MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 3
1.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 -2008 3
1.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam. 7
1.2.1 Doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất 7
1.2.2 Giá các yếu tố đầu vào tăng cao 9
1.2.3 Thị trường đầu ra bị thu hẹp. 11
1.2.4 Việc làm không đầy đủ. 14
1.2.5 Lợi nhuận giảm mạnh. 15
1.2.6 Nhiều doanh nghiệp phá sản. 16
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHỦNG HOẢNG. 18
2.1 Giải pháp từ phía nhà nước. 18
2.1.1 Cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho các doanh nghiệp 18
2.1.2 Kích thích đầu tư đi đôi với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 21
2.1.3 Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp. 23
2.2 Giải pháp thuộc về doanh nghiệp. 24
2.2.1 Thay đổi chiến lược kinh doanh. 24
2.2.2 Chú trọng hơn đến thị trường trong nước. 26
2.2.3 Kiểm soát tài chính chặt chẽ và hợp lý hóa chi phí sản xuất. 28
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 32
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như cho hoạt động xuất khẩu hạn chế, nhiều dự án không vay được, trong khi vốn ngân sách thuộc kế hoạch năm 2010 không đáp ứng nhu cầu và một số dự án đã có khối lượng thực hiện cao, nên khả năng bảo đảm tiến độ đầu tư rất khó khăn. [12]
Thị trường đầu ra bị thu hẹp.
* Thị trường xuất khẩu.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23 – 25 %. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ còn tác động gián tiến đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16.5% trong khi năm 2007 là 18%.[6, Tr38]
Về nông sản xuất khẩu, đến tháng 12/2008 giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh. So với thời điểm giá cao nhất trong năm thì giá gạo giảm 58%, cà phê giảm 24%, cao su giảm 48%, hạt điều, hạt tiêu đều có mức giảm 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12/2008 đạt 1,15 tỷ USD, giảm 2% so với tháng 11/2008 ( đạt 1,17tyr USD), giảm 34% so với tháng 7/2008 – tháng đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản gặp nhiều trở ngại do việc thanh toán quốc tế. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, chè, thủy sản, cà phê. [16,tr.18]
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12-2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 4,1 tỉ USD, giảm 27,6% so với tháng trước đó và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1-2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ năm trước.
Qua phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy, trong năm 2008, sáu thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a đã chiếm tới 80% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Bản thân nền kinh tế các nước ASEAN và Trung Quốc cũng phụ thuộc rất lớn vào các nền kinh tế còn lại, nên suy thoái kinh tế của Mỹ, EU và Nhật Bản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy dép, hàng dệt may và các sản phẩm về gỗ; vào EU là giầy dép, hàng dệt may và hải sản; vào ASEAN là dầu thô và gạo; vào Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a là dầu thô; vào Trung Quốc là cao su, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ.[13]
Qua những con số về kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… ta có thể thấy được thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã bị thu hẹp. Điều này đã gây cho doanh nghiệp Việt Nam những trăn trở rất lớn là cần phải có những chính sách như thế nào để có thể đưa được sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
* Thị trường nội địa.
Theo mô hình tổng cầu của Keynes, tổng cầu của nền kinh tế đo bằng tổng sản phẩm quốc nội GDP, được tính trên cơ sở tổng tiêu dùng tư nhân, tiêu dùng chính phủ, đầu tư, và xuất khẩu ròng ( đo bằng tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đi tổng kim ngạch nhập khẩu). Theo cách này thì cơ cấu GDP của Việt Nam đã có chuyển biến khá tích cực từ năm 1990 tới năm 2000 và ổn định cho tới năm 2006, trước khi gặp những biến động mạnh trong năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cơ cấu chi tiêu của khu vực tư nhân và của Chính Phủ đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm chi tiêu và tăng tích lũy để đầu tư tạo vốn.
Bảng 1.1: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP
Đơn vị: %
STT
Cơ cấu tống sản phẩm quốc nội.
