LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC HÌNH .v
DANH MỤC BẢNG .vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG.4
1.1 Tài nguyên rừng . 4
1.1.1 Khái niệm về Tài nguyên rừng.4
1.1.2 Đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên rừng .4
1.2 Cơ sở lý luận quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam. 10
1.2.1 Căn cứ pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng.10
1.2.2 Nội dung quản lý tài nguyên rừng.11
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng .22
1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài nguyên rừng. 24
1.3.1 Công tác quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng .24
1.3.2 Công tác tổ chức chỉ đạo, triển khai thi hành luật quản lý bảo vệ rừng.25
1.3.3 Công tác thanh tra quản lý bảo vệ rừng.26
1.4 Tổng quan những kinh nghiệm, nghiên cứu liên quan đến đề tài. 28
1.4.1 Kinh nghiệm về công tác quản lý về tài nguyên rừng.28
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Nông Sơn về quản lý
tài nguyên rừng.30
1.4.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .31
Kết luận Chương 1: .32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.34
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Nông
Sơn . 34
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.34
101 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tự nhiên, phân bố ở các
xã Quế Lâm, Phước Ninh, Quế Trung, Quế Phước và Sơn Viên.
- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq : Đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu hạt cát.
Phân bố ở xã Phước Ninh với diện tích 49,52 ha, chiếm 0,11%.
40
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs): Loại đất này phân bố chủ yếu ở xã Phước Ninh,
diện tích khoảng 11.212,21 ha, chiếm 24,48 ha so với diện tích tự nhiên. Đất phân bố ở
dạng địa hình có độ dốc tập trung từ 15 - 250, màu sắc chủ yếu là đỏ vàng.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất Hs : Nhóm đất này nằm ở vùng núi có độ
cao từ 700 đến 2000 m nơi có hí hậu ẩm và lạnh hơn vùng dưới. Diện tích 285,70 ha,
chiếm 0,62 % thuộc xã Quế Lâm.
- Đất phù sa được bồi hàng năm Pb : Quá trình hình thành đất trong tự nhiên đều có
nhiều yếu tố tham gia, trong đó luôn có yếu tố thời gian. Hệ thống các khe suối và
sông Thu Bồn tạo thành các loại đất phù xa được bồi đắp hàng năm có phẩu diện chưa
phân hóa. Huyện Nông Sơn có diện tích 666,59 ha, chiếm 1,46 % phân bố các xã Quế
Trung, Quế Phước và Quế Lâm.
- Đất phù sa sông suối (Py): Diện tích 508,92 ha, chiếm 1,11 %. Đất được hình thành
do sản phẩm phù sa của các sông suối bồi đắp cộng thêm sản phẩm dốc tụ ven đồi núi
đem xuống. Thành phần cơ giới thường là cát pha đến thịt nhẹ và giàu thạch anh.
Phân bố xã Sơn Viên và Quế Lộc.
- Đất xám trên phù sa cổ và lủ tích cổ (X): Chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá
macma axit và đá cát, hình thành ở nơi có địa hình thấp và trũng. Diện tích 666,63 ha,
chiếm 1,46 % phân bố các xã Quế Lộc và Sơn Viên.
- Đất xám trên macma axit và đá cát Xa : Diện tích 170,10 ha, chiếm 0,36 % loại đất
này chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma axit và đá cát. Phân bố chủ yếu ở các
xã Quế Lộc và xã Sơn Viên.
41
Hình 2.6: Biểu đồ các loại đất trong bản đồ thổ nhưỡng huyện Nông Sơn
Hình 2.7: Bản đồ đất huyện Nông Sơn
22290,90 ha
11212,21 ha
666,59 ha
285,70 ha
49,52 ha
508,92 ha
666,63 ha
170,10 ha
7708,49 ha
2233,30 ha
Xa
X
Py
Pbc
Hs
Hq
Fs
Fq
Fp
Fa
42
Hình 2.8: Diện tích các khoảnh trên bản đồ đất
2.1.1.6 Tài nguyên rừng - thảm thực vật
Tài nguyên rừng là một trong những thế mạnh của huyện Nông Sơn. Nông Sơn có
37.811,97 ha rừng (chiếm trên 42% diện tích tự nhiên toàn huyện). Một số khu vực
rừng còn tương đối nguyên sinh, có hệ động thực vật phong phú như: các loại gỗ quý,
kiền kiền, lim... và nhiều loài động vật như: voọc Chà vá, voi... Rừng ở đây có vị trí rất
lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học.
