Trường mầm non Trung Hà là ngôi trường đặt ở thôn 6- xã Trung Hà- Huyện Yên Lạc- Tỉnh Vĩnh Phúc. Địa điểm của trường là nơi thoáng mát, có lối đi vào thuận lợi. Trường có một khu chính và 2 khu lẻvới 10 phòng học cho 2 khối lớp nhà trẻ và mẫu giáo, có khu nhà bếp sạch sẽ- vệ sinh. Và đặc biệt trường đã đón danh hiệu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 vào tháng 1- 2004.
Hiện nay trường có 20 cán bộ giáo viên. Trong đó có 2 cán bộ quản lý: hiệu trưởng với trình độ cao đẳng quản lý, hiệu phó với trình độ trung cấp chuyên môn; 18 giáo viên đứng lớp với trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, và 1 nhân viên kế toán. Đội ngũ giáo viên của trường đa số là các giáo viên trẻ mới ra trường, năng động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc, có nhiều giáo viênđạt được thành tích xuất sắc (có 5 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện).
Năm học 2007- 2008 trường mầm non Trung Hà có tổng số 300 trẻ, được chia thành 2 khối lớp: khối mẫu giáo với 4 lớp MGL, 3 lớp MGN, 2 lớp MGB và 1 lớp nhà trẻ. Phần lớn trẻ là con em nông dân trên địa bàn xã, dù người dân ở đó đã ý thức được việc phải đưa con đến trường, tuy vậy họ vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học của con cái. Do vậy việc giáo dục trẻ và tuyên truyền của giáo viên cũng gặp phải một số khó khăn.
Dù gặp những khó khăn như vậy nhưng nhà trường vẫn tích cực nuôi dạy trẻ tốt, cho nên trường thường xuyên đạt danh hiệu trường tiên tiénn xuất sắc và chuẩn bị đón danh hiệu trường chuẩn Quốc Gia giai đoạn 2.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5428 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về quê hương cho trẻ 5-6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú, sở thích riêng. Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân, có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề.
-Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn – thực tiễn.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi tổ chức các góc hoạt động giáo viên cần lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị dạy học đảm bảo vệ sinh, không gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng ( không sắc nhọn, không dễ vỡ, không dùng vật liệu độc hại…).
Tổ chức hoạt động góc ở các lớp phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ( diện tích phòng học, đồ dùng, đồ chơi trong lớp…). Việc lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị dạy học cần thích hợp với đặc điểm vùng miền, địa phương.
* Các phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL.
- Cùng trẻ tổ chức hoạt động góc:
Trước hết cần khẳng định việc hình thành các góc phải do trẻ tự làm dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Khi đưa ra một chủ đề mới cô cùng trẻ thảo luận để xây dựng những góc nào? Trong mỗi góc cần có những cái gì? và làm như thế nào để tạo ra những góc đó. Việc này cần huy động kinh nghiệm, sáng tạo của mỗi trẻ, điều đó rất phù hợp với quan điểm quan trọng trong việc đổi mới GDMN là lấy trẻ làm trung tâm.
-Tạo tâm thế hoạt động cho trẻ: Giáo viên cần kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động bằng cách tạo các tình huống có vấn đề cho trẻ tham gia hoạt động.
-Tạo cơ hội cho trẻ quan sát các góc để trẻ tự hoạt động: Giáo viên cần linh hoạt lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ giáo dục qua cách sắp xếp, bố trí, tổ chức góc hoạt động cho trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi, các thiết bị dạy học được sắp xêp0s dưới dạng mở… từ đó kích thích tính tò mò, thích khám phá, tìm tòi và trải nghiệm ở trẻ.
-Quan sát quá trình hoạt động của trẻ để xác định hướng điều khiển: Trong quá trình tổ chức hoạt động góc, cô không trực tiếp chơi cùng trẻ mà chỉ bao quát, theo dõi quá trình chơi của trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên xác định hướng điều khiển, điều chỉnh hiạt động của trẻ sao cho phù hợp.
- Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực: Góc chơi là nơi trẻ được hoạt động theo sở thích, hứng thú riêng. Giáo viên cần khuyến khích, phát huy sáng kiến của trẻ, tạo cơ hội để trẻ phát triển khả năng tự khám phá, tìm tòi, trải nghiệm…
-Phối hợp hoạt động góc để triển khai chủ đề: Các góc hoạt động được tổ chức một cách linh hoạt, luân phiên, thay đổi theo từng chủ đề. Trong quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ, giáo viên cần tạo mối quan hẹ qua lại giữa các góc chơi với nhau bằng các hoạt động của trẻ để thực hiện chủ đề.