1990
1995
2000
2005
2006
2007
1
Tiêu dùng tư nhân
84,8
73,6
66,5
63,5
63,3
64,9
2
Tiêu dùng Chính phủ
12,3
8,2
6,4
6,2
6,0
6,1
3
Đầu tư (tạo lập vốn)
12,6
27,1
29,6
35,6
36,8
41,7
4
Xuất khẩu ròng
-9,2
-9,1
-2,5
-4,2
-5,0
-13,4
(Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê)
Trong giai đoạn trước năm 2007, cơ cấu GDP đã duy trì ở mức tích cực với tốc độ tạo lập vốn đầu tư duy trì trong khoảng 35% - 36%, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn. Trong năm 2007, với việc gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào nước ta đã kéo theo việc gia tăng thâm hụt thương mại, đặc biệt trong hai quý cuối năm 2007. Kết quả là, thâm hụt thương mại năm 2007 lên tới 14,1 tỷ USD, chiếm khoảng 13,4% GDP. Tuy nhiên, phần này được bù đắp hoàn toàn bằng 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và 6,24 tỷ vốn đầu tư gián tiếp và lượng kiều hối đạt kỷ lục 6,18 tỷ USD. Khuynh hướng này tiếp tục kéo dài sang năm 2008, cùng với việc biến động giá tăng của hầu hết các hàng hóa nhập khẩu đầu vào sản xuất ở Việt Nam khiến thâm hụt thương mại lên tới 18 tỷ USD, đạt mức kỷ lục và chiếm khoảng 16,1% GDP. Tuy nhiên, năm 2008 cũng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt mức kỷ lục 64 tỷ USD, và vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD.[13]
Qua bảng cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP ở trên cho thấy, mức tiêu dùng tư nhân đã suy giảm trông thấy qua các năm. Thêm nữa, là những cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Một điểm đặc biệt nữa đó là thời điểm mới chớm của khủng hoảng, xuất khẩu ròng đã cho thấy khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước ngoài đã suy giảm nghiêm trọng -13,4 năm 2007 so với -5 năm 2006, báo hiệu bắt đầu cho một sự suy giảm xuất khẩu ròng trong những năm tiếp theo.
Việc làm không đầy đủ.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động làm cho các doanh nghiệp, tập đoàn phá sản gây ra thiếu việc làm cho người lao động. Những công việc thường ngày để tạo ra sản phẩm của họ nay đã không được dùng đến, họ đang đứng trước cảnh không có việc làm, phải chịu cảnh thất nghiệp.
Việt Nam cũng là một nước chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính vì vậy mà tình trạng thất nghiệp đã trở thành sự kiện thời sự với những tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiên thông tin đại chúng về doanh nghiệp, khu công nghiệp quyết định sa thải công nhân. Thêm nữa là có cả những bài viết, phóng sự về cuộc sống bi đát của họ khi mất việc làm, đặc biệt là đối với người dân ngoại tỉnh.
Chỉ tính riêng tại Sài Gòn, cuối năm 2008 số công nhân thất nghiệp đang tăng từ hàng ngàn lên hàng chục ngàn và được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn, nhiều hơn. Phần lớn những công nhân thất nghiệp bị sa thải hoặc do công ty phá sản. Mà chủ yếu những công ty này thuộc ngành may mặc, giày da, dép, ngành gỗ, ngành nhựa và ngành sản xuất túi xốp, có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp. Nỗi lo của người lao động đã tăng lên bởi thực tế trước kia khi họ mất việc ở các công ty này thì họ sẽ dễ dàng kiếm được công việc khác. Nhưng trước tình hình này không mấy người có thể kiếm được việc làm khi mà bị sa thải khỏi công ty hiện tại. Bởi lẽ không có một công ty nào tuyển lao động. Trước tình hình này người dân phải đối diện với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống với những vấn đề về nhà ở về sinh hoạt cho bản thân, rồi sinh hoạt cho người thân trong gia đình.
