Đề tài Tác động của việc tham gia phong trào Đoàn , Hội , các câu lạc bộ ,các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và hình thành kĩ năng mềm của sinh viên

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1Cơ sở hình thành nghiên cứu : 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu : 3

1.3 .Ý nghĩa đề tài : 3

1.4.Đối tượng phạm vi đề tài : 4

1.5.Phương pháp nghiên cứu : 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 5

2.1 Việc tham gia hoạt động trường lạc bộ trong lớp, đoàn hội, câu lạc bộ của sinh viên trong các trường đại học hiện nay 5

2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học đến kết quả học tập và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. 5

2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến tương lai nghề nghiệp, việc làm của sinh viên. 6

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 7

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ 13

4.1 Kết luận 13

4.2 Một số hạn chế của đề tài 14

4.3 Kiến nghị 14

4.4 Một vài thành quả mà Đoàn trường ĐHQG TP.HCM đạt được trong thời gian qua. 14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC:

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc tham gia phong trào Đoàn , Hội , các câu lạc bộ ,các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và hình thành kĩ năng mềm của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong một trường đại học không phải là nhiều. Sinh viên có tham gia vào các hoạt động, các câu lạc bộ đó hay không tùy thuộc vào nhu cầu và suy nghĩ ở bản thân họ. Và sinh viên tham gia các hoạt động, câu lạc bộ nói riêng cũng có nhiều lí do và mục đích khác nhau như điểm rèn luyện hay để phát triển, thể hiện bản thân… 2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học đến kết quả học tập và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. Với mục tiêu mà các hoạt động, các câu lạc bộ đưa ra, sinh viên tham gia sẽ được tạo điều kiện và được rèn luyện để phát triển bản thân một cách hiệu quả. Bởi nhà tổ chức, lãnh đạo những hoạt động, câu lạc bộ này là những người có kĩ năng tốt, có kinh nghiệm nhiều năm trong trường đại học. Các buổi hoạt động của các phong trào, các câu lạc bộ này đều vô cùng có ích cho sinh viên, những người luôn có nhu cầu tìm hiểu và ham học hỏi, đây sẽ là môi trường học tập và nghiên cứu hiệu quả, giúp họ nâng cao kiến thức về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn của mình. Những buổi giao lưu do các câu lạc bộ tổ chức thường là hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về các môn học căn bản và chuyên ngành cho sinh viên, giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng sau học tập. Ngoài ra sinh viên khi tham gia các hoạt động, các câu lạc bộ do trường lớp tổ chức cũng sẽ được cộng nhiều điểm rèn luyện, là một phần quan trọng để đánh giá khả năng của sinh viên. Vì vậy tham gia các hoạt động trường lớp, câu lạc bộ sẽ tạo cho sinh viên có một kết quả học tập tốt hơn. Những buổi hoạt động đó cũng là môi trường thực nghiệm cho sinh viên, giúp sinh viên làm quen dần với môi trường bên ngoài cuộc sống nhiều khó khăn, phức tạp để sinh viên sau này bước ra làm việc khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ và vướng phải sai lầm. Sinh viên sẽ được hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản trị, lãnh đạo… là những kĩ năng cơ bản và cần thiết cho cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến sau