- Phát triển các trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ và gợi ý của giáo viên: Đây là yêu cầu đảm bảo tính tích cực, cá thể hoá hoạt động của người học trong quá trình hướng dẫn và tổ chức hoạt động cho trẻ. Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của trẻ, tuyệt đối không can thiệp thô bạo vào trò chơi của trẻ, hoặc bắt trẻ chơi theo ý mình. Thông qua đàm thoại đặt câu hỏi, cô có thể nhập vai vào trò chơi để gợi ý, mở rộng trò chơi cho trẻ một cách hợp lý.
-Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong góc hoạt động: ở các góc chơi, để tổ chức giờ hoạt động góc đạt hiệu quả, ngoài việc sắp xếp, bố trí, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình chơi cho trẻ giáo viên cần xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong góc hoạt động, đảm bảo cho mọi trẻ đều được tham gia hoạt động một cách tích cực, sáng tạo và hiệu quả.
* Hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL:
- Căn cứ vào nội dung và chủ đề chơi, giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo nhóm độc lập tại góc chơi và phối hợp giữa các góc chơi: Nội dung hoạt động tại các góc chơi của trẻ rất phong phú, luôn thay đổi theo từng chủ đề. Khi tổ chức hoạt động góc, giáo viên lồng ghép linh hoạt nhiều nội dung hoạt động giữa các góc để triển khai chủ đề chơi và có sự phối hợp giữa các góc chơi.
- Căn cứ vào số lượng trẻ tham gia hoạt động tại các khu vực chơi có thể tổ chức góc hoạt động theo 2 hình thức: cá nhân hay nhóm nhỏ: Hoạt động góc là hoạt động tự do, theo ý thích của trẻ. Trẻ có thể chơi theo khả năng, sở thích cá nhân của trẻ. Căn cứ vào số lượng trẻ chơi ở trong khu vực mà giáo viên lựa chọn tổ chức hoạt động góc theo hình thức cá nhân hay nhóm nhỏ.
- Căn cứ vào tính chất mối quan hệ của cô giáo mầm nonvới trẻ có thể tổ chức cho trẻ chơi tự do hoặc có hướng dẫn giám sát của giáo viên: Khi tham gia chơi ở góc hoạt động, trẻ được làm việc theo cách nghĩ của mình, trẻ huy động, vận dụng vốn kinh nghiệm của bản thân trong trò chơi. Trẻ được trải nghiệm hoặc tìm hiểu, khám phá cái mới dưới sự hướng dẫn, gợi ý và giám sát của giáo viên. Căn cứ vào mối quan hệ này ( giữa cô - trẻ ) có thể tổ chức cho trẻ chơi tự do hoặc có sự hướng dẫn của giáo viên.
1.2.4. Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non:
* Giáo viên đóng vai trò là người lên kế hoạch để tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
Giáo viên là người lập kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung các loại trò chơi, thời gian chơi, đồ dùng, đồ chơi.
Góc chơi cần được trang trí hấp dẫn, cùng với tên gọi và hình ảnh phù hợp, giúp cho trẻ nhận biết góc chơi một cách dễ dàng. Tên góc cần được viết to theo đúng quy định về việc làm quen với chữ viết, gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ ( như: “ Gia đình tôi “, “ Bé khám phá khoa học “, “ phòng khám đa khoa “…). Góc chơi cũng cần được sắp đặt hợp lý để hoạt động vui chơi được tiến hành một cách tự nhiên và không bị gián đoạn.
Việc lập kế hoạch và tổ chức cũng cần xem xét đến thời gian. Một số hoạt động cần nhiều thời gian hơn hoạt động khác, trẻ cũng cần được tự do để sử dụng nhiều hay ít thời gian cho hoạt động mà trẻ lựa chọn.
* Giáo viên là người tổ chức các nội dung hoạt động tại các góc chơi cho trẻ.
Giáo viên cần bố trí hợp lý về thời gian và không giancho các nhóm chơi, hướng dẫn tạo điều kiện cho mỗi trẻ cùng suy nghĩ cùng làm một việc gì đó không bị thúc ép, áp đặt, bắt chước lẫn nhau một cách thụ động và khuyến khích trẻ quan sát và học hỏi.