Theo báo cáo của 40 tỉnh, thành phố đến hết tháng 1/2009 đã có trên 85 ngàn người mất việc làm ( TP Hồ Chí Minh 19.041 người, Hà Nội 10.707 người, Bắc Ninh 8.761 người, Thanh Hóa 8.735 người, Bình Dương 8.515 người, Đà Nẵng 2.227 người…) Ngoài ra, trên 40 ngàn người bị cặt việc làm và trên 20 ngàn người tạm nghỉ chờ việc.
Năm 2009 suy thoái kinh tế làm cho 400,000 người thất nghiệp, con số lao động thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Việt Nam có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó có 70% ở nông thôn và lao động có hợp đồng làm việc chỉ chừng 20%. Với số lao động bị mất việc khá lớn: Hà Nội ( 10.707 người), TP Hồ Chí Minh ( 19.041 người), Bắc Ninh ( 8.761 người), Bình Dương ( 8.515 người), đây là những địa phương dẫn đầu về số lượng lao động thất nghiệp. Lao động từ các khu công nghiệp của nhiều thành phố lớn này kéo về nông thôn tìm việc. Nhiều lao động gốc miền Bắc, từng vào miền Nam làm việc, nay cũng quay về quê tìm việc làm mới. Chưa kể đến nông thôn, nơi chiếm 70% dân số, vốn cũng đang có vô số khó khăn do nông dân mất đất, mùa màng thất bát, gia súc và gia cầm liên tục bị dịch, nông sản không có người mua hoặc mất giá thê thảm.[6, Tr.43]
Với các con số thất nghiệp ở trên, phần nào cho chúng ta hiểu một cách tổng quát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đang gặp khó khăn như thế nào mới để cho người lao động không có việc làm, thất nghiệp tràn lan.
Lợi nhuận giảm mạnh.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã làm giá cả đầu vào tăng cao như vừa nói ở trên. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, không có thị trường để xuất khẩu dẫn đến chí phí bỏ ra nhưng khó thu hồi.
Nhưng vào thời điểm đáy khủng hoảng, một số DN đã nhanh tay tập trung vốn mua dự trữ nhiều nguyên liệu với giá cực rẻ hoặc các DN bất động sản được hưởng lợi nhờ sự ấm lên của thị trường, nhờ đó trong quý II đã thu lợi nhuận ấn tượng. Thế nhưng, khi nguồn nguyên liệu giá rẻ đã tiêu thụ hết thì DN phải mua nguyên liệu theo mặt bằng giá mới, làm cho lợi nhuận từ quý III bắt đầu suy giảm, thậm chí nhiều đơn vị lỗ nặng.
Tính đến cuối năm 2009, theo báo cáo tài chính của Công ty Dầu Tường An (TAC), trong quý II, đơn vị đạt doanh thu 686 tỉ đồng và lợi nhuận là 20 tỉ đồng nhưng sang quý III, doanh thu giảm xuống còn 629 tỉ đồng và bất ngờ... lỗ 68 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ là do doanh số bán hàng giảm, chi phí tài chính tăng cao. Còn Công ty Đầu tư bất động sản VN (VNI), doanh thu quý II đạt 6 tỉ đồng và lợi nhuận âm 63 triệu đồng nhưng sang quý III, doanh thu chỉ còn 35 triệu đồng và bị lỗ 695 triệu đồng... Ngoài ra, nhiều DN khác như Công ty BaSa (BAS) từ đầu năm đến nay liên tục bị lỗ, Công ty Nước giải khát Sài Gòn (TRI) tiếp tục bị lỗ quý thứ tư...[22]
Thêm nữa, hậu quả của khủng hoảng đã khiến cho lượt khách du lịch giảm thiều đáng kể. Theo thống kê của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines công bố lợi nhuận trước thuế năm 2008 chỉ đạt 14 triệu đôla, giảm so với 23 triệu đôla của năm trước đó.Lợi nhuận bị giảm mặc dù doanh thu toàn tổng công ty đạt 1.56 tỉ đôla, so với 1.27 tỉ đôla trong năm 2007. Trong nửa đầu năm ngoái, hãng lỗ mất 83 tỉ đồng Việt Nam (chừng 5 triệu đôla), khi giá dầu toàn cầu đạt đỉnh, nhưng phục hồi trong nửa cuối năm.[24]
Ngoài ra, thông tin từ công ty chứng khoán – ngân hàng ngoại thương Việt Nam, trong quý IV/2009 đạt 70,8 tỷ đồng doanh thu thuần, lũy kế cả năm đạt 275 tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ (tương đương 5,1 tỷ đồng). Sau khi khấu trừ 216,3 tỷ đồng giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp năm 2009 đạt 58,7 tỷ đồng, giảm 22,7 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Nhiều doanh nghiệp phá sản.