này của mỗi sinh viên. Ngoài ra còn những kĩ năng khác như kĩ năng quản lí căng thẳng, kĩ năng vận động bản thân, kĩ năng tranh luận, thuyết phục… rất cần thiết cho sinh viên trong môi trường học tập hiện tại. Tất cả trên là những kĩ năng mềm mà sinh viên được rèn luyện khi tham gia các phong trào hoạt động, câu lạc bộ. 2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến tương lai nghề nghiệp, việc làm của sinh viên. Nhà tuyển dụng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sinh viên sau khi ra trường, bao gồm kết quả học tập và những kĩ năng mềm phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Trong đó kĩ năng mềm cần có ở sinh viên là quan trọng hơn cả. Nhà tuyển dụng yêu cầu rất nhiều kĩ năng: ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, làm việc độc lập, tổ chức, quản lý, làm việc nhóm, lãnh đạo, hoạch định, đàm phán… Tùy theo mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà nhà tuyển dụng có yêu cầu khác nhau về những kĩ năng trên, nên sinh viên phải trang bị cho mình những kĩ năng phù hợp để có thể được nhà tuyển dụng chấp nhận. Chương 3 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Tổng thể nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ sinh viên hiện đang học ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát về đề tài “ Tác động của việc tham gia các hoạt động Đoàn Hội,các câu lạc bộ ” của sinh viên các trường Đại học hiện nay trên một mẫu phi xác suất, gồm 100 sinh viên từ nhiều trường Đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc khảo sát được thực hiện đối với sinh viên của hơn 20 trường Đại học – cao đẳng trên địa bàn TP HCM , để thuận tiện cho việc khảo sát chúng tôi chia 100 sinh viên viên này theo các chuyên ngành : khoa học xã hội – kinh tế - luật , kỹ thuật – công nghệ , khoa học tự nhiên , y dược , thể dục thể thao… Chia theo các nhóm đối tượng như trên vì chúng tôi cho rằng có thể có mối liên hệ nào đó giữa việc tham gia các hoạt động Đoàn Hội , các câu lạc bộ với chuyên ngành học của sinh viên. Vì các sinh viên thuộc khối ngành Khoa học xã hội- kinh tế - luật rất năng động , việc tham gia các hoạt động cũng nhiều hơn ( Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế , Khoa Kinh tế - Luật , Đại học Luật , Cao đẳng Kinh tế đối ngoại… ) ,họ có nhu cầu cần hiểu biết nhiều về các vấn đề Kinh tế - xã hội để phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Tham gia vào các Câu lạc bộ công tác – xã hội, CLB kỹ năng, CLB ngoại ngữ, các sàn chứng khoán ảo (như ở trường ĐH Kinh tế,Khoa Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM)…có thể mang lại những kỹ năng, những kinh nghiệm, những hiểu biết ích lợi. Các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên, y dược thì lại cần thiết những hiểu biết về khoa học, ngoại ngữ ( sinh viên Y dược cần có vốn Pháp ngữ,Anh ngữ tốt để nghiên cứu chuyên ngành ).Họ có thể tham gia các CLB khoa học, ngoại ngữ để nâng cao năng lực của mình. Hay như sinh viên của các trường ĐH thể dục thể thao thì chủ yếu tham gia vào các CLB thể dục thể thao. Sinh viên một số ngành thì hứng thú tham gia các hoạt động Đoàn hội,các cuộc thi trí tuệ ( triết học Mac-Lenin, rung chuông vàng…) hơn là các cuộc thi đấu về thể thao Không thể không kể đến yếu tố con người trong việc tham gia các hoạt động đoàn hội,các CLB,đó còn là quyết định chủ quan muốn hay không muốn tham gia của mỗi cá nhân,không hẳn là nếu ý thức được ích lợi của các hoạt động