Trong thời gian tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc phụ thuộc vào kinh nghiệm của trẻ và yêu cầu triển khai của chủ đề, cô có thể tổ chức, triển khai 4-5 góc phù hơp. Không nhất thiết phải triển khai cùng một lúc với tất cả các góc chơi.
Với lớp MGL, việc tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động ở các góc được quy định trong chế độ sinh hoạt hàng ngày vào thời điểm buổi sáng và buổi chiều sau khi ănbữa phụ. Thời gian tiến hành hoạt động không nên quá 60 phút. Cô cần lên kế hoạch và thực hiện đảm bảo thời gian cho trẻ chơi thích hợp.
* Giáo viên đống vai trò là người quan sát, giám sát trẻchơi.
Cô giáo là người theo dõi, quan sát các nhóm chơi, các hoạt động của trẻ tại các góc, cô quan tâm bao quát toàn bộ khu vực hoạt động của trẻ. Trong đó khu vực chơi đóng vai, chơi xây dựng- lắp ghép, chơi ở góc tạo hình, góc khám phá khoa học là các khu vực hoạt động trọng tâm.
Giáo viên quan sát để nắm bắt kỹ năng chơi, hứng thú chơi của trẻ. Giáo viên phải thường xuyên theo dõi trẻ hoạt động trong góc để tìm hểu năng lực, mức độ suy nghĩ của từng trẻ, phát hiện ra đồ dùng, đồ chơi hoặc các vật liệu có khó khăn gì so với khả năng của trẻ. Thông qua quan sát giúp giáo viên biết được khi nào trẻ cần giúp đỡ, cần phải can thiệp, những gì càn phải bổ xung, thay đổi. Từ đó lựa chọn biện pháp tác động, hướng dẫn trẻ chơi phù hợp, hiệu quả trên cơ sở kết quả quan sát.
Kiểm tra cơ sở vật chất tại góc chơi cũng là nhiệm vụ của giáo viên, cần quan tâm đến sự an toàn, loại bỏ những thứ gãy hỏng ở các khu vực chơi, tiếp tục làm phong phú môi trường, cung cấp thêm vật liệu, dụng cụ mới. Sau khi chơi xong giáo viên nhắc nhở trẻ thu dọn và cất đồ chơi vào nơi quy định.
* Giáo viên là người đấnh giá trẻ.
Trong quá trình quan sát và giám sát trẻ chơi, giáo viên cần đánh giá một cách liên tục vì chơi là kiểu học đầu tiên của trẻ em, là phương tiện đánh giá kĩ năng, thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội của trẻ. Việc đánh giá trẻcó một vị trí đặc biệt quan trọngtrong quá trình tổ chức môi trường, tổ chức các hoạt động cho trẻ, giúp giáo viên định hướng mục tiêu giáo dục, xây dụng kế hoạch tổ chức các góc hoạt động một cách hợp lý.
1.2.5. Điều kiện tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non
* Về cơ sở vật chất:
Để tổ chức tốt hoạt độnh góc cho trẻ MGL cần đảm bảo về cơ sở vật chất ( đồ chơi, trang thiết bị dạy học…) để trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động.
- Đồ chơi phải đẹp, kích cỡ không quá to hoặc quá nhỏ đối với trẻ. Đồ chơi phải gắn với đời sống thực, đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ. Lựa chọn đồ chơi cho trẻ gồm nhiều chi tiết phải có các giá, kệ giá…
- Có các giá, kệ để đồ dùng, đồ chơi. Các giá có thể dùng làm vách ngăn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động, tạo lối đi lại dễ dàng cho trẻ khi tham gia hoạt động, hoặc quay các giá áp tường để giành không gian cho hoạt động nhóm đông trẻ.
- Các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu mở phải được sắp xếp hợp lý dưới dạng mở để kích thích trẻ khám phá và trải nghiệm.
- Trang trí các mảng tường, tranh hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải gây được sự hấp dẫn lôi cuốn, thôi thúc trẻ tích cực hoạt động.
- Thường xuyên thay đổi cách sắp xếp, trang trí, làm thêm đồ chơi để làm nổi bật chủ điểm để gây hứng thú nhận thức cho trẻ.