43
Hình 2.9: Bản đồ phân bố đất rừng huyện Nông Sơn
2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Khu vực huyện Nông Sơn có nhiều loại khoáng sản như: than đá, than bùn, đá granit,
cao lanh và có cả chì, kẽm...
Than Nông Sơn được khai thác từ thời Pháp thuộc, được đánh là loại than có giá trị
công nghiệp. Theo điều tra địa chất, mỏ than Nông Sơn gồm 5 vỉa có trữ lượng cấp 1
là: 6.128.000 tấn. Sản lượng khai thác than hằng năm của huyện đạt từ 30.000 đến
40.000 tấn
2.1.1.8 Cảnh quan môi trường
Nông Sơn là huyện chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp, các ngành công nghiệp dịch
vụ chưa phát triển, việc đô thị hóa còn chậm nên nhìn chung mức độ ô nhiễm nguồn
nước, không khí, chất thải công nghiệp trên địa bàn huyện chưa biến đổi lớn.
Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản, hai thác đất đai phục vụ cho
nhu cầu phát triển kinh tế đã có những tác động không nhỏ đến môi trường như tình
trạng đất rừng bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa... Trong sản xuất nông
44
nghiệp tác động phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất phục vụ sản xuất
nông nghiệp gây ô nhiễm tài nguyên đất, nước, không khí...
Trong những năm tiếp theo, cùng với sự phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, du lịch và phát triển đô thị trên địa bàn huyện Nông Sơn sẽ tác động mạnh đến
môi trường. Do vậy, cần gắn việc phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường bền
vững và hiệu quả.
2.1.1.9 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của huyện
Khó hăn:
Nông Sơn là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam, nền kinh tế phát
triển chậm, đời sống nhân dân còn nhiều hó hăn, nguyên nhân một phần do sự chi
phối của yếu tố tự nhiên không thuận lợi.
- Như những huyện miền núi chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu ém đang là hó
hăn số một của Nông Sơn, trong đó bức xúc nhất vẫn là giao thông và thủy lợi. Do
đặc điểm địa hình phức tạp, nên vào mùa mưa hông chỉ cả huyện dễ bị cô lập với
đồng bằng mà các địa phương trong huyện cũng dễ bị xé lẻ. Chất lượng các con đường
dẫn đến trung tâm các xã ngày càng xuống cấp sau mùa mưa nhưng hông ịp bảo
dưỡng nâng cấp nên đi lại ngai mùa nắng cũng hông dễ. Ngoài tuyến đường chính
ÐT 611 thì sông Thu Bồn vẫn là con đường thủy huyết mạch bậc nhất của cả vùng.
Sản vật biển từ Hội An lên, sản vật rừng từ Nông Sơn xuống... Nhưng giao thông trên
sông Thu Bồn rất đáng lo Khu vực thung lũng sông Thu Bồn thường bị lũ lụt nặng nên
gây nhiều hó hăn cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Toàn huyện hiện
có 11 bến đò ngang lớn nhỏ mà phần lớn bằng phương tiện thô sơ hiến cho việc đi lại
gặp rất nhiều hó han.
- Với diện tích gò đồi chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, đất đai hô cằn, sông suối nhỏ
hẹp cạn về mùa khô, ruộng nhiều bậc thang, khả năng phát triển thủy lợi rất hó hăn,
sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nước trời, sản xuất bấp bênh, năng suất thấp.
- Huyện nằm xa trung tâm kinh tế, giao thông đi lại hó hăn, việc giao lưu buôn bán,
trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế có nhiều hạn chế.
45
- Địa hình đồi núi bị chia cắt nhiều, rất hó hăn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn như: giao thông, điện đường, trường trạm.