Tính trong năm 2008, theo phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Việt Nam hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ ( có vốn chứa 10 tỷ đồng và sử dụng 3000 công nhân trở xuống). Trong đó số doanh nghiệp phá sản khoảng 70.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp khác đang trong tình trạng khó khăn là 200.000, trong đó có 70.000 doanh nghiệp là đang làm ăn có hiệu quả. Tính đến quý I/2009 trong tổng số 20% DNNVV đứng trên bờ vực phá sản đã có tới 7.000 doanh nghiệp tuyên bố giải thể và 3000 doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Xét trong cả khối DNNVV thì mức suy giảm lên tới 30 – 50% so với trước. Như vậy gần nửa số 20% DNNVV có nguy cơ phá sản, thì 10% đã ngừng hoạt động hoặc có thể chuyển hướng, 10% còn lại bị tác động lạm phát, nếu có chính sách tốt lên họ sẽ cải thiện tình hình tốt hơn.[18]
Một điều đặc biệt quan trọng đó là sản lượng công nghiệp của cả tư nhân trong nước lẫn tư nhân nước ngoài – nghĩa là khu vực đầu tư có vốn nước ngoài chiếm 75% tổng sản lượng. Từ đó các chuyên gia kinh tế nhận định khu vực tư nhân đổ vỡ hàng loạt sẽ là một thảm họa kinh tế xã hội.
Tình trạng doanh nghiệp phá sản hoặc ngưng sản xuất cứ tiếp tục diễn ra sẽ có tác động xấu tới nền kinh tế quốc gia. Nó không chỉ làm cho tăng trưởng giảm sút mà còn gây cho người dân mất việc, tiếp đến sẽ ảnh hưởng lớn tới an sinh xã hội.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHỦNG HOẢNG.
Giải pháp để khắc phục những khó khăn là rất nhiều và liên quan đến tất cả các mặt trong đời sống. Tuy nhiên, với đề tài này tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả mà khủng hoảng tác động vào các doanh nghiệp được tôi nêu ra ở trên. Trong phần này, giải pháp không chỉ riêng của chính phủ mà là giải pháp thiên cả về bên trong của mỗi doanh nghiệp. Để từ đó cho thấy không phải chỉ riêng chính phủ lo lắng trước tình hình suy thoái của nền kinh tế mà ngay cả doanh nghiệp cũng tự mình tìm cách để vượt qua những khó khăn đang gặp phải.
Giải pháp từ phía nhà nước.
Cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho các doanh nghiệp.
Nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhà nước đã triển khai gói kích cầu thứ nhất và đã đem lại kết quả trông thấy. Nhưng gói kích cầu thứ nhất kết thúc vào cuối năm 2009, để trách gây sốc cho các doanh nghiệp khi gói kích cầu thứ nhất kết thúc Chính Phủ đã triển khai gói kích cầu thứ hai nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tiếp cận được vốn.