- Đối với trẻ MGL, để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 cần đặc biệt chú ý tạo môi trường chữ viết phong phú đối với trẻ.
* Về không gian, địa điểm:
Giáo viên phải xem xét cẩn thận điều kiện thực tế khi bố trí, sắp xếp góc hoạt động. Chẳng hạn, khi nào cần thu dọn bàn ghế để lấy chỗ cho hoạt động chung của lứp hoặc cho trẻ ngủ; khi nào cần xoay các giá, tủ để ngăn thành các góc/ khu vực hoạt động riêng biệt; làm thế nào để phòng học trở nên hấp dẫn đối với trẻ về mặt thẩm mỹ và kích thích trẻ học. Việc sắp đặt môi trường cơ sở vật chất cũng liên quan chặt chẽ với chế độ sinh hoạt hàng ngày.
* Về tổ chức các góc hoạt động:
- Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều hốn với trẻ lứa tuổi trước. Các góca chơi của trẻ cần đa dạng, phong phú hơn do trẻ đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Tổ chức các nội dung chuyên biệt phù hợp với chủ đề, chú ý tạo sự hợp tác, giao lưu qua lại giữa các góc.
- Thay đổi cách trang trí, sắp xếp các góc chơi tuỳ theo nội dung và chủ đề chơi, tạo sự hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ, khuyến khích trẻ cùng tham gia với cô.
Nói chung, việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL là một hoạt động thường xuyên của người giáo viên. Việc này đòi hỏi các giáo viên cần linh hoạt, không cứng nhắc, tuy nhiên cũng không nên rập khuôn máy móc giống các lớp khác…
* Về phía giáo viên:
Đảm bảo có trình độ đạt chuẩn trở lên, nắm vững chương trình đổi mới; có năng lực, chuyên môn, kỹ năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, xử lý linh hoạt trước các tình huống sư phạm và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ, có sức khoẻ và yêu nghề, có trách nhiệm, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, hiểu được tâm sinh lývà đặc điểm phát triển của trẻ. Từ đó giáo viên có khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục, nắm chắc các phương pháp tổ chức hoạt động góc. Giáo viên có thể lồng ghép, đan cài các hoạt động để trẻ có thể “ học “ qua chơi, “học” qua thực hành; nhờ đó trẻ lĩnh hội kiến thức và kỹ năng liên quan đến chủ đề một cách tự nhiên và có được những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ.
Để phát huy hết vai trò của mình nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL, đoì hỏi cô giáo mầm non phải nhanh nhạy, linh hoạt, chủ động trong việc tổ chức, thiết kế hoạt động góc, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ giữa các góc chơi, thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp các góc.
* Về phía trẻ:
Trẻ phải có vốn sống, nhu cầu hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Trung Hà- Yên Lạc.
2.1. Vài nét khái quát về trường mầm non Trung Hà- Yên Lạc.
Trường mầm non Trung Hà là ngôi trường đặt ở thôn 6- xã Trung Hà- Huyện Yên Lạc- Tỉnh Vĩnh Phúc. Địa điểm của trường là nơi thoáng mát, có lối đi vào thuận lợi. Trường có một khu chính và 2 khu lẻvới 10 phòng học cho 2 khối lớp nhà trẻ và mẫu giáo, có khu nhà bếp sạch sẽ- vệ sinh. Và đặc biệt trường đã đón danh hiệu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 vào tháng 1- 2004.
Hiện nay trường có 20 cán bộ giáo viên. Trong đó có 2 cán bộ quản lý: hiệu trưởng với trình độ cao đẳng quản lý, hiệu phó với trình độ trung cấp chuyên môn; 18 giáo viên đứng lớp với trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, và 1 nhân viên kế toán. Đội ngũ giáo viên của trường đa số là các giáo viên trẻ mới ra trường, năng động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc, có nhiều giáo viênđạt được thành tích xuất sắc (có 5 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện).
Năm học 2007- 2008 trường mầm non Trung Hà có tổng số 300 trẻ, được chia thành 2 khối lớp: khối mẫu giáo với 4 lớp MGL, 3 lớp MGN, 2 lớp MGB và 1 lớp nhà trẻ. Phần lớn trẻ là con em nông dân trên địa bàn xã, dù người dân ở đó đã ý thức được việc phải đưa con đến trường, tuy vậy họ vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học của con cái. Do vậy việc giáo dục trẻ và tuyên truyền của giáo viên cũng gặp phải một số khó khăn.