này thì họ sẽ tham gia và ngược lại. Bên cạnh đó đề tài cũng phân tích các yếu tố khách quan tác động tới việc tham gia các hoạt động Đoàn Hội,các CLB của sinh viên hiện nay. Dựa trên các tiền đề đó,nhóm chúng tôi tiếp tục khảo sát về kết quả học tập của 100 sinh viên và xem xét xem liệu có mối quan hệ nào giữa việc tham gia hay khong tham gia các hoạt động Đoàn Hội với kết quả học tập của họ hay không. Đồng thời chúng tôi cũng quan tâm nghiên cứu những nhận xét đánh giá của các sinh viên đối với chất lượng và ích lợi của các hoạt động này. Việc tham gia các hoạt động Đoàn hội,CLB liệu thực sự có ý nghĩa hay không,và nếu có ý nghĩa thì yêu cầu đặt ra với các trường ĐH hiện nay là gì? Thông tin cá nhân của những người tham gia phần lớn được tổng hợp trên bảng 1 cho thấy rằng cơ cấu sinh viên thuộc ngành Khoa học xã hội – Kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất 29% , tiếp theo là khối ngành Kỹ thuật công nghệ xấp xỉ 23% , Khoa học tự nhiên chiếm 17% , Nông lâm thủy sản chiếm 13% , Y dược 11% , và chiếm tỉ lệ khảo sát thấp nhất là Thể dục thể thao 7%. Cơ cấu về trình độ học vấn cũng tương đối hợp lý, số có tham gia đào tạo chính quy một năm là 18%, phổ biến nhất là sinh viên năm 2 chiếm 48% sinh viên năm 3 chiếm 22% và sinh viên năm 4 chiếm 12% Qua cuộc nghiên cứu và khảo sát khi được hỏi “ Bạn có tham gia hoạt động trường lớp, Đoàn Hội, câu lạc bộ, các cuộc thi do trưòng tổ chức không ? ” thì phần lớn các sinh viên đều trả lời là có và con số đó chiếm đến 78%, những người trả lời ” chưa bao giờ chiếm 22% Đề tài sử dụng các đo lường tần số chung của mục đích và phần lớn khi đựợc hỏi mục đích tham gia phần lớn của các sinh viên họ đều trả lời với mục đích hoàn thiện phẩm chất , năng lực bản thân và tỉ lệ ấy chiếm 52.6% . kế đến là ảnh hưởng đến kết quả học tập ( điểm rền luyện ) chiếm 33 % , với mục đích thể hiện bản thân chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,4% và hơn 7 % sinh viên trả lời với mục đích khác Những số liệu này cho thấy rằng đa số những sinh viên tham gia các hoạt động này là vì nó ảnh hưởng đến kết quả học tập và để hoàn thiện năng lực phẩm chất của bản thân. Trong đó có tới 52.6% trả lời cho lý do thứ hai, gấp gần 1.5 lần số trả lời cho lý do thứ nhất. Điều đó cho thấy bộ phận sinh viên tham gia các hoạt động này là vì lý do tích cực muốn hoàn thiện bản thân mình, cũng cho thấy rằng những hoạt động này có ý nghĩa tích cực đối với sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh đó có tới 1/3 số sinh viên tham gia các hoạt động này cho biết họ tham gia vì điều đó ảnh hưởng đến điểm số của mình. Với lý do này có vẻ như việc tham gia các hoạt động của trường lớp là một điều cần thiết bắt buộc để có một hạnh kiểm tốt khi ra trường, cũng như một điều dễ thấy là điểm rèn luyện sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những sinh viên thuộc diện xét học bổng. Tất nhiên những yếu tố này cũng quan trọng nhưng liệu có phải việc tham gia các hoạt động này chỉ đem lại lợi ích về điểm số hay không, và có thực sự đem lại những lợi ích nào khác đối với sinh viên hay không. Nhóm chúng tôi tiếp tục khảo sát sự đánh giá của sinh viên về tác động của các hoạt động này đối với cả vấn đề điểm số và cả việc hoàn thiện bản thân. Trước hết một căn cứ để có thể đánh giá về việc các hoạt động này tác động thế nào đối với bản thân sinh viên và đối với kết quả học tập của họ đó là mức độ tham gia các hoạt động này có