Thuận lợi:
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, kéo dài từ tây sang đông, cho nên
huyện Nông Sơn có điều kiện phát triển một hệ sinh thái thực vật, cây trồng đa dạng
phong phú: rau, đậu vùng đông ; sắn, dứa, tiêu vùng trung ; dâu, cây ăn quả (vùng
tây); rừng tự nhiên có nhiều chủng loại và gỗ quý như: dỗi, kiền kiền, chò ....
- Mỏ than Nông Sơn được đánh giá cao về chất lượng và trữ lượng, đá granit Nông
Sơn cũng được đánh giá cao và là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây
dựng, làm đường giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, trong tương lai dự kiến
nhu cầu này rất lớn. Đất sản xuất nguyên liệu cũng rất nhiều có thể phát triển mạnh
ngành sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng của huyện.
2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2014 - 2017
2.2.1 Tổng quan công tác quản lý tài nguyên rừng trong giai đoạn 2014 đến 2017
2.2.1.1 Thực trạng tài nguyên rừng tỉnh Quảng Nam
Theo Quyết định về việc Công bố hiện trạng rừng toàn quốc của Tổng cục Lâm nghiệp
– Bộ NN&PTNT hằng năm, từ năm 2014 đến năm 2017, tổng diện tích rừng trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến theo bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 Diễn biến diện tích rừng tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2017
Đơn vị tính: ha
Năm
Diện tích tự
nhiên
Diện tích có
rừng
Rừng tự nhiên
Tỉ lệ diện tích
rừng tự nhiên
Tỉ lệ tăng giảm S
rừng tự nhiên %
2014 1.043.837 550.344 410.258 52,7 39,3
2015 1.043.837 552.148 409.840 52,9 39,2
2016 1.043.837 680.350 455.522 65,2 43,6
2017* 1.043.837 680.350 455.522 65,2 43,6
46
Qua bảng số liệu có thể thấy từ năm 2014 đến năm 2015 và 2016, diện tích đất có rừng
của tỉnh Quảng Nam tăng từ 52,7% năm 2014 lên 52,9% năm 2015 và 65,2% năm
2016.
Diện tích rừng tự nhiên giảm hông đáng ể từ năm 2014 đến 2015, từ 39,3% xuống
39,2%. Đến năm 2016 thì tăng mạnh lên 43,6%.
* Năm 2016 – 2017: tỉnh Quảng Nam báo cáo bảo lưu số liệu tổng hợp từ hiện trạng
rừng năm 2016.
Như vậy nhìn chung, qua số liệu của Quyết định Công bố hiện trạng rừng toàn quốc,
diện tích có rừng và diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Quảng Nam tăng từ năm 2014 đến
2015 và năm 2016 tăng 4,3% về tổng diện tích rừng tự nhiên.
2.2.1.2 Công tác quản lý tài nguyên rừng tỉnh Quảng Nam
a) Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng
Cho đến nay đã có 25 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên
rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 3; Chính
phủ: 7; Thủ tướng Chính phủ: 5; và Bộ NN-PTNT: 10, đề ra các đạo luật lâm nghiệp
và chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam ết thực hiện quản lý tài nguyên rừng
bền vững.
Vấn đề về quản lý rừng bền vững cũng là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách,
chiến lược và ế hoạch hành động của tỉnh Quảng Nam. Thực hiện theo Kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
ngày 09/01/2012; Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, ế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Công
văn số 1634/BNN-TCLN ngày 16/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thẩm
định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 87/2013/NQ-
HĐND ngày 04/7/2013 về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011 – 2020 nhằm:
47
- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy
hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững.
- Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng
năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng và xuất
hẩu.
- Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn có cuộc sống gắn
với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 682/QĐ-UBND
ngày 06/3/2017 về việc Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; Và Quyết định số 1630QĐ-UBND ngày 11/5/2017
về việc phê duyệt đề án triển hi Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của
Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm
nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 – 2020 trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
b) Công tác tổ chức chỉ đạo, triển khai thi hành luật quản lý bảo vệ rừng
- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm lập Bản cam ết và tổ chức cho tất cả cán bộ công
chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành bao gồm Kiểm lâm và các Ban
quản lý rừng ý cam ết hông có bất ỳ hành vi nào vi phạm pháp luật về quản lý,
bảo vệ rừng hoặc tiếp tay, dung túng, bao che cho các đối tượng phá rừng, vận chuyển
lâm sản trái phép; hông mua bán, sử dụng các vật dụng lâm sản hông rõ nguồn gốc,
không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Nếu cơ quan chức năng phát hiện các hành vi
vi phạm cam ết sẽ tự nguyện chấp nhận xử lý ỷ luật ở hung hình phạt cao nhất theo
quy định hiện hành. Việc ý cam ết phải hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh ết quả
thực hiện.