Dù gặp những khó khăn như vậy nhưng nhà trường vẫn tích cực nuôi dạy trẻ tốt, cho nên trường thường xuyên đạt danh hiệu trường tiên tiénn xuất sắc và chuẩn bị đón danh hiệu trường chuẩn Quốc Gia giai đoạn 2.
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà- Yên Lạc:
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bản chất, ý nghĩa, vai trò của tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà- Yên Lạc.
* Thực trạng nhận thức của giáo viên về bản chất của tổ chức hoạt động góc:
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về tổ chức hoạt động góc, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động góc đạt hiệu quả. Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động góc thông qua câu hỏi số 1 ở phần phụ lục. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động góc ở trường mầm non Trung Hà- Yên Lạc:
STT
Tổ chức hoạt động góc
Số giáo viên
Tỉ lệ %
1
Là việc tổ chức cho trẻ để trẻ có thể tự làm một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để xem xét, tìm hiểu, khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
5/6
83,33%
2
Là việc đưa các nguồn thông tin, các thiết bị dạy học, đồ dùng- đồ chơi cần thiết cho trẻ hoạt động.
1/6
16,67%
3
Nhằm khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ.
0/6
0%
4
ý kiến khác
0/6
0%
Nhìn vào bảng 1, ta thấy có 1 giáo viên cho rằng, tổ chức hoạt động góc là việc đưa các nguồn thông tin, các thiết bị dạy học, đò dùng- đồ chơi cần thiết cho trẻ hoạt động (chiếm 16,67%), đây là cách hiểu chưa đầy đủ về tổ chức hoạt động góc. Tổ chức hoạt động góc được hiểu đầy đủ là việc tổ chức cho trẻ để trẻ có thể tự làm một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để xem xét, tìm hiểu, khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. Đây là lựa chọn thứ nhất và ý kiến này được 5 giáo viên lựa chọn (83,33%). Nhìn chung giáo viên trong trường đã hiểu một cách khá chính xác và đầy đủ về việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL. Chỉ có 16,67% chưa xác định được chính xác việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Do vậy giáo viên cần nhìn nhận chính xác hơn về tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL để trẻ hoạt động có hiệu quả.
* Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ:
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL, bởi vì nó rất quan trọng trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 2 ở phần phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa – vai trò của việc tổ chức hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ MGL:
STT
ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức hoạt động góc.
Số giáo viên
Tỷ lệ %
1
Phát huy tính tự chủ và tính tích cực hoạt động cho trẻ.
0/6
0%
2
Khuyến khích tính tích cực nhận thức cho trẻ.
0/6
0%
3
Hình thành tinh thần tập thể, đoàn kết cho trẻ.
0/6
0%
4
Hình thành ở trẻ những kỹ năng xã hội
0/6
0%
5
Tất cả các ý kiến trên.
6/6
100%
6
ý kiến khác.
0/6
0%
Nhìn vào bảng 2, ta thấy 100% giáo viên đã nhận thức vai trò của việc tổ chức hoạt động góc tới sự phát triển của trẻ. Đây là dấu hiệu tốt để giáo viên lựa chọn các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ đạt hiệu quả nhằm phát triển tối ưu nhân cách toàn diện cho trẻ MGL.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL.
* Thực trạng chuẩn bị kế hoạch tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL:
Để tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ MGL đòi hỏi người giáo viên cần lên kế hoạch tổ chức hoạt động góc một cách rõ ràng, đầy đủ, sáng tạo theo tuần, tháng, năm.
ở phần này chúng tôi đưa ra câu hỏi: Trong quá trình tổ chức hoạt động góc cô có thường xuyên chuẩn bị kế hoạch tổ chức một cách rõ ràng, đầy đủ, sáng tạo?
Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung chuẩn bị khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 3 ở phần phụ lục 1, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Thực trạng về nội dung chuẩn bị của giáo viên khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL
STT
Nội dung
Số giáo viên
Tỷ lệ %
1
Chuẩn bị cơ sở- vật chất cho các góc chơi.
6/6
100%
2
Chuẩn bị nội dung hoạt động tại các góc.
6/6
100%
3
Chuẩn bị các hoạt động tại các góc chơi mang tính khoa học.
6/6
100%
4
ý kiến khác.