thường xuyên hay không. Về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động thuộc các lĩnh vực mà các sinh viên yêu thích thì phần lớn các sinh viên thường tham gia bất cứ hoạt động nào do trưòng lớp tổ chức còn các hoạt động liên quan đến ngành học chỉ chiếm 17, 9% và có đến 11,5% tham gia hoạt động có nhiều giải thưỏng hấp dẫn, cuối cùng việc tham gia hoạt động theo phong trào chiếm tỉ lệ thấp nhất 7.7%. Qua đó cho ta thấy các hoạt động liên quan đến ngành học chưa thực sự phổ biến và chưa thực sự thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Khi để cho các sinh viên tự đánh gía về mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động đó thì đa số các sinh viên đều trả lời : họ tham gia phần lớn từ 25-50% và tỉ lệ này chiếm 46% , còn tỷ lệ tham gia lớn hơn 75% tổng số các hoạt động - phong trào chỉ chiếm 7.7%, đây là tỉ lệ thấp nhất. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù họ tham gia vào các hoạt động mà họ thấy ưa thích nhưng đa phần họ chỉ tham gia từ 25 -50 % các hoạt động đó . Các lĩnh vực mà sinh viên thường xuyên tham gia nhất là câu lạc bộ về công tác xã hôi chiếm đến 31,7% tiếp theo là câu lạc bộ thể thao nghệ thuật chiếm 25,4% , ngoại ngữ chiếm 22,2% , thấp nhất là tỉ lệ tham gia câu lạc bộ kĩ năng . Các con số này cho biết rằng các câu lạc bộ kĩ năng ( thực sự là rất quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng mềm ) chưa thực sự thu hút được sinh viên như câu lạc bộ công tác xã hội. Đề tài sử dụng cách đo lường tần số chung của sinh viên theo thang điểm 10 và để người trả lời tự cho điểm về những tác động của việc tham gia các hoạt động , các cuộc thi của trường lớp tác động đến mỗi sinh viên trên các kĩ năng như năng động ,tự tin, sáng tạo , khả năng lãnh đạo ,kinh nghiệm ……… + Đối với kĩ năng năng động, thang điểm chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 5- 8 điểm , trong đó thang điểm 5, 6 chiếm tỉ lệ cao nhất 19.2% còn thang điểm 1 và 10 chiếm tỷ lệ 2,6 % cũng là tỷ lệ thất nhất. Ta nhận thấy rằng kĩ năng động của sinh viên do các hoạt động đem lại chỉ ở mức trung bình. + Đối với kĩ năng tự tin thang điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là tự 5 đến 7 điểm trong đó 5 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là 29,5 % ; điểm 7 chiếm tỷ lệ 19,2% ; điểm 6 chiếm 17.9% và tỷ lệ thấp nhất là thang điểm 10. Đối với kĩ năng sáng tạo, thang điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 4 - 6 điểm trong đó điểm 5 chiếm tỷ lệ 25,6% ; điểm 6 là 21.8% ; điểm 4 là 12,8% ; thang điểm 2 và 10 chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 3,8% . Kết luận : kĩ năng sáng tạo do các hoạt động đem lại thấp hơn kĩ năng tự tin và năng động do các hoạt động đó đem lại. Điều này chứng tỏ nội dung các hoạt động chưa khơi dậy sự sáng tạo, tư duy, trí tuệ của sinh viên . + Đối với kĩ năng lãnh đạo các thang điểm tương đối trải đều và chiếm tỷ lệ cao từ 4- 8 điểm và cao nhất vẫn là thang điểm 5. Chứng tỏ những kĩ năng như năng động tự tin sáng tạo và khả năng lãnh đạo do các hoạt động trường lớp chỉ chiếm tỷ lệ trung bình .Việc rèn luyện khả năng hoạt động theo nhóm , lãnh đạo tập thể thực sự là rất quan trọng đặc biệt là sau khi ra trường nhưng thực sự các chương trình chưa mang lại nhiều bổ ích và rèn luyện nhiều kĩ năng cho sinh viên. Đánh giá về chất lượng các hoạt động trường lớp, đoàn hội mà sinh viên tham gia tại thành phố HCM thực hiện tại các trưòng