- Chi cục Kiểm lâm điều chỉnh, bố trí lại các Trạm, chốt iểm soát lâm sản có hoặc
hông có barie đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong iểm soát lâm sản, chủ
động phối hợp với các đơn vị cảnh sát giao thông trên địa bàn thường xuyên xảy ra
48
điểm nóng về phá rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam phối hợp với các ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác đi iểm tra thực tế, làm cơ sở tham mưu
UBND tỉnh ban hành Quy định điều iện và tổ chức hoạt động của các cơ sở gia công,
chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
- Công an tỉnh trực tiếp lãnh đạo lập chuyên án điều tra, triệt phá các đường dây buôn
bán lâm sản trái phép, đặc biệt là các “đầu nậu” tại các địa phương miền núi của tỉnh
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017. Thực
hiện các biện pháp cần thiết để củng cố, chấn chỉnh lực lượng công an các huyện miền
núi. Khẩn trương hoàn thành hồ sơ, hởi tố các vụ án phá rừng, hủy hoại rừng, hởi tố
bị can, ết thúc điều tra và đề nghị truy tố ở mức độ có tính răn đe cao, phù hợp với
qui định của pháp luật.
c) Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam
- Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức người dân về tài nguyên rừng.
- UBND tỉnh huyến hích các hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở vùng
đất trống. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn, miễn và giảm thuế cho các hộ trồng rừng.
- Tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân inh doanh và hưởng thành quả lao
động từ đất rừng được giao.
- Nhà nước hỗ trợ về mặt ỹ thuật và áp dụng các nghiên cứu hoa học theo các dự án;
quy hoạch, ế hoạch và chính sách để bảo vệ và phát triển rừng cũng như mang lại lợi
ích cho cá nhân.
2.2.2 Th c trạng công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn,
tỉnh Quảng nam trong giai đoạn 2014 đến 2017
2.2.2.1 Tổ chức và phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn huyện
Nông Sơn
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài
nguyên rừng đã từng bước được iện toàn từ Trung ương tới địa phương, tại địa
phương, cụ thể:
49
- Cấp tỉnh: Chịu trách nhiệm chung là Sở NN&PTNT gồm: Chi cục Lâm nghiệp , Sở
TN&MT tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo mọi hoạt động về công tác BV&PTR
trên toàn tỉnh.
- Cấp huyện: triển hai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ quản
lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức thực hiện các
biện pháp bảo vệ rừng, hai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, iểm
tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và hoán bảo vệ rừng cho các hộ
gia đình, các nhân và cộng đồng; Huy động và chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để
ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác
PCCCR, phòng trừ sinh vật gây hại; tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng
và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, hiếu nại tố
cáo về rừng và đất lâm nghiệp. UBND huyện chỉ đạo các phòng ban, ngành, đơn vị:
Hạt Kiểm Lâm, Phòng Kinh tế, Phòng TN&MT tham mưu, thực hiện thống ê, iểm
ê, theo dõi diễn biến rừng, quy hoạch ba loại rừng, quy hoạch BV&PTR; Thanh tra,
iểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng,
sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
dân cư thôn và công tác PCCCR, phòng trừ sâu bệnh hại rừng trên địa bàn thành phố;
xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo
vệ rừng như hành vi hai thác gỗ, tiêu thụ gỗ trái pháp luật; san gạt đất rừng trái quy
định,
- Cấp xã: chỉ đạo các thôn và người dân trên địa bàn xã, thôn, các phòng ban ngành
chức năng thực hiện các công việc thuộc phạm vi được giao, bảo vệ, và quản lý hoặc
phối hợp trong các công việc nhiệm vụ chung về BV&PTR của huyện. UBND xã có
rừng quản lý diện tích, ranh giới và các hoạt động BV&PTR gắn với chủ rừng; tổ chức
thực hiện thống ê, theo dõi diễn biến rừng, quy hoạch BV&PTR trên địa bàn quản lý.