0/6
0%
Nhìn vào bảng 3, ta thấy 100% giáo viên đã xác định được nội dung chuẩn bị một giờ hoạt động góc. Đây là điều kiện để giờ học được triển khai mạch lạc, sinh động, hấp dẫn trẻ hơn.
* Thực trạng ttổ chức nội dung hoạt động tại góc chơi cho trẻ MGL:
ở phần này, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 4 ở phần phụ lục 1. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Thực trạng tổ chức nội dung hoạt động tại góc chơi cho trẻ MGL:
STT
Nội dung hoạt động
Số giáo viên
Tỷ lệ %
1
Tổ chức nội dung chuyên biệt trên một góc.
1/6
16,67%
2
Tổ chức một nội dung chuyên biệt trên nhiều góc.
6/6
100%
3
Tổ chức lồng ghép nhiều nội dung hoạt động giữa các góc
6/6
100%
4
ý kiến khác.
0/6
0%
Nhìn vào bảng 4, ta thấy 100% giáo viên của trường đều tổ chức các nội dung hoạt động tại các góc theo hướng đổi mới tức là đảm bảo tính tích hợp, lồng ghép các nội dung hoạt động giữa các góc. Tuy nhiên, có 16,67% lựa chọn cả đáp án 1. Điều này cho thấy giáo viên này chưa thực sự nắm bắtvà thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL theo hướng đổi mới nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ.
* Thực trạng sử dụng các góc hoạt động cho trẻ MGL:
Để khảo sát mức độ tổ chức các góc chơi trong quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL, chúng tôi xây dựng câu hỏi số 5 ở phần phụ lục 1. Kết quả điều tra cho các số liệu thống kê ở bảng sau:
Bảng 5: Thực trạng sử dụng các góc hoạt động cho trẻ MGL:
STT
Góc hoạt động
Số giáo viên
Tỷ lệ %
1
Góc chơi phân vai
6/6
100%
2
Góc tạo hình
2/6
33,33%
3
Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng
6/6
100%
4
Góc thư viện
5/6
83,33%
5
Góc âm nhạc
5/6
83,33%
6
Góc khám phá khoa học
3/6
50%
7
Góc chơi phân vai + Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng
3/6
50%
8
Góc chơi phân vai + Góc thư viện
1/6
16,67%
9
Góc chơi phân vai + Góc âm nhạc
1/6
16,67%
10
Góc chơi phân vai + Góc tạo hình
1/6
16,67%
11
Góc chơi phân vai + Góc khám phá khoa học
0/6
0%
12
Góc lắp ráp, ghép hính- xây dựng + góc âm nhạc
2/6
33,34%
13
Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng + Góc thư viện
1/6
16,67%
14
Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng + Góc tạo hình
5/6
83,33%
15
Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng + Góc khám phá khoa học
4/6
66,67%
Qua bảng trên ta thấy:
Các góc chơi được tổ chức với mức độ khác nhau. Trong đó có 100% giáo viên thường xuyên tổ chức góc chơi phân vai và góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng. 83,33% thường xuyên tổ chức góc thư viện và góc âm nhạc, góc tạo hình và góc khám phá khoa học được tổ chức ít hơn. Giáo viên cần linh hoạt thay đổi các góc chơi theo chủ đề tạo sự mới lạ, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
ở bảng 5 này ta thấy các cô thường liên góc giữa góc chơi phân vai + góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng (50%); góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng + góc tạo hình (83,33%) và giữa góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng + góc khám phá khoa học (66,67%).
Khi được hỏi về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ tại góc chơi phân vai và góc chơi lắp ráp, ghép hình- xây dựng cho trẻ MGL có 83,33% cho rằng rất cần thiết; 16,67% cho là cần thiết.