Cụ thể gói kích cầu thứ 2, vẫn hỗ trợ lãi suất 4% vay vốn tín dụng cho các khoản vay vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp... tiếp tục kéo dài tới hết 31/12/2010 và căn cứ vào tình hình cụ thể, có thể xem xét điều chỉnh mức lãi suất này xuống dưới 4%. Đối với khoản hỗ trợ lãi suất 4% cho vay vốn lưu động của các DN không phân biệt thành phần kinh tế được kéo dài tới hết quý I/2010 nhưng giảm mức hỗ trợ lãi suất xuống 2% và thu hẹp đối tượng thụ hưởng. Trong đó, gói hỗ trợ này sẽ ưu tiên cho các DN sử dụng nhiều lao động, các DN làm hàng xuất khẩu. Theo công bố của Bộ KH-ĐT, trong gói kích cầu thứ nhất, riêng gói hỗ trợ lãi suất (18.000 tỷ đồng) thì đến hết năm 2009 mới chi hết khoảng 10.000 tỷ đồng, còn khoảng 8.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2010.[15]
Về gói hỗ trợ an sinh xã hội, Chính phủ quyết định giữ nguyên các mục tiêu đã đề ra, bảo đảm đủ vốn cho vùng nghèo, vùng bị thiên tai, tăng cường hỗ trợ cho nông dân về kênh mương, thủy lợi. Một yêu cầu nữa được Thủ tướng đặt ra cho các bộ, ngành chức năng là triển khai hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài. Việc giảm bội chi ngân sách được thực hiện bằng cách phấn đấu tăng thu và cắt giảm các khoản chi không cần thiết (như hội họp, tiếp khách, xăng xe) chứ không thực hiện bằng cách cắt giảm các khoản chi an sinh xã hội.[15]
Gói kích cầu thứ 2 sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chưa được tiếp cận với nguồn vốn từ gói kích cầu lần 1 sẽ có điều kiện để tiếp cận và thực hiện khắc phục hậu quả khủng hoảng tốt hơn. Thêm nữa, chính phủ cũng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đã được vay vốn từ gói kích cầu lần 1 tiếp tục được vay vốn với lãi suất hỗ trợ với thời gian kéo dài hơn giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, gói kích cầu thứ hai vẫn chưa kết thúc nhưng đến cuối năm 2010 gói kích cầu này sẽ kết thúc. Các doanh nghiệp phần lớn đã hoạt động bình thường, nhưng những doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy nên Chính Phủ cần có những chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp này nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh đối với những doanh nghiệp còn yếu thế và gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra.
Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân bố rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, thu hút được lực lượng lao động lớn. Sự phát triển tích cực của DNNV đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định lại tình hình kinh tế, an sinh xã hội trong những năm vừa qua. Tuy vậy, DNNVV vẫn còn có những khó khăn nhất định mang tính đặc trưng và lâu dài, như về quy mô DN nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó,... Nhận định sâu sắc những khó khăn này, Chính phủ tiếp tục có những quyết sách giúp DNNVV phát triển bền vững, đồng đều và có sức vươn ra thị trường quốc tế. [25]
Trong số các biện pháp lớn được Chính phủ đưa ra, đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV.
Trong vấn đề tăng cường khả năng tiếp cận và huy động vốn, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì việc tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, DNNVV. Lần lượt trong các quý III, IV/2010, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNVV như bao thanh toán, cho thuê tài chính...; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triển DNNVV, trình Thủ tướng. [25]
Ngoài ra, Chính Phủ còn quan tâm giải quyết gốc rễ các khó khăn, hạn chế của DNNVV. Trước vấn đề khả năng cạnh tranh và tiếp cận nguồn tín dụng của DNNVV đang được xem là một trong những hạn chế mang tính đặc trưng, Chính phủ quyết nghị giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, mở rộng đối tượng cho vay vốn, tăng mức vốn vay đối với mỗi dự án đem lại hiệu quả cao về tạo việc làm của DN, chú trọng đối tượng DNNV theo chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, nghiên cứu mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
Từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng số lượng DN đăng ký thành lập mới vẫn tăng. Tính đến hết 2009, gần 85.000 DN đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008. Các DNNVV có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn, nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Đây cũng là khu vực khai thác và huy động các nguồn lực, tiềm năng, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Chính vì vậy, Chính Phủ cần tích cực hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp nhất là về vốn để các doanh nghiệp có điều kiện hoạt động có hiệu quả. [25]
Kích thích đầu tư đi đôi với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động làm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tăng lên nhanh chóng theo như số liệu tôi đã nêu ở trên. Trước tình hình này, Chính Phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cho lao động không có việc làm. Ngoài ra, lao động nông thôn không có việc làm đã ngày một tăng kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua do các doanh nghiệp đào thải những công nhân không có tay nghề hoặc tay nghề kém.