Qua tài liệu nghiên cứu do Phòng Tài nguyên và môi trường huyên Nông Sơn cung
cấp, cơ cấu tổ chức công tác quản lý nhà nước về tài nguyên rừng đối với hu vực
huyện Nông Sơn được mô phỏng ở hình dưới đây:
50
Hình 2.11: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên rừng
tại huyện Nông Sơn
2.2.2.2 Thực trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn trong giai
đoạn 2014 – 2017:
a Thực trạng tài nguyên rừng tại huyện Nông Sơn
Theo ết quả báo cáo Thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Nông Sơn có 37.811,97 ha rừng,
trong đó: rừng phòng hộ là 10.911,66 ha, rừng đặc dụng là 16.633,04 ha và rừng sản
xuất là 10.267,27 ha.
Chi Cục Kiểm lâm
tỉnh Quảng Nam
UBND huyện
Nông Sơn
Hạt Kiểm lâm
huyện Nông Sơn
Phòng TN&MT
Phòng
NN&PTNT
UBND các xã
Địa chính các xã
Trưởng các
thôn
Kiểm lâm địa
bàn
51
Bảng 2.2: Tổng hợp diện tích rừng huyện Nông Sơn năm 2017
Đơn vị tính: ha
Phân theo quy
hoạch 3 loại
rừng
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Tổng
cộng Quế
Trung
Quế
Ninh
Phước
Ninh
Quế Lộc
Sơn
Viên
Quế
Phước
Quế Lâm
Rừng phòng
hộ
772,83 2.453,76 4.029,48 1.072,61 1.458,13 1.124,85 10.911,66
Rừng đặc dụng 6.674,05 9.958,99 16.633,04
Rừng sản xuất 2.401,23 1.906,53 1.694,62 1.421,87 704,96 573,13 1.564,93 10.267,27
Tổng cộng 3.174,06 4.360,29 12.398,15 2.494,48 2.163,09 573,13 12.648,77 37.811,97
Hình 2.12: Tỉ lệ diện tích rừng theo quy hoạch 3 loại rừng của huyện Nông Sơn
So sánh giữa hiện trạng rừng từ năm 2014 đến năm 2017 của huyện Nông Sơn được
thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:
Rừng phòng
hộ
29%
Rừng đặc
dụng
44%
Rừng sản
xuất
27%
Diện tích (ha)
52
Bảng 2.3: Biến động diện tích rừng giai đoạn 2014 – 2017 huyện Nông Sơn
Phân theo quy
hoạch 3 loại
rừng
Tổng diện tích rừng (ha) Biến động
(ha)
Tỉ lệ %
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Rừng phòng hộ 12.225,21 11.923,61 11.314,43 10.911,66 -1.313,55 10,74
Rừng đặc dụng 16.247,55 16.298,66 16.437,40 16.633,04 385,49 2,37
Rừng sản xuất 9.147,30 9. 504,22 10.063,00 10.267,27 1.119,97 12,24
Tổng cộng 37.620,06 37.726,40 37.814,83 37.811,97 191,91 0,51
Qua bảng 2.3 nhận thấy sau 4 năm tổng diện tích đất rừng huyện Nông Sơn đã tăng từ
37.620,06 ha năm 2014 lên 37.811,97 ha năm 2017, tăng 191,91 ha tương đương tăng
0,51%.
* Diện tích rừng biến động tăng giảm hằng năm do những nguyên nhân sau:
- Diện tích rừng phòng hộ giảm dần qua các năm 2014 đến 2015, từ 2015 đến 2016 và
2017 giảm mạnh, trung bình giảm gần 500 ha rừng qua mỗi năm. Nguyên nhân của
việc suy giảm nghiêm trọng diện tích rừng phòng hộ do những nguyên nhân sau:
+ Do hoạt động hai thác, chặt phá rừng trái phép vẫn tiếp diễn trong nhiều năm và có
xu hướng ngày càng phức tạp, đặc biệt là các khu tiếp giáp hồ chứa, đường giao thông,
sản xuất nông nghiệp. Năm 2014, lực lượng Kiểm lâm huyện Nông Sơn đã phát hiện,
lập biên bản 73 vụ vi phạm. Tang vật, phương tiện tạm giữ gồm: 149 m3 gỗ tròn; 97
m3 gỗ xẻ; 67,2 g động vật rừng; 02 xe ô tô; 24 xe mô tô, 01 xe bò, 11 cưa xăng và
cùng nhiều loại tang vật phương tiện hác
+ Diện tích rừng phòng hộ suy giảm do thay đổi quy hoạch 3 loại rừng, chuyển đổi
rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích
hác như làm thủy điện, hoáng sản...