đại học trên địa bàn. Kết quả tìm ra thang đo về chất lượng của các hoạt động công tác đoàn hội bao gồm 3 nhân tố chính : tính bổ ích, tính hấp dẫn, tính thiết thực. Theo đánh giá của sinh viên về tính bổ ích của các hoạt động thì có đến 42.6% sinh viên đánh giá là bình thường , hài lòng, 5.1% rất hài lòng, không hài lòng chiếm 2.6%. Phần lớn các sinh viên cho rằng họ cảm thấy bình thường về tính hấp dẫn của hoạt động trường lớp và tỉ lệ này chiếm 69.2% khi được hỏi về mức độ hài lòng, chỉ có 19% sinh viên cho rằng họ hài lòng với tính hấp dẫn của hoạt động này, 5.1% sinh viên cảm thấy rất hài lòng, 7.7% cho rằng những hoạt động này không thật sự hấp dẫn và thu hút. Khi được hỏi về tính thiết thực của các hoạt động thông qua khảo sát ta thấy rằng có đến 51.3% đánh giá bình thường , 34.6% cảm thấy hài lòng, 10.3% cảm thấy rất hài lòng và có đến 3.8% sinh viên cho rằng những hoạt động này không thật sự thiết thực. Khi đánh giá về vai trò của các hoạt động trường lớp, đoàn hội, câu lạc bộ hầu hết các sinh viên cho rằng những hoạt động này quan trọng đối với họ và tỉ lệ này chiếm đến 50% , 34.6% đánh giá bình thường, 12.8% cho rằng quan trọng, và không quan trọng chiếm 2.6%. Khi tham gia công tác đoàn hội ắt hẳn phải có những sinh viên tham gia giữ chức bộ cán bộ lớp,đoàn,hội, đề tài đã khảo sát về mức độ yêu thích của mỗi người đối với chức vụ của mình , và cuộc khảo sát giúp chúng tôi nhận ra 38% cho biết họ tham gia vào ban cán bộ lớp, trường, đoàn, hội vì lợi ích của bản thân chứ không phải vì yêu thích công việc này. Cuộc khảo sát này cũng được thực hiện đối với những sinh viên năm cuối, những người mà chúng tôi cho rằng sẽ có đánh giá tốt nhất về sự tác động của việc tham gia các phong trào đoàn hội. Kết quả thu được đó là có tới 50% các sinh viên năm cuối được thực hiện khảo sát cho rằng 50% kỹ năng mềm và cơ hội tìm kiếm việc làm là do việc tham gia vào các hoạt động trường lớp, đoàn hội. Đề tài cũng khảo sát về những yêu cầu và những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên đối với phong trào trường lớp, đoàn hội. 69 trong tổng số 100 sinh viên được khảo sát mong các Câu lạc bộ được tổ chức tốt hơn. Ngoài ra còn một số ý kiến đóng góp khác như cần tổ chức thêm nhiều hoạt động nữa để sinh viên có nhiều cơ hội tham gia phong trào đoàn hội hơn nữa, thời gian tổ chức các hoạt động cần hợp lý hơn , tổ chức và phổ biến các phong trào hoạt động một cách tích cực sôi nổi hơn, một vài ý kiến khác cũng cho rằng cần có sự cải biến ở bộ phận cán bộ lãnh đạo. Từ điều này có thể thấy rằng, sinh viên rất quan tâm đến các CLB, mong muốn tham gia vì thực sự CLB là môi trường rèn luyện cả về kiến thức chuyên ngành – kiến thức xã hội – các kỹ năng cần có (ngoại ngữ, tin học…),đó cũng là nơi mà sinh viên có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân và trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước, nhưng thực tế cho thấy hầu hết sinh viên cho rằng, chất lượng các CLB này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Vấn đề này là vấn đề mà các trường cần chú ý tới, làm cho các hoạt động phong trào đoàn hội, các CLB trở nên phong phú, thiết thực, hấp dẫn hơn, tổ chức chặt chẽ và thời gian tổ chức hợp lý để sinh viên tham gia được nhiều hơn. Mặc dù kiến thức là điều quan trọng nhưng điểm số mới là mối quan tâm lớn nhất của hầu hết sinh viên hiện nay, làm sao để có kết quả tốt và điểm số tốt. Kết quả khảo sát cho biết có 67.1% sinh