Để tìm hiểu tần suất, mức độ, thời gian tổ chức hoạt động tại các góc chơi phân vai, góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng và hoạt động liên góc ( giữa các góc khác với 2 góc này ) chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 6 ở phần phụ lục 1, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Tần suất, thời gian tổ chức tại các góc hoạt động
Tên góc
Tần suất( số lần/ ngày )
Thời gian
Số giáo viên
Tỷ lệ %
Góc chơi phân vai
2
45 phút
2/6
33,33%
1
60 phút
4/6
66,67%
Góc phân vai + các góc khác
2
45 phút
3/6
50%
1
60 phút
2/6
33,33%
Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng
1
60 phút
6/6
100%
Góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng + các góc khác
2
45 phút
2/6
33,33%
1
60 phút
3/6
50%
Nhìn vào bảng 6 ta thấy: Tần suất tổ chức hoạt động tại góc chơi phân vai, góc lắp ráp, ghép hình- xây dựng và hoạt động liên góc ( giữa các góc khác với 2 góc này ) khá cao, trung bình mỗi ngày tại các lớp MGL, các góc chơi này được tổ chức 2 lần/ ngày với thời gian ở mỗi góc là 45 phút hoặc 60 phút. Vấn đề đặt ra ở đây là: Việc sử dụng các góc chơi này thường xuyên như vậy có cần thiết không? Và điều đó có tạo sự nhàm chán cho trẻ hay không?
Qua trao đổi chúng tôi thấy các cô giáo đều khẳng định mức độ tổ chức các góc hoạt động trên là hoàn toàn hợp lý vì đây là khu vực hoạt động trọng tâm, ở các góc chơi này trẻ được chơi các trò chơi như: Xây dựng, lắp ráp, ghép hình, vẽ, nặn…Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, đặc biệt ở góc chơi phân vai trẻ được tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ- đây là trò chơi trung tâm của trẻ mẫu giáo, đối với lứa tuổi MGL thì trò chơi này được xem là một trong những phương pháp giáo dục phổ biến và hiệu quả nhất.
* Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL:
ở phần này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 7 và lấy ý kiến của giáo viên về việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL. Sau khi sử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 7: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL:
STT
Hình thức tổ chức
Số giáo viên
Tỷ lệ %
1
Phân nhóm
6/6
100%
2
Cá nhân
2/6
33,33%
3
Có sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên
4/6
66,67%
4
Trẻ chơi tự do
3/6
50%
5
Một nội dung
0/6
0%
6
Nhiều nội dung
6/6
100%
Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức. Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Không có giáo viên nào tổ chức hoạt động góc cho trẻ dưới hình thức một nội dung mà các cô giáo đã nhận thức được khi trẻ tham gia vào hoạt động góc tức là trẻ tham gia vào “xã hội trẻ em “. Do đó nhiều mối quan hệ đan cài, đan xen vào nhau. Tức là giáo viên đã tổ chức dưới hình thức có nhiều nội dung chơi kết hợp với nhau và đã đạt với tỷ lệ tuyệt đối (100% ).
Căn cứ vào số lượng trẻ tham gia hoạt động tại các góc chơi mà giáo viên tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ hay cá nhân và căn cứ vào mối quan hệ qua lại của giáo viên đối với trẻ mà giáo viên có thể cho trẻ chơi tự dohay giáo viên hướng dẫn và giám sát trẻ.
100% giáo viên cho rằng đã tổ chức hoạt động cho trẻ theo hình thức phân nhóm nhỏ, có 33,33% giáo viên đã tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức cá nhân tuỳ theo sở thích; 66,67% giáo viên đã luôn quan sát hướng dẫn trẻ chơivới tư cách là người trung gian giám sát; 50% giáo viên cho trẻ chơi tự do theo sở thích của trẻ.
Trên thực tế quan sát, thấy rằng: Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ MGL các cô giáo đều tổ chức hoạt động dưới hình thức kết hợp nhiều nội dung với nhau. Chẳng hạn khi tổ chức các góc hoạt động ở chủ đề “ nước và các hiện tượng tự nhiên “. Góc bán hàng kết hợp góc xây dựng: Các bác bán hàng bán nước giải khát, bánh và nấu nhiều món ăn phục vụ cho các bác xây dựng; góc tạo hình vẽ lại ấn tượng của buổi đi bơi…
Chúng tôi đánh giá ở tuổi MGL tính chủ định, tính mục đích, lập kế hoạch chơi và tự do chơi cao xong để hoạt động chơi đạt hiệu quả thì cần thiết phải có sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên để định hướng và điều chỉnh kịp thời các hành động, các ý tưởng, thái độ chơi, tình huống chơi phù hợp, trên cơ sở đó mở rộng chủ đề chơi, quan niệm chơi của trẻ thêm phong phú, hấp dẫn.
* Thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL:
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 8 ở phần phụ lục 1, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: thực trạng sử dụng các b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về quê hương cho trẻ 5-6 tuổi.doc