+ Năm 2016 và 2017 do nắng nóng cao độ éo dài, có ngày lên đến 40 - 41oC, ết hợp
với gió Tây Nam thổi mạnh, hi cháy thì tốc độ lan tràn lửa nhanh, hó dập tắt và
hống chế nên đã gây thiệt hại lớn diện tích rừng phòng hộ. Trong thời gian nửa cuối
năm 2016 và 2017, trên địa bàn huyện Nông Sơn đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng liên
tiếp, trong đó 2 vụ cháy rừng làm thiệt hại hoảng 50 ha rừng – chủ yếu là diện tích
53
rừng thuộc Dự án KFW6 Dự án Khôi phục và Quản lý rừng bền vững ở các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên) là cháy rừng tại xã Quế Lâm vào
ngày 20/6/2016 thiệt hại diện tích hoảng 22 ha. Tiếp đó, ngày 21/6/2016 xảy ra cháy
rừng tại xã Sơn Viên, sau gần 1 ngày đêm mới dập được lửa, ước tính thiệt hại hoảng
19 ha.
+ Do nhu cầu phát triển inh tế xã hội trong tình hình mới, chính quyền huyện Nông
Sơn đã thực hiện nhiều dự án công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng, gây áp
lực lớn đối với diện tích rừng, làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ.
- Diện tích rừng đặc dụng tăng qua các năm 2014 đến 2015 tăng hông đáng ể, từ
2015 đến 2016 và 2017 tăng trung bình hơn 100 ha rừng qua mỗi năm. Nguyên nhân
của việc tăng diện tích rừng đặc dụng do những nguyên nhân sau:
+ Đối với các hu rừng đặc dụng có đội ngũ quản lý và bảo vệ rừng riêng, lập thành
nhiều trạm, chốt canh gác rừng nên đã quản lý và bảo vệ hiệu quả diện tích rừng đặc
dụng trên địa bàn.
+ Chính quyền địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với 11 khu
rừng đặc dụng phù hợp với ết quá rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng, rừng sản xuất , thống nhất với phân hạng các hu rừng đáp ứng tiêu chí
theo quy định. Quy hoạch theo các vùng và các hệ sinh thái rừng, vùng núi thấp và
trung bình, các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, chuyển tiếp 01 hu bảo tồn
thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, thành lập mới 02 hu bảo tồn thiên nhiên với diện
tích 70 ha nhằm bảo tồn sinh thái rừng và đa dạng sinh học...
- Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh qua các năm 2014 đến 2015 và 2016 trung bình
hơn 500 ha rừng qua mỗi năm , từ 2016 đến 2017 tăng 200 ha rừng. Nguyên nhân của
việc tăng diện tích rừng sản xuất do những nguyên nhân sau:
+ Do thay đổi quy hoạch 3 loại rừng, chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất
nên diện tích rừng phòng hộ giảm đồng nghĩa diện tích rừng sản xuất tăng.
+ Do người dân được giao hoán diện tích để trồng rừng mới, trong đó trồng mới rừng
sản xuất đạt gần 200ha/năm nên diện tích rừng sản xuất tăng đều qua các năm.
54
b) Công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn
Qua số liệu thống ê do Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nông Sơn cung cấp,
số lượng nhân sự quản lý tài nguyên rừng năm 2017 của huyện cụ thể như sau:
Phòng Nông nghiệp và PTNT : 11 cán bộ
Phòng Tài nguyên và Môi trường: 07 cán bộ
Văn phòng HĐND – UBND: 22 cán bộ
Kiểm lâm Nông Sơn thuộc Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam (gồm 03 huyện: Nông
Sơn, Quế Sơn, Thăng Bình : 34 cán bộ, nhân viên trong đó Kiểm lâm địa bàn là 16
người. Riêng tại huyện Nông Sơn có 17 người trong đó có 07 Kiểm lâm địa bàn phụ
trách 07 xã.