viên (không bao gồm sinh viên năm nhất) nói rằng điểm trung bình học tập của họ trong các học kỳ qua đạt 6.5 đến 8.0 ; 29.2% cho biết điểm học tập trung bình của họ là trên 8.0 và chỉ có 3.7% trả lời điểm số của họ dưới mức 6.5 . Có thể nói đây cũng là một kết quả khá tốt. Qua bảng crosstaps ta cũng thấy được rằng những người được khảo sát là có tham gia thường xuyên các phong trào, hoạt động, các câu lạc bộ có tỉ lệ điểm 6.5 – 8.0 là cao nhất, kết quả này cho thấy tham gia thường xuyên các hoạt động này sẽ cho điểm số học tập tốt hơn là không tham gia hoặc tham gia không thường xuyên. Bên cạnh kiến thức thì hạnh kiểm là một phần không thể thiếu để đánh giá một cách đầy đủ về cả về vấn đề học tập và vấn đề đạo đức của sinh viên. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, điểm rèn luyện của mỗi sinh viên được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, từ việc tham gia các hoạt động của nội bộ lớp tới các hoạt động, các cuộc thi của ngành,của khoa,của trường, các phong trào của đoàn hội, việc tham gia các câu lạc bộ. Nếu điểm rèn luyện không đạt thì dù điểm học tập cao đến đâu sinh viên cũng không được đánh giá tốt. Đối với những sinh viên có điểm học tập cao thì điểm rèn luyện là yếu tố để đánh giá xem họ có được nhận học bổng hay không. Ngay cả trong hồ sơ xin việc, một bản hạnh kiểm tốt cũng là một yêu cầu không thể thiếu của nhà tuyển dụng. Đề tài của nhóm chúng tôi cũng đã thực hiện khảo sát về điểm rèn luyện của các sinh viên (không bao gồm sinh viên năm nhất), số liệu thu được là 61% điểm rèn luyện rơi vào khoảng 0.6 đến 0.8 , chỉ có 4.9% có điểm rèn luyện dưới 0.4 . Cũng tương tự như điểm số, qua bảng crosstaps ta có thể nhận xét được rằng tỉ lệ những sinh viên có điểm rèn luyện tương đối cao ( 0,6 – 0.8) là cao nhất đối với những sinh viên tham gia khá thường xuyên. Đối với những sinh viên trả lời rằng chưa bao giờ tham gia các hoạt động của trường lớp, các phong trào đoàn hội, các CLB, đề tài đã khảo sát họ về những lý do nào khiến họ không tham gia. Kết quả 77.3% trả lời với lý do những hoạt động này chỉ tốn thời gian. 21.2% nói rằng các hoạt động này quá nhàm chán và vì thế họ không muốn tham gia. Một số ít 2.5% thờ ơ rằng các hoạt động này thực sự chẳng cho họ thấy một lợi ích thực tế nào cả. Đó là ý kiến của 22% số sinh viên được thực hiện khảo sát. Đây quả là một con số không hề nhỏ, và chưa thực sự hiểu được lợi ích mà các hoạt động các phong trào của trường lớp, đoàn hội mang lại. Đối với các sinh viên chưa bao giờ tham gia các hoạt động của trường lớp, đoàn hội, đề tài cũng tìm hiểu về ý kiến của họ sẽ tham các hoạt động này trong tương lai hay không, hay là vẫn không muốn tham gia, tỉ lệ có và không tham gia là 50 – 50. Như vậy một số đang bắt đầu thay đổi cái nhìn của mình về việc tham gia các hoạt động trường lớp, đoàn hội. Còn một số vẫn giữ nguyên ý kiến không muốn tham gia. Cuộc khảo sát đã đưa đến một kết quả ,mặc dù phần lớn sinh viên đều có nhận thức rằng việc tham gia các hoạt động trường lớp,đoàn hội,các CLB sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả việc học tập rèn luyện của họ ở hiện tại và cả trong tương lai những lợi ích đó vẫn còn nguyên giá trị. Nhưng đánh giá của họ về tính bổ ích,thiết thực,hấp dẫn của các hoạt động này tại môi trường học tập của họ cũng như tác động của nó tới các kỹ năng tự tin, năng động, sáng tạo, khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm đều chỉ dừng lại ở mức trung bình. