huệ Sanh: 34 hộ - 1.939.265.678 đồng +Bờ bao Cam son SB: 94 hộ - 1.192.704.024 đồng +Phú Hòa III: 25 hộ - 223.893.387 đồng +Phú Hòa - Phường 7: 24 hộ - 1.086.935.554 đồng +Bờ bao Trà Đét: 19 hộ - 300.414.419 đồng 14/. Chi trả đất bãi bồi Long Trị trong và ngoài đê: - Khu vực trong đê: Tổng số hộ: 38 hộ, diện tích 110.179,3m2 (10.000.000 đồng/1.000m2) Tổng số tiền: 1.101.793.000 đồng 15/. Số liệu khác: - Trụ sở xã : 887,0 m2 (XD 2007, hoàn thành 2009) - Trụ sở BND: 40m2 (năm 2007) - Nhà vệ sinh công cộng: 4: UBND xã, đền thờ Bác, Long Trị, Trạm Y tế (Long Trị, Y tế: 2009, UBND, Đền thờ 2008). - Chợ Sóc Ruộng: 4.377,1 m2 (XD trước 1975) - Chợ Vĩnh Yên: 1.503 m2 2/ Sơ lược về thu nhập, sự thay đổi về cơ sở vật chất và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân Xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt. Từ khi có Khu Công nghiệp Long Đức, đa phần bộ phận Thanh niên làm việc tại Khu công nghiệp. Trong những năm gần đây đời sống của người dân Xã Long Đức được cải thiện, Đặc biệt từ khi có Khu Công nghiệp Long Đức, số người thất nghiệp của xã giảm rõ rệt, ngoài việc sản xuất nông nghiệp, người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập “So với năm rồi, năm nay người dân sống đỡ hơn, tại vì có khu công nghiệp, có nhiều xí nghiệp”(2). 2.1 Sự thay đổi về cơ sở vật chất Qua thực tế tại ấp Vĩnh yên tôi nhận thấy đời sống vật chất của người dân đã khá dần lên so với những năm trước, các trục đường chính đều được trải nhựa, các con hẻm một số đã được bê tông hóa. Nhà cửa khang trang. Tình trạng nhà ở Số hộ % Nhà nhiều tầng 4 1.1 Nhà Xây dựng kiên cố 107 28.5 Nhà bán kiên cố 183 48.8 Nhà đơn sơ 81 21.6 -Theo nhận xét của người địa phương 3 năm trở lại đây, tình hình đời sống của người dân đa số có chuyển biến tích cực hơn, trước đây đa số là nhà tranh vách lá bây giờ phần lớn đã có thể xây nền gạch kiên cố hơn. Quan sát thường thấy các nhà tranh xen lẫn các nhà xây đó không phải là các hộ gia đình riêng biệt mà các nhà tranh trước nay, bây giờ còn lại để làm nhà bếp, nhà kho… - Đời sống người dân được nâng lên do những bước chuyển biến của quá trình đô thị hóa. Vì nghề nông truyền thống trước đây chỉ giải quyết được bữa cơm gia đình mà chưa thể có giá trị thặng dư vì đây là vùng nhiễm mặn nên hàng năm chỉ trồng được 1 mùa vụ vào những tháng mưa. Cây ăn trái thì vùng này cũng không thấy trồng nhiều loại có giá trị kinh tế. Dừa được trồng phổ biến nhưng giống dưa ở đây là loại dừa bung cho trái to nhưng nước nhạt và chua đa số là người dân trồng và bán dừa khô nên giá trị kinh tế không cao. Những hộ gia đình giàu có không xuất phát từ nghề truyền thống trồng trọt, thu mua nông sản. Những hộ gia đình khá giả mới nổi thường là chủ đầu tư, thầu xây dựng, hay nhà có đất đai được đền bù và đất có giá trị khi trở thành nhà mặt tiền đường chính mua bán thông thương dịch vụ. - Một số hộ khá giả là những hộ có tài sản, đất đai, vốn của cha mẹ để lại và tích lũy trong quá trình lao động sản xuất qua nhiều năm trước đây. Một số hộ có điều kiện thì có công việc làm ăn, không phải đi làm mướn, làm thuê. - Qua tiếp xúc với các hộ ở ấp Vĩnh Yên, hầu như các hộ đều có tiện nghi, mặc dù có hộ nghèo nhưng cũng sở hữu ít nhất là 1 cái tivi, quạt máy, số lượng xe máy tính trên các hộ cũng cao. Theo như bà con nói