Huyện Nông Sơn có 07 xã:
- Xã Quế Lộc 35 cán bộ 21 công chức, chuyên trách; 14 bán chuyên trách
- Xã Quế Ninh 31 cán bộ 19 công chức, chuyên trách; 12 bán chuyên trách
- Xã Quế Phước 34 cán bộ 21 công chức, chuyên trách; 13 bán chuyên trách
- Xã Quế Lâm 37 cán bộ 23 công chức, chuyên trách; 14 bán chuyên trách
- Xã Quế Trung 38 cán bộ 23 công chức, chuyên trách; 15 bán chuyên trách)
- Xã Sơn Viên 34 cán bộ 20 công chức, chuyên trách; 14 bán chuyên trách
- Xã Phước Ninh 35 cán bộ 20 công chức, chuyên trách; 15 bán chuyên trách)
Mỗi xã 01 cán bộ Địa chính và 01 cán bộ iểm lâm địa bàn.
Địa hình của huyện đồi núi phức tạp và bị chia cắt. Điển hình như xã Quế Lâm là xã
miền núi huyện Nông Sơn với diện tích 79,26 m², với 524 hộ, 2.422 nhân hẩu, chủ
yếu là đồng bào Cơ Tu bản địa. Xã Sơn Viên là xã thuần nông có diện tích 7,75 m²
với trên 6.000 nhân hẩu. Cả 2 xã đều sống dựa vào rừng, đặc biệt là xã Quế Lâm, tỷ
lệ người dân sống phụ thuộc vào hoạt động hai thác gỗ hoặc buôn bán gia công sản
phẩm gỗ há lớn, chủ yếu là cưa thuê, bốc vác và vận chuyển gỗ, thậm chí là làm
nhiệm vụ cảnh giới các lực lượng bảo vệ rừng cho các chủ hai thác gỗ hông rõ
nguồn gốc.
- Năm 2014,công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp quản lý
bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chống người thi hành công vụ và đưa
55
phương tiện dụng cụ vào rừng theo Kế hoạch số 685/KH-UBND ngày 09/3/2012 của
UBND tỉnh, Nghị định số 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 270/CT-TTg
ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ được chú trọng. Xây dựng và triển hai
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đến với các ngành, địa phương và toàn dân
trên địa bàn huyện. Thống ê, rà soát diện tích đất lâm nghiệp để xây dựng ế hoạch
giao đất rừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh về quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011-
2020. Phối hợp chặt chẽ trong việc truy quét, đẩy đuổi các đối tượng hai thác hoáng
sản trái phép, tham gia chốt chặn việc hai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Quế
Lâm và Phước Ninh.
Công tác kiểm tra, kiểm soát và truy quét việc khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản
trái phép tại các khu vực trọng điểm được tăng cường. Qua đó đã phát hiện 41 vụ vi
phạm trong đó có 02 vụ cháy rừng, 39 vụ vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép),
tang vật tạm giữ 23,6m3 gỗ các loại, 03 xe ô tô tải, với tổng số tiền thu được 287,215
triệu đồng.
Năm 2015, nhờ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp
quản lý bảo vệ rừng, chống người thi hành công vụ và đưa phương tiện dụng cụ vào
rừng được chú trọng. Xây dựng và triển hai Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
bố trí lực lượng để sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Kiểm tra, xác nhận
nguồn gốc 9.547m3 gỗ rừng trồng, gỗ vườn và cây phân tán để tiến hành khai thác.
Công tác kiểm tra, kiểm soát và truy quét việc khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản
trái phép tại các khu vực trọng điểm trong các ngày lễ, tết được tăng cường. Qua kiểm
tra, đã phát hiện 49 vụ vi phạm, tịch thu 25,29m3 gỗ tròn, 27,745m3 gỗ xẻ. Tổng số
tiền xử phạt nộp vào ngân sách nhà nước là 225,8 triệu đồng.
Năm 2016,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_tai_nguyen_rung_tren_dia.pdf