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Mục đich của nghiên cứu này là tác động của việc tham gia các hoạt động trường lớp, đoàn hội, các câu lạc bộ đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia các hoạt động trường lớp, đoàn hội, các câu lạc bộ của sinh viên có những tác động khá quan trọng đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của họ qua những con số đã được thống kê và phân tích một cách chính xác và đáng tin cậy. Đề tài này đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra. 4.2 Một số hạn chế của đề tài Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra nhưng vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau: thủ tục lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu chưa đề ở khối ngành và khóa học: số lượng sinh viên được khảo sát thuộc ngành thể dục thể thao là quá ít so với mẫu, tỉ lệ sinh viên năm 2 cao hơn khá xa so với các năm khác. 4.3 Kiến nghị Từ một vài ý kiến đóng góp của những sinh viên được khảo sát, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị để Đoàn trường, những người tổ chức các phong trào hoạt động trường, lớp, các câu lạc bộ trong trường Đại học có thể tham khảo như: - Tổ chức đa dạng các hoạt động phong trào đoàn hội, các CLB, phong phú hơn, thiết thực hơn, hấp dẫn hơn để lôi cuốn sinh viên - Tổ chức chặt chẽ và thời gian tổ chức hợp lý hơn nữa để sinh viên tham gia được nhiều hơn. - Giới thiệu và phổ biến một cách rộng rãi và hiệu quả hơn các hoạt động, cuộc thi, phong trào… để sinh viên nắm bắt được, quan tâm và thấy được lợi ích của họ khi tham gia. - Đội ngũ lãnh đạo, tổ chức các phong trào, hoạt động, các câu lạc bộ cần phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình, hòa đồng thân thiết hơn với sinh viên… để có thể hướng dẫn và truyền đạt lại những kinh nghiệm của thế hệ đi trước. 4.4 Một vài thành quả mà Đoàn trường ĐHQG TP.HCM đạt được trong thời gian qua. Không chỉ là đơn vị trọng điểm của miền Nam nói riêng cả nước nói chung trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo và Nghiên cứu khoa học, ĐHQG TP.HCM còn là một trong những đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Học sinh - Sinh viên TP.HCM trong nhiều năm qua. Nhìn lại những hoạt động trong năm học 2007-2008, Đoàn viên, HS-SV ĐHQG-HCM có quyền tự hào với những thành quả thiết thực. Với quy mô 7 Đoàn đơn vị thành viên (Đoàn Trường ĐH Bách Khoa, Đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đoàn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đoàn Trường ĐH Quốc tế, Đoàn Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Đoàn Khoa Kinh tế và Đoàn Cơ quan Văn phòng ĐHQG-HCM) bao gồm 45 Đoàn cơ sở và 48 Chi đoàn trực thuộc, 634 Chi đoàn với tổng số 33.006 Đoàn viên (chiếm trên 20% tổng số đoàn viên khu vực ĐH – CĐ – THCN toàn Thành phố) trên tổng số 46.926 sinh viên hệ chính quy (chiếm trên 24% tổng số sinh viên toàn Thành phố), đồng thời bằng chính sự nỗ lực và cố gắng trong học tập, công tác và rèn luyện cuả cả tập thể Đoàn viên, HS-SV ĐHQG, công tác Đoàn và phong trào sinh viên ĐHQG-HCM không chỉ được đánh giá là đơn vị luôn đi đầu và đang ngày một phát triển với những tầm cao mới trong phong trào sinh viên thành phố, góp phần tạo nên diện mạo cuả một lớp HS-SV trong thời đại mới, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cuả đất nước. ĐHQG TP.HCM có 3 đơn vị Đoàn trường là đơn vị Đoàn tương đương cấp Quận-Huyện trực thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh: ĐH KHTN, ĐH KHXH&NV, ĐHBK và cả 3 đơn vị này đều nằm ở cụm thi đua số 1 - cụm của 9 trường vững mạnh nhất– trong phong trào thi đua của các trường CĐ-ĐH-THCN trên toàn Thành phố nhiều năm qua. Nhiều đơn vị Đoàn của ĐHQG TP.HCM là Đoàn cơ sở trực thuộc vững mạnh như: Khoa Kinh tế, ĐHQT, ĐHCNTT… Nhắc đến các hoạt động tiêu biểu của ĐHQG TP.HCM trong năm học 2006-2007 chúng ta lại nhớ ngay đến những chương trình tiêu biểu quy mô như : Ngày hội “Sinh viên ĐHQG-HCM làm theo lời Bác” với hàng loạt các hoạt động như: Triển lãm tranh ảnh, tư liệu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sảnh lớn Nhà điều hành ĐHQG- HCM; hoạt động của các gian hàng đố vui có thưởng về kiến thức lịch sử, văn hóa; thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các hoạt động của khu “Tuổi trẻ và Bác” ghi lại những suy nghĩ, tình cảm của thanh niên đối với tấm gương đạo đức của Bác, đối với những kỷ niệm, kỷ vật … trong cuộc đời cách mạng của Bác; Giao lưu với ông Giản Tư Trung, người sáng lập ra tổ hợp giáo dục PACE; Tổ chức hội thi karaoke hát về Bác Hồ, chiếu phim về Bác Hồ; Lập kỷ lục Việt Nam về vẽ bức tranh lớn nhất về Bác Hồ; Lễ tuyên dương sinh viên 3 tốt ĐHQG-HCM năm 2007: tuyên dương 80 gương mặt sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt cấp ĐHQG-HCM” năm 2007, trong đó 9 gương mặt tiêu biểu nhất đã được trao bằng khen của Giám đốc ĐHQH-HCM. Ngày hội đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các bạn sinh viên, giúp cho các bạn hiểu biết nhiều hơn về Bác, đồng thời giúp các bạn có thể định hướng phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong học tập và rèn luyện . Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo lời Bác trong đoàn viên thanh niên ĐHQG-HCM, Ban Cán sự Đoàn đã tổ chức Hội thi học tập và làm theo lời Bác “Sáng mãi tên Người” lần I năm 2008. Hội thi được chia thành 2 bảng cho 2 đối tượng: cán bộ trẻ và sinh viên. Các vòng thi diễn ra với hình thức đối kháng trên sân khấu, bao gồm các phần thi: Đường về làng Sen, Theo chân Bác, Con đường vạn dặm, Ánh sáng soi đường, riêng vòng chung kết có thêm phần thi kể chuyện Hồ Chí Minh – Sáng mãi tên Người và hùng biện Tuổi trẻ làm theo lời Bác. Hội thi đã thu hút được 14 đội cán bộ trẻ và 25 đội sinh viên đến từ Đoàn các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQG-HCM tham gia. Chào mừng tháng Thanh niên, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên thanh niên, sinh viên, Ban Cán sự Đoàn đã tổ chức Liên hoan tiếng hát sinh viên ĐHQG-HCM lần VI - năm 2008. Trong đợt liên hoan lần này, BCS Đoàn đã tổ chức một chuyến đi công tác xã hội tại Trung tâm Chắp cánh. Mỗi chương trình đều để lại những tiếng vang nhất định vì sự đầu tư nghiêm túc, sự phối hợp làm việc nhịp nhàng, bài bản, tính quy mô và trên hết là sự sáng tạo, đổi mới trong nội dung, hình thức thể hiện các hoạt động, ngày càng trẻ trung, tạo sức hút đối với đoàn viên, sinh viên ĐHQG-HCM. Trong năm học 2007-2008, các cơ sở Đoàn của ĐHQG-HCM đã kiên trì tuyên truyền các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM bằng nhiều hình thức: Hội thi, toạ đàm, tuyên truyền giới thiệu qua bảng tin, các website… Trong Cuộc thi tìm hiểu Chủ nghĩa M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của việc tham gia phong trào Đoàn , Hội , các câu lạc bộ ,các cuộc thi trong trường đại học đến việc học tập và hình thành kĩ năng mềm của si.doc