là do đời sống vật chất những năm gần đây có phần khá hơn trước và để đáp ứng cho việc sinh kế, nên mỗi hộ gia đình đều cố gắng mua xe gắn máy để làm phương tiện di chuyển. Tiện nghi sinh hoạt trong gia đình Số hộ sở hữu % Xa lông 115 30 Ti vi màu 357 95.2 Đầu VCD 151 50.3 Đầu DVD 149 39.7 Dàn máy nghe nhạc 90 34 Tủ lạnh 164 43.7 Máy giặt 74 19.7 Bếp Gas 230 61.3 Nồi cơm điện 295 78.7 Xe máy 308 82.1 Máy vi tính 64 17.1 Điện thoại di động 261 69.6 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiện nghi sinh hoạt của người dân được trang bị tương đối đầy đủ, hầu hết cá tiện nghi tối thiểu trong một gia đình đều có, thậm chí đến tiện nghi đắt tiền như máy vi tính cũng chiếm 17.1%, xa lông 30%, Dàn máy nghe nhạc 34%... - Cũng thật đau lòng một số hộ gia đình mua sắm tài sản trong nhà là do bán đất, hoặc được đền bù từ qui hoạch, nhưng lại không biết kinh doanh, đầu tư. Họ chỉ biết sử dụng cho việc xây cất nhà cửa và mua sắm tiện nghi trong nhà, đến khi hết tiền bạc vốn liếng cũng lại lẩn quẩn với cái nghèo. - Tuy chủ yếu người dân ở đây sinh sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt nhưng mức độ cơ giới hóa nông nghiệp còn ở mức thấp Trang thiết bị nông nghiệp Số hộ % Máy cày 6 1.6 Máy tuốt lúa 7 1.9 Máy bơm nước 49 13.1 Bảng số liệu cho thấy việc đầu tư cho trang thiết bị sản xuất nông nghiệp quá thấp, máy cày chiếm 1.6 %, máy tuốt lúa chiếm 1.9 % so với yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp còn quá ít. 2.2 Mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội - Nhờ có khu Công nghiệp Long Đức nên đã giải quyết phần lớn tình trạng thất nghiệp của xã “Em sống cũng thuộc trung trung, tại vì ở nhà có ruộng vườn cha mẹ làm ruộng vườn, rồi mấy anh chị em đi học xong, tốt nghiệp cấp ba thi không đậu rồi đi làm, đi làm công nhân hết trơn à chị. Giờ khu công nghiệp Long Đức mở nhiều xí nghiệp lắm. Có chị thứ hai lập gia đình thì ở riêng, còn chị thứ ba cũng làm, đứa em út cũng làm” (3) 2.2.1 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước - Các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng đã góp phần chuyển biến tích cực đời sống của người dân, một số hộ gia đình được vay vốn tăng gia sản xuất, chăn nuôi nên đời sống người dân dần dần được cải thiện “Năm nay nhà nước hỗ trợ 3 triệu để chăn nuôi nên thấy cũng đỡ hơn năm ngoái chút. Nhưng chỉ một chút thôi à!”(4). Các chính sách hỗ trợ Số hộ % Trợ cấp gạo hoặc tiền 52 13.9 Trợ cấp cứu đói thiên tai 1 0.3 Giúp chống dột 1 0.3 Nhà tình nghĩa 6 1.6 Nhà tình thương 7 1.9 Mô hình sản xuất 0 0 Chương trình xóa đói giảm nghèo 24 6.4 Đào tạo nghề 7 1.9 Tập huấn ngắn hạn 19 5.1 Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hộ gia đình nghèo chưa được chăm lo, theo tìm hiểu, bà con cho biết các khoản hỗ trợ của nhà nước dành cho người nghèo chỉ một số ít người nghèo được thụ hưởng, số còn lại là phần của những người là việc cho xã hoặc anh em, bà con của những người làm việc ở xã. Tôi được phân công ở nhóm bảng hỏi và tôi được biết hoàn cảnh một gia đình có 7 người con, gia đình đặc biệt khó khăn, 2 trong số 7 người con mang bệnh hiểm nghèo ( 1 bị tim bẩm sinh, 1 bị thiểu năng trí tuệ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân Mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Trà Vinh.doc
Tài liệu liên quan