Từ những khó khăn đó, Chính Phủ đã đưa ra chính sách mới nhằm kích thích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng - xã hội nông thôn, đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và khu vực dịch vụ để tăng thu nhập, tạo thêm việc làm và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện cả nước có khoảng 39.414 doanh nghiệp ( DN ) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 30% tổng số DN của cả nước. Tỷ lệ DN nông nghiệp hoạt động có lãi tương đối thấp, trong khi số DN bị thua lỗ khá lớn. Bởi việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khó kiếm lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn dài, đối mặt với nhiều rủi ro.
Do vậy Nghị định này ra đời hứa hẹn sẽ mang một luồng gió mới cho làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân tiêu thụ, chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác tiềm năng thế mạnh... đem lại lợi ích cho nông dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước về đất đai, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa học công nghệ và hỗ trợ về cước phí vận tải. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 25/7/2010. [26]
Chính sách cụ thể được thực hiện như sau:
Nghị định quy định, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nếu thuê đất của Nhà nước thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Trường hợp Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án khuyến khích đầu tư, nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 70% hoặc 50% tiền sử dụng đất. Nếu thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được miễn tiền thuê đất, mặt nước trong 15 năm hoặc 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động; đồng thời, được thuê với mức giá thấp nhất theo khung giá thuê đất do UBND tỉnh quy định.
Ngoài ra, đối với cả 3 loại dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư hay khuyến khích đầu tư, nhà đầu tư đều được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ nhà đầu tư thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư. Cụ thể, nếu nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân theo khung giá đất, mặt nước của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản. Ngoài ra, Chính Phủ khuyến khích DN có các dự án nông nghiệp tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thu hồi đất. Nhà nước cũng có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. [26]
Ngoài hỗ trợ về đất đai, Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư như đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa học công nghệ và hỗ trợ về cước phí vận tải.
Cụ thể, các DN sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 50%-100% kinh phí đào tạo nghề trong nước; 50%-70% chi phí quảng cáo DN và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và thành phố nơi DN đầu tư; 50%-70% kinh phí triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% hoặc miễn phí tiếp cận thông tin thị trường, giá cả dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước.
Ngoài ra, DN còn được Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do DN chủ trì thực hiện; hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt... [26]
Với chính sách mới này của Chính Phủ, sẽ khuyến khích doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào thị trường trong nước, hơn thế nữa tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn. Thêm nữa, chính sách mới này nhằm mục đích tiêu thụ đầu ra cho bà con nông dân trong tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp.
Bắt đầu từ năm 2010, Chính phủ sẽ không áp dụng chính sách miễn giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế trong năm 2009 gồm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí. Tuy nhiên, Chính phủ đồng ý tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN 3 tháng đối với DN sản xuất, gia công dệt may, da, giày để hỗ trợ các DN giảm gánh nặng do dồn kỳ nộp thuế từ năm 2009; tiếp tục thực hiện các biện pháp hoãn thuế, giãn thời gian nộp thuế nhập khẩu như năm 2009.
Quy định mới của Chính Phủ về áp dụng chính sách miễn giảm thuế vào năm 2010 đã thu hẹp lại. Nhưng xét một cách tổng quan đó là chính sách điều hành kinh tế của nhà nước, Chính Phủ đã tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp gồng dậy vượt qua khó khăn. Cho tới thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất bình thường. Tuy nhiên, Chính Phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kể trên.
Tuy nhiên, Chính Phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi hơn. Tiêu biểu như Chính Phủ vừa mới áp dụng chính sách giảm thuế đối với các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, giảm từ 3 -5 %. Với chính sách này các doanh nghiệp nhập khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục.doc